Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật môi trường: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
lượt xem 8
download
Luận văn đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men; đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động và rủi ro sức khỏe người lao động tại các công ty sản xuất gạch men. Từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật môi trường: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------ NGUYỄN MINH QUANG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH MEN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------ NGUYỄN MINH QUANG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH MEN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã ngành: 60520320 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. NGUYỄN CÔNG HÀO TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TSKH. NGUYỄN CÔNG HÀO Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Minh Quang Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 25/01/1977 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1341810018 I- Tên đề tài: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. II- Nhiệm vụ và nội dung: Nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Đồng Nai. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động và rủi ro sức khỏe người lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai. Nội dung: Nội dung 1: Thu thập số liệu về môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 – 2013 nhằm đánh giá hiện trạng môi trường lao động và mối quan hệ giữa môi trường lao động với sức khỏe công nhân.
- Nội dung 2: Đánh giá mức độ ô nhiễm tổng hợp do nhiều yếu tố tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai. Nội dung 3: Đánh giá rủi ro sức khỏe người lao động đối với tác nhân gây rủi ro đặc trưng tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai theo mô hình HRA. Nội dung 4: Dự báo mức độ ô nhiễm các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020. Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đang sử dụng trong các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, kỹ thuật, bảo hộ lao động và y tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm, rủi ro sức khoẻ, nâng cao sức khỏe người lao động. III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 19/12/2014 V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Công Hào CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
- Mở đầu: - Giới thiệu tên đề tài, học viên thực hiện và giáo viên hướng dẫn. - Giới thiệu nội dung bài báo cáo. - Lời mở đầu: Ô nhiễm môi trường lao động hiện nay đang là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới cũng như ở từng quốc gia. Sự ô nhiễm môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng trên phạm vi nhà máy, xí nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh. Đồng Nai hiện nay là một trong những tỉnh có nhiều KCN phát triển và ngành sản xuất gạch men là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của tỉnh. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế thì môi trường lao động ngành gạch men ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường Đồng Nai năm 2013 đã thực hiện: + Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp: 10.573 người. Trong đó khám bệnh bụi phổi silic: 543 người. + Riêng tại các công ty sản xuất gạch men: tổng số mẫu đo các yếu tố môi trường lao động là 2.796, trong đó số mẫu vượt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 40,16%. Do đó việc thực hiện đề tài “…” là thật sự cần thiết. Tính mới của đề tài đó là … Về ý nghĩa khoa học… Về ý nghĩa thực tiễn… Đề tài tập trung vào các mục tiêu sau: Thứ nhất là…. Thứ hai là…. Cuối cùng là…
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường lao động của các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai trên cơ sở nghiên cứu điển hình 3 công ty: Cổ phần công nghiệp gốm sứ Taicera, Cổ phần gạch men Thanh Thanh và Cổ phần gạch men Ý Mỹ. Đối tượng nghiên cứu: Môi trường lao động gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc và tình hình sức khỏe công nhân tại 3 công ty nghiên cứu điển hình. Số lượng công nhân: 2.400 người. Tiêu chí chọn mẫu dựa trên các điểm chung về: + Quy mô, nhiệm vụ sản xuất. + Quy trình công nghệ. + Nguyên vật liệu sử dụng. + Khu vực phân bố. + Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Khái quát nội dung đề tài thể hiện qua sơ đồ nghiên cứu sau: Từ việc thu thập thông tin khảo sát môi trường lao động, kết quả khám sức khỏe định kỳ và thông tin từ bảng phỏng vấn trực tiếp người lao động, ta sẽ xác định được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, xác định được các bệnh liên quan với các yếu tố gây ô nhiễm đó và cả tỷ lệ ảnh hưởng a. Dựa vào các kết quả thu được tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm MTLĐ, đánh giá rủi ro sức khỏe, dự báo ô nhiễm ngành gạch men đến năm 2020 và đề xuất các biện pháp cải thiện ô nhiễm dựa trên việc đánh giá hiệu quả các biện pháp cải thiện mà các công ty đang áp dụng. Để thực hiện được các mục tiêu trên em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây, trong đó quan trọng nhất là các pp đánh giá mức độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro sức khỏe.
- Đi vào phần chính của Luận văn, sau đây em sẽ trình bày các Kết quả nghiên cứu: Đầu tiên là phần hiện trạng MTLĐ các cty gạch men. Sử dụng pp thu thập tài liệu, đo đạc tại hiện trường, xử lý số liệu kết hợp với pp so sánh ta tổng kết được rằng MTLĐ các cty gạch men ô nhiễm chủ yếu do các yếu tố nhiệt độ cao, tiếng ồn và bụi hô hấp. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường này vượt TCCP khá cao. Theo TS. Hoàng Văn Bính, khi tiếp xúc trong một thời gian dài với các yếu tố như nhiệt độ cao sẽ gây các bệnh về tiêu hóa, tx với tiếng ồn sẽ gây bệnh đau đầu và trong môi trường có hàm lượng bụi hô hấp cao sẽ gây các bệnh về hô hấp. Để đánh giá được mức độ ô nhiễm tổng hợp do nhiều yếu tố dựa vào kết quả KSK định kỳ và kết quả phỏng vấn người lao động để suy ra tỷ lệ ảnh hưởng (a) tương ứng với các bệnh tật điển hình ở người lao động tại các cty gạch men. Dựa vào kết quả khảo sát MTLĐ, số lần vượt TCCP của các yếu tố nhiệt độ, tiếng ồn và bụi hô hấp ta suy ra được trị số R là 3, là mức độ ảnh hưởng tới người lao động. Có a và R tính được trọng lượng ô nhiễm G. ở đây nhận thấy G của bụi là cao nhất, ta chọn làm yếu tố gây ô nhiễm chính. Sau đó tiến hành tính Trọng lượng ô nhiễm dư ∆G bằng tổng G các yếu tố còn lại trừ đi G của bụi. R dư sẽ bằng ∆G chia cho tổng tỷ lệ ảnh hưởng của các yếu tố còn lại, và bằng 0,582. R tổng bằng R của yếu tố ô nhiễm chính cộng với R dư. Như vậy tại các cty gạch men, R tổng xấp xỉ bằng 3,6, tra bảng 3 (trang 11 luận văn) ta kết luận được rằng Mức độ ô nhiễm tại các cty sx gạch men nằm trong khoảng “ô nhiễm nhiều”. Để hiểu rõ hơn về các ảnh hưởng của ô nhiễm MTLĐ các cty gạch men ta cần đánh giá rủi ro đối với sức khỏe người lao động. Theo mô hình HRA, ta tiến hành theo 4 bước: - Đầu tiên là nhận diện mối nguy hại: Quá trình sản xuất phát thải ra bụi có chứa silic tự do (SiO2), đặc biệt tại công đoạn sấy phun và ép thủy lực.
- - Nồng độ bụi hô hấp trung bình là 2,57 mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép 1,29 lần với hàm lượng silic trung bình là 21%. Tiếp xúc với bụi chứa SiO2 liên tục trong thời gian dài có thể gây bệnh bụi phổi silic. > Như vậy bụi hô hấp có chứa silic tự do là tác nhân gây hại đặc trưng tại các công ty gạch men. Bước thứ hai là đánh giá độc tính: Bụi phổi silic là bệnh phổi xơ hóa lan tỏa, bệnh phát triển và không hồi phục ở công nhân hàng ngày thở hít bụi chứa SiO2. - Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy bụi silic gây ung thư phổi ở người. Như vậy ta tiến hành xác định liều tham chiếu RfD: • Theo WHO,1986: giá trị trung bình tiếp xúc bụi silic lớn nhất trong một ca 8 giờ là 40µg/m3. • Trọng lượng trung bình của người trưởng thành là BW=54kg. Dung tích khí cần cho một người trong một ngày là 20 m3/ngày, từ đó tính được RfD như sau: RfD = (40 x 10-3 x 20)/ 54 = 0,015 (mg/(kg.ngày)) …(tham khảo của Lê Thị Hồng Trân 2008). Sau khi đánh giá độc tính đến bước thứ 3 là đánh giá phơi nhiễm: ta tính liều lượng phơi nhiễm bụi silic trung bình hàng ngày, kí hiệu là ADD: ADD = Csilic x IR x ET x EF/(BW x365) (mg/(kg.ngày)) Các thông số cần để tính toán thể hiện trong bảng sau…(IR tham khảo của Lê Thị Hồng Trân 2008). Vậy ADD = 0,24 (mg/(kg.ngày)) Bước cuối cùng là mô tả đặc tính rủi ro thông qua chỉ số nguy hại HI: HI = ADD/ RfD = 16 lớn hơn 1 rất nhiều. Kết luận: với nồng độ bụi hô hấp chứa hàm lượng silic cao như hiện nay tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe người lao động, có khả năng gây bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp rất cao.
- Một kết quả nữa của Luận văn là Ước tính tải lượng bụi phát thải trong ngành gạch men đến năm 2020 do đặc thù của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành gạch men nói riêng, khi sản xuất đều phát sinh một lượng lớn bụi có chứa hàm lượng silic tự do cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động. Dựa vào quy hoạch của UBND tỉnh, tình hình thực tế ngành gạch men và kế hoạch sản xuất của 3 cty nghiên cứu ta tính được sản lượng dự báo đến năm 2020 của 3 cty thể hiện trong bảng sau. Tham khảo tài liệu của C. Palmonari and G. Timellini, 1982 biết được hệ số phát thải bụi ngành gạch men khi không có biện pháp kiểm soát ÔN là 40 g/m2, khi có biện pháp kiểm soát là 3,2 g/m2. Ta tính được tải lượng bụi đến năm 2020 là…. Từ bảng trên cho thấy khi có biện pháp kiểm soát phát thải trong ngành sản xuất gạch men thì tổng tải lượng bụi ước tính sẽ giảm được gần 92% so với khi không có biện pháp khống chế ô nhiễm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Các cơ sở sản xuất gạch men cần coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực sản xuất, liên tục cải thiện điều kiện lao động, cải thiện công nghệ sản xuất và khắc phục ô nhiễm môi trường.
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Minh Quang
- ii LỜI CÁM ƠN Trƣớc hết tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH. Nguyễn Công Hào – là ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô và cán bộ của Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi cùng với tập thể lớp 13SMT11 trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trƣờng Đồng Nai, công ty Cổ phần công nghiệp gốm sứ Taicera, công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh và công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ đã cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình làm Luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, quý đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Học viên cao học Nguyễn Minh Quang
- iii TÓM TẮT Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều khu công nghiệp phát triển. Trong đó, ngành sản xuất gạch men là ngành phát triển nhanh và mạnh của tỉnh. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, Đồng Nai cũng phải đối mặt với ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm môi trƣờng lao động vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời lao động và cộng đồng xung quanh. Hiện nay tại Đồng Nai chƣa có một nghiên cứu nào đánh giá điều kiện môi trƣờng sản xuất gạch men và rủi ro đối với sức khỏe ngƣời lao động. Vì thế nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng môi trƣờng lao động trong ngành sản xuất gạch men tại Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 theo phƣơng pháp nghiên cứu điển hình 3 công ty: Cổ phần công nghiệp gốm sứ Taicera, Cổ phần gạch men Thanh Thanh và Cổ phần gạch men Ý Mỹ. Qua thu thập tài liệu, số liệu và phân tích theo mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm của GS. Đào Ngọc Phong và mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe, tác giả đi đến kết luận: mức độ ô nhiễm môi trƣờng lao động các công ty sản xuất gạch men tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai là “ô nhiễm nhiều”; nguy cơ gây bệnh bụi phổi silic ở ngƣời lao động rất cao. Từ việc đánh giá ƣu điểm và hạn chế của các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng lao động mà các công ty gạch men đang áp dụng, tác giả đề xuất sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý, kỹ thuật, y tế và bảo hộ lao động nhằm giảm mức độ ô nhiễm và rủi ro sức khỏe xuống thấp nhất. Bên cạnh đó việc thực hiện đề tài còn nhằm làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và các ảnh hƣởng cụ thể tới ngƣời lao động trong ngành sản xuất gạch men nói riêng và các ngành công nghiệp khác tại Đồng Nai.
- iv ABSTRACT In the process of industrialization and modernization of the country, Dong Nai is a province which has many developed industry zones. By which, ceramic tiles industry has developed rapidly and strong. Besides the economic benefits, Dong Nai has to face environmental pollution, especially the working environmental pollution because it directly affects the health of workers and the community. Currently, in Dong Nai, there are no studies that assess the environmental conditions in ceramic tiles industry and risks to workers’ health. Therefore, this study was conducted to assess the working environmental status quo in ceramic tiles industry in the period from 2011 to 2013, according to typically research method at three companies: Taicera Enterprise Company Limited, Thanh Thanh Joint Stock Company, Y My Ceramic Tiles Corporation. By collecting data and analysing according to Professor Dao Ngoc Phong’s pollution levels assessment model and the health risk assessment model, the author came to the conclusion: the level of the working environmental pollution in ceramic tiles industry in Dong Nai is high level of pollution; risk of silicosis in workers is very high. Depending on the advantages and disadvantages of the measures to reduce environmental pollution that the ceramic tiles companies are taking, the author propose the using a combination of measures as management, technique, medical care and labor protection in order to reduce the level of pollution and health risk to the minimum. The study is also initial basis for further research on the working environmental status quo and the specific impacts on the workers in ceramic tiles industry in particular and other industries in Dong Nai.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................................ iii ABSTRACT .............................................................................................................................iv MỤC LỤC .................................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... xii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1 A. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1 B. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 3 C. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 3 D. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 4 1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 4 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 5 E. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài .................................................................................. 5 1. Phƣơng pháp tổng quan tài liệu .............................................................................. 5 2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................................. 5 3. Phƣơng pháp điều tra thực địa ................................................................................ 5 4. Phƣơng pháp đo đạc các yếu tố hóa lý trong môi trƣờng lao động ........................ 5 5. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu ...........................................................................8 6. Phƣơng pháp phân tích, so sánh ............................................................................. 8 7. Áp dụng mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm .......................................................... 8 8. Phƣơng pháp đánh giá rủi ro sức khỏe ................................................................. 11 9. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................................... 13
- vi F. Ý nghĩa khoa học, tính mới, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................... 13 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ............................................................... 13 2. Tính mới của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 14 3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................... 14 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................15 1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động và tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ................................................................................. 15 1.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 15 1.1.2 Dân số, lao động .............................................................................................. 17 1.1.3 Tình hình phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai .................................................. 17 1.2 Tổng quan về ngành sản xuất gạch men Việt Nam ............................................ 18 1.2.1 Lịch sử hình thành công nghiệp gạch men Việt Nam ..................................... 18 1.2.2 Tình hình sản lƣợng và năng lực sản xuất sản phẩm gạch men ...................... 20 1.3 Khái niệm môi trường lao động và các yếu tố môi trường lao động trong ngành sản xuất gạch men ........................................................................................... 22 1.3.1 Khái niệm môi trƣờng lao động và sức khỏe lao động .................................... 22 1.3.2 Các yếu tố môi trƣờng trong ngành sản xuất gạch men .................................. 22 1.3.2.1 Các yếu tố vật lý ........................................................................................... 22 1.3.2.2 Bụi và yếu tố hoá học ................................................................................... 25 1.4 Tổng quan về đánh giá rủi ro sức khỏe và cách tiếp cận ......................................27 1.4.1 Nhận diện mối nguy hại .......................................................................................28 1.4.2 Đánh giá độc tính ..................................................................................................28 1.4.3 Đánh giá phơi nhiễm ............................................................................................30 1.4.4 Đặc tính rủi ro .................................................................................................. 31 1.4.4.1 Đặc tính rủi ro định lƣợng .................................................................................31 1.4.4.2 Mô tả rủi ro theo xác suất (định tính)................................................................32 1.4.5 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro .............................................33
- vii 1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong & ngoài nước về môi trường lao động..33 1.6 Giới thiệu tổng quan các công ty lựa chọn nghiên cứu ...................................... 36 1.6.1 Số lƣợng các công ty đƣợc lựa chọn nghiên cứu ............................................. 36 1.6.1.1 Công ty Cổ phần công nghiệp gốm sứ Taicera............................................. 36 1.6.1.2 Công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ ................................................................ 36 1.6.1.3 Công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh .................................................... 36 1.6.2 Những điểm chung đặc trƣng của 3 công ty lựa chọn nghiên cứu .................. 37 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH MEN TẠI CÁC KCN TỈNH ĐỒNG NAI ....................................................................................................... 42 2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai ........................................................ 42 2.1.1 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trƣờng lao động các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai ............................................................................... 42 2.1.1.1 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trƣờng lao động tại công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh từ năm 2011 – 2013 .................................................................... 42 2.1.1.2 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trƣờng lao động tại công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ từ năm 2011 – 2013 ................................................................................ 46 2.1.1.3 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trƣờng lao động tại công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera từ năm 2011 – 2013............................................................ 50 2.1.1.4 Đánh giá tổng hợp về hiện trạng môi trƣờng lao động ở ba công ty lựa chọn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 – 2013................................................................ 55 2.1.2 Tình hình sức khỏe công nhân các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 – 2013.................................................................................. 57 2.2 Đánh giá mối quan hệ giữa môi trường lao động và sức khỏe công nhân trong các công ty sản xuất gạch men tại các KCN tỉnh Đồng Nai .................................... 59
- viii CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ RỦI RO SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH MEN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ......................................................................... 61 3.1 Xác định mức độ ô nhiễm tổng hợp do nhiều yếu tố tại các công ty sản xuất gạch men trong các KCN tỉnh Đồng Nai................................................................... 61 3.2 Đánh giá rủi ro sức khỏe ...................................................................................... 66 3.2.1 Nhận diện mối nguy hại ................................................................................... 66 3.2.2 Đánh giá độc tính qua đƣờng hô hấp ............................................................... 68 3.2.3 Đánh giá phơi nhiễm ........................................................................................ 70 3.2.4 Đặc tính rủi ro .................................................................................................. 71 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH MEN TẠI CÁC KCN TỈNH ĐỒNG NAI ..................................72 4.1 Dự báo mức độ ô nhiễm ngành gạch men tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 ... 72 4.1.1 Dự báo tiềm năng phát triển của ngành ........................................................... 72 4.1.2 Dự báo mức độ ô nhiễm các công ty gạch men ............................................... 73 4.2 Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động ............................ 75 4.2.1 Biện pháp chung cho các công ty sản xuất gạch men ..................................... 75 4.2.2 Biện pháp cụ thể cho các công ty sản xuất gạch men tại các KCN Đồng Nai ...75 4.2.2.1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng lao động . 75 4.2.2.2 Đề xuất biện pháp ......................................................................................... 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 96 1. Kết luận .................................................................................................................... 96 2. Kiến nghị .................................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 99
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý Nghĩa BHLĐ Bảo hộ lao động BYT Bộ Y tế HRA Mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe KCN Khu công nghiệp MT Môi trƣờng MTLĐ Môi trƣờng lao động NLĐ Ngƣời lao động TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TT Thông tƣ US EPA Cục Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê số lƣợng mẫu cần khảo sát 3 năm từ 2011 – 2013 ............... 4 Bảng 2: Thiết bị đo đạc môi trƣờng lao động ............................................................ 7 Bảng 3: Mức độ phản ứng R qua chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng lao động .......................................................................................................................... 10 Bảng 1.1: Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm gạch men từ 1995 – 2003.......................... 20 Bảng 2.1: Bảng kết quả đo kiểm môi trƣờng lao động công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh từ năm 2011 – 2013 ............................................................................ 43 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số mẫu đo tại công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh từ năm 2011 – 2013....................................................................................................... 44 Bảng 2.3: Bảng so sánh số mẫu đo tại công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2011 – 2013 ......................................................................................... 45 Bảng 2.4: Bảng kết quả đo kiểm môi trƣờng lao động công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ từ năm 2011 – 2013 ............................................................................................ 47 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số mẫu đo tại công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ từ năm 2011 – 2013 .............................................................................................................. 48 Bảng 2.6: Bảng so sánh số mẫu đo tại công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ giai đoạn từ năm 2011 – 2013 .................................................................................................. 49 Bảng 2.7: Bảng kết quả đo kiểm môi trƣờng lao động công ty Cổ phần Công nghiệp gốm sứ Taicera từ năm 2011 – 2013 ........................................................................ 51 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp số mẫu đo tại công ty Cổ phần Công nghiệp gốm sứ Taicera từ năm 2011 – 2013 ..................................................................................... 52 Bảng 2.9: Bảng so sánh số mẫu đo tại công ty Cổ phần Công nghiệp gốm sứ Taicera giai đoạn từ năm 2011 – 2013 .................................................................................. 54 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp số mẫu đo môi trƣờng lao động 03 công ty lựa chọn nghiên cứu từ năm 2011 – 2013 ............................................................................... 56
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Mô hình tổ chức thi công hệ kết cấu bê tông cốt thép nhà cao tầng
76 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán nội lực và chuyển vị của hệ khung bằng phương pháp phần tử hữu hạn
81 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh
84 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Một cách tiếp cận mới để phân tích nội lực, chuyển vị bài toán tuyến tính kết cấu dàn chịu tải trọng tĩnh
65 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phân tích ổn định của thanh bằng phương pháp chuyển vị cưỡng bức
71 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định của cột bê tông cốt thép theo TCVN 5574 - 2012
78 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu dao động tự do của thanh lời giải bán giải tích
63 p | 22 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với các bài toán dầm nhiều nhịp chịu tác dụng của tải trọng tĩnh
68 p | 27 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dầm đơn có xét biến dạng trượt ngang chịu tải trọng phân bố đều
89 p | 47 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dầm liên tục
80 p | 48 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu dao động đàn hồi của thanh
64 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán khung phẳng chịu uốn có xét đến biến dạng trượt ngang
65 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của thanh bằng phương pháp phần tử hữu hạn
77 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán hệ dầm chịu uốn có xét đến biến dạng trượt ngang
92 p | 27 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu nội lực và chuyển vị của dây mềm theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss
78 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp mới phân tích tuyến tính ổn định cục bộ kết cấu dàn
82 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều
67 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán khung phẳng chịu uốn theo phương pháp phần tử hữu hạn
81 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn