intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là lập được danh mục các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919 và những tác phẩm của họ đầy đủ nhất. Phân chia được các tác gia và tác phẩm Hán Nôm theo một tiêu chí nhất định mà luận văn đặt ra. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN CHIẾN KHẢO SÁT CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 1884-1919 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Khoái HÀ NỘI - 2008
  2. MỤC LỤC I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................... 3 II – LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 5 III – ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................... 7 IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 7 1- Phương pháp Duy vật biện chứng ......................................................... 8 2 – Phương pháp duy vật lịch sử ................................................................ 8 3 – Phương pháp thống kê ......................................................................... 8 3.1 Thống kê mô tả .................................................................................. 8 3.2 Thống kê so sánh ............................................................................... 9 4 – Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu .................................................... 9 5 – Phân tích ngữ văn ................................................................................. 9 V – NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ....................................................... 9 VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................. 10 CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƯNG YÊN ................................................... 12 GIAI ĐOẠN 1884 – 1919 VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG .................... 12 1.1 Địa bàn Hưng Yên xưa và địa bàn Hưng Yên nay ............................... 12 1.2 Khảo sát các tác gia và tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên ...................... 16 1.2.1 Tác gia Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại ........................................... 16 1.2.2 Tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại ...................................... 19 1.3 Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 -1919 ......................................... 21 1
  3. 1.3.1 Các dữ liệu liên quan đến Hán Nôm giai đoạn 1884 - 1919................ 21 1.3.2 Các nhân vật Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919 ................................... 25 1.4 Phân loại các tác gia Hán Nôm và văn bản ............................................ 35 CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 46 CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 1884 – 1919 ............ 46 THÔNG QUA NGHIÊN CỨU ĐẠI DIỆN ................................................. 46 2.1 Tác gia Hán Nôm tiểu biểu ( nhóm tác gia sử địa) .............................. 46 2.1.1 Tác gia sử học Phạm Văn Thụ ............................................................. 46 2.1.2 Tác gia địa lý Nguyễn Tuỵ Trân. ......................................................... 69 2.2 Nhóm tác phẩm tiêu biểu ( nhóm tác phẩm có khuynh hướng yêu nước cách mạng) ...................................................................................... 74 2.2.1 Ca ngợi nghĩa sĩ cách mạng và anh hùng dân tộc đã xả thân vì tổ quốc ..................................................................................................................... 79 2.2.2 Thơ trào phúng mang khuynh hướng yêu nước cách mạng.............. 91 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 113 2
  4. KHẢO SÁT CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN 1884 – 1919 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, với diện tích tự nhiên là 92.454,8 ha, từ xƣa đã nổi danh là đất văn hiến “ Thứ nhất Kinh kỳ, thừ nhì Phố Hiến”. Mảnh đất này đã sản sinh ra những văn nhân nổi tiếng và cũng là nơi xuất hiện nhà khoa bảng đầu tiên khai khoa cho toàn xứ. Di sản Hán Nôm ở Phố Hiến rất phong phú và nó trở thành một thực thể văn hoá tinh thần có giá trị. Với hơn một trăm tác gia Hán Nôm, Hƣng Yên xứng đáng đƣợc xếp là mảnh đất của văn học. Với số lƣợng tác gia phong phú nhƣ vậy nên những tác phẩm Hán Nôm còn truyền lại ở đây cũng rất đa dạng và mang nhiều phong cách. Tuy nhiên, các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên từ trƣớc đến nay thƣờng đƣợc nghiên cứu chung với các tác gia Hán Nôm cả nƣớc. Nếu không cũng chỉ đƣợc nghiên cứu chung với các tác gia Hán Nôm Hải Dƣơng. Giả nhƣ có tác phẩm nghiên cứu độc lập thì cũng rất sơ sài, thậm chí lẻ tẻ. Nói chung là ít đƣợc nghiên cứu độc lập. Vì vậy, cho đến giai đoạn 1884 – 1919 các tác gia Hán Nôm vẫn có chung số phận nhƣ thế, thậm chí càng bị sao nhãng hơn. Có lẽ, tình trạng này cũng do điều kiện lịch sử và tƣ tƣởng chung “hiếu cổ bạc kim”. Nhƣng với thời gian đã ngót hai thế kỉ, chúng tôi thiết nghĩ những tác gia Hán Nôm giai 1
  5. đoạn này cần đƣợc nghiên cứu. Bởi họ cũng đã trở thành nhân vật lịch sử đủ để chứng minh cho văn hoá, văn học và sử học trên mảnh đất Hƣng Yên. Với ngót hai thế kỉ nhiều biến động, các tác gia Hán Nôm thời này đã tiếp nối các thế hệ Hán Nôm cổ xƣa của mảnh đất Phố Hiến văn hiến, từ đó xuất hiện những quan hệ văn hoá cần đƣợc soi tỏ. Hơn nữa, thời gian này nhiều công trình văn hoá đã đƣợc trùng tu, nó để lại nhiều dấu ấn văn hoá Hán Nôm. Nhiều hội văn thơ đã xuất hiện. Những công trình và tổ chức đó đã làm phong phú thêm di sản Hán Nôm của Hƣng Yên. Giai đoạn 1884 - 1919 cũng là giai đoạn mà các lãnh tụ của những cuộc khởi nghĩa lớn chống thực dân Pháp nhƣ khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Yên Thế… phát triển trên diện rộng. Bởi vậy, số lƣợng tác gia có tƣ tƣởng mới cũng bắt đầu xuất hiện và ngày càng nhiều. Hơn nữa di sản văn hoá thành văn của dân tộc có một vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách, đào tạo nhân tài cho các thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Chƣơng trình dạy học ngữ văn cải cách trong nhà trƣờng phổ thông mà bộ giáo dục đang thực hiện đã dành một thời lƣợng cần thiết cho chƣơng trình địa phƣơng. Nên đề tài “ Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919” của chúng tôi sẽ có một đóng góp nhất định trong việc giáo dục truyền thống văn hoá địa phƣơng, lịch sử địa phƣơng và văn học địa phƣơng đối với các thế hệ trẻ. Ngày nay, công tác nghiên cứu di sản Hán Nôm của dân tộc nói chung và di sản Hán Nôm của Hƣng Yên nói riêng đang đƣợc quan tâm đặc biệt. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về các tác gia văn học Hƣng Yên trong một vài năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều. Trong các công trình đã xuất bản đó, các nhà nghiên cứu đã đề ra nhiều mục tiêu trong khảo sát các tác gia Hán 2
  6. Nôm một cách có hệ thống và toàn vẹn nhất. Bởi thế, “ Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919” mà chúng tôi thực hiện cũng với mong muốn đóng góp cụ thể vào sự nghiệp ấy. II – LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Bất kì một thực thể nào cũng có cuộc sống riêng của nó, không thể có sự vật nằm ngoài quy luật này. Tính cá thể là bản chất của mọi sự vật, hiện tƣợng nên để nhận thức đƣợc một đối tƣợng nào đó ta cần nắm đƣợc lịch sử của đối tƣợng ấy. Nói một cách đơn giản là ta đi vào xem xét những biến động trong thời gian mà sự vật ấy tồn tại. Công việc khảo cứu các tác gia Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ những vấn đề tiềm ẩn bên trong tác phẩm của các tác gia ấy. Khảo sát quá trình lƣu truyền, biến dạng cũng nhƣ những dị bản của các tác phẩm chính là cách tốt nhất giúp ta nắm bắt dƣợc những vấn đề xác thực và khám phá ra những thông tin bổ ích. Mỗi một tác giả, mỗi một tác phẩm trong giai đoạn mà ta nghiên cứu đều là đối tƣợng của lịch sử. Vì thế, ngƣời nghiên cứu về vấn đề này từ xƣa đến nay khá nhiều. Tuy nhiên, những tác gia có tầm ảnh hƣởng mang tính địa phƣơng đang ít đƣợc chú ý. Mặc dù, những tác gia ấy có tác phẩm hàm chứa nhiều tƣ tƣởng và phong cách mới, thậm chí có giá trị lịch sử và văn hoá rất lớn. Ở Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 đã có nhiều tác gia và tác phẩm đang chịu cảnh nhƣ thế. Có thể tác gia đó đƣợc ít ngƣời biết đến, hay ngƣời biết đến thì lại không đủ khả năng nghiên cứu, nếu nghiên cứu thì lại rất sơ sài. Nói nhƣ vậy không phải là chúng ta không có bài viết hay, có giá trị nhất định. Nhƣ bộ Thƣ mục Hán Nôm của G.S Trần Nghĩa đã giới thiệu đƣợc một vài tác gia Hán Nôm Hƣng Yên tiêu biểu. Bộ Từ điển danh nhân của Nguyễn Quang Thắng khảo sát trên một khía cạnh nhất định các tác gia 3
  7. này. Hay nhƣ các bộ từ điển về tác gia và tác phẩm Việt Nam của nhiều tác giả khác... Tất cả những tác phẩm ấy đều có tính khái quát trên diện rộng. Còn về cấp độ cơ sở cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về các tác gia Hán Nôm Hải Hƣng, danh nhân Hƣng Yên. Nhƣ Tìm hiểu các tác gia Hán Nôm Hải Hƣng của Nguyễn Nhã, Danh nhân Hƣng Yên của Nguyễn Phúc Lai, và một số bài viết ngắn có liên quan đến các tác gia nhƣ bài viết của Nguyễn Vinh Phúc, Dƣơng Thị Cẩm, Thanh Sơn… Những bài viết trên phần nào xây dựng nên đƣợc hình ảnh của một văn nhân thông qua giới thiệu về tiểu sử của của mỗi ngƣời, nhƣng tất cả còn ở mức độ sơ lƣợc và mang tính tƣ liệu. Chƣa có một tác phẩm nào tập hợp đầy đủ những gƣơng mặt văn nhân của Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919, chƣa có một tác phẩm nào giới thiệu đầy đủ tác phẩm của các tác gia trong giai đoạn đó. Chính vì thế, khảo sát các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 sẽ là bƣớc đầu khám phá ra những giá trị còn tiềm ẩn bên trong các tác phẩm. Nó sẽ mang lại cho chúng ta những hiểu biết chân thực nhất về tình hình văn học Hƣng Yên trong giai đoạn đƣợc chọn lựa và hiểu cụ thể hơn về những tác gia trong thời kì này. III – ĐỐI TƢỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU A – Đối tƣợng Đối tƣợng đƣợc chúng tôi xem xét trong đề tài này là những tác gia Hán Nôm và tác phẩm Hán Nôm trên mảnh đất Hƣng Yên hiện đại, sống và hoạt động xã hội trong khoảng nhƣng năm 1884 – 1919. Thông qua tác gia và các tác phẩm chúng ta sẽ có cơ sở, những dữ liệu cần thiết để lý giải vấn đề cần bàn tới trong luận văn. 4
  8. B – Mục đích - Lập đƣợc danh mục các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 và những tác phẩm của họ đầy đủ nhất. - Phân chia đƣợc các tác gia và tác phẩm Hán Nôm theo một tiêu chí nhất định mà luận văn đặt ra. - Trong những chừng mực nhất định tái lập lại đời sống văn hoá chính yếu nhất của Hán Nôm ở Hƣng Yên trong giai đoạn đó. Từ đó thấy đƣợc những bƣớc chuyển mình của văn hoá, văn học của Hƣng Yên từ phạm trù truyền thống trên cơ sở giới thiệu tác gia và tác phẩm Hán Nôm. - Đánh giá các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên thông qua nghiên cứu đại diện và nghiên cứu tổng hợp. Từ đó đƣa ra cái nhìn chung nhất về vấn đề đƣợc đề cập. IV – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu nội dung mà đề tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: 1- Phƣơng pháp Duy vật biện chứng Phƣơng pháp này xem xét các sự vật hiện tƣợng không phải trong trạng thái tĩnh mà đƣợc xem xét trong trạng thái vận động không ngừng. Chúng không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ ràng buộc, biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Phƣơng pháp này dùng trong đề tài nghiên cứu để xem xét các yếu tố đƣợc đề cập đến trong từng tác gia và các tác phẩm của các tác gia có mối quan hệ nhƣ thế nào đến việc xem xét tình hình trong quá trình phát triển văn học cũng nhƣ văn hoá ở Hƣng Yên. 5
  9. 2 – Phƣơng pháp duy vật lịch sử Là phƣơng pháp nghiên cứu các sự vật hiện tƣợng dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể. Mỗi một hiện tƣợng văn hoá, lịch sử, văn học… đều có quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Mỗi một hiện tƣợng đều ẩn chứa bên trong nó cả quá khứ, hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai phát triển hay lụi tàn. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này chúng cũng đã biết kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu lịch sử phát triển. Thông qua khảo sát các tác gia Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919, dựa trên quan điểm lịch sử mà chúng ta phân tích đƣợc quá khứ trong hiện tại và hƣớng phát triển cho tƣơng lai. 3 – Phƣơng pháp thống kê Đây là phƣơng pháp dùng để nghiên cứu các sự vật hiện tƣợng trong các lĩnh vực, trong mọi điều kiện không gian và thời gian cũng nhƣ hoàn cảnh khác nhau, gồm có: 3.1 Thống kê mô tả Kể lại những sự vật hiện tƣợng xảy ra trong quá trình lịch sử mà các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn này chứng kiến. Dựa vào cơ sở thực tế bằng văn viết của mình, chúng ta có thể giúp đối tƣợng quan tâm nhìn nhận và hiểu đƣợc vấn đề cần nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi đã mô tả thân thế sự nghiệp, cũng nhƣ quê quán của tác gia, số lƣợng văn bản, vị trí lƣu trữ văn bản… Bên cạnh đó để lý giải những điều cần phân tích. 3.2 Thống kê so sánh Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để so sánh với những kết quả đã nghiên cứu trong các thời điểm khác nhau. Để từ đó có sự chính xác và rõ ràng nhất về nội dung mà vấn đề trong luận văn đặt ra. 6
  10. 4 – Phƣơng pháp thu thập xử lý dữ liệu Sử dụng phƣơng pháp này trong đề tài nghiên cứu là rất cần thiết có thể trực tiếp dựa vào những tác phẩm của các tác gia, những cuốn gia phả của dòng họ, cũng có thể gián tiếp thông qua các tài liệu, sách vở, tạp chí, chuyện kể, gặp gỡ phỏng vấn những cá nhân có hiểu biết nhất định về các vấn đề có liên quan đến luận văn; toàn bộ dữ liệu sẽ làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. Thông qua nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau để đi đến trình bày có cơ sở về mặt thực tiễn khoa học nhất. 5 – Phân tích ngữ văn Là phƣơng pháp phân tích, đánh giá dữ liệu thu thập đƣợc để đƣa ra kết luận cần thiết. V – NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Việc đi vào khảo cứu những tác gia của Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn. Bởi chúng ta không thể hiểu hết về một thời kì văn học nào nếu không hiểu về các tác gia cũng nhƣ tác phẩm trong giai đoạn đó. Vì vậy, khi đi vào tìm hiểu những tác gia Hán Nôm giai đoạn này chúng ta có thể hiểu thêm về nhiều vấn đề khác nhƣ lịch sử, văn hoá, xã hội… đƣơng thời mà các tác gia đó đang sống. Chính vì những lẽ đó mà việc đi vào khảo sát các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919, chúng ta sẽ thấy nó mang lại giá trị thực tiễn cao. Đó là lập đƣợc danh mục cụ thể về tác giả và tác phẩm trong giai đoạn này. Thông qua đó còn mang đến cách hiểu mới, cách nhìn nhận mới và đúng đắn hơn về văn học Hƣng Yên trong giai đoạn 1884 - 1919. Ngoài ra,còn góp phần phát huy và bảo lƣu những giá trị văn hiến của dân tộc. 7
  11. Đồng thời đề tài này của chúng tôi sẽ có những đóng góp nhất định trong việc giáo dục văn học địa phƣơng, văn hoá địa phƣơng cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó nó còn giúp cho việc khảo sát các tác gia Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919 nói riêng và nền văn học của tỉnh nói chung có cơ sở và thông tin. Mong muốn đƣợc góp công sức thì nhiều nhƣng khả năng của mỗi ngƣời đều có hạn. Vì thế, thông qua đề tài này phần nào sẽ là một kênh thông tin để chúng ta tìm hiểu văn học Việt Nam trong giai đoạn vừa đƣợc đề cập, cũng nhƣ những dòng văn thơ điển hình cùng giai đoạn; để từ đó làm phong phú thêm nguồn thông tin tƣ liệu về các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên, các tác gia Hán Nôm Việt Nam… VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn của chúng tôi đƣợc chia làm hai phần chính, trong mỗi phần sẽ có những đề mục nhỏ để giới thuyết những vấn đề cần bàn. Mở đầu: Giới thuyết chung. Chƣơng 1. Các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 và những đánh giá chung. Chƣơng 2 Các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên gia đoạn 1884 -1919 thông qua nghiên cứu đại diện. Phụ lục 8
  12. CHƢƠNG 1 CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN 1884 – 1919 VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG 1.1 Địa bàn Hƣng Yên xƣa và địa bàn Hƣng Yên nay Về địa lý tỉnh Hƣng Yên xƣa theo Đại Nam nhất thống chí thì đông tây cách nhau 43 dặm, nam bắc cách nhau 39 dặm. Phía đông giáp huyện Quỳnh Côi tỉnh Nam Định, phía tây giáp sông Nhị hà, đối ngạn với huyện Nam Xang và Phú Xuyên tỉnh Hà Nội; phía bắc giáp huyện Đƣờng Hào tỉnh Hải Dƣơng, phía đông nam giáp huyện Thƣ Trì tỉnh Nam Định, phía đông giáp huyện Thanh Miện Hải Dƣơng. Nguyên trƣớc đây là đất của hai lộ Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ. Đời Hán thuộc đất Giao Chỉ, có lẽ là đất huyện Chu Diên; đời Lƣơng đặt là quận Vũ Bình, đời Tuỳ bỏ, đến đời Đƣờng đặt làm châu Diên, lại đặt hai huyện An Định và Cao Lăng thuộc châu Diên. Đến đầu đời Ngô nƣớc ta thì đổi là châu Đằng, đời Tiền Lý đổi là phủ Thái Bình, đời Lý Cao Tông đổi là Đằng Châu, Khoái Châu. Nhà Trần (1225-1400): Năm 1229 nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, Hƣng Yên thuộc Khoái Lộ. Tháng 4 năm 1297, nhà Trần lại tiếp tục đổi các lộ, phủ, thành, trấn; vùng đất Hƣng Yên thuộc Thiên Trƣờng phủ lộ. Nhà Hồ-Trần kháng chiến chống quân Minh (1407- 1413): Tháng 6 năm 1407 nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập thành 17 phủ, vùng Hƣng Yên thuộc phủ Kiến Xƣơng. Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh (1414-1427): Vùng Hƣng Yên vẫn thuộc phủ Kiến Xƣơng. 9
  13. Năm 1426, khi tiến quân ra Đông Đô, Lê Lợi chia nƣớc ta làm 4 đạo, Hƣng Yên thuộc Nam đạo. Thời Lê sơ (1428-1527): Tháng 6/1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7), Lê Thánh Tông chia nƣớc ta làm 12 đạo thừa tuyên, Hƣng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trƣờng. Tháng 3/1469 (tức năm Quang Thuận thứ 10), năm đầu tiên nhà nƣớc định bản đồ, Thiên Trƣờng lại đổi là Sơn Nam quản 11 phủ, 42 huyện, phủ Khoái Châu quản 5 huyện gồm Đông Yên, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Dung, Thiên Thi; phủ Tiên Hƣng quản 4 huyện gồm Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan. Tháng 4/1490 (năm Hồng Đức thứ 21), nƣớc ta đƣợc chia làm 13 xứ, Hƣng Yên thuộc xứ Sơn Nam. Nhà Mạc (1527-1533): Tháng 6 năm 1527, nhà Mạc (Đăng Dung) đem các lộ của Khoái Châu thuộc vào Hải Dƣơng. Thời Hậu Lê (Lê-Trịnh, 1533-1788): Nhà Lê lại đổi lại nhƣ cũ. Bản đồ Hƣng Yên năm 1740 10
  14. Năm Cảnh Hƣng thứ 2 (1741) tháng giêng: Nhà Lê chia Sơn Nam thành 2 lộ Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ, phủ Khoái Châu thuộc lộ Sơn Nam thƣợng, phủ Tiên Hƣng thuộc Sơn Nam hạ. Nhà Tây Sơn (1778-1802): Hai phủ Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ đƣợc đổi lại làm 2 trấn Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ. Nhà Nguyễn (1802-1945):  Năm Gia Long thứ nhất (1802) lấy 2 trấn thƣợng và hạ lệ thuộc vào Bắc thành (Sơn Nam thƣợng, hạ, Kinh Bắc, Sơn Trâu, Hải Dƣơng là 5 nội trấn của Bắc thành).  Năm Minh Mạng thứ ba 1822, trấn Sơn Nam thƣợng đổi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi là trấn Nam Định. Năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 10/1831): Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phƣơng, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh, chia cả nƣớc thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hƣng Yên. Các trấn phía Bắc đƣợc đổi thành 18 tỉnh, dƣới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã. Tỉnh Hƣng Yên có phủ Khoái Châu và 5 huyện (Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ). Cải tổ lại hệ thống các quan lại đứng đầu tỉnh, bỏ các chức cũ mà đặt mới nhƣ Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh ở các tỉnh. Sau nhiều lần thay đổi, mỗi triều đại đều có cải cách, canh tân bộ máy hành chính từ Trung ƣơng đến cơ sở cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thuận bề cho việc cai trị, điều hành. Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1890 thực dân Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện Văn Lâm, Cẩm Lƣơng, Yên Mỹ và Mỹ Hào. 11
  15. Năm 1891 thực dân Pháp lại bỏ đạo Bãi Sậy, đƣa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào vào Hƣng Yên. Ngày 28/11/1894 chính quyền thực dân cắt hai huyện Hƣng Nhân và Duyên Hà của Hƣng Yên về Thái Bình. Năm 1945 sau khi giành đƣợc chính quyền, tỉnh Hƣng Yên gồm có các huyện: Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ. Đầu năm 1947 huyện Văn Giang chuyển về Hƣng Yên, Hƣng Yên chính thức có 1 thị xã và 9 huyện. Giữa tháng 11/1967 Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên họp phiên bất thƣờng, bàn chuẩn bị việc hợp nhất hai tỉnh Hƣng Yên và Hải Dƣơng. Hội nghị ra Nghị quyết đề nghị Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội cho hợp nhất hai tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hƣng. Ngày 6/11/1996 Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành chính tỉnh. Hải Hƣng đƣợc tách ra làm hai tỉnh; Hƣng Yên và Hải Dƣơng. Tỉnh Hƣng Yên có diện tích tự nhiên là 923,09km2, dân số 1.075.517 ngƣời, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Hƣng Yên, Mỹ Văn, Châu Giang, Phù Tiên, Ân Thi, Kim Động. Vị trí địa lý, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội; phía đông giáp tỉnh Hải Dƣơng; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Hà Nam, và thủ đô Hà Nội. Tháng 5/ 1998 chia lại một số huyện trên địa bàn tỉnh huyện Mỹ Văn thành ba huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào. Huyện Châu giang thành hai 12
  16. huyện Khoái Châu và Văn Giang. Huyện Phù Tiên chia thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Từ đây, tỉnh Hƣng Yên có 10 huyện và thị xã. Trong đề tài này, chúng tôi lấy tỉnh Hƣng Yên đƣợc phân chia sau năm 1998 để nghiên cứu về các tác gia và tác phẩm giai đoạn 1884 - 1919. 1.2 Khảo sát các tác gia và tác phẩm Hán Nôm Hƣng Yên 1.2.1 Tác gia Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại Là một tỉnh nằm giữa đồng bằng Sông Hồng, Hƣng Yên có truyền thống vẻ vang trong lao động sản xuất, chống chọi với thiên tai và chống giặc ngoại xâm, lịch sử Phố Hiến – Hƣng Yên đã qua nhiều phen biến đổi thăng trầm. Ngƣời ta biết đến Phố Hiến nhƣ một vùng đất văn hoá nhƣng cần khẳng định thêm về truyền thống hiếu học, vẻ đẹp văn học ở vùng quê này…. Tuy nhiên, thời kì hƣng thịnh xƣa kia đã qua, những gì còn lại chỉ đƣợc lƣu giữ trong các trang viết của những nhân sĩ đƣơng thời. Có một điều mà tất cả các nhà nghiên cứu văn học sử đều thừa nhận. Trên bầu trời văn học Việt Nam, trong mọi thời đại, mảnh đất Hƣng Yên bao giờ cũng góp mặt những ngôi sao sáng nhất làm cho bầu trời văn học càng thêm lung linh và ẩn chứa vẻ diệu kỳ. Tính từ thế kỉ X đến nửa cuối thế kỉ XIX nền văn học Hán – Nôm trên mảnh đất Phố Hiến đã góp mặt vào làng Nho Việt Nam những tên tuổi lớn. Thời Lý – Trần đất Hƣng Yên thuộc Đằng Châu, lộ Long Hƣng và lộ Khoái văn học thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, bao trùm lên cả thời kỳ này là tƣ tƣởng Phật giáo khá đậm nét, ngƣời đầu tiên có thể kể đến lF Nguyên phi Ỷ Lan, Đỗ Thế Diên và một số tác gia vô danh khác. 13
  17. Sang đến đời Trần thì văn học ở đây rực rỡ hơn, lúc này các tác gia xuất hiện ngày càng nhiều, những gƣơng mặt nổi bật nhất có thể kể đến Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngũ Lão... Đến thời Lê các tác gia Hƣng Yên xuất hiện với số lƣợng lớn. Những gƣơng mặt tiêu biểu của thời kỳ này có thể kể đến Hoàng Bình Chính, Hoàng Công Chí, Phan Phu Tiên, Vƣơng Sƣ Bá, Phạm Công Trứ, Đào Công Soạn, Đào Nghiễm, Trình Phong, Đoàn Thị Điểm, Lê Hữu Danh, Lê Hữu Kiều, Lê Hữu Trác, Lê Tô, Bùi Trí Dĩnh, Vũ Lãm, Trƣơng Thị Ngọc Chử... Thời Mạc Hƣng Yên không những xuất hiện nhiều nhà khoa bảng đỗ trạng nguyên ( Dƣơng Phúc Tƣ, Đỗ Tông, Nguyễn Kỳ) mà còn là thời kỳ xuất hiện nhiều tác gia có những tác phẩm lớn nhƣ Dƣơng Phúc Tƣ, Đỗ Nhân, Nguyễn Phúc Chiêu, Lê Tuấn Ngạn, Đào Công Soạn, Trình Phong ... Sang đến thời Nguyễn, các tác gia Hán Nôm đồng loạt xuất hiện với nhiều thành phần, địa vị khác nhau. Nhƣng tựu chung lại, họ đều là những cây bút xuất sắc nhƣ Hoàng Công Bảo, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Khắc Trạch, Bùi Thực, Hoàng Văn Mỹ, Nguyễn Đình Tố, Trần Tú Dĩnh, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thạc Chi, Phạm Đình Trạc, Phạm Sĩ Ái, Phạm Văn Thụ, Bùi Ngọc Quỹ, Lê Cù, Chu Mạnh Trinh, Dƣơng Bá Trạc Nguyễn Gia Cát, Nguyễn Hành, Nguyễn Tuỵ Trân, Nguyễn Văn San, Phan Văn Ái, Tô Nha, Tô Ngọc Huyễn, Ngô Quang Huy… Với tập hợp của hơn 70 tác gia qua các thời kỳ, phần nào cho chúng ta thấy đƣợc tập hợp đa dạng của các văn nhân trên mảnh đất Hƣng Yên. Tuy thế, những tác gia có tầm ảnh hƣởng lớn đến xã hội cũng nhƣ đến nhận thức văn chƣơng trong thời gian tác gia đó sống lại chƣa đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu nhiều. Nhƣng dẫu sao, họ đã tác động lớn đến diện mạo văn học trên đất 14
  18. Phố Hiến và tạo nên bƣớc chuyển mình mới so với nhiều vùng quê khác. Họ là những con ngƣời cả đời cống hiến cho một lý tƣởng cao đẹp mà mình theo đuổi, ngƣời thích thú với cảnh điền viên, ngƣời lại vui với thú sách đèn, ngƣời lại hăng say với sự nghiệp cách mạng, cho sự nghiệp chung của toàn dân tộc, ngƣời lại bận rộn với con đƣờng quan nghiệp và tƣ tƣởng của họ đã trƣờng tồn, áng văn thơ của họ đã làm nên những tiếng vang lớn trong trào lƣu cứu quốc, giải phóng dân tộc và họ đã trở thành niềm tự hào cho mảnh đất Phố Hiến xƣa và Hƣng Yên nay. 1.2.2 Tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại Với số lƣợng các tác gia lớn nhƣ vậy, phần nào chúng ta cũng mƣờng tƣợng ra đƣợc số lƣợng tác phẩm Hán Nôm có trên mảnh đất Hƣng Yên. Trải qua những biến cố của lịch sử và sự phá hoại của thiên nhiên, những tác phẩm Hán Nôm trên đất Hƣng Yên đã bị thất lạc nhiều. Dù đã đƣợc lƣu tâm sƣu tầm, khai thác và bảo quản trong một vài năm gần đây thì sự mai một, thất truyền cũng khó tránh khỏi. Với ngót ngàn năm lịch sử từ triều Lý đến triều Nguyễn số lƣợng tác phẩm Hán Nôm do các tác gia ngƣời Hƣng Yên trƣớc tác khá đa dạng. Thời Lý với “ Sắc không” của Nguyên phi Ỷ Lan, “ Cảm Ân tự bi ký” của Đỗ Thế Diên... Sang thời Trần có “Thuật hoài”, “ Khấp Hƣng Đạo Vƣơng” của Phạm Ngũ Lão; “ Giới Hiên thi tập” của Nguyễn Trung Ngạn... Đến thời Lê các tác phẩm xuất hiện với số lƣợng lớn nhƣ: “ Hƣng Hoá xứ phong thổ” của Hoàng Bình Chính; “ Nham Khê thi tập” của Vƣơng Sƣ Bá; “Đại Việt sử kí toàn thƣ”, “47 mục giáo điều” của Phạm Công Trứ; “Nghiã Xuyên quan quang tập” của Đào Nghiễm; “ Mạn hứng” của Trình 15
  19. Phong; “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm; “Hoàng hoa nhã vịnh”, “ Bắc sứ hiệu tần thi” của Lê Hữu Kiều; “Hải Thƣợng y tông tâm lĩnh”, “Thƣợng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác..... Thời Mạc những tác phẩm đáng lƣu tâm có “ Vịnh sử thi tập” của Đỗ Nhân; với mƣời bài thơ trong “Toàn việt thi lục” của Lê Tuấn Ngạn; ba bài thơ trong “Toàn việt thi lục” của Đào Công Soạn... Sang đến thời Nguyễn, chúng ta có các tác phẩm “Nhuế Xuyên bạch bút thi tập”, “ Nhuế Xuyên tập”, “ Nhuế Xuyên thi tập”, “Nhuế Xuyên văn tập” của Nguyễn Khắc Trạch; “ Hào Xuyên Hầu thi tập”, “Hoạ hồ tập” của Bùi Thực; “Thuấn Thiều thi văn tập” của Hoàng Văn Mỹ; “Sử triều ngâm lục”, “Thiên nam lịch triều hội tuyển” của Nguyễn Đình Tố; “ Gia lễ”, “ Quan đào thi tập” của Trần Tú Dĩnh; “ Học ngâm tồn thảo binh”, “Hoạ hồ tập” của Phạm Đình Trạc; “ Đồng Giang ất tiến sĩ Phan tƣớng công tập cảo”, “ Phƣợng minh tập” của Phan Văn Ái; “ Phạm Đôn Nhân nguyên thảo”, “ Nghĩa Khê thi tập” của Phạm Sĩ Ái; “Thái Bình tỉnh thông sử”, “ An Nam sơ học sử lƣợc” của Phạm Văn Thụ; “ Hữu Trúc thi tập”, “ Yên đài anh hoại”, “ Hải phái thi văn tập”, “ Bùi tiên sinh thi tập”... của Bùi Ngọc Quỹ; “ Trúc Vân thi văn tập”; “ Hƣơng Sơn nhật trình ca” của Chu Mạnh Trinh; “ Bi nhu quận phƣơng trích lục”, “ Hoa trình thi tập” của Nguyễn Gia Cát; “ Đại Việt cổ kim diên cách địa chí khảo” của Nguyễn Tuỵ Trân; “Cao Man thế thứ kỉ lƣợc” của Tô Ngọc Huyễn; “ Minh Mệnh chính yếu”, “ Nam hành tập”, “ Bắc hành tập” của Tô Trân… Qua đây, chúng ta thấy sự phát triển của văn học và văn hóa không bao giờ tách rời quan hệ truyền thống, không bao giờ tồn tại trong thế đơn lẻ mà nó luôn có sự giao thoa và ảnh hƣởng của một nền hay một giai đoạn văn học 16
  20. nào đó. Ở Hƣng Yên cũng vậy, nền văn học trên mảnh đất “Đô thị Tiểu Tràng An” xuyên suốt một quá trình lịch sử lâu dài và để lại những nét đặc trƣng riêng. Nó hiện lên nhƣ bộ mặt tinh thần để chúng ta có thể soi tỏ lịch sử, cũng nhƣ văn hóa trong từng giai đoạn. Bởi tất cả đều đƣợc văn học đƣơng thời phản ánh một cách chi tiết và xác thực. Hiển nhiên, đó là sản phẩm đƣợc kết tinh qua những thăng trầm của lịch sử, qua sự tiếp biến của nền văn học trƣớc. Đa số các tác phẩm trên đều thuộc lĩnh vực văn học, một số ít thuộc lĩnh vực sử địa, triết học, hay xã hội học... Mà càng về giai đoạn sau các tác phẩm vƣợt ra khỏi khuôn khổ văn chƣơng thể hiện chí, tình xuất hiện thêm càng nhiều, qua đó góp thêm vào những tác phẩm có tính chất nghiên cứu về sử tịch, địa lý của địa phƣơng nhiều hơn. Tất cả điều đó âu cũng do nhận thức chung trong từng thời điểm lịch sử khác nhau mà ra. 1.3 Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 -1919 Văn học trên mảnh đất Phố Hiến từ những năm 1884 – 1919 không chỉ hình thành nên bởi tầng lớp các nhà trí thức có phẩm hàm, chức sắc, đỗ đạt cao. Họ là tập hợp đông đảo các nhà văn, nhà thơ có tinh thần cấp tiến. Tất cả những ngƣời này đều có chung một mong muốn phục hƣng nền văn học tại mảnh đất gắn bó với bản thân từ thuở thơ ấu thức dậy sao cho xứng với những gì nó vốn có từ xƣa. Đó là những con ngƣời mang trong mình hoài bão lớn. Tuy nhiên, nếu xét về số lƣợng những nhà khoa bảng trong tỉnh Hƣng Yên, thì đây là một tầng lớp khá đông đảo, nhƣng đóng góp vào việc hình thành nên một trào lƣu văn học đƣơng đại khi đó thì các nhà khoa bảng tham gia không thật nhiều, ƣớc chừng họ có khoảng một phần mƣời trong hàng ngũ những ngƣời đăng khoa. Bởi vậy, số lƣợng những tác gia còn lƣu lại tác phẩm đến nay nếu phân chia trên bình diện đỗ đạt trong khoa cử và không đỗ đạt 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2