intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố ảnh hưởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể thông qua khảo sát sự hài lòng của khách hàng vay tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố ảnh hưởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TIẾM YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TIẾM YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: NGƢT. PGS. TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  3. i TÓM TẮT Tín dụng là một trong những sản phẩm tạo ra lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Tại Tiền Giang trong những năm gần đây các ngân hàng thƣơng mại xuất hiện ngày càng đông, đã đẩy mạnh cho vay, thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, trong đó chú trọng nhất vào khách hàng doanh nghiệp và hộ kinh doanh các thể. Agribank chi nhánh Tiền Giang từ ngân hàng có thị phần tín dụng cao nhất trong Tỉnh, nhƣng hàng năm cứ giảm dần nhất là thị phần tín dụng hộ kinh doanh cá thể. Bài nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang thông qua khảo sát sự hài lòng cuả khách hàng vay vốn, tác giả đã phân tích, đánh thực trạng cho vay HKDCT tại Agribank chi nhánh Tiền Giang, đƣa ra những hạn chế trong phát triển tín dụng HKDCT tại chi nhánh. Bên cạnh đó đề tài còn tiến hành khảo sát 200 khách hàng HKDCT vay vốn tại chi nhánh thống kê ý kiến của khách hàng vay và vận dụng mô hình SERVQUAL để xem xét sự hài lòng của khách hàng trong sử dụng sản phẩm tín dụng của chi nhánh, từ đó đƣa ra những nhân tố có ảnh hƣởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng vay tại chi nhánh, những nhân tố đó nhƣ: Khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự tin tƣởng của khách hàng, sự quan tâm chia sẽ của ngân hàng, lãi suất cho vay. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đƣa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, những yếu tố ảnh hƣởng để phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể trong những năm tiếp theo tại Agribank chi nhánh Tiền Giang.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi do NGƢT. PGS.TS. Nguyễn Thị Loan hƣớng dẫn. Các số liệu nghiên cứu là trung thực và đƣợc trích dẫn nguồn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Tiếm
  5. iii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, luận văn đã đƣợc hoàn thành. Ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và hỗ trợ rất nhiều từ phía thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Có đƣợc bài luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý Trƣờng Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt từ đáy lòng sâu sắc ghi tâm cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Loan, khoa Kế toán – Kiểm toán, Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn rất khoa học và hết sức quý giá trong quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Yếu tố ảnh hƣởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang” Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu, nhiệt tình của Lãnh đạo ngân hàng Agribank chi nhánh Tiền Giang và các anh chị đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tôi triển khai, điều tra thu nhập số liệu. Đặc biệt là sự quan tâm khuyến khích cũng nhƣ sự quan tâm, thông cảm động viên từ cha mẹ, gia đình, nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn. Cuối cùng, tôi thể hiện tình cảm trân trọng đến gia đình, bạn bè và các Quý Thầy (Cô) giáo của tôi trong quá trình học tập tại Khoa sau đại học đã khích lệ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! NGUYỄN THỊ TIẾM
  6. iv MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................x 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................x 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... xi 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... xii 4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... xii 5. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. xii 6. Tổng quan nghiên cứu trƣớc ............................................................................ xiii 7. Bố cục đề tài:...................................................................................................... xiii CHƢƠNG 1................................................................................................................1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................................1 1.1 Hộ kinh doanh cá thể ..........................................................................................1 1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể.........................................................................1 1.1.2 Đặc trƣng cơ bản của kinh tế hộ kinh doanh cá thể ...........................................2 1.2 Tín dụng ngân hàng đối với hộ kinh doanh cá thể ................................................3 1.2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng.......................................................3 1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ kinh doanh cá thể ...........................5 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thƣơng mại. .............................................................................................8 1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng vay tại ngân hàng .....9 1.4.1.Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng ...........................................................9 1.4.2.Các nhân tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng .....................................9
  7. v 1.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng vay. ............................................................................................................................10 1.5.1 Mô hình nghiên cứu giả thuyết ........................................................................10 1.5.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài .........................................................................11 1.5.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .........................................................................13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................15 CHƢƠNG 2..............................................................................................................16 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG ...................................................16 2.1 Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh ........16 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .......................................................16 2.1.2 Thực tế về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh ...........................................................16 2.1.3 Thực tế nguồn nhân lực....................................................................................19 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................................19 2.2 Thực tế về phát triển cho vay HKDCT tại Agribank Tiền Giang ................22 2.2.1 Các quy định nội bộ liên quan đến phát triển cho vay HKDCT ......................22 2.2.2 Thực tế hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể.............................................29 2.3 Đánh giá sự phát triển cho vay HKDCT tại Agribank chi nhánh Tiền Giang ........................................................................................................................34 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc về phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể ..............34 2.3.2 Những hạn chế cho vay hộ kinh doanh cá thể. ................................................36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................37 CHƢƠNG 3..............................................................................................................39 KHẢO SÁT YẾU TỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG ..................................................................................39 3.1 Mục tiêu khảo sát ..............................................................................................39 3.2 Qui trình nghiên cứu .........................................................................................39 3.2.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu ...............................................................................39
  8. vi 3.2.2 Các biến đo lƣờng ............................................................................................40 3.3 Mẫu nghiên cứu. ................................................................................................41 3.3.1 Phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................................................41 3.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................42 3.4 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................42 3.4.1 Kết quả khảo sát các đặc tính chung ................................................................42 3.4.2 Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha .........................................................43 3.4.3 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA .........................................................47 3.4.4 Kết quả phân tích hồi qui .................................................................................52 3.5 Nhận xét về hoạt động tín dụng HKDCT qua ý kiến của khách hàng vay..54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................57 CHƢƠNG 4..............................................................................................................58 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG. ..........................................................58 4.1 Định hƣớng phát triển của Agribank chi nhánh Tiền Giang đến 2020. ......58 4.2 Giải pháp phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang................................................................................................................59 4.2.1 Giải pháp phát triển về quy mô cho vay hộ kinh doanh cá thể ........................59 4.2.2 Giải pháp nâng cao các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của KH ................61 4.3 Các giải pháp hỗ trợ cho việc mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh Tiền Giang................................................................................................................70 4.3.1 Kiến nghị đối với UBND Tỉnh Tiền Giang .....................................................70 4.3.2 Kiến nghị với Agribank chi nhánh Tiền Giang ................................................70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Á châu AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CBCNV Cán bộ công nhân viên EFA Phân tích nhân tố Eximbank Ngân hàng xuất nhập khẩu NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc HKDCT Hộ kinh doanh cá thể HNo&CN Hộ nông nghiệp và cá nhân IPCAS Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thƣơng mại Sacombank Ngân hàng Sài gòn thƣơng tín TCTD Tổ chức tín dụng TĐTTBQ Tốc độ tăng trƣởng bình quân TMCP Thƣơng mại cổ phần UBND Ủy ban nhân dân Vietcombank Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam Vietinbank Ngân hàng công thƣơng Việt Nam
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số lƣợng CBCNV và trình độ của CBCNV tại chi nhánh ........................19 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Tiền Giang ...........................20 Bảng 2.3 Chi tiết về thu nhập và chi phí tại Agribank Tiền Giang ...........................20 Bảng 2.4 Thực tế về huy động vốn và cho vay tại chi nhánh ...................................21 Bảng 2.5 Số lƣợng khách hàng vay vốn....................................................................27 Bảng 2.6 Dƣ nợ cho vay qua 5 năm (2011 - 2015) ...................................................30 Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng HKDCT qua 5 năm (2011-2015) ....................................31 Bảng 2.8 Nợ xấu qua 5 năm (2011 - 2015) ...............................................................31 Bảng 2.9 Thị phần tín dụng trên địa bàn qua 5 năm (2011-2015) ............................32 Bảng 2.10 Tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể có quan hệ tín dụng trên địa bàn ..................34 Bảng 3.1 Bảng phân chia mẫu điều tra .....................................................................42 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các đặc tính của mẫu .........................................................42 Bảng 3.3 Cronbach Alpha thành phần thang đo các yếu tố ảnh hƣởng ....................44 Bảng 3.4 Cronbach Alpha thành phần thang đo sự hài lòng của khách hàng HKDCT vay vốn ......................................................................................................................47 Bảng 3.5 Phân tích EFA thành phần thang đo các yếu tố ảnh hƣởng .......................48 Bảng 3.6 Phân tích EFA thành phần thang đo sự hài lòng .......................................51 Bảng 3.7 Kết quả hồi quy tƣơng quan giữa sự hài lòng và các yếu tố ảnh hƣởng ...53
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ mô hình lý thuyết .............................................................................12 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Agribank chi nhánh Tiền Giang..........................................17 Hình 2.2 Sơ đồ quy trình tín dụng.............................................................................26 Hình 2.3 Quy trình phê duyệt ....................................................................................27 Hình 2.4 Dƣ nợ cho vay qua 5 năm (2011 - 2015) ...................................................30 Hình 2.5 Thị phần tín dụng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn năm 2015 ................33 Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu của đề tài.........................................................39
  12. x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nƣớc ta từ khi chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó kinh tế hộ kinh doanh cá thể đã từng bƣớc khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hộ kinh doanh cá thể không những tạo ra một lƣợng sản phẩm không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này vào Ngân sách Nhà nƣớc cũng chiếm một tỷ trọng tƣơng đối lớn. Tại Tiền Giang, kinh tế hộ kinh doanh cá thể giữ vai trò quan trọng, nó là đơn vị kinh tế đặc thù là cầu nối cho sản xuất và phân phối và tiêu thụ hàng hóa của xã hội. Sự tồn tại và phát triển của nó là một tất yếu khách quan. Theo số liệu thống kê năm 2014 có 72.033 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 28.535 hộ đã vay vốn chiếm 39,6% tổng hộ kinh doanh cá thể đã vay vốn, kinh tế Tiền Giang đang phát triển với tốc độ khá nhanh, đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại đầu tƣ tín dụng đối với kinh tế hộ kinh doanh cá thể trong thời gian tới. Cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang (Agribank chi nhánh Tiền Giang) phát triển với tốc độ thấp, Theo số liệu thu thập từ ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Tiền Giang, thị phần cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang giảm dần qua các năm (năm 2014 thị phần tín dụng HKDCT từ 27% thì đến cuối năm 2015 chỉ còn 25%), số hộ vay vốn tăng trƣởng bình quân tại chi nhánh trong 5 năm là 0,5%, trong khi đó số hộ vay vốn tăng trƣởng bình quân trong Tỉnh tăng 3,5%. Hơn nữa, họat động tín dụng là một họat động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay, với sự xuất hiện của các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn ngày càng nhiều. Khi mà cơ chế là nhƣ nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho các khách hàng là nhƣ nhau thì việc cạnh tranh trong cho vay của Agribank chi nhánh Tiền Giang và các ngân hàng thƣơng mại sẽ trở nên quyết liệt hơn.
  13. xi Để giữ vững và phát triển thị phần Agribank chi nhánh Tiền Giang cần phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến khả năng phát triển tín dụng hộ kinh doanh cá thể vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vì mục tiêu phát triển bền vững của Agribank chi nhánh Tiền Giang. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu, Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh đến cho vay hộ kinh doanh cá thể nhƣng đề tài chỉ nghiên cứu nhân tố sự hài lòng của khách hàng ảnh hƣởng đến tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang và yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể thông qua khảo sát sự hài lòng của khách hàng vay tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang. Để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu sẽ tiến hành giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang. Mục tiêu 2: Phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể thông qua khảo sát sự hài lòng của khách hàng vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, Đánh giá nhƣ thế nào về sự phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank Chi nhánh Tiền Giang? Thứ hai, Yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể thông qua khảo sát sự hài lòng cuả khách hàng vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang?
  14. xii Thứ ba, Giải pháp nào góp phần phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể và yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của hộ kinh doanh cá thể vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang. Về không gian, Nội dung đƣợc tiến hành tại Agribank chi nhánh Tiền Giang. Về thời gian lấy số liệu: Cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang từ năm 2011 - 2015 Thời gian khảo sát: Khảo sát khách hàng hộ kinh doanh cá thể vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang từ 02/08/2015 đến 25/09/2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là mô hình SERVQUAL để đo lƣờng sự hài lòng của hộ kinh doanh cá thể vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang. Nghiên cứu định lƣợng với kỹ thuật phát phiếu khảo sát cho khách hàng hộ kinh doanh cá thể vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang (gửi phiếu khảo sát cho khách hàng đến vay tại Agribank chi nhánh Tiền Giang). Mẫu đƣợc chọn theo Phƣơng pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên phân tầng, thuận tiện để giúp tiết kiệm thời gian. Thông tin thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và phân tích phƣơng sai đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 5. Đóng góp của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định các nhân tố sự hài lòng cuả khách hàng nào ảnh hƣởng đến phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank
  15. xiii chi nhánh Tiền Giang. Từ đó đƣa ra các giải pháp phát triển cho vay hộ kinh doanh cá thể tại Agribank chi nhánh Tiền Giang. 6. Tổng quan nghiên cứu trƣớc Để thực hiện đề tài tác giả tham khảo một số công trình nghiên cứu cụ thể nhƣ: - Đoàn Thanh Hà & Lê Ngọc Thắng “ Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại một số ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn TP.HCM” Tạp chí công nghệ Ngân hàng Tháng 12/2012, bài nghiên cứu này cho thấy các nhân tố chính cấu thành chất lƣợng dịch vụ và mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, từ đó bài viết đƣa ra giải pháp tác động vào các nhân tố. - Đề tài nghiên cứu của Ths. Trần Duy Tuân (2009) về "Mở rộng cho hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cai Lậy Tiền Giang", Đề tài đã đánh giá và phân tích thực trạng hộ sản xuất trên địa bàn huyện Cai Lậy; thực trạng cấp tín dụng đối với hộ sản xuất của Agribank chi nhánh huyện Cai Lậy; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, hội và thách thức để có giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy điểm mạnh của chi nhánh. Bên cạnh đó đề tài còn điều tra trực tiếp khách hàng vay với cỡ mẫu 140 hộ, từ đó sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thống kê tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng ý kiến phản ánh của khách hàng về sản phẩm tín dụng từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng hộ sản xuất. Đề tài trên chỉ thống kê lấy ý kiến khách hàng vay về sản phẩm tín dụng của ngân hàng; đề tài tác giả đang nghiên cứu có phạm vi rộng hơn là nghiên cứu khách hàng hộ kinh doanh cá thể trong tỉnh tiền Giang, tác giả sử dụng phân tích nhân tố (EFA) và hồi quy đa biến để xác định những nhân tố có ảnh hƣởng mạnh đến quyết định vay vốn của khách hàng. Đề tài của tác giả đang nghiên cứu hoàn toàn không trùng lắp với đề tài tham khảo. 7. Bố cục đề tài:
  16. xiv Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG Chƣơng 3. KHẢO SÁT YẾU TỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG
  17. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Hộ kinh doanh cá thể 1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể “Hộ kinh doanh cá thể” đƣợc ghi nhận tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và đƣợc định nghĩa: Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (Điều 24, khoản 1). Ngày 15 tháng 04 năm 2010 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh đã sửa đổi và gọi tên hộ kinh doanh cá thể thành hộ kinh doanh và đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh".1 Nhƣ vậy, so sánh những đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tƣ nhân, ta thấy hộ kinh doanh cá thể có những dấu hiệu cơ bản sau: - Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, - Phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm, - Sử dụng không quá 10 lao động, - Không có tƣ cách pháp nhân, không có con dấu riêng, - Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh, - Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 1 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 - Điều 49
  18. 2 - Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không đƣợc áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 1.1.2 Đặc trƣng cơ bản của kinh tế hộ kinh doanh cá thể  Hộ kinh doanh không có tƣ cách pháp nhân Hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập có bản chất là cá nhân kinh doanh, do đó không thể là pháp nhân. Nó khác với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một thực thể tách biệt với chủ sở hữu của nó. Trong khi đó hộ kinh doanh không phải là một thực thể tách biệt với cá nhân thành lập nên nó. Mọi tài sản của hộ kinh doanh đều là tài sản của cá nhân tạo lập nó. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh hƣởng toàn bộ lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo qui định của pháp luật và gánh chịu mọi nghĩa vụ. Trƣờng hợp hộ kinh doanh đƣợc tạo lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh doanh có bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng không phải là pháp nhân.  Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh qui mô nhỏ Đặc điểm này không xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức kinh doanh này mà xuất phát từ các qui định của pháp luật Việt Nam căn cứ vào số lƣợng lao động đƣợc sử dụng trong hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ở một địa điểm không mở chi nhánh nhƣ các doanh nghiệp. Về lợi thế: - Không chịu ràng buộc một cách chặt chẽ của luật kinh tế - Tính tự chủ cao của kinh tế cá thể: tự chịu trách nhiệm về họat động sản xuất kinh doanh; dễ chuyển hƣớng trong sản xuất kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng; có toàn quyền sử dụng các khỏan thu nhập, chủ động đầu tƣ, tăng tích lũy, mở rộng kinh doanh, giảm thời gian thu hồi vốn. - Sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, tận dụng các nguồn lao động có sẳn trong gia đình, trong bè bạn, tại địa phƣơng.
  19. 3 - Có những chính sách hỗ trợ về kinh tế xã hội của nhà nƣớc theo ngành, vùng.  Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ nhân của nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đƣa vào kinh doanh. 1.2 Tín dụng ngân hàng đối với hộ kinh doanh cá thể 1.2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong xã hội. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ tín dụng với các chủ thể kinh tế khác ngân hàng có thể vừa là ngƣời đi vay, vừa là ngƣời cho vay. - Với tƣ cách là ngƣời đi vay, ngân hàng huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng. - Với tƣ cách là ngƣời cho vay, ngân hàng cấp tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, cá nhân từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lƣu thông hàng hóa ngày càng phát triển. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Nó huy động vốn và cho vay ra với những thời hạn rất phong phú, linh hoạt: cả ngắn, trung và dài hạn theo nhu cầu khách hàng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho bản thân hoặc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nƣớc. Trong thực tế, khi đề cập đến tín dụng ngân hàng, thƣờng chỉ xem xét trên giác độ ngân hàng là ngƣời cho vay. Nếu xem xét ngân hàng dƣới gốc độ là ngƣời cấp tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành những loại dƣới đây:  Căn cứ vào mục đích tín dụng
  20. 4 - Tín dụng sản xuất kinh doanh: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, bƣu điện, dịch vụ,.. - Tín dụng tiêu dùng: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân nhƣ mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí của đời sống, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng…  Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: theo quy định của Việt Nam, tín dụng ngắn hạn có thời hạn tối đa đến 12 tháng. Cho vay ngắn hạn sử dụng chủ yếu để bù đắp nhu cầu vốn lƣu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại cho vay của ngân hàng với thời hạn trên một năm đến năm năm. - Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay của ngân hàng với thời hạn trên năm năm. Cho vay trung, dài hạn nhằm bù đắp thiếu hụt vốn trung dài hạn phục vụ mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xƣởng…  Căn cứ vào bảo đảm của tín dụng - Tín dụng không có đảm bảo: ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở uy tín, tín nhiệm bản thân khách hàng vay. - Tín dụng có đảm bảo: ngân hàng cho vay trên cơ sở phải có sự đảm bảo bằng tài sản của ngƣời đi vay hoặc sự bảo lãnh của chủ thể thứ ba.  Căn cứ vào hình thức vốn tín dụng - Tín dụng bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thức vốn tín dụng đƣợc ngân hàng cung cấp bằng tiền. - Tín dụng bằng tài sản: Là loại cho vay mà hình thức vốn tín dụng đƣợc ngân hàng cung cấp bằng tài sản. Ví dụ nhƣ tín dụng thuê mua.  Căn cứ vào phƣơng pháp hoàn trả - Tín dụng trả góp: ngân hàng cho vay và khách hàng vay phải hoàn trả dần vốn gốc và lãi theo định kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2