intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tiếp tục xây dựng thị trường Mỹ thành thị trường xuất khẩu lớn về mặt hàng dệt may của Việt Nam. Nâng cao tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ. Tăng nhanh và ổn định kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRƯƠNG HOÀI NGỌC CHÂU GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 60.34.01.21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ TẤN BỬU TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. .........................................................................i 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... ii 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ ii 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... ii 5. Tính mới của đề tài ................................................................................................. ii 5.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... ii 5.2 Tính mới của đề tài .............................................................................................. iii 6. Bố cục của đề tài .................................................................................................... iii Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn……………………………. ......................... 1 1.1 Cơ sở khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ .............................................................................................. 2 1.1.1 Thuyết trọng thương ........................................................................................... 2 1.1.2 Học thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo...................................................... 3 1.1.3 Lý thuyết thương mại hóa dựa trên các “sản phẩm được khác biệt”.................. 3 1.1.4 Lý thuyết về thương hiệu .................................................................................... 4 1.2 Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ .................................................................... 5 1.2.1 Khái quát chung về nước Mỹ và thị trường Mỹ ................................................. 5 1.2.1.1 Vài nét về nước Mỹ và nền kinh tế Mỹ ........................................................... 5 1.2.1.2 Cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu ..................................... 6 1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ ..................................................................................... 12 1.2.2.1 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ..................................................... 12 1.2.2.2 Một số nhà cung cấp hàng dệt may chủ yếu cho thị trường Mỹ ................... 14 1.2.2.3 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ.......................................................... 17 1.2.2.4 Tổ chức hệ thống phân phối hàng dệt may của Mỹ....................................... 20 1.2.3 Các chính sách của Mỹ đối với hàng dệt may .................................................. 21 1.2.3.1 Chính sách bảo hộ đối với hàng dệt may trong nước .................................... 21 1.2.3.2 Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ ........................... 21 1.3 Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ.... 23
  3. 1.3.1 Trung Quốc ....................................................................................................... 23 1.3.2 Campuchia ........................................................................................................ 24 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ .................................................................................................................. 25 Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ từ năm 2006-2011………………………………………........................ 28 2.1 Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ ............................... 29 2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ ........................................... 29 2.1.2 Cơ cấu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam vào Mỹ ....................................... 30 2.2 Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ............................................. 32 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam ................................... 32 2.2.2 Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu ................................................................ 34 2.2.3 Thị trường xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam ................................... 36 2.3 Những thành tựu đạt được của ngành dệt may Việt Nam khi xuất sang thị trường Mỹ .................................................................................................................. 39 2.3.1 Kim ngạch và thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ .. 39 2.3.2 Các mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Mỹ....... 45 2.4 Thực trạng về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ……. ..................................................................................................................... 46 2.4.1 Giới thiệu về mẫu khảo sát ............................................................................... 46 2.4.2 Nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ .................. 47 2.4.3 Mẫu mã và chất lượng của hàng dệt may Việt Nam......................................... 48 2.4.4 Giá cả của hàng dệt may Việt Nam ................................................................. 50 2.4.5 Thương hiệu của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ............................ 51 2.4.6 Hệ thống phân phối sản phẩm và xúc tiến thương mại ................................... 53 2.4.7 Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ............................... 55 2.4.8 Các khó khăn chung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ .............................................................................................................................. 56 Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang
  4. thị trường Mỹ………………………………………………………….. ................... 58 3.1 Mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp ............................................................ 59 3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp ............................................................................. 59 3.2 Các giải pháp ....................................................................................................... 60 3.3.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu của hàng dệt may Việt Nam ......................... 60 3.3.1.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 60 3.3.1.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp............................................................................. 60 3.3.1.3 Các bước thực hiện ........................................................................................ 61 3.3.1.4 Lợi ích dự kiến:.............................................................................................. 62 3.3.1.5 Khó khăn ........................................................................................................ 63 3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu.................. 63 3.3.2.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 63 3.3.2.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp............................................................................. 63 3.3.2.3 Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 64 3.3.2.4 Lợi ích dự kiến ............................................................................................... 65 3.3.2.5 Khó Khăn ....................................................................................................... 65 3.3.3 Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu ........................................................................................... 66 3.3.3.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 66 3.3.3.2 Mục tiêu thực hiện giải pháp ......................................................................... 66 3.3.3.3 Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 66 3.3.3.4 Lợi ích dự kiến ............................................................................................... 68 3.3.3.5 Khó khăn ........................................................................................................ 68 3.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................ 69 3.3.4.1 Nội dung giải pháp......................................................................................... 69 3.3.4.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp............................................................................. 69 3.3.4.3 Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 70 3.3.4.4 Lợi ích dự kiến ............................................................................................... 71 3.3.4.5 Khó khăn ........................................................................................................ 71
  5. 3.4 Kiến nghị ............................................................................................................. 71 3.4.1 Đối với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam ............................................................... 71 3.4.2 Đối với nhà nước .............................................................................................. 72 KẾT LUẬN……………………………………………………………..…. ............ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….. ....................... 78 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN...................................................................................... 81 DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐƯỢC KHẢO SÁT………………....................... 84
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KNNK: kim ngạch nhập khẩu KNXK: kim ngạch xuất khẩu NK: nhập khẩu XK: xuất khẩu CMT: cut, make and trim: gia công thuần túy CPSC: consumer product safety commission: Uỷ Ban An Toàn Hàng Tiêu Dùng Hoa Kỳ CPSIA: consumer product safety improvement act: cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng EU: European Union: Liên Minh Châu Âu hay Liên Hiệp Châu Âu FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB: free on board: Hợp đồng gia công trọn gói. GATT: general agreement on tariffs and trade: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch WTO: World Trade Organization: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sáu nhóm hàng may mặc nhập khẩu chủ yếu của Mỹ năm 2011….. ....... 14 Bảng 1.2: Các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu sang Mỹ qua các năm 2006- 2011..……………………………………………………………………………. ... .17 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam- Mỹ từ năm 2006-2011 .......... 30 Bảng 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam………………………………….. ....................... 34 Bảng 2.3: Một số chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2011…………………………………………. ....................... 36 Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam………………………. ........................ 42 Bảng 2.5: Thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ…….. ...................... 43 Bảng 2.6: Các mặt hàng dệt may chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ năm 2011 ................. 45 Bảng 2.7: Các khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu ở thị trường Mỹ………………………………………………………….. ........................ 52 Bảng 2.8: Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dệt may................... 56
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2011………………………………………………………………… ....................... 31 Biểu đồ 2.3: KNXK hàng dệt may Việt Nam sang một số thị trường chính qua các năm 2006-2011…………………………………………………………………… .. 39 Biểu đồ 2.4: KNXK hàng dệt may sang Mỹ và tổng KNXK hàng dệt may của Việt Nam từ năm 2006-2011……………………………………………. ........................ 43 Biểu đồ 2.5: Thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ ...................... 44 Biểu đồ 2.6: Nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong năm 2011………………………………………………………. ..................... 48 Biểu đổ 2.7: Tỷ lệ hàng đạt chất lượng khi xuất sang thị trường Mỹ........................ 50 Biểu đồ 2.8: Phương thức doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận nhà nhập khẩu Mỹ……………………………………………………………………….................. 54
  9. i LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, ngành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với trên 2 triệu lao động trong ngành, dệt may hiện nay đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc, hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp, đóng góp 16% giá trị xuất khẩu công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng hàng đầu và đóng góp hơn 16% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong hơn 10 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt tăng trưởng bình quân cao về nhiều mặt và năng lực sản xuất và thương mại của ngành đã phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao và gia tăng kim ngạch xuất khẩu trên nhiều thị trường. Đặc biệt là tại thị trường Mỹ, nếu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 47 triệu USD, nhưng bước sang năm 2002 kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ tăng trưởng mạnh, đạt gần 900 triệu USD, và đến năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 14,04 tỷ USD. Sản phẩm may mặc Việt Nam được hầu hết các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đánh giá cao và đã có vị thế trên thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2009, dệt may Việt Nam không những tiếp tục trụ vững trên cả ba thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản mà còn có một bước tiến vượt bậc khi vươn lên vị trí thứ hai về thị phần tại Mỹ. Thêm vào đó, nước ta đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và đã trở thành thành viên chính thức cuả Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7/1995, thành viên của Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11/1998, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11/2006. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” để làm đề tài luận văn cao học của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
  10. ii thực tiễn đối với lĩnh vực công tác của tôi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm những mục tiêu sau: Thứ nhất là tiếp tục xây dựng thị trường Mỹ thành thị trường xuất khẩu lớn về mặt hàng dệt may của Việt Nam. Thứ hai là nâng cao tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ. Thứ ba tăng nhanh và ổn định kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng phương pháp thống kê kinh tế qua chuỗi số liệu thời gian và phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. *Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ từ năm 2006-2011. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. 5. Tính mới của đề tài 5.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Xuất khẩu dệt may đang là một trong những đề tài được quan tâm trong quá trình hoạch định, phát triển chính sách kinh tế của đất nước, đặc biệt xuất khẩu
  11. iii hướng tới thị trường Mỹ, vì đây là một trong những thị trường tiềm năng. Do đó đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề này. Trong đó có thể kể đến các đề tài sau: - Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006-2010, Hoàng Tuấn Anh. - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ, Nguyễn Thị Ngọc Lan. - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015, nhóm tác giả trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Nhìn chung, những đề tài trên đều đề cập đến thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ nhưng việc nghiên cứu còn hạn chế vì các đề tài đều nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để từ đó đưa ra các giải pháp cho vấn đề. So với những đề tài trên, đề tài của tác giả có những điểm mới như sau. 5.2 Tính mới của đề tài Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ sau giai đoạn bãi bỏ rào cản thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Thông qua số liệu thống kê, khảo sát thực tế tại doanh nghiệp để đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Từ những khảo sát thực tế về thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tác giả đưa ra những đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Luận văn đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của Trung Quốc, Campuchia cùng với việc ứng dụng các học thuyết khoa học về kinh tế từ đó đưa ra hướng phát triển cho dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm:
  12. iv Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ từ năm 2006-2011 Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
  13. 1 Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn
  14. 2 Dệt may là một trong những ngành trọng điểm của ngành công nghiệp Việt Nam. Được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, dệt may Việt Nam phát triển với tốc độ ấn tượng và đưa xuất khẩu dệt may Việt Nam đứng thứ năm về kim ngạch xuất khẩu dệt may trên thế giới. Và một thị trường có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng là thị trường Mỹ. Mặc dù, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ với kim ngạch ngày càng tăng qua các năm, nhưng hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là mục tiêu mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hướng tới. 1.1 Cơ sở khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Cơ sở khoa học để khẳng định đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là một tất yếu khách quan và để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là dựa trên các học thuyết sau: 1.1.1 Thuyết trọng thương Thuyết trọng thương ra đời ở Châu Âu, mạnh mẽ nhất ở Anh, Pháp vào khoảng thế kỷ XV. Theo thuyết trọng thương: sự thịnh vượng của quốc gia được thể hiện qua khối lượng tiền tệ mà quốc gia đó nắm giữ, được xem là tài sản quốc gia. Con đường duy nhất để tăng tài sản quốc gia là phải phát triển ngoại thương và nhấn mạnh rằng xuất siêu là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được hiểu theo Luật trò chơi bằng không (Zero – sum game) nghĩa là lợi ích kinh tế mà một quốc gia thu được là từ nguồn lợi của quốc gia khác; Thương mại quốc tế không chỉ dựa vào tiềm năng của một quốc gia mà Chính phủ đóng một vai trò quan trọng thông qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền ngoại thương để chi phối toàn bộ thị trường nhằm đạt được mục tiêu xuất siêu mang
  15. 3 lại nhiều vàng bạc cho quốc gia.[19] Học thuyết này có những nhược điểm nhất định vì nếu muốn ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững thì không những phải tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu mà còn chú trọng đến giá trị của hàng dệt may. Do đó, nếu vận dụng sáng tạo trong điều kiện hiện nay thì học thuyết này vẫn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung. 1.1.2 Học thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo David Riacrdo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Theo Ông nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên, lợi thế so sánh ở đây là dựa vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh thay đổi tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia hay địa phương.[11] Vận dụng học thuyết này của Ông, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thì chúng ta phải tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. 1.1.3 Lý thuyết thương mại hóa dựa trên các “sản phẩm được khác biệt” Thông thường, ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương nhà sản xuất chỉ tập trung làm những sản phẩm phục vụ cho thị hiếu đa số. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống cho thị hiếu của thiểu số và thị hiếu này sẽ được thỏa mãn một cách hữu hiệu thông qua con đường nhập khẩu, vì sản phẩm nhập khẩu sẽ có “sự khác biệt” so với sản phẩm trong nước. Hơn thế nữa, sự khác biệt của sản phẩm và lợi thế quy mô lại có liên hệ mật thiết với nhau. Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế buộc mỗi hãng sản xuất ở các nước chỉ tập trung sản xuất một số loại hàng hóa với một số kiểu dáng nhất định để tận dụng lợi thế quy mô và chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp nhất.[11]
  16. 4 Vận dụng học thuyết này tác giả rút ra nhận xét: để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải làm theo đúng quy luật kinh doanh, đó là “bán cái khách hàng cần”. Vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp hiện nay là các sản phẩm dệt may của Việt Nam chỉ sản xuất đại trà, theo mẫu mã của khách hàng mà chưa có khẳng định được thương hiệu cũng như những sản phẩm đặc trưng của mình trên thị trường thế giới nói chung và Mỹ nói riêng. 1.1.4 Lý thuyết về thương hiệu Thương hiệu là tên, dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhằm nhận diện hàng hóa hay dịch vụ của người bán, phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.[2] Thương hiệu được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Qua đó, khách hàng có thể cảm nhận, đánh giá và phân biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như sự xác nhận của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Và do đó, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như những sai hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt giá trị, những rủi do về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong trường hợp sảm phẩm không đảm bảo. Đối với doanh nghiệp, một thương hiệu mạnh là công cụ marketing hữu hiệu, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ, góp phần duy trì và giành được niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận hấp dẫn hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt có lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Những thương hiệu mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá khác cũng như có giá trị
  17. 5 thực buộc người sử dụng phải mua bản quyền và được bảo vệ về mặt pháp lí tránh khỏi mọi sự xâm hại. Lý thuyết về thương hiệu có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát triển ngoại thương đối với những quốc gia có thế mạnh trong sản xuất hàng dệt may nhưng còn yếu trong công tác marketing, tiếp thị sản phẩm và xây dung thương hiệu. 1.2 Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ 1.2.1 Khái quát chung về nước Mỹ và thị trường Mỹ 1.2.1.1 Vài nét về nước Mỹ và nền kinh tế Mỹ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thường gọi là Mỹ hay nước Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc với diện tích khoảng 9,6 triệu km2, lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc và dân số tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2012 là 312,8 triệu người chiếm khoảng 4,47% dân số thế giới. Trong đó người da trắng chiếm 80% dân số, còn lại là da màu. Mặc dù đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhưng Mỹ vẫn là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Năm 2011, GDP của Mỹ đạt 15.094 tỷ USD, chiếm 21,57% GDP của thế giới, GDP bình quân đã đạt 49.000 USD/người, trong đó có tới 40% dân có thu nhập trên 50.000 USD/năm, sức mua cao. Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mô, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Mỹ. Sức tiêu dùng của người dân Mỹ được xem là lớn nhất thế giới, cao hơn hẳn Nhật Bản và EU. Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều loại hàng hóa, đa dạng về chủng loại và chất lượng. Mỹ là nền kinh tế lớn của thế giới với nhiều ngành nghề đa dạng với tính cạnh tranh cao, bao gồm nhiều lĩnh vực từ khu vực có giá trị gia tăng cao cho đến trung bình, là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Mỹ giữ vai trò chi phối gần như tuyệt đối
  18. 6 trong các tổ chức tài chính, kinh tế thế giới như Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)... Về hoạt động xuất khẩu: Mỹ là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2011 của Mỹ là 2.103,367 tỷ USD trong đó xuất khẩu hàng hóa là 1.497,406 tỷ USD và dịch vụ là 605.961 tỷ USD. Điều này cho thấy thế mạnh của Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao. Mỹ tập trung xuất khẩu những mặt hàng tạo ra giá trị gia tăng cao, cần nhiều công nghệ tinh vi, phức tạp. Về hoạt động nhập khẩu: Mỹ cũng là nước đứng đầu thế giới với tổng mức nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 2.663,247 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu hàng hóa là 2.235,819 tỷ USD, dịch vụ là 427.428 tỷ USD. Như vậy trong lĩnh vực kinh tế Mỹ là một nước nhập siêu hàng hóa hữu hình nhưng lại là một nước xuất siêu trong lĩnh vực dịch vụ. Mỹ nhập khẩu những hàng hóa có giá trị kinh tế thấp sử dụng nhiều lao động từ bên ngoài nhằm hạ giá thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người thu nhập thấp và tầng lớp trung lưu. Từ đó làm giảm lạm phát tăng sức mua cho người dân. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho hàng dệt may của các nước đang phát triển như Việt Nam với đặc điểm sử dụng nhiều lao động và chi phí thấp thâm nhập. Tóm lại Mỹ là một nước với nền kinh tế siêu cường chi phối cả nền kinh tế thế giới. Là một thị trường với những phân khúc đa dạng có thể thu hút và tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Có thể nói Mỹ là thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu hàng hóa của các công ty trong đó đặc biệt là hàng dệt may Việt Nam. 1.2.1.2 Cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật chặt chẽ, chi tiết và Chính Phủ Mỹ thông qua 5 cơ quan cơ bản để điều tiết nền ngoại thương của Mỹ. Việc nắm vững cơ chế quản lý của Mỹ cho phép đề xuất những giải pháp nhằm thâm nhập thị trường Mỹ có hiệu quả.  Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ:
  19. 7 + Luật thuế suất năm 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, bảo vệ chống lại việc nhập khẩu hàng hóa giả, luật này quy định mức thuế rất cao đối với hàng nhập khẩu. Đến nay, nhiều điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực song thuế suất đã nhiều lần sửa đổi và hạ xuống rất nhiều. + Luật buôn bán năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn bán. Luật có nhiều điều khoản cho phép đền bù các tổn thất cho ngành công nghiệp Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu. Luật này gây rất nhiều bất lợi cho hàng hóa nhập khẩu vì hàng hóa của Mỹ đã được Chính phủ đứng sau lưng bảo hộ. + Hiệp định buôn bán năm 1979: Bao gồm các điều khoản về sự bảo trợ của chính phủ về các chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế, một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa bị cho là có trợ giá hoặc bán phá giá. Hiệp định này được thông qua nhằm mục đích thưc hiện một bộ luật được thông qua nhằm mục đích thương lượng tại vòng đàm phán Tokyo của GATT. + Luật thuế tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1998: Luật này ủy nhiệm tổng thống Mỹ tham gia vòng đàm phán Uruguay đồng thời thiết lập thủ tục đặc biệt ( Super 301) cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa Mỹ vào và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.  Một số tổ chức liên quan đến luật thương mại Luật thương mại của Mỹ được thi hành bởi nhiểu tổ chức, cơ quan nhưng chủ yếu là năm cơ quan sau: + Ủy Ban Thương Mại quốc tế (ITC) và Phòng thương mại quốc tế (ITA) Đây là cơ quan có liên quan đến đến việc có đánh thuế hàng thừa ế hay không. Trong một vụ xử kiện chống hàng thừa ế, ITA xác định hàng nhập khẩu có bị bán phá giá hay không còn ITC giám định sự tổn hại của việc bán phá giá cho công nghiệp bản xứ.
  20. 8 + Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Được thành lập theo luật buôn bán năm 1974, là nơi tiếp xúc của những người muốn điều tra về các vi phạm Hiệp Định Thương Mại. + Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men (FDA) Là cơ quan kiểm tra và bảo đảm chất lượng thực phẩm, thuốc men nhập vào Mỹ. + Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) Là cơ quan thiết lập và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng không khí, nước, ban hành những qui định về chất thải… + Cục hải quan Mỹ (USCD) Là cơ quan thuộc Bộ Ngân Khố có nhiệm vụ tính thuế và thu lệ phí đánh vào hàng nhập khẩu, thi hành các luật và hiệp ước thương mại, chống buôn lậu và khai gian.  Thuế nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ Biểu thuế nhập khẩu: là nội dung quan trọng nhất trong luật thuế của Mỹ. Biểu thuế này có hơn 1600 trang, liệt kê rất chi tiết các loại hàng hoá và thuế xuất nhập khẩu trong đó cột thuế xuất dành cho hàng hoá nhập khẩu từ những nước không có qui chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) với Mỹ và cột thuế dành cho các nước có qui chế (NTR) Các loại thuế hải quan được phân loại dựa trên: - Thuế quan theo giá: Dựa trên phần trăm giá trị đã xác định của hàng hoá được nhập - Thuế theo lượng: Là thuế đánh theo trọng lượng hay dung tích hàng hoá, một số lượng qui định trên trọng lượng đơn vị hoặc các số đo khác về số lượng. - Thuế hỗn hợp: Tức là thuế quan theo lượng và theo giá, là loại thuế đánh trên trọng lượng cộng thêm phần trăm của giá trị ( theo giá ) Bảng liệt kê thuế đã được công bố cho mọi nước có quan hệ thương mại với Mỹ nhưng nên chú ý là các loại thuế luôn chịu sự thay đổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1