Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Viễn thông và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích tác động của các dịch vụ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu có cơ sở để đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý từng loại dịch vụ viễn thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Viễn thông và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGUYỄN NHƯ NGỌC VIỄN THÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGUYỄN NHƯ NGỌC VIỄN THÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH LOAN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Viễn thông và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 19 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Phan Nguyễn Như Ngọc
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT Chương 1. GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.6. Bố cục của luận văn .................................................................................................... 3 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................ 5 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm về viễn thông ...................................................................................5 2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng ........................................................................................5 2.1.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa viễn thông và tăng trưởng kinh tế ...................6 2.1.4. Vai trò của viễn thông trong tăng trưởng kinh tế ..............................................6 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước .............................................................................. 9 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................19 3.1. Khung phân tích ........................................................................................................19 3.2. Mô hình phân tích .....................................................................................................20
- 3.3. Mô hình kiểm tra chiều tác động ............................................................................22 3.4. Dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................................................24 3.4.1. Dữ liệu .............................................................................................................24 3.4.2. Phương pháp kinh tế lượng .............................................................................29 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 31 4.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam............................................................31 4.1.1. Ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006-2009: ........................................31 4.1.2. Ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2010-2016 .........................................32 4.2. Thống kê mô tả bộ dữ liệu .......................................................................................33 4.3. Kết quả kiểm tra hệ số tương quan ........................................................................35 4.4. Kết quả mức tác động của các loại dịch vụ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ............................................................................................................................39 4.4.1. Tác động của dịch vụ điện thoại cố định ........................................................39 4.4.2. Tác động của dịch vụ điện thoại di động ........................................................41 4.4.3. Tác động của dịch vụ internet .........................................................................43 4.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình .....................................................................45 4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .................................................................45 4.5.2. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ...........................................45 4.6. Kiểm tra chiều tác động của viễn thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ..48 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 53 5.1. Kết luận .......................................................................................................................53 5.2. Khuyến nghị chính sách ...........................................................................................53 5.2.1. Chính sách quản lý dịch vụ điện thoại cố định ...............................................53 5.2.2. Chính sách quản lý dịch vụ điện thoại di động ...............................................54 5.2.3. Chính sách quản lý dịch vụ internet ................................................................55 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FE Tác động cố định GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định năm 2010 GRDP BQĐN Tổng sản phẩm bình quân đầu người theo giá cố định năm 2010 trên địa bàn VIF Độ phóng đại phương sai
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.................. 15 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................... 25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong bảng dữ liệu ........................................... 34 Bảng 4.2: Mô tả hệ số tương quan của các biến trong mô hình ............................... 36 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy FE của dịch vụ điện thoại cố định đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ............................................................................................... 40 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy FE của dịch vụ điện thoại di động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ............................................................................................... 42 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy FE của dịch vụ Internet đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ........................................................................................................... 44 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo phương pháp D&K................................................ 46 Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra chiều tác động từ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế . 49
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tỷ trọng Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2016 ..................................................................... 9 Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài ....................................................................... 19 Hình 4.1: Chi tiêu ngân sách và GRDP BQĐN ....................................................... 37 Hình 4.2: Vốn đầu tư và GRDP BQĐN ................................................................... 37 Hình 4.3: Điện thoại cố định và GRDP BQĐN ....................................................... 38 Hình 4.4: Điện thoại di động và GRDP BQĐN ....................................................... 38 HÌnh 4.5: Internet và GRDP BQĐN ........................................................................ 39
- TÓM TẮT Đề tài “Viễn thông và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của của ngành viễn thông đến tăng trưởng kinh tế tại 63 tỉnh thành Việt Nam. Từ đó khuyến nghị các chính sách về quản lý ngành viễn thông cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Đề tài đã thu thập dữ liệu cho 63 tỉnh thành Việt Năm, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được lấy từ Tổng Cục Thống kê (2009, 2012, 2016), Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành, các doanh nghiệp viễn thông. Với tổng số mẫu quan sát là 630, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, bằng kỹ thuật phân tích các tác động cố định linh động kết hợp với hồi quy theo phương pháp D&K, kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong khi dịch vụ điện thoại cố định làm giảm tăng trưởng kinh tế thì dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ internet lại tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi lượng thuê bao các dịch vụ này tăng lên gấp đôi thì mức tác động đi theo hướng ngược lại. Các yếu tố như: Tỷ lệ chi ngân sách địa phương, Tỷ lệ tăng trưởng dân số tác động tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi thước đo mức độ mở cửa lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các địa phương. Cuối cùng tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Viễn thông được đánh giá là một trong những ngành góp phần thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế tại đa số các quốc gia trên thế giới. Không chỉ đóng vai trò kết nối liên lạc, trao đổi thông tin, ngành viễn thông còn có ngoại tác tích cực đến sự phát triển của các ngành khác như giáo dục, thương mại, tài chính, y tế, giao thông vận tải và thậm chí góp phần cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, ngành viễn thông cũng có những ngoại tác tiêu cực ảnh hưởng đến thông tin cá nhân, an ninh quốc phòng, an ninh kinh tế, khả năng tập trung làm việc, khả năng lựa chọn, nắm bắt thông tin để đưa ra quyết định. Do tính ảnh hưởng cao rộng và hai chiều của ngành viễn thông nên trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế, các quốc gia trên thế giới có nhiều lựa chọn khác nhau trong đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông, khai thác dịch vụ viễn thông. Trong đó, có một số quốc gia đã đầu tư phát triển viễn thông nhưng vẫn không đạt được mức tăng trưởng kinh tế như mong đợi, điển hình là các quốc gia phát triển Nam Phi và Cộng Hòa Nam Phi (Alleman, James, et al, 1994). Điều này càng cho thấy, tác động của ngành viễn thông đến tăng trưởng kinh tế cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng thúc đẩy các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Đến nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan hai chiều giữa ngành viễn thông và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu. Gần đây nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả cho thấy ngành viễn thông đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu nhưng đến khi nền kinh tế phát triển thì ngành viễn thông lại khiến cho tăng trưởng kinh tế bị đình trệ. Liệu điều này có xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam khi Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt cho phép Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh làm thí điểm xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử trên nền công nghiệp 4.0 để hỗ trợ tương tác, minh bạch thông tin, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và cả nước.
- 2 Để có được câu trả lời chính xác, cần thiết phải xem xét tác động của viễn thông đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung này vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ khó khăn trong quá trình khai thác, tổng hợp số liệu thống kê liên quan đến ngành viễn thông tại Việt Nam. Do đặc thù của ngành viễn thông Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố đều là đơn vị chi nhánh trực thuộc Tổng công ty có trụ sở chính tại Hà Nội. Theo đó, việc báo cáo số liệu doanh thu dịch vụ viễn thông tại địa phương không được chú trọng, thường xuyên có nhiều thay đổi bất thường, không phản ánh chính xác mức độ tăng doanh thu theo sản lượng và chất lượng dịch vụ tại địa phương mà tuỳ thuộc vào công thức phân bổ doanh thu của từng đơn vị trên địa bàn. Tất cả điều này tạo ra động cơ thúc đẩy việc cần thiết thực hiện bài nghiên cứu “Viễn thông và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tác động của các dịch vụ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ đó, tác giả có cơ sở để đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý từng loại dịch vụ viễn thông. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Phân tích mức tác động của từng loại dịch vụ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mục tiêu 2: Kiểm tra chiều tác động từ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Mức tác động của dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Internet đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam là bao nhiêu?
- 3 - Tính kinh tế theo quy mô đầu tư phát triển thuê bao các loại dịch vụ viễn thông diễn ra như thế nào? - Liệu giữa viễn thông với tăng trưởng kinh tế có xảy ra mối quan hệ hai chiều? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sử dụng các dữ liệu cơ bản trong kinh tế vĩ mô của 63 tỉnh thành tại Việt Nam để nghiên cứu. Cụ thể là dữ liệu GRDP, dữ liệu thuê bao điện thoại (cố định và di động), dữ liệu thuê bao Internet. Các dữ liệu được chọn lọc, tổng hợp từ Niên giám thống kê 2009, Niên giám thống kê 2012, Niên giám thống kê 2016; Báo cáo phát triển ngành của các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh thành; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp viễn thông. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích mức độ tác động của ngành viễn thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Về không gian: Đề tài thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến sự phát triển viễn thông và tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh/thành tại Việt Nam. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian là 11 năm, từ năm 2006 đến năm 2016. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu bảng bao gồm: Thống kê mô tả, chạy mô hình hồi quy tác động cố định, kiểm tra tính ổn định của các mô hình nghiên cứu. 1.6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương:
- 4 Chương 1: Mở đầu. Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị.
- 5 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về viễn thông Theo Luật Viễn thông 2009 thì “Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác” (Luật số 41/2009/QH12). Do đó, có thể hiểu viễn thông bao gồm các dịch vụ cơ bản sau: dịch vụ điện thoại cố định và di động, dịch vụ phát thanh – truyền hình, dịch vụ Internet. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã giới hạn viễn thông gồm hai gói dịch vụ chính là dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Trong đó, liệt kê dịch vụ viễn thông cơ bản gồm: Dịch vụ thoại; Dịch vụ fax; Dịch vụ truyền số liệu; Dịch vụ truyền hình ảnh; Dịch vụ nhắn tin; Dịch vụ hội nghị truyền hình; Dịch vụ kênh thuê riêng; Dịch vụ kết nối Internet và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụ thư thoại; Dịch vụ fax gia tăng giá trị; Dịch vụ truy nhập Internet và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ), Như vậy, trong bài nghiên cứu này, phạm vi ngành viễn thông Việt Nam sẽ bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông (dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng). 2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế là một phần quan trọng của lý thuyết về phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế bao gồm tăng cả mặt số lượng lẫn chất lượng. Tăng trưởng kinh tế phản ánh mức tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước. Mức tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh
- 6 tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay giữa các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng kinh tế của từng khu vực tỉnh thành trong một nước người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GRDP BQĐN), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GRDP BQĐN) cùng với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như đầu tư cố định, đầu tư giao thông và viễn thông, chi tiêu chính phủ, vốn nhân lực, tăng dân số, thương mại… Ngoài ra, để xem xét tác động của viễn thông đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp của Việt Nam giai đoạn 2006-2016, bài nghiên cứu đã xem xét giả thuyết hội tụ trong lý thuyết tân cổ điển của Solow. Giả thuyết này lập luận có 03 lý do dẫn đến hiện tượng hội tụ kinh tế giữa các vùng miền trong một quốc gia: Thứ nhất, giả thuyết cho rằng các vùng miền trong một quốc gia sẽ hội tụ về đường tăng trưởng cân bằng của nó; Thứ hai, tỷ lệ sinh lời của vốn sẽ thấp hơn ở các vùng miền có tỷ lệ vốn trên lao động cao hơn; Thứ ba, sẽ có sự khác biệt về thu nhập giữa các vùng miền nếu có khoảng cách về trình độ công nghệ sản xuất. 2.1.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa viễn thông và tăng trưởng kinh tế Trong khi lý thuyết Tân cổ điển cho rằng nguồn gốc tăng trưởng phụ thuộc vào hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L) thì mô hình Kaldor lại cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào việc phát triển kỹ thuật và trình độ công nghệ, trong đó bao gồm cả viễn thông. GDPi,t = + MVAi,t + zt + εi,t Trong đó: GDP là tốc độ tăng trưởng, MVA là giá trị làm gia tăng sản xuất, chỉ số i xác định tỉnh thành, chỉ số t xác định khoảng thời gian và z biểu thị các hiệu ứng thời gian (tức là, các hiệu ứng cụ thể có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa GDP-MVA theo thời gian). 2.1.4. Vai trò của viễn thông trong tăng trưởng kinh tế Kenney (1995) đã từng nói rằng “Thay vì nhìn vào quá khứ để tìm hiểu viễn
- 7 thông làm phát triển kinh tế hay phát triển kinh tế làm tăng trưởng viễn thông, hãy nhìn vào tương lai tình hình kinh tế xã hội của các quốc gia sẽ như thế nào nếu không có phương tiện lưu trữ và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, cho thấy bản chất tuyệt đối của ngành viễn thông.” Đầu tư phát triển viễn thông rõ ràng là một điều cần thiết để tăng hiệu quả các hoạt động kinh tế, thương mại, hành chính, làm giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Một nghiên cứu khác của LAM, Pun-Lee; SHIU, Alice (2010) cho thấy các quốc gia ở Trung và Đông Âu đã đạt được mức tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp viễn thông cao hơn nhờ chính sách cạnh tranh và tư nhân hóa ngành viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ viễn thông di động. Gần đây nhất, BERTSCHEK, Irene; NIEBEL, Thomas (2016) đã khẳng định việc sử dụng Internet di động giúp làm tăng năng suất lao động ở các công ty Đức một cách đáng kể. Tuy nhiên, sai lầm trong lựa chọn phương thức quản lý viễn thông được cảnh báo là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tăng trưởng kinh tế không đạt được bước tiến thần tốc như mong đợi được đề cập trong nghiên cứu của Alleman, James và cộng sự (1994), của Aker, Jenny C., và Isaac M. Mbiti (2010) hay của Erumban, Abdul A.; DAS, Deb Kusum (2016) cho thấy điện thoại di động không thể là “viên đạn bạc” cho sự phát triển ở vùng hạ Sahara Châu Phi, ở các quốc gia phát triển Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi hay Ấn Độ do thiếu các chính sách tiếp thị, các chính sách phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, các chính sách kích thích hiệu ứng lan truyền về lợi ích của viễn thông đến người dân từ các nhà cầm quyền địa phương. Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do chính phủ các quốc gia này lo sợ việc phát triển viễn thông sẽ làm suy yếu địa vị của họ trong xã hội. Bên cạnh đó, các quốc gia có sự phát triển kinh tế thần kỳ cũng đưa ra những cảnh báo cho thấy đầu tư viễn thông đang giảm dần lợi nhuận ở Trung Quốc (Ding, Lei, and Kingsley Haynes, 2006), ở Singapore (Vu, Khuong M, 2013). Điều này hàm ý phát triển viễn thông trong giai đoạn sớm hơn có thể thu được lợi nhuận
- 8 nhiều hơn và ngược lại. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng hầu hết các khoản đầu tư viễn thông đều ảnh hưởng thuận lợi đến nền kinh tế theo nhiều cách. Thứ nhất, nó làm giảm chi phí sản xuất và tăng doanh thu tái đầu tư của các doanh nghiệp. Thứ hai, việc sử dụng công nghệ điện thoại làm tăng năng suất của tất cả các ngành công nghiệp. Cuối cùng, một số tài liệu gần đây cho thấy Internet đã thay đổi thị trường bằng cách cho phép tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn. Như vậy, có thể thấy, các quốc gia đầu tư vào viễn thông sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ, từ đó làm tăng tổng sản lượng quốc gia. Ảnh hưởng của viễn thông đến tăng trưởng lần đầu tiên được tìm thấy bởi Kavesh, Garbade và Silber (1978) khi kết quả nghiên cứu cho thấy điện báo và đường dây cáp xuyên Đại Tây Dương giúp cho việc kinh doanh, trao đổi hàng hóa ở khắp mọi nơi trở nên dễ dàng do thu hẹp chênh lệch giá cả giữa các thị trường. Andrew Hardy (1980) cũng cho ra kết quả rằng mật độ điện thoại bình quân đầu người có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP của các nước phát triển và đang phát triển. Bayes và cộng sự (1999) cho thấy một nửa số cuộc gọi điện thoại liên quan đến các mục đích kinh tế như thảo luận về cơ hội việc làm, giá cả hàng hóa, giao dịch đất đai, kiều hối và các mặt hàng kinh doanh khác. Bayes và cộng sự (1999) cũng lưu ý rằng, giá trung bình của hàng hóa nông nghiệp ở các khu vực có điện thoại cao hơn ở các khu vực không có điện thoại. Eggleston và cộng sự (2002), cho thấy cơ sở hạ tầng viễn thông cơ bản có thể tạo ra “hiệu ứng kỹ thuật số” thông qua việc phổ biến thông tin cho người dân địa phương và cải thiện mức sống của người nghèo trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẳng định viễn thông đóng vai trò quan trọng là ngành dịch vụ, kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội; là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, góp phần đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ lên cao nhất trong giai đoạn 2005-2016 như Hình 2.1. Ngoài ra, viễn thông
- 9 còn là cánh tay nối dài trong công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên, tầm quan trọng của ngành viễn thông đối với nền kinh tế vẫn chưa được chính phủ nhà nước Việt Nam công nhận một cách đầy đủ nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn chưa được xem trọng, cụ thể tỷ trọng vốn đầu tư viễn thông từ ngân sách nhà nước vẫn ở mức thấp, chiếm 0.5 – 1.7% tổng GDP cả nước giai đoạn 2005-2016 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê). Hình 2.1 Tỷ trọng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2016 Nguồn: Tổng Cục thống kê năm 2016. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước Các nghiên cứu về tăng trưởng viễn thông thường đề cập đến mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về dịch vụ viễn thông. Nghĩa là khi sức mua gia tăng sẽ làm tăng nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông và khi dịch vụ viễn thông phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm tiêu dùng. Chatterjee và cộng sự (1998) chỉ ra rằng các mô hình thu nhập quyết định mức thu nhập dùng một lần như mua điện thoại để sử dụng các dịch vụ viễn thông. Tác động hai chiều cũng đã được nghiên cứu bởi Cronin và cộng sự (1991) (1993). Cronin và cộng sự (1991) đã xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ mà trong đó hoạt động kinh tế và tăng trưởng kích
- 10 thích nhu cầu cho các dịch vụ viễn thông, vì khi nền kinh tế phát triển, cần có nhiều cơ sở viễn thông hơn để tiến hành các giao dịch kinh doanh. Cronin và cộng sự (1993) điều tra mối quan hệ này ở cấp tiểu bang Hoa Kỳ đã xác nhận rằng đầu tư viễn thông ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và hoạt động kinh tế có thể ảnh hưởng đến đầu tư viễn thông. Roller và Waverman (2001) là người đầu tiên sử dụng phương pháp kết hợp đồng thời cả hai hiệu ứng trong mô hình kinh tế nhằm xác nhận giả thuyết về quan hệ nhân quả ngược. Waverman, Meschi và Fuss (2005), nghiên cứu tác động của điện thoại di động ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Họ thấy rằng điện thoại di động có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, gấp đôi ở các nước đang phát triển khi so sánh với các nước phát triển. Madden và Savage (2000) nghiên cứu tác động của đầu tư viễn thông đối với tăng trưởng GDP sử dụng dữ liệu cho 43 quốc gia từ năm 1975 đến năm 1990. Đầu tư viễn thông được đo lường bằng tỷ trọng đầu tư viễn thông trong GDP và số lượng thuê bao điện thoại bình quân trên mỗi người dân trong độ tuổi lao động. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS và hồi quy biến công cụ để ước tính mô hình tăng trưởng động dựa trên lý thuyết của Mankiw và cộng sự (1992). Kết quả cho thấy tác động tích cực đáng kể của đầu tư viễn thông đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người cho cả hai biến viễn thông. Ở các nước phát triển, tác động tích cực của viễn thông đến tăng trưởng kinh tế đã được chính minh bởi Röller và Waverman (2001) khi các vị này phân tích ảnh hưởng của viễn thông lên tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, sử dụng dữ liệu của 21 quốc gia OECD từ năm 1970 đến năm 1990. Để giải quyết vấn đề tác động có thể bị đảo ngược, Röller và Waverman (2001) đã áp dụng một mô hình làm nội sinh biến đầu tư viễn thông. Sau đó, tất cả các phương trình được ước lượng bằng phương pháp tổng quát phi tuyến tính thời gian. Các kết quả cho thấy sự gia tăng số lượng thuê bao điện thoại trên đầu người có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
- 11 Datta và Agarwal (2004) sử dụng mô hình dữ liệu bảng cố định động để xem xét tác động của viễn thông đối với tăng trưởng kinh tế ở 22 quốc gia OECD từ năm 1980 đến năm 1992. Số lượng thuê bao bình quân trên 100 dân được tìm thấy làm tăng đáng kể GDP thực bình quân đầu người cho 22 mẫu quốc gia. Các hệ số dương, có ý nghĩa thống kê cho các biến trễ của cơ sở hạ tầng viễn thông cho thấy tác động này mang tính nhân quả. Hơn nữa, các tác giả còn tìm thấy xu hướng lợi nhuận giảm dần đối với cơ sở hạ tầng viễn thông, điều này có nghĩa là việc phát triển viễn thông ở các nước đang phát triển với ít thuê bao sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng kinh tế. Pradhan và các cộng sự (2014) xem xét các mối liên kết giữa sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông (DTI), tăng trưởng kinh tế và bốn chỉ số chính trong hoạt động của nền kinh tế hiện đại: sự hình thành vốn đầu tư, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tốc độ đô thị hoá và sự mở cửa thương mại. Bằng cách nghiên cứu các quốc gia G-20 trong giai đoạn 1991-2012 và sử dụng một mô hình hồi quy tự hồi quy vector để phát hiện quan hệ nhân quả Granger, kết quả thực nghiệm cho thấy một mạng lưới các mối quan hệ nhân quả dài hạn giữa các biến này, bao gồm cả mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa DTI và tăng trưởng kinh tế. Ở các nước đang phát triển, tác động tích cực của viễn thông đến tăng trưởng kinh tế đã được Sridhar, K., & Sridhar, V. (2008) nghiên cứu cho thấy mật độ điện thoại cố định ở nông thôn tại các nước đang phát triển rất thấp do chi phí cung cấp dịch vụ cao và sức mua thấp của người dân nông thôn. Để cải thiện dịch vụ viễn thông nông thôn thì việc cung cấp các dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ không dây là giải pháp duy nhất. Bằng cách ước tính độ co giãn về giá và thu nhập của nhu cầu tiêu dùng dịch vụ viễn thông cho các nền kinh tế có thu nhập thấp họ cho thấy tác động tích cực của điện thoại di động và điện thoại cố định đối với sản lượng quốc gia, khi họ kiểm soát tác động của vốn và lao động. Tại Chậu Á, Mehmood, Siddiqui (2013) khảo sát mối quan hệ lâu dài giữa đầu tư vào viễn thông và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia Châu Á. Sử dụng dữ liệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn