Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá thu nhập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2016
lượt xem 8
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thu nhập và sự bất bình đẳng về thu nhập của người dân giữa hai khu vực thành thị và nông thôn qua các năm 2012, 2014 và năm 2016. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá thu nhập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO PHONG VŨ ĐÀO PHONG VŨ ĐÁNH GIÁ THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO PHONG VŨ ĐÁNH GIÁ THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2016 Chuyên ngành: Thống kê Kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ “Đánh giá thu nhập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2016” được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, được thực hiện tại tỉnh Cà Mau, số liệu trung thực, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018 Tác giả thực hiện ĐÀO PHONG VŨ
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG……………………….…………... 01 1.1 Lý do chọn đề tài ……………………………………………….. 01 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………. 02 1.3 Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………… 02 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………… 03 1.5 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………….. 03 1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu ………………………………... 03 1.7 Kết cấu của đề tài ……………………..………………………... 04 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………….............. 05 2.1 Các khái niệm …………………………………………………... 05 2.1.1 Hộ gia đình ……………………………………………………… 05 2.1.2 Thu nhập ……………………………………………………….. 05 2.1.3 Khái niệm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập……………... 07 2.1.4 Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ……………... 07 2.1.4.1 Hạng (Rank) …………………………………………………….. 08 2.1.4.2 Tỉ số Kuznet (Kuznets Ratios) ………………………………….. 08 2.1.4.3 Hệ số Gini (Gini Concentration Ratio) …………………………. 08 2.1.4.4 Tiêu chuẩn”40%” của Ngân hàng thế giới ……………………... 09 2.1.4.5 Hệ số chênh lệch về TN giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo .. 10
- 2.2. Các các công trình nghiên cứu trước đây ………………………. 10 2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu………………….. 14 2.3.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước ………………………………… 14 2.3.2 Mô hình nghiên cứu…….……………………………………...... 16 2.3.3 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu…………………………………... 17 2.4 Tổng quan về tỉnh Cà Mau……...………………………………. 24 2.4.1 Vị trí địa lý ……………………………………………………… 24 2.4.2 Đơn vị hành chính ………………………………………………. 25 2.4.3 Khí hậu, chế độ thủy văn ……………………………………….. 26 2.5 Nguồn nhân lực …………………………………………………. 27 2.5.1 Dân số …………………………………………………………... 27 2.5.2 Lao động ………………………………………………………... 27 2.6 Điều kiện kinh tế ………………………………………………... 27 2.7 Về văn hóa - Xã hội …………………………………………….. 28 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………... 30 Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện qua các bước 30 3.1 sau 3.2 Thiết kế nghiên cứu …………………………………………….. 31 3.2.1 Địa bàn nghiên cứu ……………………………………………... 31 3.2.2 Lựa chọn dữ liệu thứ cấp đề tài sử dụng các dữ liệu như sau …... 31 3.3 Phương pháp phân tích số liệu ………………………………….. 32 3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả………………………. ………….. 32 3.3.2 Phương pháp bảng chéo ……………………… ……………….. 32 3.3.3 Phương pháp hồi quy tương quan …………………..…………... 33 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………….………. 35 4.1 Tình hình lao động và thu nhập………… ……………………… 35 4.1.1 Lao động và cơ cấu phân theo khu vực, lao động dự trữ ……….. 35
- 4.1.2 Lao động phân theo ngành nghề ………………………………... 37 4.1.3 Thu nhập…………..…………………………………………….. 41 4.1.3.1 Thu nhập bình quân đầu người …………………………………. 41 4.1.3.2 Cơ cấu nguồn thu ……………………………………………….. 45 4.2 Đo lường mức sống …………………………………………….. 47 4.2.1 Chuẩn 40% của Ngân hàng thế giới ……………………………. 48 4.2.2 Hệ số Gini ………………………………………………………. 49 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ………………… 50 4.3.1 Kiểm định các biến độc lập ……………………………………... 52 4.3.2 Kết quả chạy mô hình …………………………………………... 53 4.3.3 Giải thích kết quả ……………………………………………….. 53 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH……………….. 57 5.1 Kết luận …………………………………………………………. 57 5.2 Hàm ý chính sách………………………………………………... 59 5.3 Hạn chế nghiên cứu của đề tài ……………………………..…… 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TN: Thu nhập. BQ: Bình quân. TNBQ: Thu nhập bình quân. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long. NLT: Nông, lâm nghiệp và thủy sản. WB: World Bank - Ngân hàng thế giới.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ……………………………... 14 Bảng 2.2: Danh sách các biến đưa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh 23 hưởng đến thu nhập của hộ gia đình Bảng 2.3: Diện tích tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số chia 25 theo đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau năm 2016 …………………………... Bảng 3.1: Số mẫu điều tra KSMS năm 2016 tỉnh Cà Mau ………………. 31 Bảng 4.1: Lao động và cơ cấu phân theo khu vực và lao động dự trữ qua 35 các năm tỉnh Cà Mau ……………………………………………………... Bảng 4.2: Số người trong độ tuổi lao động có hoạt động và không hoạt 36 động kinh tế qua các năm tỉnh Cà Mau (người) …………………………... Bảng 4.3: Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên làm việc thời gian chiếm nhiều nhất 38 chia theo ngành nghề tỉnh Cà Mau năm 2016 (%) ………………………... Bảng 4.4: Thu nhập BQ người/tháng qua các năm của cả nước, khu vực 42 ĐBSCL và tỉnh Cà Mau (1.000 đồng) ……………………………………. Bảng 4.5: Thu nhập bình quân chung và theo giới tính qua các năm tỉnh 45 Cà Mau (1.000 đồng) ……………………………………………………... Bảng 4.6: Cơ cấu nguồn thu qua các năm tỉnh Cà Mau (%) ………….….. 47 Bảng 4.7: Tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng thế giới qua các năm tỉnh Cà 48 Mau ……………………………………………………………………….. Bảng 4.8: Hệ số Gini qua các năm chung cả nước, ĐBSCL và tỉnh Cà 49 Mau ………………………………………………………………………..
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Biểu đồ mô phỏng đường cong Lorenz ………………………... 9 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất …………………………… 16 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu tác giả đề xuất..………………………...... 30 Hình 4.1: Dân số 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian 41 nhất trong 12 tháng qua chia theo loại hình công việc năm 2016 (%) ……. Hình 4.2: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm của cả nước, 44 ĐBSCL và tỉnh Cà Mau (1.000 đồng) ……………………………………. Hình 4.3: Thu nhập bình quân qua các năm chung và theo giới tính tỉnh 45 Cà Mau (1.000 đồng) ……………………………………………………... Hình 4.4: Cơ cấu nguồn thu qua các năm tỉnh Cà Mau (%) ……………… 47 Hình 4.5: Đồ thị về phân phối của biến thu nhập BQ người/tháng của hộ . 51 Hình 4.6: Đồ thị biến đổi biến thu nhập BQ bằng cách lấy logarit cơ số e 51 của thu nhập ……………………………………………………………….
- 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã trải qua những chuyển biến tích cực trong đời sống, cũng như diễn biến về Kinh tế - Xã hội. Nền kinh tế của đất nước phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc nghiên cứu phân tích về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định được nguyên nhân, giúp cho Đảng và Chính quyền các cấp hoạch định các chính sách, tìm ra các giải pháp giúp người dân nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Trong tình hình nền kinh tế biến động như hiện nay, vấn đề được đặt ra là các nhà lãnh đạo các cấp quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Thông thường khi GDP bình quân đầu người tăng, chúng ta chưa đủ yếu tố khẳng định rằng thu nhập và đời sống của người dân tăng lên. Điều đó chưa phản ánh được lộ trình phát triển, hay chưa đánh giá kết quả hoạch định chính sách đúng đắn trong thời gian qua. Tăng trưởng và phát triển kinh tế quyết định sự thịnh vượng của quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng. Nói đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, của toàn xã hội, mục tiêu cuối cùng là phát triển để nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phân tích thu nhập và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, từ đó đánh giá, đề ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cả nước nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng. Cà Mau được thành lập từ năm 1997, đến nay đã trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Trong nhiều năm qua vấn đề tăng trưởng kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm với nhiều dự án lớn được kêu gọi đầu tư, với quyết tâm phát
- 2 triển Cà Mau trở thành đô thị loại I vào năm 2020. Lộ trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực và tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh nhà. Tuy nhiên, do quá tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nên ở một góc độ nào đó, các chính sách phát triển đã bỏ qua hoặc còn đánh giá thấp vai trò của con người. Các nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt của đa số người dân chưa được quan tâm nhất là người dân vùng nông thôn. Trong bối cảnh hiện nay việc đánh giá, phân tích thực trạng thu nhập của hộ gia đình là việc làm cần thiết. Với mong muốn đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá thu nhập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 20016” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thu nhập và sự bất bình đẳng về thu nhập của người dân giữa hai khu vực thành thị và nông thôn qua các năm 2012, 2014 và năm 2016. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau? (2) Chiều hướng tác động của các nhân tố đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau như thế nào? (3) Mức độ tác động của những nhân tố đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau như thế nào? (4) Những hàm ý có thể đưa ra để nâng cao thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau?
- 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phạm vị nghiên cứu: Hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Thời gian nghiên cứu của đề tài: Đề tài được tác giả nghiên cứu và thực hiện từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Định tính: Thảo luận nhóm để chỉnh sửa, góp ý các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập đưa vào mô hình hồi quy. Định lượng: Tác giả sử dụng phần mềm STATA xử lý dữ liệu điều tra mức sống dân cư của tỉnh Cà Mau để hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Dùng dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn, kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, niên giám Thống kê tỉnh; dữ liệu sơ cấp sử dụng phiếu điều tra mức sống hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau (gồm 46 địa bàn và 690 hộ/năm),… đồng thời tác giả sử dụng đường cong Lorenz, hệ số Gini, tiêu chuẩn “40” World Bank để phân tích, đánh giá. 1.6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình là vấn đề khó vì việc thu thập thông tin khá phức tạp, những thông tin thu thập là thông tin quá khứ, thêm vào đó, do nhận thức, đối tượng được phỏng vấn đôi khi cố tình cung cấp thông tin không chính xác. Từ năm 1994 trở lại đây, vấn đề nghiên cứu TN của hộ trên cả nước được thực hiện khá nhiều thông qua cuộc điều tra thống kê như “Điều tra đa mục tiêu”, “Điều tra mức sống” và “Khảo sát mức sống hộ gia đình”. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thu nhập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nhằm đề xuất một số hàm ý chính sách nâng cao thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
- 4 1.7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu chung. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Kết luận chƣơng 1 Chương này tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng, phạm vi, thời gian và bố cục của đề tài cũng được trình bày trong chương này. Chương tiếp theo sẽ trình bày tổng quát các vấn đề lý thuyết nhằm hình thành các giả thuyết để đưa vào mô hình nghiên cứu.
- 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Hộ gia đình Hộ là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Thành viên hộ: Những người được coi là thành viên của hộ phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: (1) Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua; (2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Có nhiều kiểu hộ dân cư: - Hộ dân cư 2 thế hệ, gồm bố mẹ và các con của họ. - Hộ dân cư nhiều thế hệ, cấu thành từ chủ hộ, vợ và các con của chủ hộ; bố/mẹ chủ hộ, cháu và những người khác, mà họ có thể có quan hệ huyết thống hoặc không, cùng ăn ở chung trong một chỗ ở với thời gian 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua. - Hộ dân cư gồm hai, ba cặp vợ chồng và không có con cái. - Hộ độc thân. 2.1.2. Thu nhập Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một thời gian nhất định (12 tháng qua), bao gồm: (1) Thu nhập từ tiền lương, tiền công; (2) Thu từ sản xuất NLT (trừ chi phí sản
- 6 xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác tính vào TN (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được). Các khoản TN nói trên được hiểu như sau: - Thu nhập từ tiền công, tiền lương là toàn bộ số tiền công, tiền lương, tiền lễ, tết, các khoản thưởng, đồng phục, ăn trưa, phụ cấp công tác, trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp thai sản,...và giá trị hiện vật quy thành tiền mà người lao động nhận được từ hoạt động làm công ăn lương trong năm nghiên cứu. - Thu nhập từ sản xuất NLT (gọi chung là nông nghiệp) của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản hộ tự làm trong năm nghiên cứu. Thu nhập từ sản xuất NLT của hộ bao gồm: thu nhập từ trồng trọt, thu nhập từ chăn nuôi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp, thu nhập từ hoạt động săn bắt, thuần dư ng động vật hoang dã, thu nhập từ lâm nghiệp và thu nhập từ các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Thu nhập từ sản xuất kinh doanh ngành phi NLT (gọi chung sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp) của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ hộ tự làm trong năm nghiên cứu. - Thu khác được tính vào thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền mà hộ gia đình nhận được từ các khoản thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm,… trong năm nghiên cứu. Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.
- 7 Như vậy, thu nhập của hộ gia đình là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm công ăn lương, hoạt động trợ cấp của Nhà nước và hoạt động trợ giúp xã hội mà hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Thu nhập Tổng thu nhập Tổng CP vật chất và DV = - sử dụng vào hoạt động của hộ của hộ SXKD của hộ 2.1.3. Khái niệm về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Trong phân phối TN là có sự khác biệt nhau lớn về tình hình TN giữa các nhóm người, khu vực khác nhau trong xã hội là thể hiện sự bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng luôn diễn ra mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình thức khác nhau trong đời sống hàng ngày. Trong xã hội có bất cứ một phân biệt nào như: phân biệt màu da, phân biệt chủng tộc, phân biệt tôn giáo, phân biệt nguồn gốc, khuynh hướng chính trị,… làm ảnh hưởng và làm tổn hại đến cơ hội tiếp cận hay đối xử không công bằng trong công việc và nghề nghiệp có sự khác nhau thì được coi là có sự bất bình đẳng. 2.1.4. Đo lƣờng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở các lãnh thổ khác nhau, biểu hiện với những mức độ cũng khác nhau. Việc cải thiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã trở thành những vấn đề nóng và trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế được quan tâm ở hầu hết các nước. Thước đo bất bình đẳng trong thu nhập đã được các nhà kinh tế và tổ chức thế giới sử dụng phổ biến trong phân tích và nghiên cứu kinh tế là hệ số Gini, đường cong Lorenz, hệ số chênh lệch thu nhập, tiêu chuẩn ngân hàng thế giới (WB) và chỉ số phát triển giới.
- 8 2.1.4.1. Hạng (Rank) 1 R Y Y1 m µ: thu nhập bình quân đầu người. Ym: Thu nhập của người giàu nhất Y1: Thu nhập của người nghèo nhất. Ý nghĩa: - Rank cao: bất bình đẳng cao. - Rank thấp: công bằng hơn. 2.1.4.2. Tỉ số Kuznet (Kuznets Ratios) Tỷ số giữa thu nhập của X% giàu nhất trên thu nhập của Y% người nghèo nhất. Độ lệch tuyệt đối trung bình (M) 1 m M n jY j n j 1 µ: Thu nhập bình quân đầu người. n: Tổng số nhóm hộ. nj: Số nhóm hộ thứ j. Yj: Thu nhập của người thứ j. 2.1.4.3. Hệ số GINI (Gini Concentration Ratio) Hệ số GINI (hệ số Logen) được tính theo công thức: ∑Pi (Fi + Fi -1) G=1- 10.000 Trong đó:
- 9 Pi: Dân số. Fi: Thu nhập cộng dồn. Hệ số này nhận giá trị từ 0 đến 1, càng gần 1 càng bất bình đẳng và được tính theo thu nhập hay chi tiêu. Biểu thị hình học qua đường cong Lorenz, hệ số Gini tính như sau: Diện tích phần nằm giữa đường cong Lorenz và đường thẳng 45 độ (A) G = Tổng diện tích nằm dưới đường thẳng 45 độ (A+B) % Thu nhập cộng dồn A B % số hộ cộng dồn Hình 2.1. Biểu đồ mô phỏng đƣờng cong Lorenz Nguồn: Lý thuyết mô phỏng đường cong Lorenz. Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập tuyệt đối. Nếu đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối bất bình đẳng tuyệt đối. Như vậy 0 ≤ G ≤ 1. 2.1.4.4. Tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng Thế giới Tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức trung bình thấp nhất trong xã hội. Có một số bất bình đẳng như sau:
- 10 - Thu nhập 40% của dân số có mức TN thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng TN thì bất bình đẳng không cao. - Thu nhập 40% của dân số có mức TN thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ từ 12% - 17% của tổng TN thì bất bình đẳng tương đối. - Thu nhập 40% của dân số có mức TN thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng TN thì bất bình đẳng cao. 2.1.4.5. Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo Người ta chia tổng số hộ ra thành 5 nhóm với số hộ bằng nhau (mỗi nhóm có số hộ bằng 20% tổng số hộ), theo mức thu nhập bình quân đầu người như sau: - Nhóm 1 là nhóm nghèo. - Nhóm 2 là nhóm dưới trung bình (cận nghèo). - Nhóm 3 là nhóm trung bình. - Nhóm 4 là nhóm khá. - Nhóm 5 là nhóm giàu. 2.2. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây - Hoàng Văn Kình, Bob Baulch, Lê Quí Đăng, Nguyễn Văn Đông, Ngô Doãn Goắc và Nguyễn Ngọc Khoa (2001) trong nghiên cứu “Yếu tố quyết định thu nhập từ lao động” phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình: + Thu nhập từ lao động bình quân đầu người của hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập/giờ lao động, tiếp đó là phụ thuộc vào số giờ làm việc bình quân và tỷ lệ người làm việc. + Vùng có ảnh hưởng mạnh tới TN trên giờ lao động. TN trên giờ lao động tăng đáng kể khi chuyển dần từ Bắc vào Nam, với tỷ lệ cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ (có trung tâm là TP. Hồ Chí Minh). Mặc dù có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể tại Hà Nội, thu nhập/giờ lao động ở vùng đồng bằng Sông Hồng tăng không
- 11 nhanh như các vùng khác trong giai đoạn 1993 - 1998. Vì vậy, vị trí tính theo thu nhập của vùng này đã giảm đi. Thời gian làm việc bình quân không khác nhau nhiều giữa các vùng, mặc dù có bằng chứng về tình trạng thiếu việc làm ở các vựa lúa đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. + Chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn đã tăng lên. Sự khác nhau này hoàn toàn do sự tăng lên nhanh hơn thu nhập/giờ lao động ở khu vực thành thị so với nông thôn; thời gian làm việc tại các vùng nông thôn trên thực tế tăng nhanh hơn so với các đô thị trung tâm, làm giảm nhẹ sự khác nhau về mức thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Sự gia tăng mức chênh lệch trong thu nhập là điều lý giải xu hướng di cư từ các vùng nông thôn tới các thành phố. Đây là nguyên nhân làm gia tăng sự không công bằng về TN ở Việt Nam trong thời kỳ 1993 - 1998. + Việc tiếp cận nhiều hơn với thị trường cũng là yếu tố rất quan trọng. Các hộ gia đình sống tại những vùng có đường ô tô đi được cả năm, hoặc ít nhất là có chợ họp thường xuyên, dường như có thu nhập cao hơn những hộ sống tại những vùng bị tách biệt (kể cả tách biệt một số tháng trong năm) với cả nước. + Giáo dục là yếu tố hữu hiệu trong việc tăng thu nhập đặc biệt ở mức trung học cơ sở. Điều này được thấy khá rõ trong nghiên cứu của các tác giả, mặc dù các phân tích dựa vào hộ gia đình hơn là dựa vào cá nhân. Với trình độ học vấn cao hơn, người dân có xác xuất làm việc cao hơn và có thu nhập/giờ lao động cũng cao hơn. + Dân tộc và tôn giáo đều tác động tương quan đến TN. Dân tộc Hoa có mức thu nhập gần gấp đôi so với các hộ thuộc dân tộc khác. Ngược lại, các dân tộc thiểu số khác nghèo hơn đáng kể so với dân tộc Kinh. Nguyên nhân là do trình độ học vấn của họ thấp và họ sống ở vùng sâu, vùng xa chứ không phải là do yếu tố dân tộc. Các hộ theo các tôn giáo nhỏ có thu nhập thấp hơn so với hộ theo đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào. Vì vậy thu nhập có thể tăng khi đầu tư vào đường giao thông kết nối với các làng ở vùng sâu, vùng xa; vào trình độ học vấn; bằng việc cho
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn