Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà Shan tuyết Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết; Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được; đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập được. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà Shan tuyết Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Dương Thị Ngọc Bích NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE TỪ LOÀI TRÀ SHAN TUYẾT Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam. LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC Hà Nội – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Dương Thị Ngọc Bích NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE TỪ LOÀI TRÀ SHAN TUYẾT Camellia sinensis var. assamica (J.W.MAST.) Kitam. Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Cúc Hà Nội – 2020
- i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020 Học viên Dương Thị Ngọc Bích
- ii Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam (NAFOSTED) mã số 104.01-2014.02 đã hỗ trợ tôi thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Cúc - Viện Hoá sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp thuộc phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hoá sinh biển đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo tại Học viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ, tạo điều kiện và truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, 28 tháng 5 năm 2020 Học viên Dương Thị Ngọc Bích
- iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải 13 C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân Resonance cacbon 13 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân Resonance proton CC Column chromatography Sắc kí cột DEPT Distortionless Enhancement by Phổ DEPT Polarisation Transfer DMSO Dimethylsulfoxide (CH3)2SO HMBC Heteronuclear mutiple Bond Tương tác dị hạt nhân qua Connectivity nhiều liên kết HSQC Heteronuclear Single-Quantum Tương tác dị hạt nhân qua 1 Coherence liên kết IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm RP-18 Reserve phase C-18 Chất hấp phụ pha đảo C-18 TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TMS Tetramethylsilane (CH3)4Si
- iv Danh mục các bảng Bảng 4.1. Số liệu NMR của CA1 và chất tham khảo CA1a .......................... 35 Bảng 4.2. Số liệu NMR của CA2 và chất tham khảo CA1 ............................ 40 Bảng 4.3. Số liệu NMR của CA3 và chất tham khảo ..................................... 47 Bảng 4.4. Số liệu NMR của CA4 và chất tham khảo ..................................... 51 Bảng 4.5. Số liệu NMR của CA5 và chất tham khảo ..................................... 55 Bảng 4.6. Số liệu NMR của CA6 và chất tham khảo .................................... 58 Bảng 4.7. Số liệu NMR của CA8 và chất tham khảo ..................................... 64 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất ........................................................................................................... 71
- v Danh mục các hình vẽ Hình 1.1. Cây trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) ................................ 4 Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết C. sinensis var. assamica……………………………………………………………………..29 Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của CA1 và hợp chất tham khảo CA1a………34 Hình 4.2. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA1 ........................... 36 Hình 4.3. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA1............................................... 37 Hình 4.4. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA1 ................................................... 37 Hình 4.5. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA1 ................................................... 38 Hình 4.6. Phổ HSQC của hợp chất CA1 ........................................................ 38 Hình 4.7. Phổ HMBC của hợp chất CA1 ....................................................... 39 Hình 4.8. Phổ COSY của hợp chất CA1 ........................................................ 39 Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của CA2 và hợp chất tham khảo CA1 ............... 40 Hình 4.10. Các tương tác HMBC và COSY chính của CA2 ......................... 42 Hình 4.11. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất CA2............................................. 42 Hình 4.12. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA2 .................................................. 43 Hình 4.13. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA2 ................................................. 43 Hình 4.14. Phổ HSQC của hợp chất CA2 ...................................................... 44 Hình 4.15. Phổ HMBC của hợp chất CA2 ..................................................... 44 Hình 4.16. Phổ COSY của hợp chất CA2 ...................................................... 45 Hình 4.17. Phổ NOESY của hợp chất CA2 ................................................... 45 Hình 4.18. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA3 ......... 46 Hình 4.19. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA3 .................................................. 48 Hình 4.20. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA3 ................................................. 48 Hình 4.21. Phổ HSQC của hợp chất CA3 ...................................................... 49
- vi Hình 4.22. Phổ HMBC của hợp chất CA3 ..................................................... 49 Hình 4.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA4 ......... 50 Hình 4.24. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA4 .................................................. 52 Hình 4.25. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA4 ................................................. 52 Hình 4.26. Phổ HSQC của hợp chất CA4 ...................................................... 53 Hình 4.27. Phổ HMBC của hợp chất CA4 ..................................................... 53 Hình 4.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA5 ......... 54 Hình 4.29. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA5 .................................................. 56 Hình 4.30. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA5 ................................................. 56 Hình 4.31. Phổ HSQC của hợp chất CA5 ...................................................... 57 Hình 4.32. Phổ HMBC của hợp chất CA5 ..................................................... 57 Hình 4.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA6 ......... 58 Hình 4.34. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA6 .................................................. 59 Hình 4.35. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA6 ................................................. 60 Hình 4.36. Phổ HSQC của hợp chất CA6 ...................................................... 60 Hình 4.37. Phổ HMBC của hợp chất CA6 ..................................................... 61 Hình 4.38. Cấu trúc hóa học của CA7 ........................................................... 61 Hình 4.39. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA7 .................................................. 62 Hình 4.40. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA7 ................................................. 63 Hình 4.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của CA8 ......... 63 Hình 4.42. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA8 .................................................. 65 Hình 4.43. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA8 ................................................. 66 Hình 4.44. Phổ HSQC của hợp chất CA8 ...................................................... 66 Hình 4.45. Phổ HMBC của hợp chất CA8 ..................................................... 67 Hình 4.46. Cấu trúc hóa học của CA9 ........................................................... 67
- vii Hình 4.47. Phổ 1H-NMR của hợp chất CA9 .................................................. 68 Hình 4.48. Phổ 13C-NMR của hợp chất CA9 ................................................. 69 Hình 4.49. Phổ DEPT của hợp chất CA9....................................................... 69
- viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................... III DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. IV DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... V MỤC LỤC .................................................................................................... VIII MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Camellia............................................................. 3 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT (Camellia sinensis var. assamica) ....................................................................................................... 3 1.2.1. Thực vật học .................................................................................... 3 1.2.2. Đặc điểm thực vật ........................................................................... 4 1.2.3. Bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, công dụng ................................... 5 1.2.3.1. Bộ phận dùng ............................................................................... 5 1.2.3.2. Tính vị, tác dụng .......................................................................... 5 1.2.3.3. Công dụng .................................................................................... 5 1.2.4. Tác dụng dược lý............................................................................. 5 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Camellia sinensis var. assamica ..... 6 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 7 1.3.1.1. Các hợp chất flavonoid ................................................................ 7 1.3.1.2. Các hợp chất terpenoid............................................................... 14 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 17
- ix 1.4. TỔNG QUAN VỀ TIỂU ĐƯỜNG ...................................................... 18 1.4.1. Khái quát về bệnh tiểu đường ....................................................... 18 1.4.2. Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường ............................................... 19 1.4.2.1. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng tiêm.................................... 19 1.4.2.2. Các thuốc điều trị tiểu đường dùng đường uống ....................... 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 25 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 25 2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất ....... 25 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất .................. 26 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ... 26 2.3. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ............................................................ 27 2.3.1. Hóa chất .................................................................................. 27 2.3.2. Thiết bị .................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ...................................................................... 29 3.1. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT ............................................................ 29 3.2. THÔNG SỐ VẬT LÍ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC ... 30 3.2.1. Hợp chất CA1................................................................................ 30 3.2.2. Hợp chất CA2................................................................................ 31 3.2.3. Hợp chất CA3................................................................................ 31 3.2.4. Hợp chất CA4................................................................................ 31 3.2.5. Hợp chất CA5................................................................................ 31 3.2.6. Hợp chất CA6................................................................................ 32 3.2.7. Hợp chất CA7................................................................................ 32 3.2.8. Hợp chất CA8................................................................................ 32
- x 3.2.9. Hợp chất CA9................................................................................ 33 3.3. ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α- GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT ................................................. 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 34 4.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT .......... 34 4.1.1. Hợp chất CA1: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(4′′′- methoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới) ................................ 34 4.1.2. Hợp chất CA2: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-[6′′-O-(3′′′,4′′′- dimethoxy)galloyl]-β-D-glucopyranoside (chất mới)............................. 40 4.1.3. Hợp chất CA3: 5,4′-dihydroxydihydrostilbene 3-O-β-D- glucopyranoside ...................................................................................... 46 4.1.4. Hợp chất CA4: Sasastilboside A ................................................... 50 4.1.5. Hợp chất CA5: 3,5-dihydroxydihydrostilbene 4′-O-β-D- glucopyranoside ...................................................................................... 54 4.1.6. Hợp chất CA6: Epicatechin .......................................................... 58 4.1.7. Hợp chất CA7: Epicatechin 3-O-gallate ....................................... 61 4.1.8. Hợp chất CA8: Epigallocatechin 3-O-gallate ............................... 63 4.1.9. Hợp chất CA9: Kaempferol -3-O-β-D-glucopyranoside .............. 67 4.1.10. Danh sách các hợp chất phân lập từ loài trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica) ............................................................................ 70 4.2. HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP...................................................................... 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 72 5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 72 5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
- 1 MỞ ĐẦU Xu hướng sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên nói chung, đặc biệt là các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật để chữa trị một số bệnh nhiệt đới và những bệnh hiểm nghèo đã và đang là mối quan tâm không chỉ của ngành dược ở nước ta mà còn của các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu, phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà khoa học. Nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta dồi dào, đặc biệt hệ thực vật Việt Nam vô cùng phong phú. Theo ước tính của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mặt ở nước ta có thể lên tới 12.000 loài trong đó đã biết khoảng 3500 loài là cây thuốc, đây là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh. Chi Trà (Camellia) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á. Trên thế giới có khoảng 280 loài. Ở Việt Nam, hiện đã biết 68 loài trong đó có tới 15 loài đặc hữu [1]. Một số loài trong chi Trà đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường như: trà xanh Thái Nguyên, trà đen, trà ô long (từ lá loài Camellia sinensis), trà Shan tuyết (từ lá loài C. sinensis var. assamica), trà hoa vàng (từ lá và hoa loài C. hakodate).... Các loài trong chi Trà có tiềm năng lớn về các chất có hoạt chất sinh học như: tác dụng hạ đường huyết, hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng viêm, ... Tuy nhiên, ở Việt Nam, các loài này mới chỉ có một vài nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Từ những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase từ loài trà Shan tuyết Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam”. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ giá trị cũng như công dụng của loài trà Shan tuyết. Vì vậy, sẽ góp phần tích cực vào việc khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đề tài bao gồm các mục tiêu sau:
- 2 1. Phân lập các hợp chất từ loài trà Shan tuyết. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. 3. Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập được.
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Camellia Giới : Plantae Bộ : Ericales Họ : Theaceae Chi : Camellia Camellia là một chi thực vật có hoa trong họ Theaceae phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu Á. Camellia có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ). Cũng có giả thiết cho rằng cây xuất xứ từ vùng Vân Nam (Trung Quốc) và Bắc Việt Nam. Trên thế giới có khoảng 280 loài thuộc Chi Camellia, ở Việt Nam, hiện đã biết 68 loài trong đó có tới 15 loài đặc hữu [1]. Các loài trong chi trà là các cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và thường xanh, cao khoảng 2–20 m. Lá sắp xếp theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có khía, thông thường có mặt ngoài bóng láng, dài 3–17 cm. Hoa lớn và dễ thấy, đường kính 1–12 cm, với 5–9 cánh hoa; có màu từ trắng tới hồng hay đỏ, còn màu vàng có ở một số loài. Quả là loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt [2]. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÀ SHAN TUYẾT (Camellia sinensis var. assamica) 1.2.1. Thực vật học Tên khoa học: Camellia sinensis var. assamica (J.W.Mast.) Kitam. Tên thường gọi: Trà (chè) Shan tuyết hay trà tuyết Giới : Plantae Bộ : Ericales Họ : Theaceae Chi : Camellia
- 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật Trà Shan tuyết có đặc điểm là cây gỗ thường xanh, cao 7-16m, gốc lớn có đường kính 1m, tán rộng khoảng 8m. Trà có lá dài 7-16cm, rộng 2,8- 5,5cm, có chóp nhọn dài thành đuôi, gân bên 9-13 đôi, cuống lá khoảng 0,4- 1cm. Hoa 1-4; lá đài 5, mặt trong không lông; số cánh hoa từ 7-9; nhị nhiều; bầu 3-5 lá noãn, vòi nhụy 3, rời ở đỉnh. Quả nang rộng 3-4 cm. Trà Shan tuyết là loài cây ưa lạnh, thường gặp ở các vùng núi có độ cao từ 800-1000m. C. sinensis var. assamica phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, loài cây này được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái [3]. Hình 1.1. Cây trà Shan tuyết (C. sinensis var. assamica)
- 5 1.2.3. Bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, công dụng 1.2.3.1. Bộ phận dùng Búp trà, lá trà non tươi hoặc đã chế biến khô và quả. 1.2.3.2. Tính vị, tác dụng Trà có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ [3]. 1.2.3.3. Công dụng Trà Shan tuyết được chế biến thành trà mạn, trà xanh hoặc trà đen có chất lượng cao dùng làm thức uống. Bên cạnh đó, lá và quả trà tuyết còn được dùng làm thuốc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), trà Shan tuyết được dùng để trị đi đái nước tiều vàng, cảm nắng, nóng miệng, khát, sa khí bụng đái, dịch tả khan và bệnh lỵ. Dùng trong dạng thuốc sắc với liều 4-8 g [3]. 1.2.4. Tác dụng dược lý Cũng như các loài thuộc họ trà, trà Shan tuyết là loại nước uống tốt cho sức khỏe. Từ lâu, trà Shan tuyết nói riêng và trà nói chung đã được sử dụng như là một phương thuốc trong y học phương đông. Căn cứ vào các sách đông y dược, ghi chép qua các thời đại và thực tiễn chứng minh chẳng những bảo vệ sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh, nên người ta coi trà là loại thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên các hiểu biết về cơ chế tác động của lá trà mới được bắt đầu nghiên cứu mạnh mẽ trong thế kỉ 20. Trước đây, tác dụng của trà được cho rằng do tác động của các thành phần caffeine và vitamin C. Bắt đầu từ khoảng thập niên 70 của thế kỉ 20, việc nghiên cứu chi tiết về trà đã chỉ ra rằng những tác dụng về mặt dược lý của trà là do sự có mặt của nhiều nhóm hợp chất như: flavonoid, terpenoid, alkaloid, lipid, tinh dầu, acid amin và nhiều sinh tố cùng các nguyên tố vi lượng như P, sắt, iod, Mg, Cu,… tổng cộng trên 300 loại thành phần. Các thành phần này có tác dụng trọng yếu trong phòng và chữa bệnh đối với cơ thể con người. Một số tác dụng cụ thể của trà Shan tuyết:
- 6 - Tinh thần nâng cao, đầu óc tỉnh táo: khi đầu óc xây xẩm, tinh thần mệt mỏi, người ta uống một chén trà mới pha, sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái. - Thanh lợi đầu và mắt: uống trà lâu dài có thể thanh lợi đầu và mắt, đạt tác dụng làm tinh thần sảng khoái, mắt tinh, tai sáng. Trong trà có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có quan hệ tới thị lực như là: tiền sinh tố A (β − caroten), vitamin B1, B2, và C, đều là những chất cần thiết duy trì thị lực. - Tiểu thử giải khát: sau khi uống trà nóng, tinh dầu thơm trong trà và caffeine mau phát huy tác dụng, làm giãn huyết quản, mở tuyến mồ hôi, thân thể hơi toát mồ hôi, tán phát nhiệt lượng trong cơ thể, do đó đạt được mục đích tiêu thử giáng thấp thanh nhiệt, sau khi uống trà nóng gia tăng được lượng nước tiểu, làm cho tiểu tiện bài tiết điều hòa, tự nhiên sẽ có bộ phận nhiệt lượng theo đường tiểu tiện tiết ra ngoài, làm cho ra mồ hôi. Ngoài ra, làm co dãn cơ trơn dạ dày, ruột giãn giải co thắt trường vị, cho nên uống trà điều trị được thử nhiệt, sa khí, đau bụng. - Giảm béo: trà xanh chứa nhiều thành phần như chứa chất dẫn phenol, flavonoid, quereetin cùng nhiều loại sinh tố, nhất là vitamin C với lượng lớn. dẫn chất phenol trong lá trà giáng giải chất mỡ, flavonoid, quereetin hỗ trợ việc giáng thấp cholesterol. Vitamin C hỗ trợ lợi tiểu làm cholesterol bài tiết ra ngoài nhanh chóng. Các vitamin khác cải thiện cơ năng chuyển hóa của cơ thể, hỗ trợ và để phòng mạch máu bị xơ cứng. Trong lá chè có diệp lục (chlorophyll) sau khi vào cơ thể, sẽ loại cholesterol từ thức ăn, ngăn cản tiêu hóa hấp thụ cholesterol trong cơ thể [4]. 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Camellia sinensis var. assamica Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài C. sinensis var. assamica. Thành phần hóa học chủ yếu của chi trà nói chung cũng như của loài trà Shan tuyết nói riêng là các hợp chất flavonoid và terpenoid. Dưới đây là tổng quan nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài C. sinensis var. assamica.
- 7 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.3.1.1. Các hợp chất flavonoid Năm 1989, Hashimoto và cộng sự đã phân lập được hai tư flavan từ lá của loài Camellia sinensis var. assamica. Các hợp chất đó được xác định là: assamicain A-C (1-3), (-)-epiafzelechin (4), (-)-epicatechin (5), (-)- epigallocatechin (6), epiafzelechin 3-O-gallate (7), (-)-epicatechin 3-O-gallate (8), (-)-epigallocatechin 3-O-gallate (9), (-)-epicatechin 3,5-di-O-gallate (10), (-)-epigallocatechin 3,5-di-O-gallate (11), (-)-epigallocatechin 3,3′-di-O- gallate (12), (-)-epigallocatechin 3,4′ di-O-gallate (13), (-)-epigallocatechin 3- O-caffeoate (14), procyanidin B-2 (15), procyanidin C-1 (16), procyanidin B- 3 (17), procyanidin B-4 (18), catechin-(4α-8)-epigallocatechin (19), gallocatechin-(4α-8)-epicatechin (20), prodelphinidin B-4 (21), theaseninsin A (22), theaseninsin B (23) và desfalloyl theasinensin F (24) [5].
- 8 Các nhà khoa học Trung Quốc đã tách được hai flavan-3-ol thay thế 8- C (25-26), puerin A (25) và puerin B (26), cùng năm hợp chất flavonoid khác (27-31) bao gồm, cinchonain epicatechin-[7,8-bc]-4α-(4-hydroxyphenyl)- dihydro-2(3H)-pyranone (27), cinchonain Ib (28), (-)-epicatechin-8-C-β-D- glucopyranoside (29), gallocatechin (30) và myricetin (31) từ lá cây C. sinensis var. assamica [6].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 386 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 59 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn