Luận văn Thạc sĩ Luật học: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về việc thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh chung của cả nước. Đánh giá thực trạng chung về việc thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN QUỐC KHÁNH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN QUỐC KHÁNH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG HÀ NỘI, năm 2019
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, an toàn thực phẩm (ATTP) đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Ở Việt Nam, tình hình ATTP trong cả nước, nhất là khu vực đô thị đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Ai cũng biết sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, do đó vấn đề ATTP ngày càng trở nên nóng bỏng và được cộng đồng hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP đã được các cấp các ngành dành nhiều sự quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên công tác quản lý ATTP vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập, vi phạm về ATTP vẫn diễn ra thường xuyên, với tính chất mức độ ngày càng tinh vi, nghiêm trọng. Việc nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn rất khó khăn. Trước tình hình đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm ATTP là cần thiết. Việc xử lý kịp thời các vi phạm sẽ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân. Với tầm quan trọng như vậy, năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm. Ngày 04/01/2012, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Riêng đối với TP Đà Nẵng, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 cho phép TP Đà Nẵng thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm nhằm giúp việc cho UBND TP trong tổ chức, thực thi pháp luật chuyên ngành về ATTP. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý ATTP vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, 1
- thách thức như: Một số quy định của pháp luật về ATTP còn chưa phù hợp với thực tế, còn bộc lộ nhiều mâu thuẫn, chồng chéo; Công tác quản lý ATTP còn nhiều yếu kém, việc phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm không kịp thời, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Công tác xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm, vẫn còn chưa chú ý đến việc xem xét xử lý cán bộ, công chức vi phạm. Công tác tuyên truyền về ATTP còn hạn chế… Những bất cập này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan, trong đó có nguyên nhân quan trọng là sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực ATTP. Đây chính là cơ sở để đề tài: “An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ATTP là vấn đề rất quan trọng đối với từng quốc gia, cũng như các địa phương vì nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi con người. Tuy đóng vai trò rất quan trọng, song pháp luật về ATTP ở nước ta chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô nhỏ được thể hiện trong nhiều công trình khoa học công bố trên các phương tiện như tạp chí chuyên ngành, sách, báo và luận văn... Có thể nêu ra một số công trình sau đây: -TS. Nguyễn Văn Cương (Chủ nhiệm), Báo cáo tổng hợp Kết quả dự án điều tra cơ bản “Thực trạng thi hành pháp luật an toàn thực phẩm và vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo thi hành” của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) năm 2016 - Lê Thị Linh tác giả luận văn Thạc sĩ Luật học: "Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực An toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội" năm 2016. - Tác giả Đặng Công Hiển với Luận văn Thạc sĩ "Pháp luật về kiểm soát 2
- an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam", năm 2010. - Tác giả Nguyễn Thị Minh với Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắklắk” năm 2017 Những công trình trên nhìn chung phần nào đã tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, đồng thời phân tích, những hạn chế và bất cập trong quá trình thực thi pháp luật về ATTP. Ngoài ra hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về ATTP theo pháp luật hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. Do đó, dưới góc độ thực tiễn của việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố, công trình này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm ATTP phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Thành phố. Chính vì những lý do đó mà học viên muốn nghiên cứu để có thể kế thừa những thành quả và kết quả của các công trình nghiên cứu trước, đồng thời tìm ra những cái mới có thể ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn trong công tác bảo đảm ATTP. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về việc thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh chung của cả nước. Đánh giá thực trạng chung về việc thực hiện pháp luật ATTP của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thực tiễn, hoàn thiện hệ thống pháp luật. 3
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực tế cho thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP chưa nhiều. Đề tài “An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” được nghiên cứu nhằm mục đích: đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP gắn với thực tiễn Đà Nẵng, chỉ rõ những hạn chế, bất cập để từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật về ATTP và tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật về ATTP trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Những vấn đề lý luận pháp luật về ATTP. - Những quy định về pháp luật ATTP đang được áp dụng và thực hiện tại thành phố Đà Nẵng. - Kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập của việc áp dụng quy định pháp luật về ATTP trên thực tế tại thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện đối với tình hình áp dụng những quy định pháp luật về ATTP trong thời gian vừa qua. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2016 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo đảm phù hợp với đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: 4
- phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.v.v… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp chủ yếu được sử dụng nhằm làm rõ và khái quát các vấn đề lý luận pháp luật về ATTP. Các phương pháp này cũng được sử dụng để làm rõ thực trạng pháp luật trong lĩnh vực ATTP cùng với vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, các phương pháp này cũng được sử dụng khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số các phương pháp khác như phương pháp lịch sử và phương pháp dự báo nhằm hỗ trợ quá trình đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài mới nhất được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ cơ sở tổng hợp nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Việt Nam về đảm bảo ATTP. Do đó luận văn sẽ góp phần về mặt lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về ATTP 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu sau có thể vận dụng tiếp tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP ngoài phạm vi thành phố Đà Nẵng và cũng là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi 5
- phạm hành chính, cũng như có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề đảm bảo ATTP. 7. Kết cấu của luận văn Cấu trúc của luận văn này được chia làm 3 phần : Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong đó, Phần nội dung của luận văn chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực phẩm Chương 2: Thực trạng bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng theo pháp luật hiện nay Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 6
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm và các biện pháp đảm bảo về an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm thực phẩm và an toàn thực phẩm 1.1.1.1. Thực phẩm Thực phẩm, được hiểu theo nghĩa thông thường là những sản phẩm vật chất được dung để con người ăn hoặc uống. Theo từ điển tiếng Việt thì thực phẩm là “các thứ dùng làm món ăn như cá, trứng, thịt…”[21]. Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ sản phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất đạm, chất béo và đường bột hoặc dạng nước, mà con người hay động vật có thể sử dụng được, với mục đích là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi sống cơ thể hay vì sở thích ăn uống [1]. Theo Khoản 20 Điều 2, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì, theo đó thực phẩm được hiểu là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua bảo quản, sơ chế, chế biến. Quy định này cũng tương tự với quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003: Thực phẩm được giải thích là các sản phẩm mà con người có thể ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Những thực phẩm thông dụng này trong cuộc sống của con người có thể kể đến chính là trứng, thịt, thủy sản, sữa, ngũ cốc, rau, củ, quả, mật ong, đường, muối, cacao, hạt tiêu, dầu ăn thực vật, bánh kẹo và các đồ uống có cồn (như rượu, bia) hoặc không có cồn (như nước giải khát, nước uống đóng chai, nước khoáng từ thiên nhiên v.v…). Tuy nhiên, các loại mỹ phẩm, thuốc lá và cũng như các loại dược phẩm khác thì không được coi là “thực phẩm” theo nghĩa của Luật an toàn thực phẩm năm 2010. 7
- Trong thực tế, thực phẩm có nhiều loại. Chẳng hạn, Luật an toàn thực phẩm năm 2010 có đề cập tới một số loại thực phẩm đặc biệt như: - Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa trải qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, rau, củ, quả tươi, thuỷ hải sản, và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. - Thực phẩm giúp tăng cường các chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất vi lượng, chất khoáng, nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe con người hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng. - Thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm được dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, làm cho cơ thể tình trạng được thoải mái, hạn chế bớt nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp tăng sức đề kháng, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. - Thực phẩm biến đổi gen là loại thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ. - Thức ăn đường phố là loại thực phẩm được chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến dùng để ăn, uống ngay trong thực tế được thực hiện thông qua một số hình thức như bán rong, bày bán trên vĩa hè lề đường, khu đông dân cư, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. - Thực phẩm bao gói sẵn là loại thực phẩm được bao gói và ghi nhãn mác hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích tiếp tục chế biến hoặc con người có thể sử dụng để ăn ngay. - Thực phẩm đã qua chiếu xạ là loại thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm. Thực phẩm là một trong những loại tư liệu sinh hoạt tiêu dùng quan trọng hàng đầu, cũng là loại sản phẩm thiết yếu dùng để duy trì tồn tại và sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng người và mỗi quốc gia. Sức khỏe 8
- và sự thịnh vượng của cá nhân, con người, cộng đồng và mỗi quốc gia có liên quan mật thiết tới số lượng và chất lượng thực phẩm mà cá nhân, gia đình, cộng đồng hoặc quốc gia đó đã và đang tiêu thụ [27]. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay càng có nhiều loại thực phẩm mới được sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng. Trong số các loại thực phẩm mới được sản xuất nhờ ứng dụng của những thành tựu khoa học và công nghệ phải kể đến hàng loạt các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và thực phẩm biến đổi gen như đã được đề cập. Tuy nhiên, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ cũng tạo ra mối lo ngại về những rủi ro mà việc ứng dụng khoa học và công nghệ mang lại, trong đó có những rủi ro liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm được sản xuất dựa vào sử dụng các loại chất tăng trọng, các loại hóa chất bảo quản v.v. Thực phẩm có đặc tính rất quan trọng là thông thường hàm lượng dinh dưỡng, độ an toàn của thực phẩm thường sẽ có xu hướng giảm dần qua thời gian. Vì vậy mà thời hạn sử dụng của mỗi loại thực phẩm sẽ khác nhau. Thời hạn sử dụng thực phẩm theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực phẩm là sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất sẽ do rất nhiều chủ thể khác nhau tiến hành. Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định “sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, đánh bắt, khai thác, chăn nuôi, thu hái, chế biến, bao gói, sơ chế, bảo quản để tạo ra thực phẩm”. Theo khoản 16 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 có giải thích thêm về “sơ chế thực phẩm” với nghĩa là việc xử lý sản phẩm trồng 9
- trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác, thu hái, nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, để thực phẩm có thể đi đến tay người tiêu dùng, thường thì thực phẩm phải đi qua công đoạn kinh doanh thực phẩm. Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm quy định kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện hoạt động giới thiệu, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo quản hoặc buôn bán thực phẩm. Như vậy, có thể nói, những loại hành vi cơ bản của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong chuỗi cung ứng thực phẩm đến người tiêu dùng gồm: trồng trọt/chăn nuôi, thu hái/ đánh bắt/khai thác, sơ chế/ chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, giới thiệu, buôn bán thực phẩm. Đây cũng là chuỗi hành vi mà pháp luật VSATTP hướng tới để điều chỉnh, nhằm kiểm soát bảo đảm sự an toàn của thực phẩm khi đến với người tiêu dùng, vì sự an toàn sức khỏe, tính mạng, cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Về góc độ kinh tế, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp rất lớn trên thế giới với tổng giá trị gia tăng của ngành này có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD. Những thương hiệu thực phẩm lớn trên thế giới có thể kể đến như Nestlé, PepsiCo, Unilever, Kraft, DuPont v.v… Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, nhiều thương hiệu thực phẩm cũng đã hình thành và ngày càng có uy tín trong đời sống dân cư, trong đó phải kể đến các thương hiệu kinh doanh thực phẩm như Kinh đô, Vinamilk, Vissan v.v... Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, do mức độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản còn khá hạn chế, những chuỗi cung ứng thực phẩm ở Việt Nam vẫn còn mang nặng những nét đặc trưng của nền kinh tế tiểu nông, tiểu thương. 10
- 1.1.1.2. An toàn thực phẩm An toàn thực phẩm được hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, lưu trữ và bảo quản thực phẩm mang tính phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. An toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thao tác dưới dạng thói quen, trong khâu chế biến được thực hiện để tránh nguy cơ sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, ATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. [2] Việc sử dụng thực phẩm là hoạt động không thể thiếu liên quan đến sự tồn tại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng, nhưng việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây hại rất lớn cho các cá nhân, các gia đình và toàn cộng đồng. Ta có thể dễ nhận thấy rằng những gây hại đối với mỗi con người khi tiêu thụ những thực phẩm không an toàn như: làm cho sức khỏe sẽ bị giảm sút, gây nên nhiều bệnh tật, thậm chí còn có thể gây ra tử vong. Bởi vậy, vấn đề ATTP luôn là một trong những yêu cầu, mong muốn hàng đầu của mỗi người, mỗi gia đình khi tiêu thụ thực phẩm. Theo định nghĩa của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe cũng như tính mạng người sử dụng thực phẩm, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng”. Vì vậy, ATTP là tất cả các biện pháp, điều kiện cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến việc phân phối cũng như sử dụng nhằm đảm bảo làm sao cho thực phẩm luôn luôn được sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người. Như vậy, ATTP là công việc đòi hỏi sự tham 11
- gia của nhiều ngành có liên quan đến thực phẩm như: nông nghiệp, cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm, y tế và cả người tiêu dùng. Tuy ATTP là một trong những điều kiện thiết yếu để con người có cuộc sống bình thường nhưng bảo đảm ATTP không hề là công việc dễ dàng. Tình hình mất ATTP diễn biến hết sức phức tạp ngay cả các nước phát triển chứ không riêng ở những nước đang phát triển. Ví dụ như ở Trung Quốc, phải kể tới vụ bê bối sữa năm 2008 trong đó các loại sữa bột dành cho trẻ em bị nhiễm độc melamine dẫn đến hậu quả là có khoảng 300.000 trẻ em đã bị nhiễm, trong đó có hàng chục ngàn trẻ em phải nằm viện và có 6 trẻ em bị chết vì bị suy thận từ việc sử dụng sản phẩm sữa bị nhiễm độc melamine. Từ vụ việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người tiêu dùng Trung Quốc làm mất lòng tin về chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm sữa được sản xuất ở quốc gia này [28]. Năm 2013, cả châu Âu chấn động bởi vụ bê bối thịt giả khi các nhà chức trách phát hiện trong thịt bò có chứa chất DNA của ngựa được bày bán tại các siêu thị ở Ireland và Anh [29]. Ở Việt Nam, việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn và ngộ độc thực thẩm cũng là một trong những mối lo chung của người tiêu dùng thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm luôn diễn biến phức tạp, năm nào cũng có nạn nhân ngộ độc thực phẩm thậm chí dẫn đến tử vong. Theo số liệu báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, thuộc Bộ Y tế, trong năm 2013, cả nước có 167 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó số người bị mắc là 5.558 người phải đi viện và số nạn nhân bị ngộc độc tử vong là 28 người. Đến năm 2014, 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100 người mắc, 4.100 người đi viện và đã có 43 trường hợp tử vong [12]. Trong những năm qua, công tác bảo đảm VSATTP được nước ta rất quan tâm cả về công tác hoàn thiện thể chế, cũng như củng cố bộ máy thực thi pháp luật về ATTP đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông 12
- nâng cao nhận thức cho người dân nhận biết rõ về tầm quan trọng của ATTP đối với cuộc sống của mỗi người dân cũng như đối với lợi ích chung của quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng đảm bảo ATTP vẫn còn nhiều bức xúc trong nhân dân như: chưa kiểm soát và ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh của một số nơi đối với các loại rau, củ, quả bị nhiễm hoá chất độc hại; thịt gia cầm, gia súc, hải sản của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn dư lượng kháng sinh, hóc môn; việc sử dụng các hoá chất, phụ gia bừa bãi không theo đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; chưa được quản lý tốt và chặc chẽ việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, trường học, lễ hội, khu du lịch, bệnh viện, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vẫn thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ du lịch. Tình trạng thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, hàng nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật về ATTP chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh. 1.1.2. Các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng, thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn. 1.1.2.1. Đối với người sản xuất, chế biến thực phẩm Người sản xuất, chế biến thực phẩm phải là “người sản xuất thực phẩm có lương tâm”, tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm. Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Việc giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của cơ quan thú y; không buôn bán, vận chuyển, chế biến gia súc, gia cầm bị bệnh. Người sản xuất, chế biến, 13
- kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm. Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, từ bỏ các thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm, xì mũi, ngoáy tai... Phải mang khẩu trang, bảo hộ đúng cách; rửa tay bằng xà bông và nước sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn. Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải đảm bảo môi trường luôn sạch và khô ráo. Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh sạch thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc… Thực phẩm phải chế biến theo qui trình một chiều, từ sơ chế đến tinh chế, nấu nướng, bảo quản và sử dụng. Không để nhiễm ngược hay nhiễm chéo giữa các thực phẩm, giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín phải riêng biệt; Không được chế biến thực phẩm dưới đất hay sát nền nhà. Thực phẩm phải chế biến đúng cách và phải được nấu kỹ. Các loại rau quả phải được ngâm kỹ, rửa bằng nước sạch dưới vòi nước chảy. Các loại quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Sử dụng phụ gia hay phẩm màu đúng loại, đúng liều lượng, đúng danh mục cho phép của Bộ Y tế. Thực phẩm sau khi chế biến nên dùng ngay. Bảo quản thực phẩm nóng ở nhiệt độ > 60 độ C, thực phẩm lạnh < 5 độ C. Thực phẩm nấu chín nên ăn ngay, sau 2 giờ phải đun kỹ lại trước khi ăn. Thực phẩm sau khi chế biến được che đậy cẩn thận, không để động vật, côn trùng tiếp xúc hay đến gần, không để bụi rơi vào thực phẩm. Cần có đủ nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cơ sở và cho khách hàng sử dụng. 1.1.2.2. Đối với người tiêu dùng * Khi mua thực phẩm Nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả về 14
- người bán và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, có đăng ký cơ cơ quan quản lý. Yêu cầu này không chỉ đặc biệt cần thiết với các thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến mà cũng cần thiết với các thực phẩm tươi sống. - Chọn các thức ăn được đóng gói trong các bao bì, hộp, hoặc lon trước. Không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị phồng, lõm hoặc chai, lọ bị nứt, nắp lỏng hoặc phồng. - Không mua các loại trai, sò (trai, sò, ngao, hến,...) để ăn sống. Khi mua các loại trai sò, chỉ mua loại có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Nếu bạn muốn đánh bắt các loại trai sò thì cần chú ý về độ an toàn vệ sinh của nước khu vực đánh bắt (ví dụ không đánh bắt hải sản khi nước vùng biển đó có hiện tượng thuỷ chiều đỏ vì các hải sản đó có thể chứa các loại tảo độc). - Mua trứng được bảo quản lạnh, trước khi mua kiểm tra xem vỏ trứng có nguyên vẹn và sạch không. - Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không, đây là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông sau đó được làm đông lại. - Vẫn tiếp tục giữ thực phẩm đông lạnh hoặc loại dễ ôi thiu được đông lạnh từ khi mua đến khi bạn mang về nhà nếu thời gian này kéo dài hơn 1 giờ. - Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá. * Bảo quản thực phẩm an toàn - Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là - 18 độ C (âm 18 độ C, có 15
- thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh. - Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín. - Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh. - Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến. - Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh dò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi. - Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng. * Đảm bảo các biện pháp vệ sinh ATTP trong chế biến - Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong thời gian ít nhất 20 phút trước khi chế biến thức ăn và sau khi tiếp xúc thịt, cá tươi. Nếu trong khi đang chế biến phải tạm ngừng để làm việc khác thì trước khi quay trở lại công việc chế biến cũng phải rửa tay lại. - Tóc dài thì cần đeo mũ chùm đầu. Băng kín tất cả các vết thương trên bàn tay. Nếu bàn tay có mụn hoặc có các vết thương bị nhiễm trùng thì bạn không nên vào bếp. - Giữ khu vực chế biến thức ăn gọn và sạch sẽ. Rửa bàn chế biến thức ăn bằng dung dịch chloramine hoặc các dung dịch tẩy rửa bếp khác. - Thường xuyên rửa sạch khăn rửa bát bằng máy giặt với nước nóng và xà phòng. Loại khăn này thường trong trạng thái ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng ẩn náu và phát triển. 16
- - Vệ sinh bồn rửa định kỳ bằng cách rót một lượng dung dịch chloramine hoặc loại dung dịch tẩy rửa bếp vào bồn rửa vì đây cũng là môi trường tốt để vi trùng phát triển. - Rửa thớt bằng nước nóng và xà phòng bằng bàn chải sau đó cọ rửa bằng dung dịch chloramine. Luôn vệ sinh thớt sau khi chế biến thịt, cá, hải sản tươi và trước khi chuẩn bị các thực phẩm có thể ăn ngay. Nên dùng một thớt để chế biến thực phẩm tươi và thớt khác cho các thực phẩm có thể ăn ngay. - Luôn làm sạch các dụng cụ chế biến như dao, thìa,...sau khi dùng từng loại thực phẩm. - Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống hoặc ôi thiu. Không để thịt cá đã nấu chín lên các bát đĩa chưa được rửa hoặc đã chứa đựng thịt, cá tươi. - Không để các động vật (như ruồi, nhặng, chuột, chó, mèo hoặc các động vật khác) tiếp xúc với thực phẩm. Động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm. Tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm trong các vật chứa được đóng kín. - Sử dụng nước sạch. Nước sạch là yếu tố quan trọng với việc chế biến thực phẩm và để uống. Nếu không có nguồn nước sạch, bạn có thể đun sôi nước để làm nguồn nước cho việc chế biến thực phẩm hoặc làm nước đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kỳ loại nguồn nước nào dùng để chế biến thức ăn cho trẻ em. - Rửa rau quả tươi kỹ, rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy để rửa rau quả. Có thể dùng bàn chải nhỏ đề cọ rửa các chất bẩn trên bề mặt rau quả. 1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về an toàn thực phẩm 1.2.1. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm 17
- Trong thời gian qua, vấn đề ATTP luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vì xuất phát từ tầm quan trọng của nó đối với đời sống xã hội, đảm bảo sức khỏe cho con người, sự phát triển giống nòi, uy tín của sản phẩm Việt Nam và phát triển bền vững trên phương diện kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ATTP, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, hạn chế những tồn tại, yếu kém, những bất cập trong thực hiện pháp luật về ATTP. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đã được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực về ATTP. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đơn vị, đặc biệt ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm ATTP vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất ATTP tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách, nhất là giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP. Từ những vấn đề trên, ta có thể đưa ra khái niệm pháp luật về ATTP như sau: Pháp luật về ATTP là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Như vậy, pháp luật về ATTP ở Việt Nam là toàn bộ các quy phạm pháp luật tồn tại trong các văn bản luật và dưới luật có liên quan điều chỉnh những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực ATTP. Pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam có quá trình phát triển không đều trong lịch sử. Trước thời kỳ đổi mới, vì nhiều lý do khác nhau, rất 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 225 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 189 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 116 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
7 p | 118 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn