Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết
lượt xem 15
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ vai trò, đặc điểm, mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán đang niêm yết như là một loại hình doanh nghiệp bằng các nhóm chỉ tiêu cụ thể. Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến hiệu quả hoạt động của nhóm CTCK niêm yết. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN ĐẶNG QUÍ AN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐANG NIÊM YẾT Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN MỸ HẠNH Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Đoàn Đặng Quí An
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Mỹ Hạnh, giảng viên khoa Tài chính nhà nước – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi. Đặc biệt, tôi biết ơn chồng tôi, gia đình tôi, bạn bè và đồng nghiệp đã cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả. Đoàn Đặng Quí An
- Luận văn đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng chấm luận văn. Cụ thể là: • Chỉnh sửa mục tiêu, nội dung cho rõ hơn và sát hơn với tên đề tài nghiên cứu (gắn chặt hơn với các công ty chứng khoán niêm yết); • Bổ sung nội dung chất lượng dịch vụ các công ty chứng khoán niêm yết; • Bổ sung trong chương giải pháp về minh bạch thông tin, tính dẫn dắt đối với các công ty chứng khoán chưa niêm yết.
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Phân chia CTCK theo loại hình doanh nghiệp 38 Bảng 2.2 Các tiêu chí cơ bản lựa chọn CTCK đại diện cho nhóm CTCK 42 niêm yết Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của các CTCK niêm 45 yết Bảng 2.4 Các chỉ tiêu sinh lời của CTCK năm 2009 45 Bảng 2.5 Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của các CTCK năm 2009 46 Bảng 2.6 Hệ số thanh toán của các CTCK 47 Bảng 2.7 Thay đổi tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu năm 2009 của các 48 CTCK Bảng 2.8 Mức độ tăng/giảm doanh thu trên từng nghiệp vụ năm 49 2009/2008 so toàn thị trường Bảng 2.9 Mức tăng (giảm) chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán 49 Bảng 2.10 Tỷ lệ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính trên nguồn vốn và 50 VCSH Bảng 2.11 Thị phần tài khoản giao dịch chứng khoán năm 2008 55 Bảng 2.12 Cơ cấu doanh thu của các CTCK năm 2009 57 Bảng 2.13 Vốn và doanh thu của các CTCk năm 2009 58 Bảng 2.14 Tổng kết thành tích nổi bật của các CTCK 59 Bảng 2.15 Các cổ đông lớn của BVSC, HPSC, KLS, SSI 61 Bảng 2.16 Cơ cấu nguồn nhân lực phân chia theo trình độ 63 Bảng 2.17 Đánh giá trình độ công nghệ thông tin áp dụng tại CTCK 65 Bảng 3.1 Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2010-2011 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Số lượng CTCK được thành lập từ năm 2000 đến 2009 37 Hình 2.2 Phân chia CTCK theo quy mô vốn điều lệ 39 Hình 2.3 Phân chia CTCK theo các nghiệp vụ kinh doanh được phép thực 40 hiện (năm 2009) Hình 2.4 Tình hình hoạt động của các CTCK năm 2008 và 2009 41 Hình 2.5 Diễn biến VN-Index trong khoảng thời gian 2 năm gần đây 52 Hình 2.6 Thị phần môi giới trên sàn HSX năm 2008 và 2009 56
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC báo cáo tài chính CNTT công nghệ thông tin CTCK công ty chứng khoán CTCP công ty cổ phần CTCPĐC công ty cổ phần đại chúng CT TNHH công ty trách nhiệm hữu hạn CK chứng khoán CP chi phí CTCP công ty cổ phần DT doanh thu DTT doanh thu thuần GT giá trị HĐKDCK hoạt động kinh doanh chứng khoán HOSE /HSX/SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Hastc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HSTT hệ số thanh toán NĐ 14 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán
- NĐT nhà/người đầu tư NHTM ngân hàng thương mại NV nguồn vốn KD kinh doanh LNTT lợi nhuận trước thuế LNST lợi nhuận sau thuế OTC Thị trường giao dịch tự do QĐ 27 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TQM (Total Quality Management) Quản trị chất lượng toàn diện TS tài sản TSLĐ tài sản lưu động TTCK thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN/SSC Ủy ban chứng khoán nhà nước UPCoM Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết VCSH vốn chủ sở hữu WTO Tổ chức Thương mại thế giới Tên viết tắt các CTCK Xem Phụ lục
- -1- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 6 1.1 LÝ LUẬN VỀ TTCK VÀ CTCK 6 1.1.1 Giới thiệu về TTCK 6 1.1.1.1 Khái niệm TTCK 6 1.1.1.2 Hàng hóa của TTCK 6 1.1.1.3 Chủ thể tham gia TTCK 7 1.1.2 Những vấn đề chung về CTCK 8 1.1.2.1 Khái niệm CTCK 8 1.1.2.2 Vai trò của CTCK 9 1.1.2.3 Đặc điểm của CTCK 10 1.1.2.4 Mô hình, tổ chức của CTCK 11 1.1.2.5 Hoạt động nghiệp vụ của CTCK 13 1.2 LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK 18 1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của CTCK 18 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCK 19 1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 19 1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu khác có liên quan đến hiệu quả hoạt động 21 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CTCK 25 1.2.3.1 Nhân tố khách quan 25
- -2- 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan 28 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK ĐANG NIÊM YẾT 33 2.1 GIỚI THIỆU TTCK VIỆT NAM VÀ CTCK NIÊM YẾT 33 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam từ 2000 đến 2009 33 2.1.1.1 Các văn bản pháp quy 33 2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam 33 2.1.2 Sự ra đời và phát triển của các CTCK Việt Nam từ 2000 đến 2009 35 2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK NIÊM YẾT 41 2.2.1 Giới thiệu về các công ty chứng khoán chọn nghiên cứu 41 2.2.1.1 Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC, mã CK: BVS) 43 2.2.1.2 Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (HPSC, mã CK: HPC) 43 2.2.1.3 Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS, mã CK: KLS) 43 2.2.1.4 Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI, mã CK: SSI) 44 2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK niêm yết 44 2.2.2.1 Các chỉ tiêu sinh lời 45 2.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu khác có liên quan đến hiệu quả hoạt động 46 2.2.2.3 Kết luận 50 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CTCK đang niêm yết 52 2.2.3.1 Nhân tố khách quan 52 2.2.3.2 Nhân tố chủ quan 57
- -3- CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK ĐANG NIÊM YẾT 67 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK ĐếN NĂM 2020 67 3.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ 67 3.1.2 Cam kết mở cửa theo WTO 68 3.1.3 Kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam 69 3.1.3.1 Kinh tế vĩ mô Việt Nam 69 3.1.3.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam 69 3.1.4 Triển vọng phát triển của ngành 70 3.1.4.1 TTCK sẽ trở thành kênh huy động vốn và kênh đầu tư hiệu quả của nền kinh tế 70 3.1.4.2 Quy mô thị trường còn khả năng mở rộng 71 3.1.4.3 Sản phẩm hàng hóa cho thị trường còn gia tăng 72 3.1.4.4 Thách thức cạnh tranh cho các CTCK Việt Nam 73 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ĐANG NIÊM YẾT 74 3.2.1 Tiềm lực tài chính 74 3.2.2 Nguồn nhân lực 77 3.2.3 Hạ tầng công nghệ thông tin 78 3.2.4 Quản lý, điều hành 80 3.2.5 Uy tín, thương hiệu 83 KẾT LUẬN CHUNG 86 PHỤ LỤC 88
- -4- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã hơn chín năm. Đó là giai đoạn bản lề để thị trường chứng khoán nước ta nói riêng và thị trường tài chính chuẩn bị tham gia vào sân chơi toàn cầu. Năm 2009, số lượng công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động là 105 công ty, chia xẻ với nhau thị phần của hơn 760 ngàn tài khoản. Năm 2008 và 2009, TTCK Việt Nam trải qua nhiều biến động, chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán, nhưng giai đoạn phía trước còn cam go hơn khi những rào cản về đầu tư vào thị trường tài chính được gỡ bỏ hoàn toàn. Trước tình hình đó, việc đánh giá hiện trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán là một việc làm hết sức cần thiết, bởi vì hiệu quả kinh doanh xét cho cùng là mục tiêu cao nhất của quá trình kinh doanh. Hiệu quả hoạt động mang ý nghĩa tổng hợp kết quả kinh doanh, là cơ sở của tất cả của những quyết sách quản trị, là đáp án cho vấn đề sống còn trong kinh doanh của chính các công ty chứng khoán. Dưới góc độ quản lý, các cơ quan chủ quản và nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở thực tế cho công việc điều hành của mình. Nhưng hiện nay những nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán vẫn còn ở mức độ hạn chế về cả số lượng đề tài và độ sâu nghiên cứu. Những lý do trên đã khẳng định tính cấp thiết của đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết.” 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò, đặc điểm, mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
- -5- Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán đang niêm yết như là một loại hình doanh nghiệp bằng các nhóm chỉ tiêu cụ thể. Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến hiệu quả hoạt động của nhóm CTCK niêm yết. Từ phân tích mặt tác động tích cực và tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, cùng với những thách thức mà CTCK niêm yết phải đối mặt trong tương lai, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán Việt Nam đang niêm yết, số liệu tập trung trong năm 2009, đối tượng là 4 công ty chứng khoán đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán: SSI, BVSC, HPSC và KLS. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo trên cơ sở các lý luận, kiến thức kinh tế học, tài chính chứng khoán. 5. Nội dung Chương 1: Lý luận về công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán đang niêm yết.
- -6- Chương 1: LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 LÝ LUẬN VỀ TTCK VÀ CTCK 1.1.1 Giới thiệu về TTCK 1.1.1.1 Khái niệm TTCK TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất, TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm: tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. 1.1.1.2 Hàng hóa của TTCK Việc định nghĩa chứng khoán có thể khác nhau nhất định ở từng quốc gia, tùy theo mục đích khi điều chỉnh loại tài sản đặc biệt này. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định1: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; 1 Xem: Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán.
- -7- b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.” Chứng khoán thường mang các đặc điểm sau: - Tính sinh lời: thể hiện ở việc người phát hành ra chúng phải trả cho người sở hữu chứng khoán khoản lợi tức trong tương lai để nhận về mình quyền sử dụng vốn. - Tính thanh khoản: tạo cho người sở hữu chứng khoán chuyển đổi dạng tài sản từ chứng khoán sang tiền thông qua giao dịch tại thị trường thứ cấp hoặc thông qua nghiệp vụ ngân hàng. - Tính rủi ro thể hiện ngay ở bản chất của hoạt động đầu tư vốn. Mức độ rủi ro của chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với tính sinh lời và tính thanh khoản của chứng khoán. 1.1.1.3 Chủ thể tham gia TTCK TTCK hoạt động được là nhờ hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK. Toàn bộ thao tác hàng ngày của các chủ thể này làm cho thị trường vận động hoàn hảo. Nhìn chung trên TTCK có bốn chủ thể lớn sau đây: Chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay: đây là những người huy động vốn bằng cách phát hành và bán các chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Trong số này có thể kể đến Chính phủ, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các công ty cổ phần. Chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay: là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào TTCK bằng cách thực sự mua bán các chứng khoán đang được phát hành trên TTCK nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Chủ thể trung gian chứng khoán: là những người bằng chuyên môn của mình đưa người bán và người mua gặp nhau theo đúng yêu cầu của cả hai bên. Chủ thể trung gian chứng khoán có thể là thể nhân (nhà trung gian cá nhân) hoặc có
- -8- thể là pháp nhân (nhà trung gian tổ chức) như CTCK hay NHTM. Vai trò chủ yếu của nhà trung gian chứng khoán là: kinh doanh, môi giới và bảo lãnh chứng khoán. Họ là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK và nền kinh tế, bởi vì, nhờ có họ mà chứng khoán lưu thông, mua bán sôi động trên TTCK, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Người quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của TTCK: là người có nghĩa vụ bảo đảm cho TTCK hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc mua và bán chứng khoán trên thị trường diễn ra một cách công khai, công bằng, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, từ đó bảo vệ lợi ích cho những người đầu tư – người đó chính là người điều hòa. Vai trò của người điều hòa thuộc về nhà nước, cơ quan chuyên trách thường được gọi là Ủy ban chứng khoán quốc gia (hay nhà nước). 1.1.2 Những vấn đề chung về CTCK 1.1.2.1 Khái niệm CTCK Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập. Theo định nghĩa của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, “Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán”.
- -9- 1.1.2.2 Vai trò của CTCK Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK đã chứng minh vai trò không thể thiếu được của CTCK. CTCK cần cho cả người phát hành, người đầu tư chứng khoán và là một trong những nhân tố quyết định sự sôi động, phát triển của TTCK. CTCK có 3 chức năng chủ yếu sau trên thị trường tài chính: • Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách kết nối những người có tiền (nhà đầu tư) với những người muốn huy động vốn (người phát hành chứng khoán); • Cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình; • Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư; Thông qua việc thực hiện các chức năng của mình, CTCK thể hiện vai trò của mình đối với các đối tượng tham gia trên TTCK: a) Vai trò huy động vốn: CTCK là trung gian tài chính có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là kênh dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. CTCK đảm nhiệm vai trò này qua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán. b) Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả: CTCK, thông qua các trang báo tài chính niêm yết giá chứng khoán hàng ngày của Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, cung cấp cho nhà đầu tư một cơ chế giá cả giúp cho nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình. Ngoài ra, theo quy định ở một số nước, CTCK bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để tham gia điều tiết giá chứng khoán, mua vào khi giá giảm và bán ra khi giá cao. c) Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt: CTCK đảm nhận chức năng chuyển đổi tiền thành chứng khoán có giá và ngược lại cho nhà đầu tư mà nhà
- -10- đầu tư không phải chịu khoản thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình. d) Vai trò tư vấn đầu tư: với chuyên môn của mình, CTCK thực hiện cập nhật, lưu trữ và xử lý các thông tin về TTCK để cung cấp cho người đầu tư. Đó chính là nghiệp vụ tư vấn đầu tư. e) Vai trò tạo ra các sản phẩm mới: do những yếu tố về dung lượng thị trường và biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đối với thị trường tài chính cùng với nỗ lực tiếp thị của các CTCK mà trong thời gian gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển rất nhanh. Ngoài cổ phiếu và trái phiếu, CTCK còn bán trái phiếu Chính phủ, chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, quyền chọn và các sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với sự thay đổi trên thị trường và môi trường kinh tế. 1.1.2.3 Đặc điểm của CTCK Kinh doanh chứng khoán là ngành kinh doanh có điều kiện. Luật các nước có quy định điều kiện hay tiêu chuẩn để gia nhập thị trường của CTCK. Thông thường có 3 điều kiện đó là: • Điều kiện về vốn pháp định: đây là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo về mặt trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ của CTCK trong hoạt động kinh doanh. Mức vốn pháp định được xác định cho từng nghiệp vụ căn cứ vào mức độ rủi ro tương ứng. Nghiệp vụ có mức rủi ro cao thì đòi hỏi mức vốn cao và ngược lại. • Điều kiện về nhân sự: do tính chất đặc thù của hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đòi hỏi người điều hành và nhân viên thực hiện nghiệp vụ phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và tinh thông nghiệp vụ. • Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đây là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- -11- Tại Việt Nam, CTCK kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù nên có những đặc điểm pháp lý riêng biệt giúp phân biệt với các doanh nghiệp kinh doanh khác, cụ thể: Về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: CTCK là chủ thể kinh doanh trên TTCK có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng khoán. Về hình thức tổ chức pháp lý: CTCK chỉ được tổ chức dưới hai hình thức công ty TNHH hay công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc quy định hình thức pháp lý như thế này đáp ứng được đòi hỏi đặc thù của hoạt động kinh doanh chứng khoán là đảm bảo độ tin cậy cao và hạn chế rủi ro, đồng thời đáp ứng yêu cầu TTCK là thị trường mang tính quốc tế cao. Về phương diện quản lý nhà nước: CTCK đặt dưới sự quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách. Ở Việt Nam, CTCK chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp bởi UBCKNN. Về pháp luật điều chỉnh: CTCK là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trên cơ sở Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan. 1.1.2.4 Mô hình, tổ chức của CTCK Mô hình • Công ty chuyên doanh chứng khoán: Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình: hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn. • Công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ:
- -12- Đây chính là mô hình các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách vừa là chủ thể kinh doanh chứng khoán, vừa là chủ thể kinh doanh bảo hiểm vừa là chủ thể kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành hai loại: Đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. Đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Ưu điểm: ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK cao; ngân hàng còn tận dụng được thế mạnh về vốn kinh doanh, khách hàng và khả năng cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách hàng của mình. Hạn chế: biến động lớn trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà CTCK đó thực hiện và quy mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên, CTCK phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới. Cơ cấu tổ chức của CTCK là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà CTCK đảm nhận: • Khối I (Front Office): là các bộ phận trực tiếp tạo ra thu nhập cho CTCK. Front Office tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện các giao dịch kinh doanh chứng khoán: môi giới giao dịch, tư vấn đầu tư, phát triển kinh doanh, tự doanh, bảo lãnh phát hành... • Khối II (Back Office): là các bộ phận không trực tiếp tạo ra thu nhập, hỗ trợ cho Front Office như: nghiên cứu phân tích, hành chính nhân sự, kế toán tài chính, công nghệ thông tin, pháp chế và kiểm soát nội bộ...
- -13- • Đôi khi người ta gọi một số chức năng như quản lý rủi ro, tài chính, kiểm soát nội bộ là Middle Office, do công việc của các bộ phận này tương tác cả với Khối I (Front Office) và Khối II (Back Office). 1.1.2.5 Hoạt động nghiệp vụ của CTCK Ở Việt Nam, CTCK thực hiện các nghiệp vụ dưới sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật hiện hành, tuân thủ và phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK.2 Môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK làm trung gian đại diện cho khách hàng, tiến hành mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng và được hưởng hoa hồng từ hoạt động đó. CTCK chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó, mà chính khách hàng là người phải chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh tế của việc giao dịch. Khi thực hiện hoạt động này, CTCK phải tuân thủ các nghĩa vụ sau: CTCK phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Khi tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán, CTCK phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, không được đảm bảo giá trị chứng khoán mà mình khuyến nghị đầu tư. CTCK có nghĩa vụ cập nhật các thông tin về khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận, nhân thân của khách hàng tối thiểu 6 tháng/lần. CTCK phải quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền và chứng khoán của CTCK. 2 Xem: Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK ban hành theo QĐ 27.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn