intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan đến khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và chỉ ra một số vướng mắc, bất cập, nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc bảo vệ NGT tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN THANH VÂN BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN THANH VÂN BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Thanh Vân, mã số học viên 7701261234A là học viên lớp K26 chuyên ngành Luật kinh tế, khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả luận văn thạc sĩ: “ Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Dương Kim Thế Nguyên. Ngoài ra, trong luận văn này có sử dụng một số trích dẫn nhận xét, ý kiến, quan điểm khhoa học cũng như số liệu của một số các tác giả khác, các trích dẫn này đều có trích dẫn nguồn và chú thích nguồn gốc cụ thể. Tác giả
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................4 3.1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4 3.2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ................................................5 6. Kết cấu đề tài .........................................................................................................5 CHƯƠNG 1 . NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI BẰNG PHÁP LUẬT ...............7 1.1. Khái quát về người gửi tiền tại ngân hàng thương mại .............................7 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại ......................................................7 1.1.2. Khái niệm về Người gửi tiền ...............................................................7 1.1.3. Phân loại người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ............................8 1.1.4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm ..........................................................9 1.1.5. Các loại sản phẩm tiền gửi ..................................................................9 1.2 Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại bằng pháp luật .........11 1.2.1. Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền ....................................................11 1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ người gửi tiền .............................11 1.2.3. Sự cần thiết bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền ...................12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ........................................................................................15 1.3.1. Nhân tố khách quan ...........................................................................15 1.3.2. Nhân tố chủ quan ...............................................................................16 1.3.3. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền hiện nay tại Việt Nam
  5. 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................22 2.1 Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại..............22 2.1.1. Hệ thống pháp lý về phòng tránh rủi ro để bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại .......................................................................................22 2.1.2. Pháp luật về cơ quan bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại 25 2.2 Đánh giá thực trạng bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam .....................................................................................28 2.2.1 Những điểm đạt được ...........................................................................28 2.2.2 Những hạn chế ......................................................................................30 2.2.3 Nguyên nhân .........................................................................................33 2.3 So sánh bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam với bảo hiểm tiền gửi của Mỹ về bảo vệ người gửi tiền ......................................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................38 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NHTM Ở VIỆT NAM .................................................................39 3.1 Thực trạng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại hiện nay .......39 3.2 Các biện pháp bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ..........42 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ...........................................................................42 3.2.2 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước bảo vệ người gửi tiền ....................................................................................................43 3.3 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ người gửi tiền ............................................44 3.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ người gửi tiền .....................45 3.5 Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người gửi tiền 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BHTG Bảo hiểm tiền gửi NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng NGT Người gửi tiền TCTD Tổ chức tín dụng
  7. TÓM TẮT Hiện nay, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền khi thực hiện giao dịch hợp đồng tiền gửi tại ngân hàng thương mại còn khá nhiều bất cập, chưa hoàn toàn đảm bảo lợi ích tối ưu cho người gửi tiền. Trong khi đó, họ là bên yếu thế cần được bảo vệ nhất. Vì muốn tìm hiểu về pháp luật hiện hành tại Việt Nam về việc bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền ra sao, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu. Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về liên quan đến bảo về quyền và lợi ích cho người gửi tiền. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nghiên cứu thực tiễn việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dịch và quy nạp. Người viết cũng sẽ so sánh với các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích người gửi tiền theo Luật Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam và Mỹ, từ đó sẽ tìm ra các vướng mắc, bất cập hiện tại. Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra các kiến nghị, những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu đề tài có những đóng góp mang tính mới như sau: Thứ nhất, luận văn đã góp phần cũng cố và hoàn thiện những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NGT như khái niệm người gửi tiền, vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ người gửi tiền. Thứ hai, luận văn góp phần hệ thống hoá quy định của pháp luật hiện hành về bảo lệ quyền lợi cho người gửi tiền. Thứ ba, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ NGT trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng và thực tiễn khiếu nại và xử lý khiếu nại, giải quyết tranh chấp liên quan đến tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua. Các giải pháp này có giá trị tham khảo không chỉ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện các hệ thống pháp lý và còn giúp cho các ngân hàng thương mại và NGT áp dụng giải quyết khi phát sinh tranh chấp liên quan. Từ khóa: Bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.
  8. ABSTRACT Protecting and benefits for the depositors when performing deposit contract transactions at banks is not really for the benefit of depositors. Meanwhile, they are the weak side that needs the most protection. For the purpose of researching, understanding the legal provisions protecting the rights the current laws in Vietnam on protecting the rights and interests of depositors, the author decided to choose the topic "Protection of depositors at commercial banks according to Vietnamese law ”to research. For research purposes, learn about the issues related to the rights and benefits of depositors. The thesis will focus on practical studies on the protection of depositors' interests at commercial banks. The thesis uses qualitative research methods including synthesis, statistical methods, interpretation and inductive methods. The writer will also compare with the provisions on protecting the rights and interests of depositors under the Deposit Insurance Law of Vietnam and the US, from which will find current problems and shortcomings. On that basis, recommendations and solutions will be proposed to improve the law on this issue. The results of the research have made the following new contributions: Firstly, the dissertation has contributed to consolidating and improving the theoretical issues on protecting depositors' rights such as the concept of depositors, the role and the need to protect depositors. Secondly, the dissertation contributes to systematize the current law provisions on the protection of interests of depositors. Thirdly, the dissertation proposes solutions to improve the law on depositors protection based on analyzing the applicable situation and practice of complaints and handling complaints and settling disputes related to cash deposits.goods in Vietnam last time. These solutions are of reference value not only for the competent state agencies in building and perfecting the legal systems, but also for commercial banks and depositors to apply when related dispute arises. Keywords: Protect the rights and interests of depositors.
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quan hệ cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng được bảo vệ quyền và lợi ích như thế nào? Khi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ và có phát sinh vấn đề dẫn đến tranh chấp với phía cung cấp dịch vụ thì phải tìm đến cơ quan chức năng nào để báo cáo sự việc và yêu cầu quyền được bảo vệ khi người tiêu dùng bị thiệt hại? Đây là vấn đề được quan tâm nhiều và thật sự cần thiết mà người tiêu dùng thật sự muốn biết. Chính vì lý do này,người tiêu dùng muốn biết các cơ quan chức năng có liên quan đến sự bảo vệ quyền và lợi ích của họ gồm những cơ quan chủ quản nào và sự bảo vệ đó thực hiện ra sao luôn là một câu hỏi luôn được nhắc đến trong nhiều năm qua. Trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng, việc bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người sử dụng dịch vụ của NHTM nói riêng càng trở nên phức tạp hơn vì đối tượng này tập trung chủ yếu là khách hàng tiền gửi và khách hàng tiền vay. Trong luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo vệ người gửi tiền tại các NHTM. Nếu như trong hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng (lúc này ngân hàng là bên cho vay), các bên luôn có hợp đồng tín dụng chặt chẽ với rất nhiều điều khoản, đi kèm theo còn nhiều thủ tục công chứng tài sản đảm bảo để bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng khi cho khách hàng vay thì ngược lại với khách hàng tiền gửi (lúc này người gửi tiền là bên cho ngân hàng vay), họ nộp tiền vào NHTM và phía ngân hàng thương mại nơi khách gửi tiền chỉ cung cấp cho khách hàng NGT một “giấy chứng nhận gửi tiền” (sổ tiêt kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu…) với những thông tin cơ bản của NGT, số tiên gửi, kỳ hạn gửi, lãi suất gửi... Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc NGT khiếu nại hoặc khởi kiện vì số tiền gửi trong ngân hàng không được ghi nhận, bị báo mất.… nhưng ngân hàng đẩy trách nhiệm về phía người gửi tiền, hoặc ngân hàng chậm trễ giải quyết. Điều này cũng dẫn đến nhiều bức xúc trong dư luận thời gian qua 1. 1 Bài viết của tác giả Minh Thúy về sổ tiết kiệm bốc hơi”: Khi niểm tin bị đánh cắp, đăng tại http://special.vietnamplus.vn/sotietkiem, (ngày truy cập 20/09/2019)
  10. 2 Ở Việt Nam hiện nay, qua tìm hiểu của tác giả, vẫn chưa có văn bản riêng biệt nào về việc bảo vệ quyền lợi NGT vì các nội dung liên quan lại nằm rải rác, dàn trải ở các văn bản như Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật bảo hiểm tiền gửi hiện hành. Tại Việt Nam, hạn mức chi trả tiền bảo hiểm hiện nay là 75 triệu đồng2, với mức thanh toán này dẫn đến nhiều hoang man cho NGT khi họ gửi tiền tại ngân hàng với giá trị hợp đồng tiền gửi cao. Tuy nhiên, các nội dung tổng hợp trên cũng chỉ mang tính khái quát và chủ yếu hướng dẫn trong các trường hợp ngân hàng phá sản, giải thể v..v và đặc biệt là không có nhiều hướng dẫn chưa bao quát hết, chủ yếu hướng dẫn xử lý một số trường hợp như ngân hàng sáp nhập, mua lại hay phá sản và đặc biệt là thiếu cơ chế thực thi hiệu quả, bao gồm cả giải quyết tranh chấp. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn thạc sĩ luật kinh tế cho mình nhằm phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan đến khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và chỉ ra một số vướng mắc, bất cập, nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc bảo vệ NGT tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và bảo vệ quyền lợi NGT nói riêng không phải là một vấn đề mới mà đã từng được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu ở các mức độ khác nhau. Trong những nỗ lực khảo sát lịch sử nghiên cứu của vấn đề này, tác giả đã tìm thấy các nghiên cứu sau đây: Tác giả Trương Thanh Đức có bài viết “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 1 tháng 1/2011. Bài báo nêu 2 Xem tại điều 3 quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/06/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm
  11. 3 ra một số vấn đề còn bất cập của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi gửi tiền, khi vay tiền và khi sử dụng một số dịch vụ ngân hàng khác. Tuy nhiên, bài báo chưa đưa ra các kiến nghị, biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các hạn chế như phân tích của tác giả. Tác giả TS. Cấn Văn Lực có bài viết “Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi” đăng trên tạp chí Bảo hiểm tiền gửi, số 48 quý 3 năm 20183. Bài viết nêu ra một vài vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức tiền gửi. Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, được thực hiện tại Học viện Quốc gia vào năm 2004. Bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu ở góc độ các vấn đề kinh tế, không đi vào trọng tâm phân tích các quy định pháp luật, các vấn đề pháp lý đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoạt động BHTG theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các Ngân hàng” của tác giả Nguyễn Đăng Quân, được thực hiện tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam vào năm 2018.4 Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo vệ quyền lợi NGT tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đào Thị Sao, được thực hiện tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2014. Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NGT tại ngân hàng thương mại, đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi NGT và kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan. Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi từ góc độ bảo vệ quyền lợi của NGT tại các tổ chức tín dụng”, của tác giả Huỳnh Hồng Duy, thực hiện tại Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP HCM năm 2017. Luận văn làm rõ những vấn đề về Bảo vệ quyền lợi của NGT tại các tổ chức tín dụng, đồng thời 3 Cấn Văn Lực, “Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi”, http://www.div.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=nGvPGE9dSpI%3D&tabid=438. Truy cập ngày 19/09/2019 4 Nguyễn Đăng Quân, “Hoạt động BHTG theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn đến ngân hàng”, file:///D:/TL%20CAO%20HOC%20LUAT/LUAN%20VAN/MAU%20LUAN%20VAN%20THAC%20SY/ Luanan_NguyenDangQuan.pdf
  12. 4 đánh giá thực trạng pháp luật về quyền lợi của NGT và đề xuất giải pháp hoàn thiện về luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi của NGT tại các tổ chức tín dụng. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NGT tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam để làm rõ các hạn chế của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi NGT. Đồng thời đề xuất một số giải pháp, nhằm giải quyết những hạn chế, góp phần hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho NGT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nghiên cứu thực tiễn việc bảo vệ quyền lợi NGT tại các ngân hàng thương mại. NGT được bảo vệ quyền và lợi ích gì khi gửi tiền tại các NHTM. Hạn mức chi trả BHTG khi NHTM bị phá sản. Thời điểm chi trả và thủ tục chi trả BHTG. Từ đó thống kê những mặt được, hạn chế, nguyên nhân thực trạng bảo vệ NGT tại các NHTM theo pháp luật Việt Nam. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: dữ liệu phục vụ cho việc phân tích sẽ được thu thập trong giai đoạn từ năm 2008 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. Cụ thể như sau: Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các lý luận về pháp luật bảo vệ NGT tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho luận văn. Phương pháp này được thực hiện tại các mục trong chương 1 của Luận văn. Phương pháp hệ thống hoá pháp luật và phân tích luật viết – nhằm làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ người gửi tiền tại các NHTM. Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của luận văn. Phương pháp thống kê: phân tích và đánh giá bảo vệ NGT tại các NHTM theo pháp luật Việt Nam, để thấy được những kết quả đạt được cũng như còn hạn chế, nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện bảo vệ NGT tại
  13. 5 các NHTM theo pháp luật Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của luận văn. Phương pháp so sánh- Cụ thể, so sánh luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ về việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài có những đóng góp mang tính mới như sau: Thứ nhất, luận văn góp phần củng cố và hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NGT như khái niệm người gửi tiền, vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ người gửi tiền. Thứ hai, luận văn góp phần hệ thống hoá quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Các quy định này hiện nằm rãi rác tại các luật Bảo vệ người tiêu dùng, luật Các tổ chức tín dụng, luật Bảo hiểm tiền gửi cũng như các thông tư, nghị định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Thứ ba, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệquyền lợi NGT. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng và thực tiễn khiếu nại; xử lý khiếu nại, giải quyết tranh chấp liên quan đến tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua. Các giải pháp này có giá trị tham khảo không chỉ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện các hệ thống pháp lý và còn giúp cho các NHTM và NGT áp dụng giải quyết khi phát sinh tranh chấp liên quan. 6. Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài nghiên cứu “Bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền tại ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về pháp luật bảo vệ NGT tại các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi NGT tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ NGT tại ngân hàng
  14. 6 thương mại ở Việt Nam.
  15. 7 CHƯƠNG 1 . NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI BẰNG PHÁP LUẬT 1.1. Khái quát về người gửi tiền tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Căn cứ khoản 3 điều 4 luật các TCTD năm 2010: “Ngân hàng thương mại là là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Ngân hàng thương mại5 là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 1.1.2. Khái niệm về Người gửi tiền Tại khoản 2 điều 6 của văn bản số 14 của ngân hàng Nhà nước ngày 21/05/2014 về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm quy định: “NGT là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. NGT có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.” Khái niệm này chỉ mới đề cập chung chung về NGT tiết kiệm, chưa cụ thể các đối tượng thuộc đối tượng là NGT tiết kiệm. Theo thông tư số 48 của ngân hàng Nhà nước, ngày 31/12/2018 về việc Ban hành Quy định về tiền gửi tiết kiệm có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, thì khái niệm về NGT có thay đổi, cụ thể tại Điều 3 của Thông tư 48: “1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. 2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế 5 Xem khoản 3, điều 4 Luật các TCTD số 47/2010
  16. 8 năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.” Người gửi tiền là khách hàng có mở một tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào tài khoản được mở đó tại TCTD (cụ thể tại NHTM) dưới một hình thức lựa chọn loại hình gửi tiết kiệm nhất định theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích, yêu cầu của khách hàng và NHTM. Người gửi tiền được hiểu thông thường là người có một khoản tiền gửi vào tài khoản của họ tại NHTM. Tiền gửi có ý nghĩa to lớn đối với NGT và các ngân hàng thương mại. Đối với người gửi tiền, ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào mục đích gửi của họ. Có thể dễ dàng nhận ra hai trường hợp mà khách hàng gửi tiền là khi khách hàng hưởng lợi ích từ các công cụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho họ hoặc là khách hàng gửi tiền vào để hưởng lợi như gửi vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản định kỳ. Còn đối với NHTM thì việc bảo vệ người gửi tiền còn có ý nghĩa duy trì sự hoạt động và phát triển của cả đơn vị, vì đó kênh huy động nguồn vốn quan trọng, bảo vệ cho hoạt động tài chính của các NHTM. 1.1.3. Phân loại người gửi tiền tại ngân hàng thương mại Người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cụ thể tại Ngân hàng thương mại có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế. Mục đích của người gửi tiền tại NHTM rất khác nhau và phụ thuộc vào nhu cầu mục đích gửi tiết kiệm của từng đối tượng khách hàng gửi. - Đối với chủ thể gửi tiền là cá nhân Đối với chủ thể gửi tiền là cá nhân, nguồn tiền gửi chủ yếu là nguồn tiền tích góp được từ quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh và chưa có mục đích sử dụng, đầu tư. Họ muốn sử dụng số tiền nhàn rỗi này gửi vào Ngân hàng thương mại nhằm mục đích an toàn và để hưởng lãi suất để tăng lên phần thu nhập.
  17. 9 - Đối với chủ thể gửi tiền là tổ chức kinh tế Đối với chủ thể tiền gửi là tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh); Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã, các tổ chức kinh tế theo luật đầu tư. Đối tượng khách hàng này phần đông là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán từ các Ngân hàng, họ mở tài khoản tại ngân hàng để trả lương cho nhân viên, thanh toán tiền hàng cho đối tác, thanh toán L/C. Ngoài ra thì các doanh nghiệp gửi tiền tại ngân hàng thương mại nhằm mục đích giảm bớt nhân sự cho việc thu chi tiền mặt, họ ủy quyền cho ngân hàng đi thu, chi hộ và số tiền đó sẽ gửi tại ngân hàng được ủy quyền. Cũng có các tổ chức gửi tiền cũng vì mục đích lấy tiền lãi làm tăng thêm lợi nhuận, thu nhập cho các thành viên tại tổ chức doanh nghiệp đó. 1.1.4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm Theo điều 6 thông tư 48 của Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2018, hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại như: 1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo: a) Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định; b) Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định. 2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm. Như vậy hình thức tiền gửi tiết kiệm hiện nay tại ngân hàng thương mại có hai hình thức là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức tiền gửi tiết kiệm để gửi theo nhu cầu của mình. 1.1.5. Các loại sản phẩm tiền gửi a. Tiền gửi thanh toán
  18. 10 Là khoản tiền gửi của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán gửi tại ngân hàng thương mại với mục đích giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. b. Tiền gửi có kỳ hạn Là khoản tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) hoặc cá nhân gửi tại ngân hàng thương mại. Tiền gửi có kỳ hạn được xác nhận dưới hình thức hợp đồng tiền gửi hoặc sao kê tiền gửi hoặc các hình thức xác nhận thông qua các phương tiện điện tử, được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng thương mại nơi gửi. Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, tiền gửi của tổ chức không được bảo hiểm. c. Tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiết kiệm, được xác định trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng thương mại nơi nhận tiền gửi và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo nhu cầu vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng thương mại nơi nhận gửi (hình thức này áp dụng nhiều qua việc nhận lương qua tài khoản thẻ ATM được mở tại ngân hàng thương mại nơi cá nhân hoặc tổ chức chọn để được nhận lương hoặc chi lương). - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, là tiền gửi tiết kiệm trong đó người gửi tiền có thể thỏa thuận với ngân hàng thương mại nơi nhận gửi tiền về kỳ hạn gửi nhất định. d. Giấy tờ có giá: Là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân mua giấy tờ có giá trong một thời hạn, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác nhất định (Thường là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,…). Trên đây là liệt kê các loại hình thức tiền gửi tại hệ thống các NHTM, tuy nhiên tại bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào tiền gửi tiết kiệm.
  19. 11 1.2 Bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng thương mại bằng pháp luật 1.2.1. Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền Pháp luật là một loại quy phạm xã hội với các đặc tính như phổ biến, chặt chẽ và được đảm bảo bởi Nhà nước. Điểm khác biệt của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là pháp luật có tính thực thi cao nhờ vào những thuộc tính rõ ràng. Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước. Mối quan hệ giữa NGT và NHTM dựa trên nguyên tắc tự do, thỏa thuận và bình đẳng. Tuy nhiên, do thiếu thông tin hoặc hạn chế của pháp luật bảo vệ người gửi tiền, dẫn đến quyền lợi của NGT không được bảo vệ một cách chính đáng. Chính vì thế, cần phải có pháp luật bảo vệ NGT tại các NHTM. Trên thế giới, pháp luật bảo vệ NGT được tiếp cận theo hai cách là quy định trách nhiệm pháp lý của các bên trước và sau khi xảy ra vi phạm. Cách tiếp cận thứ nhất, sau khi xảy ra thiệt hại thực sự, các bên liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các hành vi sai sót của họ khi bên bị thiệt hại khởi kiện ra tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Đối với cách tiếp cận thứ hai, các bên liên quan phải chịu phạt trước khi thiệt hại thực sự xảy ra do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Canada… kết hợp cả hai cách để xây dựng các quy phạm pháp luật bảo vệ người gửi tiền. Ở Việt Nam, pháp luật bảo vệ NGT nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG),… Như vậy, có thể hiểu pháp luật bảo vệ NGT là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa NGT và NHTM để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. 1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ người gửi tiền Pháp luật về bảo vệ người gửi tiền có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, Pháp luật bảo vệ NGT điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao dịch gửi tiền giữa NGT và NHTM. Trong đó, NGT đóng vai trò là
  20. 12 người sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, NGT có thể là cá nhân hoặc là tổ chức. Ngược lại, NHTM đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ tiền gửi cho khách hàng. NGT là người tiêu dùng các dịch vụ của NHTM và có nghĩa vụ trả tiền phí sử dụng dịch vụ. Thứ hai, Pháp luật bảo vệ NGT là công cụ quan trọng bảo vệ quyền lợi cho NGT khi có xảy ra tranh chấp, cũng là bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế - xã hội. Quan hệ giữa NGT và NHTM là quan hệ bất bình đẳng vì NHTM là đơn vị có tổ chức, có các phòng ban giúp việc có trình độ chuyên môn cao, là bên cung cấp dịch vụ và soạn thảo hợp đồng tiền gửi, nên khả năng tự bảo vệ mình cao. Ngược lại, NGT là bên yếu thế vì họ chỉ là các cá nhân, tổ chức thiếu hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, bị chi phối bởi NHTM nên khả năng tự bảo vệ mình thấp hơn. Thứ ba, Pháp luật bảo vệ quyền lợi cho NGT tại nhiều văn bản khác nhau như luật dân sự, luật ngân hàng, luật BHTG, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, …. Cho đến hiện nay, chưa có văn bản pháp luật bảo vệ NGT riêng biệt, do đó quyền lợi hợp pháp của NGT sẽ căn cứ vào các quy định của luật ngân hàng nhà nước (NHNN), Luật các tổ chức tín dụng (TCTD), Bộ luật dân sự, Luật bảo hiểm tiền gửi (BHTG), luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các các bản hướng dẫn thi hành… 1.2.3. Sự cần thiết bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại sẽ được giải thích sau đây: Thứ nhất, để đảm bảo cán cân cho sự bình đẳng giữa tổ chức tín dụng (Ngân hàng thương mại) và NGT (cá nhân và tổ chức). Như phân tích nêu trên mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và NGT là mối quan hệ yếu thế, bất bình đẳng6. Từ đầu khi NGT đến ngân hàng gửi tiền chúng ta đã thấy được sự bất bình đẳng qua việc thủ tục tiền gửi đơn giản và dễ dàng bao 6 Xem tại thoibaotaichinh, truy cập tại http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2018-04- 03/quan-he-ngan-hang-va-khach-hang-quyen-loi-nguoi-gui-tien-con-bi-xem-nhe-55693.aspx (truy cập ngày 03/04/2018)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2