intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Chọn giống Trẩu (Vernicia montana Lour) làm gỗ nguyên liệu cho vùng Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu chọn được một số cây trội/địa phương có độ vượt về các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản từ 1,5 – 2 lần độ lệch chuẩn, làm cơ sở cho việc chọn giống để nâng cao năng suất rừng trồng Trẩu theo mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Chọn giống Trẩu (Vernicia montana Lour) làm gỗ nguyên liệu cho vùng Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------- NGUYỄN THẾ HƯỞNG CHỌN GIỐNG TRẨU (VERNICIA MONTANA LOURD) LÀM GỖ NGUYÊN LIỆU CHO VÙNG TÂY BẮC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGUYỄN THẾ HƯỞNG CHỌN GIỐNG TRẨU (VERNICIA MONTANA LOURD) LÀM GỖ NGUYÊN LIỆU CHO VÙNG TÂY BẮC Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. DƯƠNG MỘNG HÙNG Hà Nội, 2009
  3. I MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC .................................................................................................................. I DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ IV DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. V DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................VII Chương 1 ....................................................................................................................3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.1. Quan điểm về vấn đề nghiên cứu ....................................................................3 1.1.1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa của chọn lọc cây trội ................................. 3 1.1.2. Những thành tựu trong công tác cải thiện giống cây rừng ............... 9 1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................................11 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 11 1.2.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 13 Chương 2 ..................................................................................................................19 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU, .............................................19 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ...........................................................19 2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Mường La, tỉnh Sơn La .....................................19 2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 19 2.1.2. Địa hình, đất đai .............................................................................. 19 2.1.3. Khí hậu - thuỷ văn ......................................................................... 20 2.2. Đặc điểm tự nhiên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ..................................21 2.2.1. Điều kiện địa hình, đất đai .............................................................. 21 2.2.2. Khí hậu - thuỷ văn .......................................................................... 21 2.3. Điều kiện tự nhiên huyện Phong Thổ – Lai Châu.......................................22 2.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 22 2.3.2. Địa hình, địa thế .............................................................................. 22
  4. II 2.3.3. Khí hậu – Thủy văn ........................................................................ 23 2.3.4. Đá mẹ - Thổ nhưỡng ....................................................................... 24 2.4. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Sơn – Tuyên Quang ....................................24 2.4.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 24 2.4.2. Điều kiện đất đai ............................................................................. 25 2.4.3. Khí hậu – thủy văn .......................................................................... 25 2.4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 26 2.5. Điều kiện tự nhiên thị xã Hà Giang – Hà Giang .........................................26 2.5.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 26 2.5.2. Điều kiện đất đai ............................................................................. 26 2.5.3. Khí hậu - thủy văn ......................................................................... 26 2.5.4. Kinh tế - xã hội ............................................................................... 27 2.6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ...................................................................27 Chương 3 ..................................................................................................................30 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG ..............................................................30 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................30 3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................30 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................30 3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................30 3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của Trẩu ...................................................... 30 3.3.2. Mối liên hệ giữa sản lượng gỗ với một số dạng biến dị hình thái .. 30 3.3.3. Đề xuất các tiêu chí chọn lọc cây trội theo mục tiêu cung cấp gỗ . 30 3.3.4. Kết quả chọn lọc cây trội theo mục tiêu cung cấp gỗ ..................... 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................31 3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ................................................ 31 3.4.3. Xử lý nội nghiệp ............................................................................. 36 Chương 4 ..................................................................................................................40 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................................40
  5. III 4.1. Đặc điểm sinh trưởng của Trẩu ....................................................................40 4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng theo tuổi ...................................................... 41 4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của các lâm phần Trẩu ở thời điểm nghiên cứu ............................................................................................................. 46 4.1.3. Xác định tuổi thành thục số lượng .................................................. 50 4.2. Mối liên hệ giữa sản lượng gỗ với các dạng biến dị hình thái ....................56 4.2.1. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái độ thẳng thân ....................... 56 4.2.2. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái tán ........................................ 57 4.2.3. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái góc phân cành...................... 59 4.2.4. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái kích thước cành ................... 61 4.2.5. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái tập trung cành ...................... 62 4.2.6. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái độ xẻ thuỳ lá ........................ 63 4.2.7. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái phân bố lá trên tán ............... 64 4.3. Đề xuất các tiêu chí chọn lọc cây trội ...........................................................66 4.4. Chọn lọc cây trội theo mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu ...........................67 4.4.1. Chọn lọc cây trội theo phương pháp gián tiếp ................................ 67 4.4.2. Chọn lọc cây trội theo phương pháp trực tiếp ................................ 73 Chương 5 ..................................................................................................................79 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................79 5.1. Kết Luận .........................................................................................................79 5.1.1. Đặc điểm sinh trưởng...................................................................... 79 5.1.2. Mối liên hệ giữa sản lượng gỗ với các dạng biến dị hình thái ....... 79 5.1.3. Chọn lọc cây trội ............................................................................. 79 5.2. Tồn tại và khuyến nghị ..................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82 PHỤ LỤC
  6. IV DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TT Trực tiếp X X trung bình Dx Tăng trưởng bình quân chung của đại lượng X D1.3 Đường kính ngang ngực f1.3 Hình số thân cây GT Gián tiếp Hvn Chiều cao vút ngọn LP Lâm phần ÔTC Ô tiêu chuẩn S Sai tiêu chuẩn S% Hệ số biến động Sx Độ lệch chuẩn của đại lượng X V Thể tích thân cây Zx Tăng trưởng thường xuyên hàng năm của đại lượng X
  7. V DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính D1.3 của Trẩu .......................................... 42 Bảng 4.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Trẩu....................................... 44 Bảng 4.3. Sinh trưởng đường kính ngang ngực của Trẩu ............................... 46 Bảng 4.4. Kết quả tính toán độ vượt về D1.3 cho cây trội dự tuyển ................ 47 Bảng 4.5. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Trẩu....................................... 48 Bảng 4.6. Kết quả tính toán độ vượt về Hvn cho cây trội dự tuyển ................. 49 Bảng 4.7. Kết quả tính f1.3 ở các khu vực nghiên cứu .................................... 51 Bảng 4.8. Tăng trưởng về thể tích thân cây Trẩu tại các khu vực nghiên cứu 54 Bảng 4.9. Kết quả nghiên cứu biến dị độ thẳng thân ...................................... 56 Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu biến dị tán theo hình chiếu bằng .................. 58 Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu biến dị tán theo hình chiếu đứng .................. 59 Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái góc phân cành ................... 60 Bảng 4.13. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái kích thước cành ................. 61 Bảng 4.14. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái tập trung cành ở các .......... 62 Bảng 4.15. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái độ xẻ thuỳ lá ...................... 63 Bảng 4.16. Kết quả nghiên cứu biến dị hình thái phân bố lá trên tán............. 65 Bảng 4.18. Kết quả chọn lọc cây trội theo phương pháp gián tiếp ................. 67 Bảng 4.19. Kết quả đánh giá cây trội dự tuyển theo D1.3 ................................ 69 Bảng 4.20. Kết quả đánh giá cây trội dự tuyển theo Hvn ................................ 70 Bảng 4.21. Kết quả đánh giá cây trội dự tuyển theo thể tích .......................... 71
  8. VI Bảng 4.22. Đặc điểm chính của các cây trội được chọn lọc theo phương pháp gián tiếp ........................................................................................................... 72 Bảng 4.23. Kết quả chọn lọc cây trội theo phương pháp trực tiếp ................. 73 Bảng 4.24. Kết quả đánh giá cây trội dự tuyển theo D1.3 ................................ 74 Bảng 4.25. Kết quả đánh giá cây trội dự tuyển theo Hvn ................................ 75 Bảng 4.26. Kết quả đánh giá cây trội theo chỉ tiêu thể tích ............................ 76
  9. VII DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.2. Biểu đồ khí hậu Guassen Walter huyện Điện Biên – Điện Biên .... 22 Hình 2.3. Biểu đồ khí hậu Guassen Walter huyện Phong Thổ - Lai Châu ..... 23 Hình 2.4. Biểu đồ khí hậu Guassen Walter huyện Yên Sơn – Tuyên Quang . 25 Hình 2.5. Biểu đồ khí hậu Guassen Walter TX. Hà Giang – Hà Giang ......... 27 Hình 4.1. Biểu đồ tăng trưởng đường kính ngang ngực của Trẩu .................. 43 ở các khu vực nghiên cứu................................................................................ 43 Hình 4.2. Biểu đồ tăng trưởng chiều cao vút ngọn của Trẩu .......................... 46 ở các khu vực nghiên cứu................................................................................ 46 Hình 4.3. Biểu đồ tăng trưởng thể tích của Trẩu ở các khu vực nghiên cứu .. 55 Hình 4.4. Ảnh một số cây trội đại diện cho các khu vực nghiên cứu ............. 78
  10. Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Dương Mộng Hùng đã tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn ThS. Hồ Văn Giảng, chủ nhiệm đề tài “ Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Trẩu (Vernicia montana Lourd) bổ sung để cung cấp gỗ nguyên liệu cho vùng Tây Bắc” thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và kinh phí trong quá trình tôi làm luận văn. Tôi cũng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Trung tâm Giống và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian 2 năm tôi học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù tác giả đã cố gắng hết mình. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo các Nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan: Số liệu điều tra, tính toán là đúng, công trình nghiên cứu này là sản phẩm khoa học của bản thân tôi. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thế Hưởng
  11. 1 MỞ ĐẦU Trẩu lá xẻ (Vernicia montana Lour) hay còn gọi Trẩu ba hạt [7], là loài cây bản địa, có phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước ta. Trong những năm đầu thập kỷ 80, Trẩu được trồng với mục tiêu chính là lấy quả - hạt để ép dầu. Do vậy, trong khoảng thời gian này công tác cải thiện giống và áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh trong gây trồng Trẩu chủ yếu được tiến hành theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng quả - hạt. Do quá trình ra hoa, kết quả của Trẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của hoàn cảnh sống nên ở nhiều nơi Trẩu không ra hoa - kết quả hoặc cho năng suất quả - hạt thấp, hiệu quả kinh doanh không cao. Điều này đã làm cho Trẩu bị chặt phá đi hàng loạt để nhường chỗ cho các loài cây trồng khác có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hiện nay, Trẩu chỉ còn lại rất ít và có phân bố rải rác ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến gỗ, đặc biệt là công nghệ bảo quản gỗ, công nghệ sấy gỗ, công nghệ biến tính gỗ cùng với đó là nhu cầu về gỗ của con người ngày một tăng cao đã làm thay đổi căn bản giá trị sử dụng hay công dụng của nhiều loại gỗ so với thói quen, kinh nghiệm sử dụng gỗ truyền thống. Điều này thể hiện rất rõ ở các nước có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như Nhật Bản và các nước Bắc Âu, ở đây các nhà chế biến và người sử dụng gỗ chú ý nhiều đến các loại gỗ nhẹ, sáng màu và đồng nhất. Theo một số tài liệu đã công bố cho thấy gỗ Trẩu là một loại gỗ nhẹ, màu trắng sáng, thớ thẳng. Trong một vài năm gần đây, loại gỗ này đã được các nhà xuất khẩu gỗ đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc gây trồng Trẩu đã có dấu hiệu được phục hồi, nhưng không phải để thu hoạch quả - hạt, mà để lấy gỗ. Để nâng cao hiệu quả cho công tác gây trồng Trẩu theo mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu, cần thiết phải quan tâm tới công tác cải thiện giống và áp
  12. 2 dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu đó cùng với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào chương trình cải thiện giống Trẩu ba hạt theo mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu, trong luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp của mình, tôi thực hiện đề tài: “Chọn giống Trẩu (Vernicia montana Lour) làm gỗ nguyên liệu cho vùng Tây Bắc”.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa của chọn lọc cây trội Giống cây rừng là một trong những khâu quan trọng của công tác trồng rừng. Vì vậy, không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao được. Trong khi đó, năng suất rừng nước ta chỉ đạt 2 – 3m3/ha/năm đối với rừng tự nhiên và 5 – 10m3/ha/năm đối với rừng trồng [21]. Do đó, cải thiện giống cây rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác là một yêu cầu cấp bách đối với sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. Cải thiện giống cây rừng là việc áp dụng các nguyên lý di truyền học và các phương pháp chọn lọc giống để nâng cao năng suất và chất lượng cây rừng theo mục tiêu kinh tế [24]. Cùng với đó là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật lâm sinh phối hợp với đặc điểm sinh thái của từng loài cây rừng. Mục tiêu của chương trình cải thiện giống cây rừng là thu nhận được một lượng tăng thu di truyền tối đa trong thời gian ngắn nhất, đồng thời duy trì được vốn di truyền phong phú để đảm bảo tăng thu di truyền trong tương lai. Để đạt được những mục đích đó cần phải dựa trên các phương pháp chọn lọc nhằm chọn ra những cá thể đáp ứng tốt những yêu cầu của nhà chọn giống, từ đó dùng làm cây bố mẹ trong các chương trình chọn giống và sản xuất giống.
  14. 4 Trên thế giới, từ đầu thế kỷ XX, ở một số nước vùng Bắc Âu, như: Thụy Điển, Đan Mạch - những nước có nền lâm nghiệp phát triển đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khảo nghiệm loài và xuất xứ, chọn giống, lai giống và xây dựng vườn giống sinh dưỡng cho các loài Keo, Thông, Dương, Sồi và Dẻ. Ở nước ta, nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý mà năng suất các loài cây nông nghiệp hiện nay đã tăng gấp đôi so với những năm 1960 [17]. Trong lâm nghiệp, do cây rừng có đời sống dài ngày nên khó có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như đối với sản xuất nông nghiệp, bởi vậy mà công tác cải thiện giống lại càng trở nên quan trọng. Dù trồng rừng kinh tế hay trồng rừng phòng hộ thì đều phải có giống tốt. Giống tốt là giống đáp ứng được mục tiêu kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng, ít chịu tác động của sâu - bệnh hại. Muốn có giống tốt với chất lượng di truyền cao thì nhà chọn giống phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các bước của qui trình cải thiện giống, đó là: chọn loài, chọn xuất xứ, chọn cây trội, khảo nghiệm hậu thế/dòng vô tính và xây dựng rừng giống, vườn giống. Có thể mô phỏng quy trình của một chương trình cải thiện giống cây rừng bằng sơ đồ sau [11]:
  15. 5 Chọn loài Chọn xuất xứ Chọn cây trội Lai Khảo giống nghiệm hậu Khảo thế/dòng nghiệm vô tính giống Rừng giống Vườn giống Vật liệu giống (hạt/hom, mô,...) Rừng trồng mới Từ sơ đồ trên cho thấy: sau khi chọn được loài cây trồng phù hợp với mục tiêu kinh doanh và xuất xứ phù hợp với hoàn cảnh sinh thái của các vùng sản xuất, công việc tiếp theo là chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế/dòng vô tính để xây dựng rừng giống, vườn giống nhằm cung cấp vật liệu giống phục vụ trồng rừng đại trà. Từ rừng trồng mới lại tiếp tục công việc chọn lọc cây trội để rồi xây dựng rừng giống, vườn giống cung cấp giống cho trồng
  16. 6 rừng luân kỳ tiếp theo. Cứ như thế, việc làm này được thực hiện thường xuyên, liên tục qua nhiều thế hệ, nhờ đó mà năng suất và chất lượng rừng trồng không ngừng được nâng cao. Theo sơ đồ trên, cải thiện giống cây rừng là một quá trình liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, tác động tích cực vào bất kỳ một khâu nào trong sơ đồ cũng góp phần không ngừng vào tăng năng suất rừng trồng, song việc chọn lọc cây trội là khâu quan trọng nhất và có tính chất quyết định. 1.1.1.1. Cơ sở khoa học của chọn lọc cây trội - Biến dị cá thể Trong lâm nghiệp, việc lựa chọn các tính trạng của cây rừng làm mục tiêu của công tác cải thiện giống cũng như việc lựa chọn phương pháp chọn lọc thích hợp đối với tính trạng cần cải thiện sẽ được tiến hành một cách có hiệu quả khi đã hiểu được bản chất di truyền của tính trạng đó. Biến dị cá thể là sự phân ly kiểu hình giữa các cá thể trong cùng một quần thể. Có hai loại biến dị là biến dị không di truyền (thường biến) và biến dị di truyền. Biến dị không di truyền là những biến đổi về kiểu hình của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Biến dị di truyền là những biến đổi về mặt kiểu hình do sự tổ hợp lại vật chất di truyền qua các phép lai (biến dị tổ hợp) hoặc do sự biến đổi trực tiếp của vật chất di truyền (biến dị đột biến). Những biến dị do điều kiện sống gây nên thì không có ý nghĩa về mặt di truyền truyền và không được sử dụng trong chọn giống. Cơ sở của chọn giống là các biến dị di truyền, trong đó người ta chú ý trước tiên đến các biến dị có liên quan đến năng suất của cây trồng như tốc độ sinh trưởng, dạng tán cây, thân cây và khả năng tỉa thưa. Những biến dị cá thể, nhất là những biến dị có liên quan đến sản lượng cây trồng thường khó phát hiện, vì chúng được tạo nên do sự tác động cộng gộp của nhiều gen. Các gen này đóng góp một phần ngang nhau trong sự biểu hiện ra kiểu hình và tạo
  17. 7 thành một dãy biến dị liên tục trong quần thể. Do đó, trong quá trình chọn lọc cây trội phải có lượng quan sát đủ lớn mới xác định được cây trội đó là do môi trường hay kiểu gen tạo nên. Điều này sẽ có ý nghĩa lớn hơn so với việc tạo ra các biến dị. - Cơ sở di truyền của các tính trạng chủ yếu trong chọn giống cây rừng Các yếu tố gây nên biến dị giữa các cá thể, quần thể (kiểu hình P) có thể tách làm hai nguồn: nhân tố di truyền (G) và điều kiện hoàn cảnh (E). P=G+E Sự khác biệt về kiểu gen và môi trường gây nên sự khác biệt giữa các cá thể. Trong đó, sự khác biệt về môi trường bao gồm: độ dầy tầng đất, độ ẩm, độ phì của tầng đất mặt giữa cây này với cây khác trong một khu rừng. Còn sự khác biệt về kiểu gen được tạo ra thông qua sinh sản hữu tính. Trong công tác chọn giống nói chung, cũng như công tác chọn giống cây rừng nói riêng thì những biến dị cá thể nào được gây nên bởi các yếu tố di truyền (biến dị di truyền) mới thực sự có ý nghĩa, còn các biến dị gây nên bởi các yếu tố hoàn cảnh (thường biến) thì nó chỉ là kết quả phản ứng của cơ thể trước điều kiện sống, nó không được giữ lại ở hậu thế qua sinh sản hữu tính hay vô tính. Đối với trồng rừng làm nguyên liệu chế biến thì mục tiêu chính là lấy gỗ. Như vậy, những tính trạng chi phối loại sản phẩm nói trên là những tính trạng số lượng (trong trường hợp này, biến dị cá thể là biến dị các tính trạng số lượng), chúng chịu sự kiểm soát đa gen với mức độ biểu hiện kiểu hình của tính trạng đó phụ thuộc chặt chẽ vào sự có mặt của số lượng gen trội hay số lượng cặp gen của nó có chứa số lượng gen trội cao nhất. Số lượng cá thể biến dị này luôn luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong quần thể thế hệ lai (thụ phấn chéo).
  18. 8 Cây trội là vốn quý trong cải thiện giống cây rừng, những cây trội được tuyển chọn với độ vượt lớn sẽ là đối tượng cung cấp vật liệu giống có phẩm chất di truyền cho sản xuất trên quy mô lớn. Theo kết quả nghiên cứu của một số nước thì sử dụng hạt được lấy trực tiếp từ những cây trội cũng có thể góp phần làm tăng sản lượng của đời sau lên 10 – 20% so với giống đại trà [22]. Cây trội được chọn lọc mới chỉ được đánh giá thông qua kiểu hình, mà kiểu hình là kết quả của sự tác động của kiểu gen và điều kiện hoàn cảnh. Trong trường hợp rừng trồng đồng tuổi thì một cây được coi là cây trội có thể do tác động của kiểu gen là chính, trong trường hợp này, cây trội dễ dàng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau, còn khi cây trội do điều kiện hoàn cảnh tạo nên thì không thể di truyền cho đời sau. Sau khi chọn lọc được cây trội thì công việc tiếp theo của một chương trình cải thiện giống là phải đánh giá được khả năng di truyền các đặc tính tốt của nó cho đời sau bằng khảo nghiệm hậu thế (đối với vật liệu giống là mô, hom… thì được gọi là khảo nghiệm dòng vô tính). Những cá thể nào có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau gọi là cây ưu việt, còn những cá thể nào không có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau thì sẽ bị loại bỏ ngay khỏi chương trình cải thiện giống. Sau khi đã khảo nghiệm và được đánh giá là những cây trội có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau thì chúng sẽ là đối tượng cung cấp nguồn vật liệu giống để xây dựng vườn giống, rừng giống phục vụ cho trồng rừng. 1.1.1.2. Ý nghĩa của chọn lọc cây trội Chọn lọc cây trội là khâu có tính chất quyết định trong một chương trình cải thiện giống cây rừng, những cá thể trội được tuyển chọn và được đánh giá qua quá trình khảo nghiệm mang những tính trạng trội là do kiểu gen
  19. 9 quy định là nguồn vật liệu cho công tác chọn giống. Vì vậy, muốn tăng năng suất của rừng trồng thì phải tiến hành chọn lọc cây trội. Các cây trội đã được chọn có thể dùng để lấy giống phát triển trực tiếp vào sản xuất hoặc phối hợp các phương pháp tạo giống như lai giống, gây đột biến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Khi dòng cao sản tốt thì công việc tiếp theo là phải lưu trữ, bảo tồn nguồn gen hoặc nhân giống hàng loạt trên quy mô công nghiệp bằng mô, hom dể phục vụ trồng rừng các dòng vô tính trên quy mô lớn. 1.1.2. Những thành tựu trong công tác cải thiện giống cây rừng Giống là một trong những khâu có tầm quan trọng hàng đầu trong trồng rừng công nghiệp. Có giống tốt kết hợp với những biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh phù hợp sẽ góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng lên đáng kể. Theo tính toán của các nhà chọn giống thì hiệu quả di truyền của chọn giống có thể đạt 40 - 46%, tăng thu do sử dụng hạt từ thế hệ 1 là 10 - 15%, từ lai giống có định hướng có thể lên tới 45 - 50% [13]. Trên thế giới, nhờ chọn giống kết hợp với trồng rừng thâm canh, người ta đã tạo được rừng Dương có năng suất 400 m3/ha/năm và Bạch đàn hơn 100 m3/ha/ năm [14]. Công tác giống cây rừng ở nước ta được bắt đầu đồng thời với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp vào những năm 1960, đến nay đã gần 50 năm. Tuy chưa phải là dài, lại hoạt động trong thời kỳ đất nước có chiến tranh trước đây cũng như nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn sau này, song cũng đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Chúng ta đã xây dựng được một mạng lưới các trạm, trại cung cấp giống cho các vùng lâm nghiệp trọng điểm trong cả nước, đã cung cấp giống cho những loài cây trồng rừng quan trọng như: Keo, Thông, Bồ đề, Tếch, Mỡ,...và một số loài khác. Chúng ta đã chuyển hoá được một số rừng kinh tế thành rừng giống cho các loài Keo ở Quảng Bình, Đồng
  20. 10 Nai; Thông nhựa, Thông ba lá ở Lâm Đồng, Quảng Ninh, Nghệ An; Mỡ ở Xí nghiệp giống 97 và Trung tâm Lâm sinh Cầu Hai. Và gần đây là Thông đuôi ngựa ở Xí nghiệp cổ phần giống Đông Bắc [15]. Từ năm 1975 chúng ta đã xác định được một số xuất xứ có triển vọng của một số loài cây chủ yếu, như: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo quả khía (A.aulacocarpa) cho vùng thấp; Các loài Keo chịu hạn, như: A.difficilis, A.torulosa, A.tumida,... cho vùng khô hạn; Keo đen (A.mearnsii) cho vùng cao; Một số xuất xứ của Bạch đàn Camal, Bạch đàn Urô, Bạch đàn Têrê cho nhiều vùng trong cả nước; Một số xuất xứ Thông Caribaea cho nhiều vùng; Thông nhựa và Thông ba lá cho Đà Lạt và miền Bắc. Chúng ta đã chọn lọc cây trội và xây dựng một số vườn giống cho Thông nhựa, Thông ba lá, Thông đuôi ngựa,... Ngoài ra, gần đây chúng ta đã chọn được một xuất xứ Tràm gỗ (Melaleuca leucadendra) có triển vọng cho vùng phèn ở đồng bằng sông Cửu Long [17]. Đáng chú ý là đã có một số giống mới được chọn tạo, như dòng lai tự nhiên BV5, BV10, BV16, BV32 và BV33 giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng); Dòng Bạch đàn U6 nhập từ Trung Quốc; Các dòng Bạch đàn Urô PN2, PN14 (Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy - Tổng công ty giấy Việt Nam); Các dòng Phi lao nhập từ Trung Quốc, như: 601 và 701 (Trung tâm Bảo vệ rừng số 2 - Thanh Hoá). Đây là những giống ưu việt, có năng suất cao gấp 2 - 3 lần so với các giống sản xuất đại trà hiện có [17]. Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã tạo ra một số tổ hợp lai khác loài giữa Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo (Acacia) có năng suất cao hơn các loài bố mẹ từ 3 - 4 lần [17]. Ở một số cơ sở như: Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0