Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thư một số hợp chất hóa học từ loài thực vật Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides)
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm thông tin khoa học giá trị làm cơ sở khoa học quan trọng để sử dụng loài thực vật này làm thuốc chữa bệnh và sàng lọc các hợp chất có hoạt tính tốt để tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực cho vùng núi phía Bắc và cả nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thư một số hợp chất hóa học từ loài thực vật Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO MAI PHƢƠNG PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƢ MỘT SỐ HỢP CHẤT HÓA HỌC TỪ LOÀI THỰC VẬT TRI MẪU (Anemarrhena asphodeloides ) Ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8.44.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN KHANG THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên Đào Mai Phƣơng NHẬN XÉT CỦA NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN KHOA CHUYÊN MÔN HƢỚNG DẪN i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc của mình tới TS. Phạm Văn Khang - người thầy đã tin tưởng giao đề tài, tận tình hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các học viên cao học K24 trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ đã tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành các kế hoạch nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học hợp chất thiên nhiên đã cùng cộng tác với tôi trong trong việc tiến hành các thí nghiệm thuộc đề tài luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo khoa Hóa và phòng Đào tạo sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Thái nguyên, tháng 5 năm 2018 Học viên ĐÀO MAI PHƢƠNG ii
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan .......................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt dùng trong luận văn.......................................................... iv Danh mục các bảng ................................................................................................ v Danh mục các hình ............................................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. Khái quát về loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) ................. 3 1.1.1. Đặc điểm thực vật học .......................................................................... 3 1.1.2. Công dụng của loài Tri mẫu[1] .............................................................. 5 1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học loài Tri mẫu .............................. 5 1.3. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học của loài Tri mẫu ........................ 14 1.3.1. Nhóm hợp chất saponin ...................................................................... 14 1.3.2. Nhóm hợp chất phenolic..................................................................... 21 Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................ 25 2.1. Hóa chất và thiết bị phân lập ........................................................................ 25 2.1.1. Hóa chất .............................................................................................. 25 2.1.2. Hóa chất và tế bào dùng để thử hoạt tính sinh học ............................ 25 2.1.3. Thiết bị................................................................................................ 25 2.2. Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất phân lập được ....................................................................................................... 26 2.2.1. Xử lý mẫu thực vật ............................................................................. 26 2.2.2. Chiết tách các chất .............................................................................. 26 2.2.3. Xác định cấu trúc các chất .................................................................. 26 2.3. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư ......................... 26 2.3.1. Vật liệu và hóa chất ............................................................................ 26 2.3.2. Phương pháp xác định tính độc tế bào ung thư (cytotoxic assay) ...... 27 2.4. Chiết xuất hợp chất từ thân rễ Tri mẫu ......................................................... 28 iii
- 2.4.1. Chiết xuất cao etanol từ thân rễ của loài Tri mẫu ............................. 28 2.4.2. Phân lập, tinh chế các hợp chất .......................................................... 28 2.4.3. Các giá trị phổ 1H, 13C-NMR của AA1, AA2 và AA3....................... 31 2.4.4. Xác định hoạt tính độc tế bào trên dòng tế bào HeLa ( tế bào ung thư cổ tử cung) và tế bào A549 (tế bào ung thư gan) ................................... 32 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 34 3.1. Kết quả phân lập các hợp chất ...................................................................... 34 3.2. Kết quả xác định cấu trúc của hợp chất ........................................................ 34 3.2.1. Phân tích cấu trúc hợp chất AA1 ........................................................ 34 3.2.2. Phân tích cấu trúc hợp chất AA2 ........................................................ 41 3.2.3. Phân tích cấu trúc hợp chất AA3 ........................................................ 47 3.3. Kết quả nghiên cứu hoạt tính độc tế bào trên dòng tế bào ung thư HeLa (cổ tử cung) và A549 (tế bào ung thư gan) .......................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 56 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN 13 C-NMR : 13C-Nucler Magnetic Resonance : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C 1 H-NMR : 1H-Nucler Magnetic Resonance : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H NOESY : Nuclear Overhauser Spectroscopy : Phổ tương quan hai chiều H-H DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Tranfer : Phổ DEPT ESI-Ms : Electron Impact Mass Spectroscopy : Phổ khối lượng HMBC : Heternuclear multiple - Bond Corelation : Phổ tương quan hai chiều H-C HSQC : Heternuclear Spectroscopy- Quantum Coherence : Phổ tương tác C-H RP : Reversed – Phase Chromatography NP : Normal – Phase Chromatography iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả hạ đường huyết của dịch chiết nước Tri mẫu [3] ................ 11 Bảng 1.2. Kết quả hạ đường huyết của cao Tri mẫu chiết bằng cồn 80o [3] .... 11 Bảng 3.1: Mốt số tín hiệu cộng hưởng trên 1H-NMR của chất AA1 và Sarsasapogenin ................................................................................. 35 Bảng 3.2. Giá trị phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C .................................. 37 Bảng 3.3. Sự tương quan giữa HC của chất AA3 .......................................... 50 Bảng 3.4: Tác động gây độc tế bào ung thư của các mẫu nghiên cứu .............. 53 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình vẽ mô tả loài Tri mẫu................................................................. 4 Hình 1.2. Hình ảnh loài Tri mẫu.......................................................................... 4 Hình 2.1. Sơ đồ sắc kí cột silicagel từ cao chiết n-butanol ............................... 29 Hình 3.1. Phổ 1H-NMR của chất AA1 .............................................................. 34 Hình 3.2. Phổ 13C-NMR của chất AA1 ............................................................. 36 Hình 3.3. Phổ DEPT-135 của chất AA1............................................................ 36 Hình 3.4. Phổ HSQC của chất AA1 .................................................................. 39 Hình 3.5. Sự tương quan giữa HC của chất AA1 (HMBC) .......................... 39 Hình 3.6. Phổ MS của chất AA1 ....................................................................... 40 Hình 3.7. Công thức cấu tạo của AA1............................................................... 41 Hình 3.8. Phổ 1H-NMR của chất AA2 .............................................................. 42 Hình 3.9. Phổ 13C-NMR của chất AA2 ............................................................. 43 Hình 3.10. Phổ DEPT-135 của chất AA2.......................................................... 43 Hình 3.11. Phổ HSQC của chất AA2 ................................................................ 45 Hình 3.12. Sự tương quan giữa HC của chất AA2 (HMBC) ........................ 45 Hình 3.13. Phổ MS của chất AA2 ..................................................................... 46 Hình 3.14. Công thức cấu tạo của AA2............................................................. 47 Hình 3.15. Phổ 1H-NMR của chất AA3 ............................................................ 48 Hình 3.16. Phổ 13C-NMR của chất AA3 ........................................................... 48 Hình 3.17. Phổ HSQC của chất AA3 ................................................................ 49 Hình 3.18. Sự tương quan giữa HC của chất AA3 (HMBC) ......................... 50 Hình 3.19. Phổ khối lượng của AA3 ................................................................. 51 Hình 3.20. Công thức cấu tạo của AA3............................................................. 51 Hình 3.21. Hình ảnh ức chế tế bào A549 .......................................................... 54 Hình 3.22. Hình ảnh ức chế tế bào Hela............................................................ 54 vi
- MỞ ĐẦU Ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong nghiên cứu và sử dụng thuốc. Các nghiên cứu từ hợp chất thiên nhiên tạo tiền đề và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, mĩ phẩm, dược phẩm...Các hợp chất tìm thấy trong thiên nhiên có hoạt tính sinh học tốt có thể được dùng trực tiếp trong y học. Ngày nay, hợp chất thiên nhiên và dẫn xuất của chúng chiếm 50% lượng thuốc điều trị lâm sàng. Việt Nam ta có nguồn hợp chất thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng, phân bố trên toàn đất nước. Từ nhiều thế kỉ trước, con người đã nghiên cứu sử dụng trực tiếp các cây thuốc, con thuốc từ thiên nhiên để chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên ngày nay, sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, thói quen sinh hoạt xấu đã làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh nghiêm trọng như: ung thư, tiểu đường, béo phì, tim mạch, tiêu hóa. Vì vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính tốt là vô cùng quan trọng. Trong số nguồn thảo dược phong phú chúng tôi đặc biệt chú ý loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) thuộc họ Thùa (Agavaceae). Loài này thường mọc hoang và được trồng phổ biến tại vùng núi phía Bắc nước ta. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về loài Tri mẫu đã chứng minh dịch chiết và các hợp chất được phân lập từ các loài thực vật này có khả năng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư, có khả năng bảo vệ tế bào và nhiều tác dụng khác. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Tri mẫu, việc khai thác và sử dụng thực vật trên chưa được quan tâm đúng mức. Dó đó chúng tôi đề xuất đề tài: „„Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ một số hợp chất hóa học từ loài thực vật Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides)” 1
- Đề tài này khi hoàn thành sẽ cung cấp các thông tin khoa học giá trị làm cơ sở khoa học quan trọng để sử dụng loài thực vật này làm thuốc chữa bệnh và sàng lọc các hợp chất có hoạt tính tốt để tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực cho vùng núi phía Bắc và cả nước. 2
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) 1.1.1. Đặc điểm thực vật học 1.1.1.1. Tên khoa học - Tên khoa học: Anemarrhena asphodeloides Bunge. Họ: Thùa (Agavaceae). - Tên Việt Nam: Tri mẫu. - Tên khác: Zhi mu (Trung Quốc), Chimo (Nhật Bản), Ji mo (Hàn Quốc). 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật Cây Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides ) là cây thân rễ. Tri mẫu vốn tên là chi mâu do chi mâu là trứng con kiến, vì lúc mầm cây này mọc lên trông giống trứng con kiến. Sau này đọc lệch thành Tri mẫu (Lợi, 1997)[2]. Thân: Thân rễ mọc ngang ở dưới mặt đất hơi phẳng và tròn, bề mặt trên [11] mọc nhiều rễ nhỏ màu vàng dài và rậm rạp .thẳng, hình trụ, cao khoảng 33- 36 cm, mọc thành bụi[1]. Rễ: mọc ngang trên mặt đất, tạo thành vòng hơi phẳng, bề mặt phía trên có những sợi dài màu vàng mọc rậm rạp. Thân rễ hình khúc dẹt hoặc trụ, hơi cong queo, có khi phân nhánh, dài 3 – 15 cm, đường kính 0,8 – 1,5 cm. Một đầu còn sót lại gốc thân và vết cuống lá màu vàng nhạt. Mặt ngoài có màu vàng nâu đến nâu. Mặt trên của thân rễ có một rãnh lớn và có nhiều đốt vòng xếp sít nhau, trên đốt có nhiều gốc lá còn sót lại màu nâu vàng mọc ra 2 bên, mặt dưới có nếp nhăn và nhiều vết rễ nhỏ hình chấm tròn lồi lõm. Mặt gẫy màu vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt, đắng, nhai có chất nhớt[1]. Lá: dài từ 15- 70 cm, rộng 3- 6 mm với nhiều gân lá song song và không có gân chính rõ ràng[1]. Hoa: Nhành hoa mọc thẳng đứng, không phân nhánh, trên đó mọc ra lá bắc đuôi nhọn, gai thưa thớt và hẹp. 2-3 hoa mọc thành một cụm, phát triển trên đỉnh và tạo thành một cành, không cuống hoặc rất ngắn khoảng 3 mm. Hoa màu xanh lá cây hoặc màu tím violet, sắp xếp thành hai vòng, thuôn, dài 7- 8 mm[1]. 3
- Quả: thuôn dài, sáu cạnh dọc, dài 10-15 mm, nứt dọc trên các khe bụng khi trưởng thành; mỗi quả chứa 1-2 hạt, hạt hình lăng trụ, hai đầu nhọn có màu đen[1]. - Hạt: hình thoi, nhọn ở cả hai đầu, màu đen [11]. Vào tháng 3 - 4 người ta đào lấy thân rễ rửa sạch phơi hay sấy khô[2]. A: Thân rễ B: Cành hoa C: Hoa D: Tràng hoa E: Nhị hoa F: Quả G: Hạt Hình 1.1. Hình vẽ mô tả loài Tri mẫu Hình 1.2. Hình ảnh loài Tri mẫu 4
- 1.1.1.3. Phân bố - Trên thế giới: Tri mẫu được trồng hoặc mọc hoang trên sườn núi ở Mãn Châu, Mông Cổ và miền Bắc của Trung Quốc. - Ở Việt Nam: Tri mẫu mọc hoang ở miền núi phía Bắc và được trồng nhỏ lẻ ở các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái... 1.1.2. Công dụng của loài Tri mẫu[1] Tri mẫu có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng tu thận, bổ thủy, tá hỏa, thường được dùng chữa bệnh tiêu khát (đái đường), hạ thủy, ích khí. Hiện nay Tri mẫu dùng làm thuốc chữa ho tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi. Một số đơn thuốc kinh nghiệm có Tri mẫu: - Chữa bụng chướng to, rất cứng rắn, chân tay nhỏ, ăn uống không được: Uống thuốc gì cũng không khỏi, sau uống bài ngũ linh tâm gồm các vị Tri mẫu, đan sâm, độc hoạt, hải tảo, qui vũ tiến, tần bông (hai vị sau chưa xác định) thì thấy lợi tiểu tiện, ăn uống được bệnh dần dần khỏi (theo sách thiên kim ngoại đài). - Chữa bệnh viêm phổi: Tri mẫu 5g, tang bạch bì 10g, mạch môn đông 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. - Dương vật cường luôn: Tri mẫu, hoàng bá, xa tiền, mộc thông, thiên môn đông, sinh thảo (cam thảo sống) các vị bằng nhau, mỗi vị 4g sắc uống. - Có mang động thai: Tri mẫu 80g, tán nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 20 viên, chiêu với nước cháo. - Hắc lào: Tri mẫu mài với dấm bôi lên. 1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học loài Tri mẫu Như đã trình bày ở trên, trong loài thực vật này thì thành phần hóa học chủ yếu là các saponin, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của hai loài này cũng định hướng theo tác dụng sinh học của loại hợp chất đó. Dịch chiết tổng số của loài thực vật tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) chỉ ra khả năng bảo vệ tế bào não và cải thiện trí nhớ trên chuột thực nghiệm với tác nhân gây tổn 5
- [10-17] thương amyloid β-peptide và một số tác nhân khác . Đồng thời thể hiện khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư HeLa, HepG2, BC, MKN45, và KATO-III với liều lượng IC50 khoảng µM [14-15, 31]. Trong đó, gây được sự quan tâm lớn nhất là hoạt tính của Timosaponin A- III (TA3), đây là một saponin được phân lập từ rễ của cây tri mẫu, có khả năng khả năng ức chế enzym acetyl cholinesterase để cải thiện trí nhớ [13-16]. Cơ chế của quá trình bảo vệ tế bào não của chất này có thể được giải thích bằng sự chống viêm của nó [21]. Nó cũng thể hiện khả năng ức chế sự truyền dẫn tín hiệu NF-kappaB trong tế bào BV-2 và trong tế bào não SK-N-SH trên mô hình chuột thực nghiệm, đây là những phần có ảnh hưởng lớn đến sự mất trí nhớ [21]. Bên cạnh đó chất này cũng thể hiện khả năng ức chế nhiều tế bào ung thư như: ung thư biểu bì (SUNE-1), ung thư gan (HepG2), ung thư biểu mô cổ (HeLa), ung thư vú (MCF-7), đồng thời cũng thể hiện ức chế nhiều dạng tế bào ung thư khác và một số hoạt tính sinh học như hoạt tính chống oxi hóa, kháng viêm, bảo vệ gan,… [12-17]. HOẠT STT TÊN CHẤT ĐẶC ĐIỂM TÁC DỤNG TÍNH Phụ thuộc vào liều lượng. Kết quả thử nghiệm cho thấy trên 2 dòng tế bào ung thư dạ dày MKN45 và Kato-III các caspase 3 Dịch chiết nước tăng lên, còn cytochrome C đã được phóng Ức chế tế thích từ ty thể vào bào tương sau 8 giờ, và 1 bào ung đạt đỉnh điểm lúc 16 giờ [18]. thư Hình thành các không bào bị buộc tự tiêu màng ở cấp siêu cấu trúc trên Tế bào HeLa Timosaponin A-III [50] Tác động trên pha G0/G1 và pha G2/M1 6
- của chu kỳ tế bào và kích hoạt quá trình tự hủy trên Tế bào ung thư đại trực tràng ở người. [45]. Ức chế sự gắn kết của NF-κB và AP-1 với Pr MMP-9 Mangiferin Như vậy, sự ức chế MMP-9 bởi mangiferin cho ta thông tin dược lý quan trọng trong điều trị các u thần kinh đệm [18]. Sarsasapogenin gây ra quá trình chết ở tế bào ung thư gan HepG2 bằng cách tác động lên pha G(2)/M trên chu kỳ tế bào với giá trị với IC50= 42,4 1.0 M trong 48 giờ [6] Sarsasapogenin Gây ra sự chết của tế bào u xương ác tính. Trong quá trình đó, sự oxy hóa stress là tín hiệu đầu tiên mà có thể kích hoạt các con đường tự hủy hoại của ty lạp thể và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tự hủy của tế bào HepG2 [33]. Kích thích quá trình tự hủy và nhiễu loạn trong màng ty thể được kết hợp với sự rối loạn tỷ lệ Bax/ Bcl-2 làm tăng sự bài tiết của cytochrome C, sau đó kích hoạt phản ứng oxy hóa ở Tế bào ung thư cổ tử cung của người [54]. Trên các đối tượng là chuột có sự sa sút trí Bảo vệ tế Dịch chiết tuệ và tế bào thần kinh tổn thương do chấn 2 bào thần tổng số thương não, dịch chiết nước làm giảm tích kinh lũy bạch cầu trong mô não[53]. 7
- Với đối tượng là chuột thực nghiệm bị mất trí nhớ, chất này ức chế sự truyền dẫn tín hiệu của NF-κB trong tế bào tiểu thần kinh đệm BV-2 và tế bào não SK-N-SH do cảm Timosaponin A- ứng với TNF-α. III Hơn nữa, Timosaponin A-III có thể bảo vệ tế bào não và cải thiện tình trạng mất trí nhớ bằng cách ức chế enzym acetylcholinesterase[38]. Khả năng ức chế Aβ42 trên tế bào N2A- APPswe của hợp chất timosaponin A - III: IC50= 2.3±0.2, Kết quả trên cho thấy khả năng ức chế Aβ42 trên tế bào N2A- APPswe của timosaponin A - III tương đối tốt51]. Làm giảm thụ thể acetylcholine muscarinic Smilagenin trong não chuột thực nghiệm bị giảm số lượng tế bào thần kinh Làm giảm thụ thể acetylcholine muscarinic trong não chuột thực nghiệm bị rối loạn bộ nhớ, cải thiện trí nhớ thông qua sự đảo chiều của mật độ thụ thể M. Do đó sarsasapogenin có thể là tác nhân điều trị bệnh về hệ thần kinh bao gồm cả bệnh Alzheimer[45]. Sarsasapogenin Khả năng ức chế Aβ42 trên tế bào N2A- APPswe của hợp chất sarsasapogenin: IC50= 53.0±9.0. Kết quả trên cho thấy khả năng ức chế Aβ42 trên tế bào N2A- APPswe của sarsasapogenin: IC50= 53.0±9.0 tương đối tốt nhưng kém hơn Timosaponin A – III [59]. 8
- Với đối tượng là đại thực bào ruột trên mô hình chuột bị viêm ruột kết do oxazolone ở Dịch chiết ethanol liều 10 và 20 mg/kg, ức chế sự biểu hiện 80% của tác nhân gây viêm như TNF-α, IL-1β, IL-6 ức chế NF-κB, COX-2 và iNOS-2 kích thích bởi LPS[55]. Ức chế tác nhân cảm ứng trung gian gây viêm, và những tác động liên quan đến thụ thể NF-κB trên LPS. Ảnh hưởng của mangiferin trên LPS làm giảm sự sản xuất nitric oxide (NO) và prostaglandin E2 trên Chống Mangiferin 3 đại thực bào RAW 264 của chuột. Vì khi viêm quá nhiều NO sẽ góp phần vào cơ chế sinh viêm của một số bệnh như viêm tai giữa, nha chu, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, viêm khớp dạng thấp...[47]. (-)-Nyasol một norlignan phân lập từ loài Tri mẫu, cho thấy tiềm năng chống viêm trong LPS hoạt hóa tế bào tiểu thần kinh (-)-Nyasol đệm BV-2. (-)-Nyasol cũng thể hiện ức chế sự tạo ra NO, prostaglandin E2 và cũng biểu hiện ức chế enzym tổng hợp nitric oxide và cyclooxygenase-2 [25]. Timosaponin A- Các saponin từ Tri mẫu có thể bảo vệ các tế III bào mạch máu bằng cách ức chế sự tăng Chống đông máu sinh cơ trơn [55]. Timosaponin A-III tác 4 và loãng Anemarrhena động mạnh đến sự chống đông tụ máu, còn xương saponin Ia anemarrhena saponin Ia có hiệu quả thấp hơn. Do đó các saponin được phân lập từ 9
- Tri mẫu có thể được sử dụng như một tác nhân điều trị chống đông tụ máu trong các trường hợp nhồi máu cơ tim [58]. Làm giảm nồng độ plasminogen ở liều lượng 20, 40 và 80 mg/ml. Nó có thể ức chế ADP (yếu tố gây kết tập tiểu cầu) ở thỏ Timosaponin B-II thực nghiệm và kéo dài thời gian hoạt hóa từng phần, làm giảm khối lượng và thể tích huyết khối của thỏ thực nghiệm ở liều lượng 1.3 và 6 mg/kg [40]. Các hợp chất saponin thúc đẩy sự hình thành xương mà không tái hấp thu xương Saponin từ thân rễ bằng cách ngăn sự giảm mật độ chất khoáng của canxi và estradiol trên chuột cắt bỏ buồng trứng [34], [35]. Làm giảm lượng đường trong máu từ 570 29 xuống 401 59 mg/dl sau khi uống 7 giờ và cũng có xu hướng tăng nồng Chiết xuất nước độ insulin trong huyết thanh ở mô hình (liều 90 mg/kg) chuột bị tiểu đường. Chiết xuất nước cũng Hạ đường làm giảm đáng kể nồng độ đường trong 5 huyết máu ở thử nghiệm dung nạp insulin [47]. Làm tăng hoạt tính của các Dịch chiết etanol enzymsuperoxide dismutase, glutathione 60% của thân rễ peroxidase, giảm nồng độ glucose và Tri mẫu malondialdehyde trong huyết thanh chuột [52]. 10
- Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết với dược liệu Tri mẫu được chiết với nước hoặc cồn 80%, tỷ lệ dược liệu so với dung môi là 1/6, chiết cách thủy 1 giờ 30 phút 1 lần, chiết 3 lần. Các dịch chiết gộp lại để tự bốc hơi hay thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến cao lỏng 1/1. Dịch chiết được tiến hành thử tác dụng hạ đường huyết trên chuột thực nghiệm bị đái tháo đường [3]. Bảng 1.1: Kết quả hạ đƣờng huyết của dịch chiết nƣớc Tri mẫu [3] Mức % giảm Số Tỉ lệ % tăng đƣờng huyết Lô thử Liều thử thuốc chuột đƣờng huyết của lô thử P nghiệm quy ra dƣợc liệu thử sau khi tiêm thuốc so với lô nghiệm alloxan 8 ngày đối chứng Lô đối Lượng nước cất 14 303.22±26.92 18.45 0.25 chứng tương đương Lô thử 10g dược liệu/kg 13 247.27±24.34 18.45 0.25 nghiệm Nhận xét: Tác dụng hạ đường huyết của cao Tri mẫu chiết bằng nước là tương đối yếu, chỉ giảm được 18.45% với P=0.25. Bảng 1.2. Kết quả hạ đƣờng huyết của cao Tri mẫu chiết bằng cồn 80o [3] Mức % giảm Số Tỉ lệ % tăng Liều thử thuốc đƣờng huyết Lô thử chuột đƣờng huyết sau quy ra dƣợc của lô thử P nghiệm thử khi tiêm alloxan liệu thuốc so với lô nghiệm 8 ngày đối chứng Lô đối Lượng nước cất 14 303.27±26.92 36.39 0.002 chứng tương đương Lô thử 10g dược 12 192.88±17.38 36.39 0.002 nghiệm liệu/kg 11
- Nhận xét: Kết quả hạ đường huyết của cao Tri mẫu chiết bằng cồn 80 0 là tốt và tốt hơn dịch chiết bằng nước, giảm 36.39 % với P= 0.002. HOẠT STT HOẠT CHẤT ĐẶC ĐIỂM TÁC DỤNG TÍNH Dịch chiết xuất methanol của Tri mẫu chứa nyasol có hiệu quả ức chế sự tăng trưởng sợi nấm của Colletotrichum orbiculare, Dịch chiết Pythium ultimum, R. solani, và methanol Cucumerinum Cladosporium, nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm men [19]. Chiết xuất ethanol và nước từ thân rễ Tri Chiết xuất ethanol mẫu có khả năng chống lại enteroviruts 71 và nước (EV71) gây nên bệnh tay chân miệng Trong số các saponin, timosaponin B-II hiển thị giá trị (IC50= 4,3 ± 2,1 µM) cao Kháng Timosaponin B-II hơn 40 lần so với chất đối chứng ribavirin khuẩn và trong khả năng chống lại enteroviruts 71 6 kháng vi (EV71) (IC50 = 361.7 ± 104,6 µM) [28]. sinh vật Nyasol phân lập từ dịch chiết etyl axetat có tác dụng kháng 38 chủng nấm và năm chủng vi khuẩn [15]. Hoạt tính kháng nấm của nyasol khi thử nghiệm riêng hoặc với thuốc kháng nấm khác nhau trên mô hình in vitro chống lại Candida albicans, Nyasol Aspergillus fumigatus, và Mentagrophytes trichophyton cho kết quả tốt. Những kết quả này cho thấy khả năng sử dụng nyasol như một chất bổ trợ cho các thuốc có thành phần azole trong điều trị nấm [16]. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 386 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 57 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn