intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý của hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa Việt Nam với nước ngoài

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

49
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động XNKĐN, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động XNKĐN, đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả cho hoạt động đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng mua bán điện với nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý của hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa Việt Nam với nước ngoài

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG VIẾT DŨNG CHÕ §é PH¸P Lý CñA C¸C HîP §åNG XUÊT KHÈU, NHËP KHÈU §IÖN N¡NG GI÷A VIÖT NAM VíI N¦íC NGOµI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG VIẾT DŨNG CHÕ §é PH¸P Lý CñA C¸C HîP §åNG XUÊT KHÈU, NHËP KHÈU §IÖN N¡NG GI÷A VIÖT NAM VíI N¦íC NGOµI Chuyên ngành: Luật Quốc Tế Mã số: 8.38010106 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TIẾN VINH HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của mình. Nội dung luận văn có sự tham khảo và kế thừa các công trình, ấn phẩm và các bài viết đã công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn có tính lý luận và thực tiễn. Học viên đã hoàn thành các môn học và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Đặng Viết Dũng
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi trân trọng cảm ơn Khoa Luật học – Đại học Quốc gia Hà Nội và các giảng viên đã giảng dạy Khoá 22 - Cao học Luật quốc tế đã tận tình quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư/Tiến sỹ Nguyễn Tiến Vinh đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ người viết luận văn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp của tôi tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Điều tiết điện lực -Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo-Bộ Công Thương, Vụ Pháp chế Bộ Công Thương đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, khảo sát thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điều kiện nghiên cứu, khả năng và kinh nghiệm quản lý của bản thân có hạn, luận văn chắc khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến chỉ dẫn quý báu của Quý hội đồng, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng! Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2019 Ngƣời nghiên cứu Đặng Viết Dũng
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỆN NĂNG.................................................. 7 1.1. Khái quát về Hợp đồng xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa ............ 7 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng XNK hàng hóa ................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của Hợp đồng XNK hàng hóa ........................................... 12 1.2. Khái quát Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng ........................... 16 1.2.1. Khái niệm Hợp đồng mua bán điện ................................................... 16 1.2.2. Phân loại Hợp đồng mua bán điện năng ............................................ 18 1.2.3. Khái niệm Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng ................................ 19 1.2.4. Đặc điểm của hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng ........................... 21 1.2.5. Nguyên tắc, yêu cầu khi giao kết Hợp đồng XNKĐN ....................... 27 1.2.6. Nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng XNKĐN........................................ 28 1.2.7. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng ................................................................................... 29 Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỆN NĂNG......................................................... 34 2.1. Hiệp ƣớc Hiến chƣơng Năng lƣợng năm 1994 .............................. 34 2.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................. 34
  6. 2.1.2. Các nội dung cơ bản ........................................................................... 36 2.1.3. Các quy định cụ thể về XNKĐN........................................................ 39 2.2. Hiến chƣơng Năng lƣợng Quốc tế năm 2015 ................................. 41 2.2.1. Nội dung cơ bản ................................................................................. 41 2.2.2. Các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu điện năng .......... 43 2.3. Pháp luật của một số quốc gia về hoạt động xuất nhập khẩu điện năng ........................................................................................... 46 2.3.1. Pháp luật Trung Quốc ........................................................................ 47 2.3.2. Pháp luật Lào ...................................................................................... 49 2.3.3. Pháp luật Campuchia .......................................................................... 53 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 56 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỆN NĂNG TẠI VIỆT NAM - CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP............................................................................................ 57 3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập khẩu điện năng .... 57 3.1.1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu điện năng ............. 57 3.1.2. Chính sách quản lý và phát triển năng lượng điện ở Việt Nam ......... 59 3.1.3. Các quy định về Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng ...................... 63 3.2. Thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu điện năng tại Việt Nam .... 71 3.3. Những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam vê hoạt động xuất nhập khẩu điện năng...................................................... 74 3.4. Một số kiến nghị, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động xuất nhập khẩu điện năng .......... 77 3.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu điện năng ....... 78 3.4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu điện năng .................................................. 81 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa 1 ĐDTTĐN Đường dây truyền tải điện năng 2 ECT Hiệp ước Hiến chương Năng lượng 3 EPTC Công ty Mua bán điện-Tập đoàn Điện lực Việt Nam 4 ERAV Cục điều tiết Điện lực 5 EVN Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam 6 HĐ Hợp đồng 7 HĐXNK Hợp đồng xuất nhập khẩu 8 HQCK Hải quan cửa khẩu 9 HTĐQG Hệ thống điện quốc gia 10 HTĐQG Hệ thống điện quốc gia 11 IEC Hiến chương Năng lượng Quốc tế 12 LQT Luật quốc tế 13 MOIT Bộ Công Thương 14 NNK Nước nhập khẩu 15 NXK Nước xuất khẩu 16 PPA Hợp đồng mua bán điện 17 QLNN Quản lý nhà nước 18 QLNN Quản lý Nhà nước 19 TA Bản sửa đổi đối với lĩnh vực Thương mại của ECT 20 TMQT Thương mại quốc tế 21 XNKĐN Xuất nhập khẩu điện năng 22 YNPG Công ty lưới điện Vân Nam
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng lượng nói chung, điện năng nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà hầu hết các thiết bị hiện đại phục vụ đời sống con người và sản xuất đều sử dụng điện. Điện năng được coi là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng, luôn phải đi trước một bước để tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển. Có thể nói phải có điện mới có công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, phát triển điện năng là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong hoàn cảnh tại Việt Nam các nguồn phát điện ngày một khan hiếm như hiện nay, việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu điện năng (XNKĐN) đang trở nên hết sức cần thiết. XNKĐN là một quan hệ thương mại quốc tế có những đặc thù nhất định, hoạt động này không chỉ cung cấp điện năng đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế mà còn nhằm mục đích duy trì ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Chính vì vậy, ngành điện Việt Nam đã đặt ra sứ mệnh “điện đi trước một bước” trong giai đoạn này. Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, khác với các loại hàng hóa thông thường khác về tính chất, phương thức giao nhận, đo đếm… khi giao dịch trên thị trường. Tính chất phức tạp của của loại hàng hóa này cũng thể hiện tính chất phức tạp của Hợp đồng mua bán điện (PPA), đặc biệt là các PPA qua biên giới quốc gia. Hơn nữa, giá trị các PPA rất lớn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán ngoại hối của của toàn ngành điện. Do đó công tác xây dựng chính sách, kế hoạch XNKĐN cần được luật hóa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển điện năng của quốc gia. 1
  9. Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước (QLNN) đối với hoạt động XNKĐN còn nhiều bất cập, đặc biệt liên quan đến hoạt động thuế quan của các đơn vị Hải quan. Các quy định pháp luật về QLNN đối với hoạt động XNKĐN còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa thể hiện các cam kết của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực mà Việt Nam đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) cũng như các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Chính vì những lý do trên, cần có những nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu dưới góc độ của Luật Quốc tế đối với các quy định pháp luật và thực tế hoạt động XNKĐN nhằm thể chế hóa tích cực vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Vì những lý do trên, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Chế độ pháp lý của hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa Việt Nam với nước ngoài” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Luật Quốc tế (LQT). 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoa học pháp lý, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, ở các cấp độ khác nhau, từ các đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, đến các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hay các bài báo chuyên khảo. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về một loại hình hợp đồng XNK cụ thể với loại hàng hoá đặc biệt là điện năng mới chỉ dừng lại ở các báo cáo quản lý ngành, niên giám thống kê ngành mà chưa có công trình khoa học cấp sau đại học nào thực hiện. Cho đến nay, theo hiểu biết tốt nhất của tôi, hầu như chưa có một đề tài nghiên cứu cấp thạc sỹ LQT nào có đối tượng và nội dung nghiên cứu trùng lặp với đề tài này. Việc nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và hoạch định chính sách phát triển 2
  10. năng lượng điện của Việt Nam cũng như phục vụ cho công tác của tôi tại Công ty Mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động XNKĐN, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động XNKĐN, đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả cho hoạt động đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng mua bán điện với nước ngoài. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Làm rõ bản chất và các đặc trưng pháp lý của Hợp đồng XNKĐN so với Hợp đồng XNK hàng hóa thông thường khác, nhất là trong bối cảnh thực hiện chính sách quản lý năng lượng và tái cấu trúc ngành Điện của Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu, làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam, các ĐƯQT song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hoạt động XNKĐN. - Nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh PPA của hoạt động XNKĐN trong khu vực. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng XNKĐN trong 8 năm trở lại đây. - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động XNKĐN từ các khâu xây dựng chính sách, quản lý thanh toán, đến cơ chế kê khai và làm thủ tục hải quan tại các của khẩu có hoạt động XNKĐN thông qua HTĐQG Việt Nam. - Đề xuất xây dựng một số quy định dưới luật nhằm nâng cao vai trò QLNN (thông tư hoặc thông tư liên bộ), ban hành Hợp đồng mẫu áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động XNKĐN tại Việt Nam. 3
  11. 4. Yêu cầu kết quả nghiên cứu Phải đưa ra được các đề xuất, khuyến nghị, một số giải pháp, phương pháp quản lý cụ thể nhằm kiểm soát và nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong hoạt động XNKĐN tại Việt Nam. Cụ thể hóa các đề xuất và giải pháp này thông qua các dự thảo quy định pháp luật quản lý chuyên ngành. 5. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này tập trung đi sâu nghiên cứu các quy phạm pháp luật Việt Nam; quy phạm pháp luật của nước xuất khẩu (NXK), nước nhập khẩu (NNK) và các Điều ước quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật về XNKĐN của các quốc gia trong khu vực mà Việt Nam có quan hệ XNKĐN trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 5.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của quy phạm pháp luật của Việt Nam; quy phạm pháp luật của NXK, NNK điện năng và các Điều ước quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật về XNKĐN của các quốc gia trong khu vực mà Việt Nam có quan hệ XNKĐN + Phạm vi về đối tượng: Các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động XNKĐN với Việt Nam (có thể bao gồm cả quốc gia với tư cách là một bên tham gia quan hệ thương mại quốc tế (TMQT), các PPA giữa một bên là pháp nhân Việt Nam đầu tư dự án BOT điện tại Lào và xuất khẩu điện cho Việt Nam). + Phạm vi về địa bàn: Giữa Việt Nam và các quốc gia có chung đường biên giới; + Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, tôi sử dụng tổng hợp các biện 4
  12. pháp nghiên cứu khoa học nhằm làm rõ các vấn đề mà mực đích nghiên cứu đã đề ra. Cụ thể là: - Phương pháp biện chứng khoa học của chủ nghĩa khoa học Mác- Lê - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các quy luật thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu thực tiễn theo chu kỳ. - Nhóm các phương pháp xử lý thông tin: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Cho đến nay, theo hiểu biết tốt nhất của tôi, hầu như chưa có một đề tài nghiên cứu cấp thạc sỹ LQT nào có đối tượng và nội dung nghiên cứu trùng lặp với đề tài này. Việc nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và hoạch định chính sách phát triển năng lượng điện của Việt Nam cũng như phục vụ cho công tác của tôi tại Công ty Mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn Thạc sỹ của tôi gồm 3 Chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của hợp đồng XNKĐN, bao gồm các nội dung về: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và so sánh với các hợp đồng XNK hàng hóa thông thường khác; nguồn pháp luật điều chỉnh; - Chương 2: Thực tiễn pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điều chỉnh hoạt động XNKĐN, bao gồm các nội dung về:Hệ thống các Điều ước quốc tế lớn trên thế giới điều chỉnh vấn đề XNKĐN, hệ thống quy phạm pháp luật của một số quốc gia trong khu vực liên quan đến chính sách và hoạt động XNKĐN của Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. 5
  13. - Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về XNKĐN tại Việt Nam, những hạn chế, bất cập và các khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật XNKĐN tại Việt Nan bao gồm các nội dung về: Các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề XNKĐN tại Việt Nam, thực tiễn hoạt động XNKĐN tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể thông qua các kiến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động XNKĐN. 6
  14. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỆN NĂNG 1.1. Khái quát về Hợp đồng xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng XNK hàng hóa Trong điều kiện quốc tế hóa đời sống ngày càng cao, sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tham gia vào quá trình liên kết và hợp tác kinh tế. Quá trình này không thể diễn ra ở một quốc gia/khu vực lãnh thổ mà phải tiến hành trên bình diện quốc tế. Đặc biệt, muốn phát triển nhanh thì mỗi quốc gia không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng tất cả các thành tựu khoa học, kỹ thuật, kinh tế mà loài người đã đạt được để thông thương, buôn bán trao đổi lẫn nhau. Vì thế mỗi quốc gia/khu vực lãnh thổ thường sẽ mua về những thứ không tự sản xuất được từ những nước khác, đồng thời bán những sản phẩm tự sản xuất được cho những nước có nhu cầu. Hoạt động này được gọi là hoạt động thương mại quốc tế. Nhu cầu hoạt động ngoại thương thực chất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu xem kinh tế ngoại thương là một tổng thể thống nhất thì xuất nhập khẩu chính là cốt lõi của tổng thể đó. Vì thế hoạt động ngoại thương ra đời và phát triển cùng với sự phát triển về nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Mặt khác, nhập khẩu là một trong những phương thức tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới một cách nhanh chóng nhất, tạo ra cơ sở cho sự phát triển công nghệ hạ tầng và đồng thời là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách thương mại quốc gia. Hợp đồng XNK hàng hóa hay còn có tên gọi khác là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hoá, do đó nó 7
  15. mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hoá. Mặc dù pháp luật quốc tế và pháp luật các nước có các cách tiếp cận khác nhau, nhưng các hệ thống pháp luật đều thống nhất chung một quan điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng mua bán hàng hóa có “tính chất quốc tế”. Dưới đây là một số cách tiếp cận chủ yếu về “tính chất quốc tế” trong đó: Thứ nhất, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 1 Công ước Lahaye 1964 (Công ước về Luật thống nhất về mua bán quốc tế những động sản hữu hình) quy định như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau [4]. Như vậy, theo quy định trên của Công ước Lahaye năm 1964, một hợp đồng XNK hàng hóa phải đảm bảo điều kiện các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hợp đồng đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới của một quốc gia hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau”. Việc quy định như trong Công ước Lahaye năm 1964 cho thấy rằng, để xác định một hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì yếu tố các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau là vấn đề hết sức quan trọng. Yếu tố quốc tịch của các bên trong hợp đồng không có ý nghĩa trong việc xác định “tính chất quốc tế” của loại hợp đồng này. Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết tại Anh giữa một thương nhân Anh có nơi cư trú tại Singapore và một doanh nghiệp Anh có trụ sở tại London; hàng hóa được chuyển từ Singapore về Anh. Hợp đồng này hoàn toàn đủ điều kiện là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước Lahaye năm 1964 dù các bên chủ thể có cùng quốc tịch [22, tr.13-18]. 8
  16. Thứ hai, tính chất quốc tế trong hợp đồng XNK hàng hóa theo Công ước Viên năm 1980 (Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng Mua bán hàng hóa Quốc tế được ký kết tại Viên năm 1980). Theo Điều 1 Công ước Viên 1980 quy định: 1. Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: (i) khi các quốc gia này là thành viên của Công ước, hoặc (ii) khi theo quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của quốc gia thành viên Công ước. 2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên. 3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này [18, Điều 1]. Từ quy định trên của công ước Viên năm 1980 cho thấy tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chí duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Điều này khác với Công ước Lahaye năm 1964, các yếu tố như địa điểm ký kết hợp đồng, việc dịch chuyển qua biên giới đối với đối tượng của hợp đồng không được Công ước Viên năm 1980 đề cập đến. Ngoài ra, giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa. Thứ ba, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật của một số nước trên thế giới. 9
  17. Ví dụ: Theo pháp luật của Pháp, khi xác định tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa, người ta căn cứ vào hai tiêu chí là kinh tế và pháp lý: - Theo tiêu chí kinh tế, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế khi nó tạo nên sự dịch chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước. - Theo tiêu chí pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán… Thứ tư, tính chất quốc tế trong hợp đồng XNK hàng hóa theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Hợp đồng mua bán quốc tế, Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài …[23, tr.5-13]. Trước khi ban hành Luật thương mại năm 1997, theo quy chế tạm thời hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương số 4794/TN-XNK do Bộ Thương Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành ngày 31/7/1991 thì Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế; “tính chất quốc tế” của hợp đồng ngoại thương được xác định bởi ba tiêu chí sau đây: Chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác; Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng. Luật Thương mại năm 1997 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa đối với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, một bên là thương nhân nước ngoài” 10
  18. (Điều 80). Theo quy định này, việc xác định “tính chất quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ dựa vào yếu tố quốc tịch của các bên tham gia ký kết. Cách hiểu này khác xa so với các quy định trong các điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế [19]. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định “tính chất quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hóa mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể, Điều 27 của Luật quy định rõ việc mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Đồng thời, Luật cũng xác định rõ thế nào là xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa tại các điều 28 điều 29 và điều 30, theo đó [20]: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 28). Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 28). Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam (Khoảng 1 Điều 29). Tạm xuất, tái nhập hàng hóa làm việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam (Khoản 2 Điều 29). 11
  19. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (Khoản 1 Điều 30). Như vậy, có thể thấy, các điều ước quốc tế mặc dù cùng điều chỉnh việc vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế nhưng có sự khác nhau về tiêu chí xác định “tính chất quốc tế” trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Pháp luật các nước trên thế giới cũng vậy, một quốc gia căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của mình cũng có những quy định không giống nhau về vấn đề này. Ở Việt Nam, việc xác định “tính chất quốc tế” hay yếu tố “ngoại thương” hoặc “nước ngoài” trong hợp đồng mua bán hàng hóa có sự thay đổi qua các thời kỳ: từ ba tiêu chí là quốc tịch của chủ thể của hợp đồng, việc dịch chuyển hàng hóa và đồng tiền thanh toán theo Quy chế 4794/TN-XNK năm 1991 xuống còn duy nhất một tiêu chí là quốc tịch của chủ thể hợp đồng theo Luật Thương mại năm 1997. Tiêu chí này tiếp tục thay đổi trong Luật Thương mại năm 2005, chỉ còn là việc dịch chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc qua khu vực hải quan[17, tr.18-24]. 1.1.2. Đặc điểm của Hợp đồng XNK hàng hóa Như đã trình bày trên đây, pháp luật nhiều quốc gia có sự phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng XNK hàng hóa. So với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật các nước và dựa trên các điều ước quốc tế liên quan có những đặc điểm khác biệt sau đây: Về chủ thể của hợp đồng Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên (người bán và người mua) có trụ sở thương mại đất ở các nước khác nhau. Ví dụ: thương nhân A có trụ sở thương mại đặt tại Thái Lan ký kết hợp đồng mua bán gạo với thương nhân B có trụ sở thương mại tại Nhật Bản. 12
  20. Chủ thể tham gia hợp đồng xuất nhập khẩu có thể khác nhau theo các định nghĩa khác nhau trong các nguồn luật khác nhau. Theo công ước Viên: “Chủ thể tham gia hợp đồng là những bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại hay có nơi cư trú thường xuyên ở các nước khác nhau”. Còn theo Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “Chủ thể tham gia hợp đồng là những thương nhân mang quốc tịch khác nhau”. Thương nhân theo luật Thương mại Việt Nam được qui định trong Điều 6 của luật này là “cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên” Về đối tƣợng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu là hàng hoá. Đối tượng của hợp đồng được qui định khác nhau trong các nguồn luật khác nhau. Ví dụ: công ty C của Việt Nam ký hợp đồng với một công ty D của liên bang Đức để xuất khẩu sản phẩm cá da trơn sang thị trường EU. Tại Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 3 luật Thương mại Việt Nam 2005: “a. Hàng hoá là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. b. Hàng hoá còn là những vật gắn liền với đất đai”. Có thể thấy luật Thương mại Việt Nam 2005 điều chỉnh không chỉ bó hẹp ở các động sản mà còn cả các động sản. Còn các hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như vận chuyển hàng hoá, thanh toán, bảo hiểm, ... thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Đây cũng là một hạn chế khiến cho Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi hội nhập WTO. Hàng hoá, đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu có thể được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. Thực tế thì điều kiện này cũng cho thấy sự khác biệt giữa hợp đồng xuất nhập khẩu với một hợp đồng kinh tế nói chung, ví dụ như hợp đồng mua bán ký kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được pháp luật coi là hợp đồng xuất nhập khẩu, nhưng hàng hoá của hợp đồng đó không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2