intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam

Chia sẻ: Orchid_1 Orchid_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

479
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phản ánh nghệ thuật là một vấn đề quan trọng của mĩ học nói chung và lí luận văn học nói riêng. Sự phát triển của văn học nghệ thuật cho thấy sự vận động của tư duy nghệ thuật được thể hiện qua những quan niệm của nhà văn về hiện thực và phương thức phản ánh hiện thực. Có thể nói, qua thế giới nghệ thuật của một nhà văn, chúng ta thấy được tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn ấy gửi gắm qua nội dung phản ánh và các thủ pháp phản ánh mà nhà văn đã lựa chọn. Sau đây, mời các bạn tham khảo đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn của tác giả Thạch Lam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------------------- NGUYỄN MINH NGỌC ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------------------- NGUYỄN MINH NGỌC ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS - TS Trƣơng Đăng Dung Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. MỤC LỤC Phần mở đầu Trang I. Lí do chọn đề tài 1 II. Lịch sử vấn đề 2 III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 IV. Phạm vi nghiên cứu 10 V. Phương pháp nghiên cứu 10 VI. Đóng góp của luận văn 11 VII. Cấu trúc của luận văn 11 Phần nội dung Chƣơng 1: Vấn đề đặc trƣng phản ánh nghệ thuật trong mĩ học và lí luận văn học 12 1.1. Những quan niệm truyền thống về đặc trưng phản ánh nghệ thuật 12 1.2. Những quan niệm hiện đại của mĩ học mác xít phương Tây về đặc trưng phản ánh nghệ thuật 22 1.2.1. Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong quan điểm của Ch.Caudwell 23 1.2.2. Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong quan điểm của G.Lukacs 25 1.3. Những quan niệm của các nhà mác xít Việt Nam về đặc trưng phản ánh nghệ thuật 30 Chƣơng 2: Đối tƣợng của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam 35 2.1. Thạch Lam và thế giới bên trong của người bình dân 38 2.2. Thạch Lam và những trạng thái sống mơ hồ 48 2.3. Thạch Lam và những kí ức tuổi thơ 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. Chƣơng 3: Những thủ pháp phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam 70 3.1. Cốt truyện và kết cấu 70 3.2. Giọng điệu 79 3.3. Ngôn ngữ trần thuật 83 Phần kết luận Danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận văn Danh mục tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Phản ánh nghệ thuật là một vấn đề quan trọng của mĩ học nói chung và lí luận văn học nói riêng. Sự phát triển của văn học nghệ thuật cho thấy sự vận động của tư duy nghệ thuật được thể hiện qua những quan niệm của nhà văn về hiện thực và phương thức phản ánh hiện thực. Có thể nói, qua thế giới nghệ thuật của một nhà văn, chúng ta thấy được tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn ấy gửi gắm qua nội dung phản ánh và các thủ pháp phản ánh mà nhà văn đã lựa chọn. 2. Chọn đề tài Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi muốn đi sâu vào một vấn đề có ý nghĩa lí luận, đó là tìm hiểu nét độc đáo trong cách chiếm lĩnh hiện thực của Thạch Lam, nhà văn tiêu biểu nhất cho một xu hướng sáng tác mới của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Với đề tài này, chúng tôi muốn có cái nhìn khoa học đối với một vấn đề mà lí luận mác xít thường nhắc đến rất nhiều, qua đó soi sáng bản chất của vấn đề mối quan hệ văn học và hiện thực trên cơ sở khám phá thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. 3. Cho đến nay, các công trình và bài viết về Thạch Lam vẫn chỉ dừng lại ở mô tả, diễn giải những nội dung có cấu trúc đồng đẳng với những biểu hiện của hiện thực đời sống nhằm khẳng định vẻ đẹp của văn chương ông, xếp sáng tác của ông vào dòng truyện ngắn trữ tình nhưng chưa có ai nghiên cứu thế giới nghệ thuật của Thạch Lam trong tinh thần của mô hình phản ánh nghệ thuật của nhà văn. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ tập trung vào hướng đi còn mới mẻ này. 1
  6. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1. Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật là phương thức phản ánh và lí giải đời sống theo cách riêng của nghệ thuật. Có thể nói đến những phương diện biểu hiện của nó như : đối tượng phản ánh, kiểu tư duy, nội dung và thủ pháp phản ánh, con đường tác động, cách thức tồn tại trong quá trình tiếp nhận v.v... Phản ánh chân thực cuộc sống và mong muốn hiện thực của người nghệ sĩ thông qua hình tượng nghệ thuật, văn học đã từ đối tượng miêu tả và hình thức chiếm lĩnh đời sống để đem đến cho người đọc, trao truyền cho họ những xúc động thẩm mĩ mãnh liệt. Thực chất, đây là vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Lịch sử phát triển của văn học nhân loại cho thấy có rất nhiều cách thức khái quát hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX khái quát hiện thực như sự sao chụp tự nhiên, cụ thể, mang nội dung xã hội. Đến đầu thế kỉ XX, với sự nhấn mạnh chủ thể thẩm mĩ và các khả năng tưởng tượng trong sáng tạo thì phạm vi của việc khái quát hiện thực đã được mở rộng hơn rất nhiều. Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, người ta nhìn thấy những nỗ lực đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật một cách rõ nét. Khởi đầu là văn học hiện thực phê phán và tiếp đó là văn chương Tự Lực văn đoàn. Trong đó, phải kể đến một tên tuổi sáng chói trên văn đàn văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX, đó là Thạch Lam. 2. Xét trong thời kì văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của Thạch Lam đã mở ra một bước tiến mới cho văn xuôi nghệ thuật nói chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng. Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam chào đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế, sự nghiệp và đặc biệt là truyện ngắn của nhà văn. Một cách tổng quát, có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về Thạch Lam xoay quanh ba nội dung lớn. 2
  7. Thứ nhất là các tài liệu viết về đặc điểm con người của Thạch Lam hoặc những kỉ niệm sâu sắc với nhà văn. Đây là những bài viết của người thân, bạn bè, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng gặp gỡ, tiếp xúc, có thời gian sống cùng Thạch Lam hoặc làm công tác nghiên cứu về ông. Tiêu biểu là các bài viết: Người em thứ sáu (Hồi kí) của Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam- cha tôi trong trí tưởng của Nguyễn Tường Giang, Thạch Lam- một nhà văn yêu người như yêu mình của Vũ Bằng, Những kỷ niệm “chia ngọt sẻ bùi” cùng Thạch Lam của Đinh Hùng, Thạch Lam thẩm âm của Hoài Điệp Thứ Lang, Với Thạch Lam của Hồ Dzếnh, Thạch Lam- những điều còn nhớ của Lưu Khánh Thơ ghi theo lời Song Kim kể, Những điều tôi học được ở Thạch Lam của Hoàng Tiến... Thứ hai là các bài viết đưa ra những nhận xét, đánh giá khái quát về Thạch Lam. Đây là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại đã đưa ra những nhận định về giá trị văn chương Thạch Lam và khẳ ng định đóng góp của ông vào thành tựu chung của công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà, nhằm mục đích làm rõ những đánh giá khái quát về thời kì văn học. Chẳng hạn như các bài viết: Tình hình chung văn học lãng mạn 1932-1945, Tự Lực văn đoàn của Phan Cự Đệ, Thạch Lam (1910-1942) của Hà Văn Đức... Thứ ba là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Thạch Lam. Tác giả của những tài liệu này là các nhà nghiên cứu phê bình, học viên cao học, nghiên cứu sinh, những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và học tập về Thạch Lam. Tìm hiểu những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra phân tích, đánh giá sâu sắc về quan niệm văn chương của Thạch Lam, thi 3
  8. pháp và phong cách văn chương, cảm hứng chủ đạo, đồng thời có những thẩm định xác đáng về giá trị văn chương Thạch Lam. Riêng vấn đề Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam tuy chưa được nghiên cứu nhưng đã có một số tác giả nhắc tới ở chỗ này hay chỗ khác dưới những hình thức không giống nhau. Ngay từ lúc tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa (Nxb Đời nay, Hà Nội, 1937) vừa mới xuất hiện, một số tác giả đã nhận thấy phạm vi hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Thạch Lam là đời sống bên trong của con người. Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực” [31; 277]. Như vậy, cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đã nhận ra Thạch Lam là nhà văn thiên về cảm xúc, cảm giác. Tiếp nối sự phát hiện đột khởi của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng nhấn mạnh Thạch Lam “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ô ng tả một cách thật tinh vi” [52; 41]. Chính vì thế, trong những dòng đầu tiên giới thiệu về Thạch Lam, nhà phê bình nhận xét: “trong các truyện ngắn, truyện dài của ông (tức Thạch Lam), tình cảm đều có vị trí đặc biệt” [52; 41]. Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu về Thạch Lam. Trong bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định: “Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí: cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam đã thấy dàn xếp theo hình thể của lời” [44; 146]. Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hoá thân sâu sắc và yếu tố cảm xúc trong sáng tác của Thạch Lam. 4
  9. Nguyễn Tuân cũng cho rằng một số sáng tác của Thạch Lam là mẫu mực. Ông nhận xét cách lí giải về hiện thực của Thạch Lam như sau: “Thạch Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái, mà đồng thời cũng đi sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác” [45; 264]. Đây là lí do quan trọng khiến cho độc giả “ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học” [45; 258]. Hàng loạt bài nghiên cứu trong tạp chí Giao điểm, Sài Gòn, số 1, 1972 đều tiếp tục khẳng định sức sống vượt thời gian của văn chương Thạch Lam, trong đó có những ý kiến xác đáng, đầy sức thuyết phục về các khía cạnh giá trị trong di sản văn học “không mấy đồ sộ” của ông. Trong bài viết Thạch Lam: hưong thơm và nỗi u hoài, Dương Nghiễm Mậu đánh giá cao khả năng “tỉa tách chi ly tâm hồn người Việt Nam, ở những khía cạnh nhỏ nhặt, tế nhị và sâu sắc nhất” của Thạch Lam [3; 157]. Tác giả Huỳnh Phan Anh trong Thạch Lam, tiểu thuyết gia cũng đã chú ý đến nét riêng trong sáng tác của nhà văn: “Văn Thạch Lam là một lời mời gọi không của lý trí sáng suốt đầy ẩn tình, ẩn ý mà của tâm hồn, không của tư tưởng mà của rung động và cảm tình” [3; 263]. Nhận xét này không chỉ đúng với tiểu thuyết mà còn rất đúng với truyện ngắn của Thạch Lam. Năm 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung giới thiệu về Thạch Lam trong Văn xuôi lãng mạn 1930-1945. Đáng lưu ý là nhận xét Thạch Lam có sở trường diễn tả thế giới nội tâm, “đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc cảm giác. Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tế nhị của tâm hồn trước ngoại cảnh” [34]. Nhân kỉ niệm 50 năm ngày mất Thạch Lam, Hội thảo khoa học về Thạch Lam đã quy tụ được nhiều bài nghiên cứu có sự khám phá cả chiều rộng lẫn chiều sâu những đóng góp của ông trên nhiều phương 5
  10. diện trước yêu cầu đổi mới của văn học. Vương Trí Nhàn khẳng định: “Hướng đi vào tâm lý của Thạch Lam là một hướng đi rất hiện đại” [48; 54]. Bàn về Giải pháp điều hoà xã hội trong văn Thạch Lam, tác giả Lại Nguyên Ân thừa nhận: “Thạch Lam là nhà văn có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của xu hướng tâm lý trong văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt cả bằng thực tế sáng tác lẫn bằng các phát biểu có tính chất định hướng lý thuyết. Đề tài Thạch Lam - nhà văn tâm lý cần được nghiên cứu riêng” [4; 67]. Nhà nghiên cứu Bích Thu bổ sung thêm nhận xét về việc phản ánh thế giới nội tâm của con người trong truyện ngắn Thạch Lam: “Dễ nhận thấy nhân vật của Thạch Lam ít được nhấn mạnh về điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài mà là những nhân vật “hướng nội”, có đời sống bên trong, ẩn chứa những bí mật của “cõi người” mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát hiện” [65; 76]. Đây chính là nét độc đáo trong sáng tác của Thạch Lam. Trong bài Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong cũng nhận thấy “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả” [54; 112]. Cùng chung suy nghĩ đó, Trần Ngọc Dung khẳng định nét khác biệt trong truyện ngắn Thạch Lam chính là ở chỗ “hé mở cho ta thấy cuộc sống ẩn kín bên trong của con người dường như chỉ biết cúi đầu trước số kiếp” [14; 123]. Phan Diễm Phương cũng cho rằng “chú trọng vào đời sống tâm linh, xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việc diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc hàng đầu - điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng đã trở thành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch Lam” [56; 131]. Khi tìm hiểu quan niệm về con người trong sáng tác của Thạch Lam, Lê Dục Tú nhấn mạnh: “trong khi miêu tả thế giới tinh thần của con người, Thạch Lam chỉ quan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ, trong sáng, lành mạnh... Đó là nét đặc trưng trong bút pháp của Thạch Lam khi ông miêu 6
  11. tả con người” [69; 121]. Cũng theo Lê Dục Tú: “việc đi sâu thể hiện thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người và coi đó là đối tượng để miêu tả con người là chỗ mạnh và cũng là chỗ yếu của các nhà văn lãng mạn nói chung, của ngòi bút Thạch Lam nói riêng” [3; 19]. Nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Thị Thu Hương bổ sung thêm: “với Thạch Lam, thế giới nội tâm là thế giới của hồi ức, của kỷ niệm” [32; 90]. Qua các công trình nghiên cứu có thể thấy các tác giả đều nhất trí thừa nhận thế mạnh về nội tâm, về cảm giác của Thạch Lam và chỉ ra đó là phạm vi phản ánh hiện thực chủ yếu trong truyện ngắn của ông. Tuy nhiên, những kiến giải, đánh giá về đối tượng của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam phần nhiều vẫn chỉ dừng ở việc khai thác nội dung tư tưởng chứ chưa đi vào khía cạnh đặc trưng phản ánh nghệ thuật, chưa làm rõ thế giới bên trong, thế giới nội tâm như là đối tượng của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Liên quan đến vấn đề thủ pháp phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam, nhiều tác giả đã nói đến cốt truyện và kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam. Phần lớn ý kiến của các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cốt truyện của Thạch Lam rất đơn giản, hầu như không có truyện gì đáng kể. Trần Ngọc Dung đã cho rằng: “nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có truyện” [14; 126]. Bích Thu cũng khẳng định cốt truyện của Thạch Lam “thường ít hành động và kịch tính mà giàu những chi tiết, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người” [65; 74]. Cũng như vậy, kết cấu truyện ngắn Thạch Lam được tuân thủ theo lối kết cấu tâm lý như lời nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh” [35; 205]. Tuy vậy, vẫn cần có một 7
  12. cái nhìn đầy đủ về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam trong tư cách là một thủ pháp quan trọng của phản ánh nghệ thuật. Nhận xét về giọng điệu của truyện ngắn Thạch Lam, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng. Trong bài Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, Trần Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình” [14; 129]. Nhất trí với nhận xét đó, Lê Dục Tú cho rằng “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu c ảm xúc và nhạc điệu” [3; 23] là yếu tố quan trọng làm nên dấu ấn đặc biệt trong văn phẩm Thạch Lam. Song, hầu như chưa có tác giả nào chú ý tới giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam như một thủ pháp nghệ thuật đích thực trong phản ánh nghệ thuật của nhà văn. Đánh giá về ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị mà sâu sắc” [70; 54]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhất trí với nhận xét đó của Nguyễn Tuân. Trong Lời giới thiệu Tuyển tập Thạch Lam viết năm 1998, Phong Lê khẳng định Thạch Lam có “một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn. Một lối văn không nặng vì những chữ dùng to t át, hoặc những cấu trúc gấp gáp, vội vàng. Ở đây câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn. Có lúc sự diễn tả còn vượt ra ngoài câu, chữ, vì sức gợi mở và khả năng khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa cho ta cảm... câu văn của Thạch Lam cứ như là câu văn của hôm nay”. Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định: “Với ngòi bút giản dị, tinh tế lạ thường, ngôn ngữ đặc biệt trong sáng, đầy chất thơ, Thạch Lam đã góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới” [35; 206]. Lê Dục Tú cũng nhấn mạnh nhiều đoạn văn của Thạch Lam “cho đến hôm nay vẫn có thể coi là những đoạn văn mẫu mực cả về cú 8
  13. pháp lẫn hình ảnh” [3; 24]. Ông đã dẫn ra rất nhiều câu văn, đoạn văn “hoàn hảo” trong truyện ngắn của Thạch Lam. Lê Thị Đức Hạnh cũng nhất trí với ý kiến đó khi nhận ra sự “giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhiều khi đậm chất thơ” [25; 106] của ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam. Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, Nguyễn Thị Mai Hương đã dành một phần nghiên cứu về lời văn trần thật và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam. Tuy nhiên, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam vẫn cần được xem xét một cách toàn diện và khái quát hơn trong ý nghĩa như là một thủ pháp quan trọng của phản ánh nghệ thuật. Như vậy, bản sắc riêng trong phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam đã được các nhà nghiên cứu, các thế hệ độc giả đề cập tới nhưng chưa có một chuyên luận, một công trình nào coi vấn đề này là đối tượng nghiên cứu chính và tập trung khảo sát, phân tích một cách toàn diện, sâu sắc, mặc dù đây chính là hạt nhân cốt lõi làm nên một dấu ấn Thạch Lam với “cái thế giới nghệ thuật duy nhất, sự độc sáng một lần trong lịch sử văn học” [3; 458]. Việc đi từ góc độ lí thuyết về đặc trưng p hản ánh nghệ thuật để soi sáng truyện ngắn Thạch Lam, rồi từ truyện ngắn Thạch Lam soi sáng lại lí thuyết về đặc trưng phản ánh nghệ thuật vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Xuất phát từ thực tiễn đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống thế giới ngh ệ thuật của Thạch Lam trong tinh thần của mô hình phản ánh nghệ thuật nhằm chỉ ra đặc trưng phản ánh nghệ thuật của nhà văn. III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đi từ cái nhìn lí luận về vấn đề phản ánh nghệ thuật trong lịch sử mĩ học, luận văn cho thấy những tương đồng và khác biệt ý kiến về vấn đề này trong quá trình phát triển của tư duy mĩ học và lí luận văn học, nhất là bên 9
  14. trong hệ thống lí luận văn học mác xít giữa hai đại diện lớn là G.Lukacs (Hungary) và Ch.Caudwell (Anh). Từ một vấn đề của mĩ học và lí luận văn học, luận văn tiếp cận các sáng tác của Thạch Lam, nghiên cứu đối tượng và thủ pháp phản ánh nghệ thuật của nhà văn nhằm minh chứng và soi sáng lại vấn đề đặc trưng của phản ánh nghệ thuật trong mĩ học và lí luận văn học. Qua đó luận văn cho thấy những đóng góp đặc sắc của Thạch Lam vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung và truyện ngắn nói riêng, khẳng định sự vận động của tư duy lí luận văn học không thể tách rời sự vận động của tư duy nghệ thuật. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Thực hiện đề tài Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, luận văn tập trung nghiên cứu các truyện ngắn của Thạch Lam: - Gió đầu mùa (Tập truyện, NXB Đời nay, Hà Nội, 1937) - Nắng trong vườn (Tập truyện, NXB Đời nay, Hà Nội,1938) - Sợi tóc (Tập truyện, NXB Đời nay, Hà Nội,1942) - Những truyện ngắn của Thạch Lam đăng rải rác trên các báo: Bắt đầu, Duyên số, Người lính cũ, Sóng lam, Cung Hằng lạnh lẽo, Bó hoa xuân, Hy vọng, Một thoáng nhà thương, Bông hoa rừng, Một bức thư, Buổi sớm, Tình xưa, Hoa đầu mùa ... hoa sen, Đêm sáng trăng, Cô Thuý, Truyện bốn người (viết chung với Hoàng Đạo, Khái Hưng và Thế Lữ), Đồng hào mới, Một cảnh quê, Câu chuyện cổ tích, Bốn ông nông dân An Nam, Ái tình, Lên chơi trăng... V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thực hiện đề tài Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp phân tích 10
  15. 2. Phương pháp so sánh, đối chiếu 3. Phương pháp tổng hợp VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 1. Người ta đã viết nhiều về truyện ngắn của Thạch Lam, nhưng chưa ai xuất phát từ một vấn đề cơ bản của mĩ học và lí luận văn học để soi sáng thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. Lựa chọn đề tài Đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, luận văn mang đến một cái nhìn khoa học, khám phá đối tượng nghiên cứu trong thế chủ động với hệ quy chiếu của mĩ học sáng tạo. 2. Luận văn nghiên cứu đối tượng và thủ pháp phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, chỉ ra những đặc điểm của thế giới nghệ thuật Thạch Lam, từ đó khẳng định những giá trị thẩm mĩ độc đáo của nhà văn này. 3. Luận văn cho thấy sự lựa chọn đối tượng và thủ pháp phản ánh của nhà văn thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn, nó tạo nên cái riêng không lẫn với người khác của anh ta. Trong dòng chảy chung của truyện ngắn 1930 - 1945, Thạch Lam đã có được vị trí riêng vì ông đã có được bản sắc riêng của phản ánh nghệ thuật. VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong mĩ học và lí luận văn học Chương 2: Đối tượng của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam Chương 3: Những thủ pháp của phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam 11
  16. Chƣơng 1: VẤN ĐỀ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ THUẬT TRONG MĨ HỌC VÀ LÍ LUẬN VĂN HỌC Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực luôn luôn là vấn đề xuyên suốt lịch sử của những tìm tòi mĩ học và lí luận văn học. Trong sáng tạo nghệ thuật, thực tại bao giờ cũng được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Qua đó, nhà văn gửi tới độc giả tư tưởng, tình cảm và những thông điệp giàu ý nghĩa nhân sinh. Chính vì thế, đặc trưng của phản ánh nghệ thuật là phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của con người thông qua cách thức cảm nhận độc đáo của người nghệ sĩ. 1.1 Những quan niệm truyền thống về đặc trƣng phản ánh nghệ thuật Sự thật, đạo đức và cái đẹp là những nhu cầu đầu tiên và cơ bản của con người. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu, triết học và mĩ học nguyên thuỷ Hi Lạp đã hướng tới cái đẹp của thực tại khách quan. Cái đẹp của thực tại khách quan đã là cái trục mà mọi tư tưởng tìm kiếm của họ đều xoay quanh cái trục ấy. Cái đẹp của thực tại khách quan đối với họ là vấn đề đầu tiên và cơ bản. Nghiên cứu về triết học và mĩ học Hi Lạp truyền thống chúng ta có thể tìm thấy ở đó những tư tưởng khái quát thấm nhuần chủ nghĩa duy vật ngây thơ, chất phác đến độ hồn nhiên và phép biện chứng tự phát của con người Hi Lạp cổ về mĩ học và thế giới. Tuy những quan niệm ấy vẫn còn có sự hạn chế ở chỗ này hay chỗ khác nhưng không thể không thừa nhận rằng họ đã đặt ra hàng loạt những vấn đề quan trọng mà đến nay vẫn còn có ý nghĩa đối với những quan niệm chung về đặc trưng phản ánh nghệ thuật, trong đó quan trọng hơn cả là những tư tưởng về cái đẹp của thực tại khách quan. 12
  17. Những luận điểm nổi tiếng của Platon và Aristote về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật đã được nói đến từ hơn hai nghìn năm trước. Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập tới hai tác giả tiêu biểu này. Trong tư tưởng mỹ học của Platon (427-347 trước CN), cái đẹp là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng cái đẹp theo Platon lại không nên tìm kiếm ở những phẩm chất khả giác của sự vật và những cảnh sinh động hay trong mối quan hệ với hoạt động của con người. Bởi vì, trong thế giới hiện thực mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan thì tất cả đều thay đổi và biến dịch, không có gì là bền vững và đích thực cả. Và do vậy, những cái đẹp thường ngày mà chúng ta cảm giác được chỉ là ánh hồi quang, là bản sao, là những mảnh vụn của cái đẹp ý niệm mà thôi. Chính vì quan niệm cái đẹp có tính chất siêu nhiên như vậy nên Platon cho rằng chỉ có thể nhận thức cái đẹp bằng lí trí, bằng con đường suy luận trừu tượng chứ không phải bằng cảm giác, bằng con đường sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Ông miêu tả quá trình nhận thức cái đẹp như sau: đầu tiên là lí trí từng bước tách ra khỏi những sự vật đẹp riêng lẻ, tiếp đó lí trí sẽ vươn tới mọi vật thể đẹp phổ quát, tới những chuẩn mực đẹp phổ quát và cuối cùng dừng lại ở nhận thức cao nhất về ý niệm đẹp. Theo Platon, thế giới của các sự vật cảm biết là không nhận thức và thế giới của ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của sự đúng đắn, chân thực và các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Từ đó, Platon cho rằng nhận thức của con người không phải là p hản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức ý niệm. Nghệ thuật cũng là sự sao chép lại những sự vật khả giác, mà bản thân những sự vật này thì vốn là bản sao của các ý niệm, là sự phản ánh lại các ý niệm. Do vậy, xét đến cùng sự diễn tả của nghệ sĩ chính là bản sao lại một bản sao, sự bắt chước lại một sự bắt chước. Nghĩa là, phản ánh nghệ thuật cũng chính là sự phản 13
  18. ánh cái đã được phản ánh. Mặc dù còn những hạn chế nhưng Platon vẫn có công lớn trong việc đặt nền tảng cho việc xây d ựng các khái niệm, phạm trù và tư duy nghệ thuật. Cũng như Platon, “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ” Aristote (384-322 trước CN) đã gọi văn nghệ nói chung là “nghệ thuật mô phỏng”, nghĩa là sự bắt chước, phản ánh hiện thực. “Sử thi, bi kịch cũng như hài kịch và thơ ca tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền -tất cả những cái đó nói chung đều là những nghệ thuật mô phỏng”[6; 182]. Ông lí giải về nguồn gốc của nghệ thuật như sau: “Nói chung, dường như có hai nguyên nhân, hơn nữa, lại là hai nguyên nhân tự nhiên, đã làm nảy sinh ra nghệ thuật thơ ca. Thứ nhất, sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con ngưòi khác giống vật ở chỗ họ có cái tài mô phỏng, nhờ có sự mô phỏng đó mà họ thu nhận được những kiến thức đầu tiên; còn điểm thứ hai l à, những sản phẩm (kết quả- ND) của sự mô phỏng mang lại thích thú cho con người”[6; 187]. Nhờ tiết tấu, ngôn từ và giai điệu, nghệ thuật đã thực hiện hoạt động nhận thức các sự vật như chúng đang tồn tại. Aristote cho rằng khi dùng những ẩn dụ để miêu tả sự vật phải “như hiện ra trước mắt” và giải thích “phàm những thứ mang hiện thực cảm biết đều có thể mang sự vật bày ra trước mắt chúng ta”. Điều đáng lưu ý là, Aristote đã nhấn mạnh về kĩ xảo và thủ pháp mà nghệ sĩ sử dụng: “vật được miêu tả làm cho thích thú không phải ở bản thân sự mô phỏng mà là ở chỗ kĩ xảo, hoặc do màu sắc, hoặc do một nguyên nhân nào đó cùng loại”[79; 27]. Rõ ràng, cùng xuất phát từ quan điểm “bắt chước” hiện thực nhưng cách lí giải nghệ thuật của Aristote lại khác với Platon. Từ thuyết “bắt chước” của Platon đến thuyết “mô phỏng” của Aristote là cả một khoảng cách khá xa về tư tưởng. 14
  19. Theo Aristote, cái đẹp không ở trên thượng giới, không hiện hữu trong ý niệm - như quan niệm của Platon - mà trong những sự vật thực tế. Bằng con đường ngược lại với Platon, Aristote đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế. Ông quan niệm cái đẹp phải được xem như là thuộc tính và phẩm chất của các sự vật, cái đẹp được biểu hiện cao nhất nơi các hữu thể sống, cả trong thiên nhiên, cả trong xã hội, đặc biệt là nơi con người, đó là tính phổ quát của cái đẹp. Con người với sự hài hòa trong các bộ phận của cơ thể mình là hiện thân và là đối tượng chính của cái đẹp. Nét nổi bật trong cách lí giải về những vấn đề chủ yếu trong mĩ học của Aristote là ở chỗ ông đã xem mĩ học như một lĩnh vực độc lập của nhận thức. Đây chính là một nỗ lực tìm kiếm rất đáng trân trọng ở ông. Bước sang thời Phục hưng, mĩ học không còn thu mình khiêm tốn trong tư cách là một bộ phận của triết học mà đã phát triển thành một phương diện cơ bản của nghệ thuật. Không thể chia sẻ với quan niệm cuộc đời không có cái đẹp của mĩ học trung cổ phong kiến phương Tây, các nhà Phục hưng đã coi con người là một bộ phận của tự nhiên, sống và chết theo quy luật của tự nhiên và vì vậy, phải trả con người về với tự nhiên để nó phát triển theo tự nhiên. Mĩ học thời trung cổ kéo cái đẹp lên chín tầng mây, mĩ học Phục hưng khẳng định cái đẹp tồn tại nơi hạ giới. Đến thời Phục hưng, người ta luôn đề cao việc khám phá và diễn tả những cái đẹp bắt rễ ngay trong chính bản chất sự vật. Các nghệ sĩ miệt mài khám phá vẻ đẹp tự nhiên ấy. Thời kì này, các nhà mĩ học luôn đòi hỏi nghệ thuật phải “phát hiện ra những quy luật khách quan đó và phải chịu sự điều khiển của chúng”. Trong văn học Phục hưng, chân lí được tái hiện qua những hình thức của chính cuộc sống thực. Những gì đang diễn ra, đang phát triển một cách khách quan trong cuộc sống trần thế 15
  20. đều là đối tượng của phản ánh nghệ thuật. Cuộc sống ấy không phụ thuộc vào ý thức con người nhưng lại được khúc xạ qua lăng kính của ý thức ấy. Người đặt nền móng cho văn nghệ Phục hưng Ý là Dante (1265 - 1321), tác giả của kiệt tác Thần khúc. Giữa lúc giáo lí nhà thờ vẫn còn ngự trị trên mọi lĩnh vực của đời sống, Dante đã can đảm đưa ra những tìm tòi trong cách chiếm lĩnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người giữa đời sống trần tục, đó là điều phi thường của Dante. Ông không chỉ tìm kiếm mà còn mô tả thật trìu mến những vẻ đẹp đơn sơ nhưng ý vị của tự nhiên, của con người để gửi gắm những xúc cảm, ước mơ và niềm khát vọng vô bờ về một cuộc sống hạnh phúc, trong sạch, đẹp đẽ nơi thế giới thực tại, đồng thời thể hiện nhiệt tình ngợi ca giá trị mới về phẩm giá con người, về cuộc sống trần gian theo một quan niệm thế giới và nhân sinh mới, đối lập với quan niệm thần học trung đại. Những thành tựu rực rỡ của cái nôi văn nghệ Phục hưng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới Xervantes (1547 - 1616), nhà văn lớn Tây Ban Nha nhưng từng sống nhiều năm trên đất Ý. Sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện nhà hiệp sĩ Đôn ki hô tê thuộc dòng Hiđangô xứ Mantra đã thể hiện những kiến giải riêng đầy sức thuyết phục về cuộc sống thực tại. Ông tìm trong những xung đột của cuộc sống lời giải đáp cho nguyên nhân và mục đích hành động của con người. Ông cắt nghĩa mối quan hệ giữa khát vọng và thực tế từ chính những kinh nghiệm đời sống bản thân. Từ đó, Xervantes đã đưa ra những tư tưởng sâu sắc và có ý nghĩa khuyến cáo lâu dài đối với con người. “Sự sống con người là đáng quý nhất”, đó là tâm niệm của sShakespeare (1564 - 1616). Sáng tác của ông là sự thực thi bền bỉ quan niệm “con người là vẻ đẹp của thế gian, là kiểu mẫu của muôn loài ”. Nét nổi bật trong sáng tác của Shakespeare là ở chỗ ông luôn nhìn nhận và miêu tả con 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2