intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển công nghiệp và xem xét khả năng thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển công nghiệp của tỉnh một cách ổn định và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********** CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN KHÁNH TOÀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Chuyên ngành Chính sách công Mã ngành: 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2012 Tác giả Trần Khánh Toàn
  3. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn đến những người thầy, cô và những người bạn đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người thầy và là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy, cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – những con người tâm huyết đã truyền cho tôi (một công chức vùng miền núi, Tây Nguyên) nhiệt huyết, khát vọng khám phá chân trời mới, tích lũy tri thức, nâng cao tầm nhìn, hiểu rõ sứ mạng, phục vụ cộng đồng, đem đến cơ hội mang lại sự công bằng cho các vùng miền. Tôi xin cám ơn những người bạn đã góp ý và giúp tôi chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung của bản luận văn. Cuối cùng, Tôi xin cám ơn gia đình và những người thân yêu nhất vì tất cả.
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... viii TÓM TẮT........................................................................................................................ x Chƣơng 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2 Mục đích, phương pháp nghiên cứu và một số lý thuyết có liên quan ....................... 2 1.3 Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng và tính bền vững .......................... 3 1.3.1 Chính sách công nghiệp .................................................................................... 3 1.3.2 Mục tiêu công nghiệp đến năm 2020 ................................................................. 4 1.3.2.1. Mục tiêu công nghiệp của cả nước ............................................................ 4 1.3.2.2. Mục tiêu công nghiệp của tỉnh Gia Lai ..................................................... 5 1.3.3 Chất lượng tăng trưởng và phát triển công nghiệp bền vững ............................. 5 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 6 1.5 Nội dung bố cục....................................................................................................... 6 1.6 Hạn chế của đề tài.................................................................................................... 9 Chƣơng 2: BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIA LAI....................... 10 GIAI ĐOẠN 2001-2010 ................................................................................................. 10 2.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương ............................................................ 10 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................ 10 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 10 2.2 Dân số, lao động .................................................................................................... 12 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ..................................................... 13
  5. iv 2.3.1 Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người .......................................... 13 2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 13 2.3.1.2. GDP bình quân đầu người....................................................................... 15 2.3.2 Cơ cấu kinh tế ................................................................................................. 16 2.3.2.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế ......................................................... 16 2.3.2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .................................................... 22 2.3.3 Năng suất lao động ......................................................................................... 22 2.3.4 Hoạt động của khu vực dân doanh địa phương................................................ 26 2.3.5 Khu, cụm công nghiệp ..................................................................................... 29 2.3.6 Kết cấu hạ tầng và văn hóa – xã hội – môi trường........................................... 29 2.4 Môi trường kinh doanh .......................................................................................... 31 2.4.1 Môi trường kinh doanh địa phương thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. .................................................................................................................. 31 2.4.2 Môi trường luật định đối với công nghiệp ....................................................... 33 2.4.3 Cơ sở hạ tầng giao thông ................................................................................ 35 2.4.4 Cơ sở hạ tầng điện năng ................................................................................. 36 2.4.5 Giáo dục và nguồn nhân lực ........................................................................... 36 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP................... 40 CỦA TỈNH GIA LAI..................................................................................................... 40 3.1 Sơ lược lịch sử phát triển công nghiệp Gia Lai ....................................................... 40 3.2 Cơ cấu và kết quả hoạt động công nghiệp của địa phương ...................................... 43 3.3 Sự tập trung theo vùng của công nghiệp địa phương .............................................. 45 3.4 Lý giải kết quả tăng trưởng công nghiệp địa phương .............................................. 46 3.5 Đánh giá tính khả thi của mục tiêu công nghiệp 2020............................................. 48 3.6 Bình luận về mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Gia Lai ............................... 51 3.6.1 Sự phù hợp của mục tiêu công nghiệp hóa Gia Lai với lợi thế so sánh của tỉnh và các xu thế phát triển công nghiệp hiện đại .......................................................... 51
  6. v 3.6.2 Đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp của Gia Lai ............................. 53 3.6.3 Đánh giá tính bền vững của phát triển công nghiệp Gia Lai............................ 54 Chƣơng 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 59 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 64
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXD : Công nghiệp, Xây dựng CNCBCT : Công nghiệp Chế biến, Chế tạo DN : Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment : Vốn đầu tư Nước ngoài GDP Gross Domestic Product : Tổng Sản phẩm Nội địa GSO General Statistics Office : Tổng cục Thống kê GTSX : Giá trị Sản xuất GTSXCN : Giá trị Sản xuất Công nghiệp GTGT : Giá trị Gia tăng GTGTCNCBCT : Giá trị Gia tăng Công nghiệp Chế biến, Chế tạo KCN : Khu Công nghiệp LĐ : Lao động NGTK : Niên giám Thống kê NLTS : Nông, Lâm, Thủy sản NSLĐ : Năng suất Lao động PCI Provincial Competitiveness : Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp Tỉnh Index QL : Quốc lộ SXPPĐGN : Sản xuất Phân phối Điện, Gas, Nước TMDV : Thương mại, Dịch vụ TW : Trung ương UBND : Ủy ban Nhân dân UNIDO United Nations Industrial : Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc Development Organization USD : Đô la Mỹ
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 – Dân số trung bình và lao động ....................................................................... 12 Bảng 2.2 – Tốc độ tăng dân số các tỉnh khu vực Tây Nguyên và cả nước ........................ 16 Bảng 2.3 – Cơ cấu doanh nghiệp Gia Lai phân theo quy mô lao động .............................. 27 Bảng 2.4 – Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2006-2011 Gia Lai............................................ 31 Bảng 2.5 – Số dự án FDI và tổng vốn đăng ký. ................................................................ 33 Bảng 3.1 – Tỷ lệ Giá trị gia tăng phân theo ngành công nghiệp (theo giá cố định 1994) ... 45 Bảng 3.2 – Tổng sản lượng công nghiệp theo vùng .......................................................... 45 Bảng 3.3 – Tỷ lệ Giá trị gia tăng phân theo ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các nước khác (theo giá cố định 1994) ................................................................................... 47 Bảng 3.4 – Diện tích, sản lượng một số cây trồng ............................................................ 52
  9. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 – Chính sách công nghiệp kiểu cũ so với chính sách công nghiệp kiểu mới ......... 4 Hình 2.1 – Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 ............... 13 Hình 2.2 – GDP Gia Lai qua các năm .............................................................................. 14 Hình 2.3 – So sánh GDP các tỉnh vùng Tây Nguyên qua các năm .................................... 14 Hình 2.4 – GDP bình quân đầu người Gia Lai và toàn quốc ............................................. 15 Hình 2.5 – Cơ cấu kinh tế năm 2000, 2005, 2010 và 2011 ............................................... 16 Hình 2.6 – Cơ cấu kinh tế các tỉnh khu vực Tây Nguyên (theo giá hiện hành) .................. 17 Hình 2.7 – Cơ cấu kinh tế Gia Lai theo khu vực giai đoạn 2000-2011.............................. 18 Hình 2.8 – Tỷ trọng đóng góp các ngành trong tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2010 (theo giá so sánh) .................................................................................. 19 Hình 2.9 – Cơ cấu khách du lịch Gia Lai (người) ............................................................. 20 Hình 2.10 – Chi tiêu trung bình mỗi khách du lịch (VNĐ/người) ..................................... 21 Hình 2.11 – Cơ cấu kinh tế Gia Lai theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2011............ 22 Hình 2.12 – Năng suất lao động theo khu vực kinh tế ...................................................... 23 Hình 2.13 – Năng suất lao động theo lĩnh vực ngành kinh tế............................................ 23 Hình 2.14 – Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo lĩnh vực trong tổng ngành công nghiệp..... 24 Hình 2.15 – Hệ số ICOR theo các thành phần, lĩnh vực kinh tế (2006-2010).................... 25 Hình 2.16 – Cơ cấu doanh nghiệp của Gia Lai phân theo số lao động (%) ....................... 26 Hình 2.17 – Cơ cấu doanh nghiệp của Gia Lai phân theo quy mô vốn (%) ....................... 28 Hình 2.18 – Chỉ số thành phần PCI năm 2006 và 2011 .................................................... 32 Hình 2.19 – Tỷ trọng vốn đầu tư của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.......... 32 Hình 2.20 – Đăng ký doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Gia Lai (2001-6/2012). ............. 34 Hình 2.21 – Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp giai đoạn 2006-2010 ................................. 37 Hình 2.22 – Số học sinh phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học trên 1000 dân ........... 37 Hình 2.23 – Lực lượng lao động theo trình độ học vấn năm 2010 .................................... 38 Hình 3.1 – Giá trị sản lượng công nghiệp theo hình thức sở hữu ...................................... 42 Hình 3.2 – Giá trị sản xuất công nghiệp theo sở hữu (1995-2010, giá cố định 1994) ........ 43 Hình 3.3 – Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GTSX công nghiệp theo sở hữu .............. 44 Hình 3.4 – Cơ cấu GDP công nghiệp (2000, 2005, 2010) và kế hoạch (2015, 2020) ........ 49
  10. ix Hình 3.5 – Cơ cấu GDP công nghiệp (2000, 2005, 2010) và kế hoạch (2015, 2020) ........ 50 Hình 3.6 – Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX và GTGT công nghiệp (2001-2010)...... 50 Hình 3.7 – Phá vỡ trần thủy tinh ...................................................................................... 53
  11. x TÓM TẮT Sau hơn 35 năm phát triển, ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai ngày càng lớn mạnh và góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. Tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,2% năm 1991 lên 31,78% năm 2010, trong đó hai ngành công nghiệp chủ lực là chế biến nông lâm sản thực phẩm và thủy năng chiếm trên 95% giá trị gia tăng toàn ngành. Phần lớn những thành công trong phát triển công nghiệp hiện nay là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương thực thi tốt các chính sách của Trung ương và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế. Luận văn này phân tích những nhân tố cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh, cũng như những vấn đề trục trặc cần phải giải quyết để ngành công nghiệp phát huy hết tiềm năng vốn có, để duy trì được tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh và bền vững và đạt được mục tiêu công nghiệp đến năm 2020, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Thực trạng phát triển công nghiệp của Gia Lai thời gian qua cho thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính bền vững và sự phát triển công nghiệp của Gia Lai bao gồm: môi trường kinh doanh đang sa sút nhanh chóng; chất lượng nguồn nhân lực thấp; chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh lạc hậu; hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Trên cơ sở phân tích các nhân tố này, luận văn gợi ý một số chính sách có thể giúp giải quyết các khó khăn trên và đồng thời tận dụng hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh để đạt mục tiêu công nghiệp đến năm 2020 và tạo đà cho tăng trưởng công nghiệp gắn với phát triển bền vững.
  12. 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Mục tiêu của chính quyền tỉnh Gia Lai là phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và thoát nghèo vào năm 2015. Trong mục tiêu chung này, ngành công nghiệp cần phải phát triển nhanh chóng, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đạt những mục tiêu cụ thể như sau: tỷ trọng Nông Lâm Thủy sản (NLTS) – Công nghiệp Xây dựng (CNXD) – Thương mại Dịch vụ (TMDV) trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 33,0%-36,7%-30,3% và đến năm 2020 là 28%-38%-34% và mục tiêu công nghiệp 2020 (giá cố định 1994): Giá trị gia tăng (GTGT) công nghiệp đến năm 2020 là 8.448 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn giai đoạn 2011-2020 là 16,5%. Đến năm 2020 đóng góp 26,6% GDP; Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) đến 2020 là 22.404 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 16,5%. Gia Lai có diện tích cây công nghiệp cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, sắn, mía… thuộc hàng lớn nhất cả nước, có tiềm năng thủy điện, tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, lâm sản… Tuy nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 khá cao đạt hơn 12,33%/năm, gấp 1,7 lần bình quân cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nhưng Gia Lai vẫn là tỉnh nông nghiệp chủ yếu (năm 2010, tỷ trọng NLTS chiếm 40,30%, CNXD chiếm 31,78% và TMDV chiếm 27,93%, so với vùng Tây Nguyên là NLTS 47,52%, CNXD 23,87%, TMDV 28,61%, so với cả nước là NLTS 20,58%, CNXD 41,10%, TMDV 38,32%). Chính vì vậy, để đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng công nghiệp đến năm 2020, bài viết cố gắng tập trung phân tích, đánh giá quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh sâu, đầy đủ hơn, đã xứng với tiềm năng vốn có hay chưa ? Qua đó đưa ra khuyến nghị chính sách để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn gắn với phát triển công nghiệp bền vững. Đây cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của Gia Lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững”.
  13. 2 1.2 Mục đích, phƣơng pháp nghiên cứu và một số lý thuyết có liên quan Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển công nghiệp và xem xét khả năng thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển công nghiệp của tỉnh một cách ổn định và bền vững. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính, vận dụng có điều chỉnh phương pháp và mô hình nghiên cứu của hai tác giả Dwight H. Perkins và Vũ Thành Tự Anh (2009) một cách phù hợp cho tỉnh Gia Lai. Lịch sử phát triển của thế giới trong mấy trăm năm trở lại đây cho thấy công nghiệp hóa - được hiểu là quá trình dịch chuyển lao động và nguồn lực nói chung từ khu vực nông nghiệp vốn có năng suất thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn - là tiền đề tất yếu để phát triển kinh tế1. Vì vậy, các quốc gia và các địa phương muốn phát triển cần có chính sách công nghiệp hóa hiệu quả, qua đó chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn2. Trong tiến trình này, lực lượng lao động dư thừa từ khu vực có năng suất thấp (nông nghiệp) sẽ được chuyển dần sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp) theo mô hình hai khu vực của Lewis3. Lý thuyết kinh tế cũng đã chỉ ra rằng, mặc dù định hướng chung của các nước (hay địa phương) đang phát triển là công nghiệp hóa, song các chính sách cụ thể phải được xác lập căn cứ vào lợi thế so sánh của mỗi quốc gia (hay địa phương) 4. Vì vậy, xuất phát điểm của luận văn này là nghiên cứu để có thể hiểu thấu đáo về những điều kiện nền tảng và bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp đến 2020 của tỉnh dựa vào một phương pháp dự báo thống kê đơn giản. 1 Perkins và Vũ Thành Tự Anh (2011). 2 Chenery và các đ.t.g (1988), trích trong Gillis, Perkins, Roemer, Snodgrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, Tập 1, NXB. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tr.104. 3 Lewis, W. Athur (1954), trích trong Gillis, Perkins, Roemer, Snodgrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, Tập 1, NXB. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tr.107-118. 4 Ricardo (1817), Năng suất lao động và lợi thế so sánh: mô hình Ricardo, trích trong Krugman và Obstfeld (1996), Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách, NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
  14. 3 Mặc dù phát triển công nghiệp là một phương thức giúp phát triển kinh tế địa phương, song công nghiệp hóa không thể được làm bằng mọi giá mà phải cân nhắc các tác động kinh tế xã hội tiêu cực mà nó mang lại. Nói cách khác, công nghiệp hóa phải có tính bền vững, đạt được các tiêu chuẩn kinh tế, môi trường, xã hội. Trong giới hạn về số liệu có thể thu thập được, luận văn này vì vậy cũng sẽ sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh tính bền vững trong phát triển công nghiệp để đánh giá và đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển công nghiệp bền vững cho tỉnh Gia Lai. 1.3 Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lƣợng và tính bền vững 1.3.1 Chính sách công nghiệp Chính sách công nghiệp có nhiều thay đổi theo thời gian. Từ những năm 1980, Chính phủ nhiều nước tìm cách tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia thông qua kế hoạch phát triển công nghiệp và những chính sách công nghiệp mang nặng tính mệnh lệnh, trợ cấp và bảo hộ để phát triển các ngành công nghiệp của quốc gia đó.5 Theo thời gian, quá trình tự do hóa ngày một mở rộng nhanh chóng giữa các quốc gia, các vùng và các khối trên thế giới, nhất là từ khi tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời và ngày càng gia tăng số thành viên đã làm hạn chế dần sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, đặc biệt chính sách bảo hộ công nghiệp. Chính sách công nghiệp truyền thống ngày càng bị phản đối gay gắt, bộc lộ hạn chế và không còn phù hợp trong quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu. Do đó, chính sách công nghiệp kiểu mới giảm dần các biện pháp can thiệp mang tính mệnh lệnh trực tiếp của nhà nước để bảo trợ một số ngành công nghiệp và chuyển dần sang chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp như: nhóm chính sách về môi trường kinh doanh (cạnh tranh, sở hữu, phân cấp) và nhóm chính sách tăng cường năng lực phổ quát (giáo dục, đào tạo, đổi mới) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp kiểu mới phát triển và thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu. Trong đó, vai trò của nhà nước là định hướng, hỗ trợ để phát triển công nghiệp và chính sách công nghiệp kiểu mới thường được gọi là chính 5 Chang (1994), Nolan (2007).
  15. 4 sách phát triển công nghiệp (industrial development policy) 6 hay chính sách chuyển hóa cơ cấu công nghiệp (industrial structural transformation) 7. (Hình 1.1) Hình 1.1 – Chính sách công nghiệp kiểu cũ so với chính sách công nghiệp kiểu mới Nguồn: Tham khảo Pelkmans (2006) và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh chính sách công nghiệp ở Việt Nam, trích trong Perkins và Vũ Thành Tự Anh (2011, tr.3) 1.3.2 Mục tiêu công nghiệp đến năm 2020 1.3.2.1. Mục tiêu công nghiệp của cả nước8 Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cụ thể là tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 6 Bianchi và Labory (2006), Cimoli, Dosi, và Stiglitz (2009). 7 Lin (2009). 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2010), Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.
  16. 5 khoảng 85% trong GDP, giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP và giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải phát triển mạnh các ngành công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, trên cơ sở đó tạo nền tảng cho một nước công nghiệp. 1.3.2.2. Mục tiêu công nghiệp của tỉnh Gia Lai 9 Theo định hướng chung của Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chỉ tiêu phát triển công nghiệp cụ thể bao gồm:  Tỷ trọng NLTS-CNXD-TMDV trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 33,0%- 36,7%-30,3% và đến năm 2020 là 28%-38%-34%.  Giá trị gia tăng công nghiệp đến năm 2012 đạt 4.052 tỷ đồng và đạt 8.448 tỷ đồng vào năm 2020, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 16,5%.  Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 10.834 tỷ đồng, đến 2020 là 22.404 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân 2011-2020 là 16,5%. 1.3.3 Chất lƣợng tăng trƣởng và phát triển công nghiệp bền vững Hiện nay, những số liệu để đánh giá chất lượng và tính bền vững của phát triển công nghiệp ở Việt Nam nói chung còn khá hạn chế và điều này càng đúng với một tỉnh nghèo ở cao nguyên như Gia Lai. Trong giới hạn những số liệu có thể tiếp cận được, luận văn này sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng và tính bền vững của phát triển công nghiệp của tỉnh: Chất lượng tăng trưởng công nghiệp được đánh giá trên ba nội dung bao gồm:  Tăng trưởng năng suất lao động trong ngành công nghiệp.  Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp.  Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 9 UBND Gia Lai (2012), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội Gia Lai đến năm 2020
  17. 6 Tính bền vững phát triển công nghiệp Nhiều vấn đề về môi trường trên thực tế bắt nguồn từ quá trình phát triển công nghiệp. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động tiêu cực tới môi trường, hoặc nếu có thì phải hạn chế tối đa những tác động tiêu cực này 10. Trên cơ sở khái niệm về phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai11 và trong khuôn khổ số liệu hiện có, luận văn này sử dụng một số chỉ tiêu và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam bao gồm:  Bền vững về mặt môi trường: Chỉ số bền vững môi trường (ESI), tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn.  Bền vững về mặt kinh tế: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); năng suất lao động xã hội.  Bền vững về mặt xã hội: Tỷ lệ nghèo, tốc độ xóa đói giảm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn này tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Gia Lai có thể đạt được mục tiêu công nghiệp hóa đến năm 2020 hay không? 2. Gia Lai cần thực hiện những chính sách nào để có thể nâng cao chất lượng và tăng cường tính bền vững của phát triển công nghiệp? 1.5 Nội dung bố cục Chương 1 giới thiệu về bối cảnh chính sách, mục đích, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 10 Cục Tài nguyên môi trường Việt Nam, “Thế nào là sự phát triển bền vững”, Cổng thông tin điện tử - Tổng cục Môi trường, truy cập ngày 06/8/2012, tại địa chỉ http://vea.gov.vn 11 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (1987), “Thế nào là sự phát triển bền vững”, Cổng thông tin điện tử - Tổng cục Môi trường, truy cập ngày 06/8/2012, tại địa chỉ http://vea.gov.vn
  18. 7 Chương 2 trình bày bối cảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội Gia Lai giai đoạn (2001- 2010), trong đó tập trung trình bày tổng quan những điểm nổi bật về tình hình phát triển kinh tế của Gia Lai, so sánh với các tỉnh lân cận, cũng như cả nước để thấy sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn này. Chương 3 thực hiện phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp. Trong chương này, tác giả dựa vào mô hình nghiên cứu Chính sách công nghiệp của Việt Nam – Thiết kế chính sách để phát triển bền vững của hai tác giả Dwight H. Perkins và Vũ Thành Tự Anh (2009) và sử dụng phương pháp phân tích thống kê, mô tả, kết hợp so sánh số liệu vùng, quốc gia, quốc tế để đánh giá tính khả thi của mục tiêu phát triển công nghiệp Gia Lai đến năm 2020. Qua đó sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Chương 4 đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Trên cơ sở đã phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp của tỉnh, kết hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020 ở những chương trước, tác giả sẽ gợi ý một số chính sách để nâng cao chất lượng và tăng cường tính bền vững của phát triển công nghiệp và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai.
  19. 8 Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu tác giả thực hiện các bước sau: Điều kiện tự nhiên Điều kiện dân số, lao động Bối cảnh kinh tế Mức độ phát triển kinh tế xã hội Gia Lai Môi trường Kinh doanh Lịch sử phát triển công nghiệp Gia Lai Cơ cấu và kết quả hoạt động công nghiệp Đánh giá hiện Sự tập trung theo vùng của công nghiệp trạng phát triển công nghiệp Lý giải kết quả tăng trưởng công nghiệp Đánh giá tính khả thi của mục tiêu công nghiệp 2020 Bình luận về mục tiêu phát triển công nghiệp (chất lượng và tính bền vững) của tỉnh Gia Lai Chuyển đổi chính sách công nghiệp kiểu cũ sang chính sách công nghiệp kiểu mới Chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu Cơ khí hóa nông nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hỗ trợ phát triển công nghiệp Chính phủ quan tâm phân bổ ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội Khuyến nghị chính sách Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Quy hoạch khu, cụm công nghiệp hợp lý Đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp phải mang tính khả thi, gắn với chất lượng và tính bền vững Thực hiện liên kết các tỉnh trong vùng, các nước biên giới phát triển công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh Cải thiện môi trường kinh doanh Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt người đồng bào dân tộc thiểu số
  20. 9 1.6 Hạn chế của đề tài Mặc dù tác giả cố gắng thu thập những thông tin và dữ liệu tốt nhất có thể để làm cơ sở cho các phân tích, việc sử dụng các số liệu thứ cấp và được tổng hợp từ các nhiều nguồn khác nhau nên chưa có được sự đồng bộ, nhất quán và độ tin cậy tuyệt đối. Vì vậy, một số nhận định của tác giả có thể chưa sát thực tế. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng phạm vi đề tài và giảm bớt những hạn chế này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0