Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây Vú bò (Ficus hirta Vahl.) phân bố tại miền Trung Lào
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là thành phần hóa học trong phần lá của loài F. hirta Vahl. mọc tại địa bàn miền Trung Lào; kết quả hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc chất tách được. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây Vú bò (Ficus hirta Vahl.) phân bố tại miền Trung Lào
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BOUNMANY THIPTHILARTH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ LÁ CÂY VÚ BÒ (FICUS HIRTA VAHL.) PHÂN BỐ TẠI MIỀN TRUNG LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BOUNMANY THIPTHILARTH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ LÁ CÂY VÚ BÒ (FICUS HIRTA VAHL.) PHÂN BỐ TẠI MIỀN TRUNG LÀO Ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả luận văn BOUNMANY THIPTHILARTH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa Hóa học, Ban giám hiệu cùng các Phòng, Ban của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm khoa Khoa học, Ban giám hiệu Trường Đại học Quốc gia Lào đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được du học; tôi xin trân trọng cám ơn Chính Phủ Lào và Chính phủ Việt Nam đã giúp đỡ, tài trợ học bổng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Học viên Bounmany THIPTHILARTH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIỆT TẮT .................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................ vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2 2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Dự kiến kết quả đạt được................................................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về Họ Dâu tằm (Moraceae)........................................................ 4 1.1.1. Giới thiệu chung về chi Ficus.................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm thực vật về loài Ficus racemosa L. ........................................... 7 1.1.3. Đặc điểm thực vật về loài Ficus hispida L.f ............................................. 9 1.1.4. Đặc điểm thực vật về loài Ficus benghalensis. ....................................... 11 1.1.5. Đặc điểm thực vật về loài Ficus hirta Vahl ............................................ 12 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Ficus .................................................................................................. 14 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 14 1.2.2. Các nghiên cứu về loài F. hirta Vahl ở Việt Nam .................................. 22 1.2.3. Các nghiên cứu về loài F. hirta Vahl ở Lào ............................................ 23 1.3. Hoạt tính sinh học của Taraxerone và Bergapten....................................... 23 1.3.1. Taraxerone ............................................................................................... 23 1.3.2. Bergapten ................................................................................................. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 2: THỰC NGHIỆM ............................................................................. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 25 2.2. Hóa chất, thiết bị ......................................................................................... 25 2.2.1. Hóa chất ................................................................................................... 25 2.2.2. Thiết bị ..................................................................................................... 27 2.3. Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất phân lập được ................................................................................... 27 2.3.1. Xử lý mẫu thực vật .................................................................................. 27 2.3.2. Chiết tách các chất ................................................................................... 27 2.3.3. Xác định cấu trúc các chất ....................................................................... 28 2.4. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học................................................... 28 2.4.1. Phương pháp xác định hoạt tính ức chế Nitric oxide (NOs inhibition) từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F. hirta Vahl. ................................... 28 2.4.2. Phương pháp xác định hoạt tính kháng sinh dịch chiết nước mẫu lá của loài F. hirta Vahl............................................................................... 28 2.4.3. Phương pháp xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư dịch chiết nước mẫu lá của loài F. hirta Vahl.......................................................... 28 2.5. Thực nghiệm ............................................................................................... 29 2.5.1. Quá trình phân lập các chất từ mẫu lá của loài F. hirta Vahl ................. 29 2.5.2. Dự kiện phổ của các chất phân lập được ................................................. 31 2.5.3. Xác định khả năng ức chế Nitric oxide từ mẫu lá của loài F. hirta Vahl........... 31 2.5.4. Phương pháp xác định hoạt tính kháng vi sinh ....................................... 33 2.5.5. Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư .............................................. 34 2.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 36 3.1. Phân lập các chất từ cặn chiết ethyl acetate mẫu lá của loài F. hirta Vahl. ........ 36 3.2. Xác định cấu trúc chất tách được ............................................................... 36 3.2.1. Chất F1: Taraxerone ................................................................................ 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.2. Chất F2: Bergapten .................................................................................. 42 3.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F. hirta Vahl ........................................................................................... 48 3.3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng ức chế Nitric Oxide (NOs Iinhibtion) từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F. hirta Vahl. ........................................ 48 3.3.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh của dịch chiết nước mẫu lá của loài F. hirta Vahl........................................................................... 50 3.3.3. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thu dịch chiết nước mẫu lá loài F. hirta Vahl ..................................................................................... 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 57 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIỆT TẮT F1 Taraxerone F2 Bergapten DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nguyên tử 13C KB Human epidermic carcinoma Hep G2 Hepatocellular carcinoma MCF-7 Human breast carcinoma NCI National Cancer Ínstitute DMEM Dulbecco’s Modified Eagle’s Medium FBS Fetal bovine serum MTT 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide LPS Lipopolysaccharides L-NMMA NG-Methyl-L-arginine acetate DMSO Dimethyl sulphoxide MIC Minimum inhibitor concentration (Nồng độ tối thiểu ức chế) MBC Minimum bactericidal concentration (Nồng độ tối thiểu diệt khuẩn IC50 Nồng độ gây ra tác dộng sinh học cho 50% mẫu thử nghiệm MHB Mueller-Hinton Broth MHA Mueller-Hinton Agar TSB Tryptic Soy Broth TSA Tryptic Soy Agar SDB Sabourand-2% dextrose broth SA Sabourand-4% dextrose Agar 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nghiêm tử 1H HR-ESI-MS Phổ khối phân giải cao SKC Sắc ký cột ODC Mật độ quang học của dung môi ODT Mật độ quang học của mẫu thử SKC Sắc ký cột Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các loài của chi Ficus đã được tìm thấy ở các vùng lãnh thổ ....... 4 Bảng 1.2: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-9 ....................................... 17 Bảng 1.3: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 10-13 ................................... 19 Bảng 1.4: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 14-36 ................................... 20 Bảng 1.5: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 37-39 ................................... 22 Bảng 3.1: Số liệu phổ 1H-NMR chất F1 ...................................................... 38 Bảng 3.2: Số liệu phổ 13C-NMR chất F1 ..................................................... 40 Bảng 3.3: So sánh phổ 1H-NMR, 13 C-NMR của chất F1 và hợp chất tham khảo .................................................................................... 41 Bảng 3.4: Số liệu phổ 1H-NMR của chất F2 ............................................... 44 Bảng 3.5: Số liệu phổ 13C-NMR của chất F2 .............................................. 46 Bảng 3.6: So sánh phổ 1H-NMR, 13 C-NMR của chất F2 và hợp chất tham khảo .................................................................................... 47 Bảng 3.7: Khả năng ức chế sản sinh NO của các mẫu nghiên cứu ............. 50 Bảng 3.8: Kết quả thử hoạt tính kháng sinh vật kiển định .......................... 51 Bảng 3.9: Kết quả xác định khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của dịch chiết nước mẫu lá loài F. hirta Vahl............................. 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Lá của loài F. racemosa L............................................................... 8 Hình 1.2: Quả của loài F. racemosa L. ........................................................... 8 Hình 1.3: Thân của loài F. racemosa L........................................................... 8 Hình 1.4: Hình vẽ mô tả của loài F. racemosa L. ........................................... 8 Hình 1.5: Thân, lá và quả của loài F. hispida L.f.......................................... 10 Hình 1.6: Hình vẽ mô tả của loài F. hispida L.f. .......................................... 10 Hình 1.7: Thân của loài F. benghalensis ....................................................... 11 Hình 1.8: Lá của loài F. benghalensis ........................................................... 11 Hình 1.9: Quả của loài F. benghalensis ........................................................ 11 Hình 1.10: Hình vẽ mô tả của loài F. benghalensis ........................................ 11 Hình 1.11: Thân và quả của loài F. hirta Vahl. .............................................. 13 Hình 1.12: Lá của loài F. hirta Vahl. .............................................................. 13 Hình 1.13: Quả của loài F. hirta Vahl............................................................. 13 Hình 1.14: Hình vẽ mô tả của loài F. hirta Vahl. ........................................... 13 Hình 1.15: Công thức cấu tạo của taraxerone ................................................. 24 Hình 1.16: Công thức cấu tạo của Bergapten.................................................. 24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết, tách các chất từ mẫu lá của loài F. hirta Vahl .......... 30 Hình 3.1: Phổ 1H-NMR của chất F1.............................................................. 37 Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của chất F1.............................................................. 37 Hình 3.3: Phổ 1H-NMR của chất F1.............................................................. 38 Hình 3.4: Phổ 13C-NMR của chất F1 ............................................................ 39 Hình 3.5: Phổ 13C-NMR của chất F1 ............................................................ 39 Hình 3.6: Phổ HSQC của chất F1.................................................................. 40 Hình 3.7: Công thức cấu tạo của chất F1 ...................................................... 42 Hình 3.8: Phổ 1H-NMR của chất F2.............................................................. 43 Hình 3.9: Phổ 1H-NMR của chất F2.............................................................. 43 Hình 3.10: Phổ 13C-NMR của chất F2 ............................................................ 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Hình 3.11: Phổ 13C-NMR của chất F2 ............................................................ 45 Hình 3.12: Phổ 13C-NMR và DEPT của chất F2............................................. 45 Hình 3.13: Công thức cấu tạo chất F2: Bergapten .......................................... 47 Hình 3.14: Đường chuẩn NaNO2 .................................................................... 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU Hệ thực vật của Lào được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX, do Le Comte chủ biên (1907-1951), các nhà khoa học phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật ở Lào. Kết quả cho thấy, Lào là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới và còn nhiều rừng nguyên sinh, nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, nhiều loài thực vật đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng dược lý một cách khoa học, toàn diện để có thể quy hoạch, bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm đang gặp nhiều khó khăn. Những năm vừa qua, do việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều còn bất cập khiến cho một lượng lớn các nguồn dược liệu của Lào bị tàn phá nặng nề, nhiều nguồn gen cây thuốc quý hiếm bị tuyệt chủng. Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên có sẵn trong cây để điều chế dược phẩm, thực phẩm... Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư, một số khác lại thể hiện hoạt tính kháng sinh. Tác dụng chữa bệnh, tăng cường và bảo vệ sức khoẻ con người ở nhiều loài thực vật chủ yếu là do các hợp chất tự nhiên mà chúng đã sinh tổng hợp, tích luỹ trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Loài F. hirta Vahl. (còn gọi là Vú bò hay Vú chó) có tên khoa học là Ficus hirta Vahl. thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), là loại cây mọc hoang ở các vùng đồi núi miền Trung Lào. Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm rất phù hợp cho sự phát triển của chi Ficus nói chung và loài F. hirta Vahl. nói riêng. Người dân vẫn dùng lá cây làm thức ăn cho gia súc và chữa bệnh cho con người. Loài F. hirta Vahl. là cây thuốc quý, được sử dụng trong Đông y để chữa bệnh thấp khớp, viêm thận, ho... Người dân từ lâu đã sử dụng nhựa mủ trắng của loài F. hirta Vahl. để trị tắc tia sữa, phong thấp.... Lá và quả của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- loài F. hirta Vahl. giã nát đắp để chữa vết thương bầm tím, sa dạ dày, sa tử cung… [3]. Việc nghiên cứu về loài F. hirta Vahl. ở Lào còn rất hạn chế. Hiện tại chỉ dùng ở mức nghiên cứu phân loại thực vật, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài F. hirta Vahl. Chính vì lý do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây Vú bò (Ficus hirta Vahl.) phân bố tại miền Trung Lào”. 1. Mục tiêu của đề tài - Thành phần hóa học trong phần lá của loài F. hirta Vahl. mọc tại địa bàn miền Trung Lào. - Kết quả hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc chất tách được. 2. Nội dung nghiên cứu Từ mục tiêu đặt ra, đề tài có các nội dung chính sau: 1. Thu mẫu lá của loài F. hirta Vahl. phân bố tại miền Trung Lào, tạo tiêu bản và xác định tên khoa học. 2. Tạo cặn chiết bằng các dung môi khác nhau từ các mẫu thu hái được. 3. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các chất chính từ cặn chiết có hoạt tính. 4. Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc của chất tách được. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận Với mục tiêu đã đặt ra, cách tiếp cận của đề tài là: - Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đặc biệt là những thành tựu gần đây nhất trong lĩnh vực nghiên cứu các chất có hoạt tính của chi Ficus. - Sử dụng các phương pháp thử hoạt tính để thăm dò hoạt tính của các dịch chiết từ các mẫu lá của loài F. hirta Vahl. thu hái được. Sau đó nghiên cứu thành phần hóa học của cặn chiết có hoạt tính và tìm ra chất chính trong dịch chiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Kết hợp các phương pháp nghiên cứu hoá học truyền thống, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp phân lập hiện đại để đạt được hiệu quả cao hơn đối với chất phân cực và khó phân tách. 3.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng - Thu hái mẫu lá loài F. hirta Vahl. phân bố tại miền Trung Lào vào thời điểm cây ra hoa, sinh trưởng mạnh nhất. - Xử lý mẫu, chiết trong dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau. - Tách chiết tạo các dịch chiết bằng cách chiết phân đoạn trong các dung môi như n-hexan, CH2Cl2, ethyl acetate. - Tách và tinh chế các chất sạch từ dịch chiết bằng các phương pháp sắc ký như sắc ký cột thường, sắc ký cột nhanh với chất nhồi cột như silicagel, sắc ký bản mỏng điều chế…. - Xác định cấu trúc của các chất phân lập được bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp phổ hiện đại. - Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết hoặc chất thu được. 4. Dự kiến kết quả đạt được - Thành phần hóa học trong mẫu lá của loài F. hirta Vahl. mọc tại miền Trung Lào. - Kết quả hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc của chất tách được. - Định hướng khoa học về việc sử dụng các chất từ phần lá của loài F. hirta Vahl. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Họ Dâu tằm (Moraceae) Họ Dâu tằm gồm những cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cây bụi, hiếm khi là cây thảo, lá mọc cách, có lá kèm bọc lấy chồi, sớm rụng. Thân và lá có nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc cánh dài 2 - 3 cm, không xẻ thùy. Hoa đơn tính cùng cây hoặc khác cây tập hợp thành cụm hoa lồi hoặc lõm. Bộ nhị có số lượng bằng số lá đài mọc đối diện với các lá hoặc bị trụng. Màng hạt phấn có nhiều lỗ. Hoa đực có đài hơi khác với hoa cái. Bầu trên, 1 ô do 2 lá noãn hợp thành. 1.1.1. Giới thiệu chung về chi Ficus Chi Ficus có hơn 1000 loài, hầu hết chúng được phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới như: Myanmar, Cambodia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Trung Quốc ... Bảng 1.1: Các loài của chi Ficus đã được tìm thấy ở các vùng lãnh thổ Trung Quốc: 99 loài chính F. caulocarpa M; F. geniculata K; F. virens A; F. subpisocarpa G; F. concinna M; F. religiosa L; F. cardiophylla M; F. hookeriana C; F. orthoneur H; F. rumphii B; F. elastica R; F. annulata; F. drupacea; F. altissima B; F. pubilimba M; F. glaberrima B; F. kurzii K; F. pisocarpa B; F. maclellandii K; F. microcarpa L. f; F. curtipes C; F. stricta M, F. benjamina L, F. vasculosa W. M, F. callosa W, F. nervosa H. R; F. 1 pubinervis B; F. racemosa L; F. auriculata L; F. oligodon M; F. beipeiensis S. S; F. variegata B; F. squamosa R; F. hispida L. f; F. septica N. L. B; F. fistulosa R. B; F. benguetensis M; F. carica L; F. henryi W. D; F. subincisa B-H; F. langkokensis D; F. pedunculosa M; F. neriifolia S; F. fusuiensis S. S. C; F. ruyuanensis S. S. C; F. erecta T; F. pyriformis H; F. variolosa L; F. trivia C; F. chapaensis G; F. filicauda H-M; F. gasparriniana M; F. daimingshanensis S. S. C; F. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- heteromorpha H; F. ovatifolia S. S. C; F. sinociliata; F. undulata S. S. C; F. formosana M; F. ischnopoda M; F. stenophylla H; F. pandurata H; F. vaccinioides; F. tannoensis H; F. tikoua B; F. abelii M; F. esquiroliana; F. hirta Vahl; F. fulva R, B; F. simplicissima L; F. ruficaulis M; F. chartacea W. K; F. tuphapensis D; F. tsiangii M. C; F. irisana E; F. ampelos N. L. B; F. cumingii M; F. semicordata B-H; F. prostrata M; F. heterophylla L, f; F. cyrtophylla M; F. praetermissa C; F. tinctoria G. F; F. virgata R. B; F. subulata B; F. heteropleura B; F. aurantiaca G; F. trichocarpa B; F. hederacea R; F. sagittata Vahl; F. laevis B; F. pubigera K; F. dinganensis S. S. C; F. pumila L; F. sarmentosa B-H; F. guizhouensis S. S. C; F. yunnanensis S. S. C; F. napoensis S. S. C; F. guangxiensis S. S. C; F. polynervis S. S. C [12]. Myanmar: 51 loài chính F. caulocarpa M; F. geniculata K; F. virens A; F. subpisocarpa G; F. concinna M; F. orthoneura H; F. rumphii B; F. elastica R; F. annulata B; F. drupacea T; F. altissima B; F. pubilimba M; F. glaberrima B; F. kurzii K; F. maclellandii K; F. microcarpa L. f; F. curtipes C; F. benjamina L; F. vasculosa W. M; F. callosa W; F. nervosa H. R; F. 2 racemosa L; F. auriculata L; F. oligodon M; F. variegata B; F. squamosa R; F. hispida L. f; F. fistulosa R. B; F. subincisa B-H; F. neriifolia S; F. gasparriniana M; F. heteromorpha H; F. ischnopoda M; F. abelii M; F. esquiroliana H; F. hirta Vahl; F. fulva R. B; F. chartacea W. K; F. heterophylla L. f; F. cyrtophylla M; F. praetermissa C; F. tinctoria G. F; F. subulata B; F. heteropleura B; F. aurantiaca G; F. hederacea R; F. sagittata Vahl; F. laevis B; F. pubigera K; F. sarmentosa B-H [12] Cambodia: 51 loài chính F. geniculata K; F. virens A; F. benjamina L; F. hispida L. f; F. 3 simplicissima L; F. heterophylla L. f; F. heteropleura B [12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Thái Lan: 50 loài chính F. caulocarpa M; F. geniculata K; F. virens A; F. subpisocarpa G; F. concinna M; F. orthoneura H; F. rumphii B; F. annulata B; F. drupacea T; F. altissima B; F. pubilimba M; F. glaberrima B; F. kurzii K; F. pisocarpa B; F. maclellandii K; F. microcarpa L. f; F. curtipes C; F. benjamina L; F. 4 vasculosa W. M; F. callosa W; F. nervosa H. R; F. racemosa L; F. auriculata L; F. oligodon M; F. variegata B; F. squamosa R; F. hispida L. f; F. fistulosa R. B; F. subincisa B-H; F. gasparriniana M; F. ischnopoda M; F. stenophylla H; F. pandurata H; F. abelii M; F. esquiroliana H; F. hirta Vahl; F. chartacea W. K; F. semicordata B-H; F. heterophylla L. f, F. cyrtophylla M; F. praetermissa C; F. tinctoria G. F; F. subulata B; F. heteropleura B; F. aurantiaca G; F hederacea R; F. sagittata Vahl; F. laevis B; F. pubigera K [12]. Việt Nam: 62 loài chính F. geniculata K; F. virens A; F. subpisocarpa G; F. concinna M; F. cardiophylla M; F. orthoneura H; F. rumphii B; F. annulata B; F. drupacea T; F. altissima B; F. pubilimba M; F. glaberrima B; F. kurzii K; F. maclellandii K; F. microcarpa L. f; F. curtipes C; F. stricta M; F. benjamina L; F. vasculosa W. M; F. callosa W; F. nervosa H. R; F. 5 racemosa L (F. glommerata R); F. auriculata L; F. oligodon M; F. variegata B; F. hispida L. f; F. fistulosa R. B; F. henryi W. D; F. subincisa B-H; F. langkokensis D; F. erecta T; F. pyriformis H; F. chapaensis G; F. gasparriniana M; F. formosana M; F. ischnopoda; F. stenophylla H; F. pandurata H; F. abelii M; F. esquiroliana H; F.hirta Vahl; F. fulva R; F. simplicissima L; F. chartacea W. K; F. tuphapensis D; F. semicordata B-H; F. prostrata M; F. heterophylla L. f; F. cyrtophylla M; F. praetermissa C; F. tinctoria G. F; F. heteropleura B, F. aurantiaca G; F. sagittata Vahl; F. laevis B; F. pubigera K; F. pumila L; F. sarmentosa B-H; F. macrophylla; F. benghalenis L [3], [ 12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Lào: 20 loài chính F. geniculata K; F. virens A; F. subpisocarpa G; F. concinna M; F. drupacea T; F. benjamina L; F. hispida L. f; F. subincisa B-H; F. langkokensis D; F. variolosa L. B; F. gasparriniana M; F. stenophylla 6 H; F. tikoua B; F. esquiroliana H; F. hirta Vahl; F. heterophylla L. f; F. praetermissa C; F. hederacea R; F. pubigera K; F. racemosa L; F. benghalensis [22], [29], [12]. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về một số loài thuộc chi Ficus đã được tìm thấy ở miền Trung Lào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cũng như ứng dụng trong y học. 1.1.2. Đặc điểm thực vật về loài Ficus racemosa L. 1.1.2.1. Tên khoa học Tên khoa học: Ficus racemosa L. hay Ficus glomerata Roxb. Giới: Thực vật Ngành: Angiosperman Lớp: Eudicots Bộ: Rosales Họ: Dâu tằm (Moraceae) Chi: Ficus Loài: F. racemose. Tên tiếng Lào: Mác đưa kiếng. Tên tiếng Việt: Cây sung. 1.1.2.2. Đặc điểm về thực vật và phân bố trong tự nhiên Loài F. racemosa L. là cây thân gỗ cao tới 25 - 30 m, đường kính thân cây tới 60-90 cm, hoa đơn tính cùng gốc. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Cành nhỏ màu nâu. Lá kèm hình trứng hoặc mũi mác, dài từ 1,5 - 2 cm. Lá đơn, mọc so le, có màng và lông tơ, sớm rụng. Cuống lá dài 2 - 3 cm, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn. Hoa đực, các lỗ chân lông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- cận đỉnh, không cuống, thùy của đài hoa 3, nhị 2. Ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7. Quả mọc thành chùm hình quả lê, đường kính 2 – 2.5 cm trên thân cây, các cành nhỏ, đôi khi ở nách lá hoặc trên các cành nhỏ không lá đã già. Khi chín quả có màu cam ánh đỏ. Hình 1.1: Lá của loài F. racemosa L. Hình 1.2: Quả của loài F. racemosa L. Hình 1.3: Thân của loài F. racemosa L. Hình 1.4: Hình vẽ mô tả của loài F. racemosa L. Phân bố Loài F. racemosa L. phát triển tại các khu vực ẩm ướt, phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Sri Lanka, Australia. Ở Việt Nam và Lào, loài F. racemosa L. phân bố rộng khắp ở cả ba miền. 1.1.2.3. Công dụng của loài F. racemosa L. Loài F. racemosa L. còn là một vị thuốc dùng trong y học dân tộc. Lá F. racemosa L. non dùng để ăn, nhựa F. racemosa L. được người dân coi là một vị thuốc quý để chữa bệnh ngoài da (chốc, nhọt, đau tụ máu). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chữa mụn nhọt: Rửa sạch chỗ mụn nhọt, lau khô nước, nhựa F. racemosa L. bôi trực tiếp vào chỗ đau, có thể trộn nhựa F. racemosa L. với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi, đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá F. racemosa L. rồi đắp như trên, để hở miệng. Chữa hen: Nhựa F. racemosa L. hòa với mật ong uống trước khi ngủ. Chữa nhức đầu: Nhựa F. racemosa L. phết lên giấy bản, dán vào 2 bên thái dương. Có trường hợp, người ta dùng khi bị tê liệt. Có khi dùng phối hợp bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa F. racemosa L. với 5 ml rượu hòa vào nước đun sôi để nguội, trước khi đi ngủ [3]. 1.1.3. Đặc điểm thực vật về loài Ficus hispida L.f 1.1.3.1. Tên khoa học. Tên khoa học: Ficus hispida L.f Tên tiếng Lào: Mác đưa pong. Tiên tiếng Việt: Cây sung ngái, Mạy nọt (Tày), Chị cu đằng (Dao). 1.1.3.2. Đặc điểm về thực vật và phân bố tự nhiên Loài F. hispida L.f. là cây nhỡ cao 5 - 7 m, cành non có nhiều lông, nhám, màu nâu xám, cành già nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 11 - 20 cm, rộng 5 - 12 cm. Gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng, có lông nhám ở cả hai mặt; lá kèm hình tam giác, có lông ngắn. Cụm hoa ở gốc thân và cành già gồm hoa đực và hoa cái, hoa đực có nhiều ở đỉnh của cụm hoa, có 3 lá đài lõm, nhị 1; hoa cái có đài bao bọc lấy bầu, vòi có lông mềm. Quả phức, mềm, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt vỏ có lông nhám. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 392 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 61 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 38 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu xử lý CO2 nhằm thu sinh khối vi tảo Chlorella sorokiniana TH02 trên hệ phản ứng panel phẳng
71 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 38 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn