Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế nhằm phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm, những tồn tại, bất cập trong chính sách, pháp luật về cảng biển, đồng thời xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật phù hợp để phát triển cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Từ đó xác định vai trò, vị thế, mục tiêu định hướng phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 và những năm tiếp theo trong chiến lược biển nói chung và lĩnh vực kinh tế hàng hải nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT V ỨC TO N CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CẢNG BIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC H NỘI - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT V ỨC TO N CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CẢNG BIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật Biển và quản lý Biển Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN H NỘI - 2019
- LỜI CAM OAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ ức Toàn
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CẢNG BIỂN VIỆT NAM ..................................................10 1.1. Tổng quan về Cảng biển ............................................................................10 1.1.1. Các khái niệm liên quan về cảng biển ..........................................................10 1.1.2. Chức năng cơ bản của cảng biển ..................................................................12 1.1.3. Tiêu chí xác định cảng biển .........................................................................12 1.2. Khái niệm Chính sách và pháp luật về cảng biển trong tiến trình hội nhập quốc tế .........................................................................................12 1.2.1. Khái niệm Hội nhập quốc tế, tiến trình hội nhập của Việt Nam .................12 1.2.2. Chính sách về cảng biển ...............................................................................25 1.2.3. Pháp luật về cảng biển .................................................................................30 1.2.4. Vai trò và đặc điểm của Chính sách, pháp luật cảng biển Việt Nam ...........31 1.3. Mô hình quản lý cảng biển và Chính sách, pháp luật về quản lý cảng biển ở một số nƣớc ............................................................................35 1.3.1. Mô hình quản lý cảng biển trên thế giới ......................................................35 1.3.2. Chính sách, pháp luật về quản lý cảng biển ở một số nước .........................36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ CẢNG BIỂN ..............................................................................42 2.1. Chính sách cảng biển Việt Nam hiện nay ................................................42 2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam ..............................42 2.1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư .....................................................................45 2.1.3. Chính sách về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển ....................46 2.1.4. Chính sách thuế, phí .....................................................................................49 2.1.5. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh, khai thác cảng biển ..................................................................49
- 2.2. Pháp luật về cảng biển Việt Nam hiện nay ..............................................50 2.2.1. Chức năng xây dựng Pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước ..................50 2.2.2. Hệ thống các quy định của pháp luật hiện nay về cảng biển ......................51 2.2.3. Quy định pháp luật về đóng, mở cảng biển và vùng nước cảng biển ..................54 2.2.4. Pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác cảng biển...........56 2.2.5. Mô hình Ban quản lý và khai thác cảng ở Việt Nam ...................................60 2.2.6. Về thủ tục cho tàu thuyền vào và rời cảng biển ..........................................61 2.2.7. Các Điều ước quốc tế về Hàng hải, cảng biển Việt Nam ............................63 2.3. ánh giá chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam ..................64 2.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................64 2.3.2. Tồn tại, hạn chế về Chính sách, pháp luật....................................................66 2.4. Thực trạng hoạt động, quản lý, khai thác cảng biển Việt Nam .............72 2.4.1. Công tác tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển Việt Nam hiện nay........................................................................................72 2.4.2. Phân loại cảng Việt Nam..............................................................................74 2.4.3. Lượng hàng hóa, hành khách thông qua cảng biển Việt Nam .....................76 2.4.4. Cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam...............................................................76 2.4.5. Công nghệ bốc xếp, quản lý khai thác cảng biển .........................................77 2.4.6. Logistics cảng biển .......................................................................................78 2.4.7. Về môi trường cảng biển Việt Nam ...............................................................79 2.4.8. Đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cảng biển Việt Nam ..............83 2.4.9. Dự báo nhu cầu hàng hóa, hành khách, công nghệ quản lý khai thác cảng biển Việt Nam ......................................................................................90 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, Ề XUẤT, KIẾN NGHỊ HO N THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CẢNG BIỂN VIỆT NAM .......................................................................................93 3.1. Giải pháp, đề xuất xây dựng Chính sách, pháp luật trong nƣớc ...........93 3.1.1. Nhóm giải pháp xây dựng và triển khai văn bản QPPL ...............................93 3.1.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách .........................................................97 3.1.3. Xây dựng và triển khai các Quy hoạch, chiến lược, đề án ...........................98 3.1.4. Nhóm giải pháp sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, hải quan, logistics, cải cách hành chính tại cảng biển .......98 3.1.5. Nghiên cứu mô hình cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác kinh doanh kết cấu hạ tầng cảng biển phù hợp với thực tế Việt Nam .................99
- 3.2. Giải pháp về Hợp tác quốc tế và triển khai các iều ƣớc quốc tế .......100 3.2.1. Hợp tác quốc tế...........................................................................................100 3.2.2. Tiếp tục triển khai gia nhập các văn kiện của IMO ...................................101 3.3. Các giải pháp, đề xuất đối với cảng biển ................................................102 3.3.1. Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư...........................................................102 3.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khai thác cảng biển ...................103 3.3.3. Về Phát triển cảng biển ..............................................................................103 3.3.4. Về phân loại cảng biển ...............................................................................105 3.3.5. Quan hệ giữa cảng biển và khu kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm .............106 3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác bảo trì, sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng cảng biển ....................................................................................................106 3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khai thác cảng biển .........................106 3.3.8. Tăng cường kết nối các phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics ...............................................................107 3.3.9. Một số giải pháp khác ................................................................................108 KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ ..............................................................................111 T I LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐATHH: Bảo đảm an toàn hàng hải CBVN: Cảng biển Việt Nam CSHT: Cơ sở hạ tầng CƯQT: Công ước quốc tế DA: Dự án DWT: Trọng tải tàu (Deadweight tonnage) ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng ĐTM: Đánh giá tác động môi trường ĐTNĐ: Đường thủy nội địa ĐTXD: Đầu tư xây dựng ĐƯQT: Điều ước quốc tế GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GT: Tổng dung tích tàu (Gross tonnage) GTVT: Giao thông vận tải HHVN: Hàng hải Việt Nam IALA: Hiệp hội đèn biển quốc tế (International Association of Marine Aids to Navigation and Lighthouse Authorities) ICD: Cảng cạn (Inland Container Depot) IMO: Tổ chức Hàng hải quốc tế (International Maritime Organization) KCHT: Kết cấu hạ tầng KCN: Khu công nghiệp KKT: Khu kinh tế KT-XH: Kinh tế - xã hội QHTT HTCB VN: Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam QPPL: Quy phạm pháp luật TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TEU: Đơn vị tính tương đương container 20‟ (Twenty feet Equivalent Unit) TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân XNK: Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Dự báo khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam 90 Bảng 2.2 Dự báo lượng hành khách trung bình năm thông qua cảng biển Việt Nam 91
- MỞ ẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến 121° Đông. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ- ru- nây, Ma-lai-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Căm-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100 km2 đất liền/1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km2 đất liền/1 km bờ biển) và hơn 3000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Là một quốc gia có lợi ích địa chính trị, kinh tế gắn với biển. Phát triển kinh tế, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước ta gắn liền với biển. Dù trong các thời kỳ khác nhau, việc phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước luôn gắn với các “cửa ngõ” là cảng biển. Chính sách, pháp luật về cảng biển là khung pháp lý quan trọng định hướng cho việc đầu tư xây dựng phát triển và kinh doanh khai thác cảng biển; là công cụ không thể thiếu của quản lý Nhà nước chuyên ngành cảng biển trong thời gian qua. Chính sách, pháp luật về cảng biển hiện nay đã cơ bản được xây dựng, triển khai thực hiện song còn một số tồn tại, hạn chế và chưa tạo được sự chủ động, phát triển đột phá cho cảng biển Việt Nam. Cảng biển Việt Nam còn một số tồn tại, hạn chế như: 1
- Chưa tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển toàn diện hệ thống cảng biển, hội nhập với các nước trong khu vực về lĩnh vực cảng biển, chưa trở thành mũi nhọn trong 5 lĩnh vực kinh tế biển, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước; Phát triển chưa đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống, đặc biệt giữa các cảng tổng hợp quốc gia, cảng chuyên dùng, cảng địa phương. Các cảng nước sâu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam chưa tạo được những cửa mở lớn vươn ra biển có sức hấp dẫn ảnh hưởng tới địa bàn các nước lân cận trong khu vực; Chưa phát triển đồng bộ giữa cảng biển với mạng cơ sở hạ tầng sau cảng, giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển. Đặc biệt là chưa đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và đầu mối logistic ở khu vực; Chưa áp dụng được cơ chế quản lý theo mô hình chính quyền cảng, trong đó có thí điểm áp dụng ở một vài cảng có điều kiện để từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện thực hiện đồng bộ trên toàn quốc; Hệ thống chính sách, pháp luật về cảng biển đã có nhưng còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất, chưa thực sự hoàn thiện nhằm khắc phục các hạn chế như đã nêu ở trên; Các Hiệp định Hàng hải với các nước trên thế giới đã được ký kết trong những năm qua, tuy nhiên việc áp dụng còn chưa mang tính chủ động, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam …vv. Trước thực trạng như trên, việc nghiên cứu, đánh giá, tham mưu, đề xuất xây dựng chính sách, pháp luật phát triển cảng biển trở nên vô cùng cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế thì chính sách, pháp luật về cảng biển của chúng ta hôm nay s có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thịnh vượng của thế hệ tương lai của Việt Nam và cả khu vực. Bối cảnh và cơ sở chính sách pháp luật liên quan đến cảng biển, vận tải biển và xu hướng hội nhập quốc tế đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là: * Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng khóa 12 khóa XII ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. * Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam được Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 1 0 thông qua ngày 25/11/2015 (Bộ Luật này được ban hành lần đầu tiên năm 1990 và 2
- sửa đổi, bổ sung năm 2005); các cơ sở pháp luật khác liên quan cũng có những thay đổi quan trọng như Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2014; Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014…vv * Việt Nam liên tiếp ký kết FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu (EEC) và CPTPP. Tính đến nay, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FTA; đây là một con số rất ấn tượng đối với một nước Châu Á đang vươn lên phát triển. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã được thực thi (6 trong 10 này được thực thi với tư cách là thành viên ASEAN, 4 FTA còn lại là với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và EEC); 2 FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 4 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hồng Kông, FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA)… * Một số chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển vùng lãnh thổ, địa phương, khu kinh tế, khu công nghiệp và ngành kinh tế quan trọng đã được phê duyệt với nhiều nội dung cập nhật bổ sung mới. * Các quy định về quản lý hoạt động hàng hải, điều kiện kinh doanh, khai thác cảng biển có nhiều thay đổi về: Đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải, công trình hàng hải, báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải, hoạt động của hoa tiêu hàng hải và quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam…vv Do vậy rất cần nghiên cứu tổng thể chính sách, pháp luật phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2050. 2. Phạm vi, mục tiêu nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Tập trung vào chính sách pháp luật cho hệ thống cảng biển trên toàn quốc, bao gồm các cảng tổng hợp quốc gia, địa phương và chuyên dùng liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Do vậy phù hợp với quy định tại của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, các Điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hàng hải, cảng biển, bao gồm cả Hiệp định Hàng hải giữa Việt Nam và các nước. Tiền đề để nghiên cứu chính sách, pháp luật phát triển hệ thống cảng biển ngoài các cơ sở pháp lý có tính “vĩ mô” như: Chiến lược hội nhập quốc tế, Chiến lược biển, 3
- Bộ luật HHVN, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm v.v… như đã nêu trên còn là chiến lược tổng thể phát triển ngành và các chuyên ngành giao thông vận tải. Đối với ngành Hàng hải, chính sách, pháp luật có đối tượng chính là hệ thống cảng biển, đội tàu và vận tải biển, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển... Nội dung nghiên cứu s tập trung làm rõ những tác động, ảnh hưởng qua lại của chính sách, pháp luật đối với cảng biển và nhóm cảng biển; khẳng định vai trò, ý nghĩa của chính sách, pháp luật đối với cảng trung chuyển quốc tế và cảng cửa ngõ quốc tế ở các vùng kinh tế trọng điểm; xem xét đến việc xác định vị trí, quy mô phát triển của các cảng đầu mối khu vực, địa phương vệ tinh và các cảng chuyên dùng trong hệ thống. Nghiên cứu chính sách, pháp luật về cảng biển gắn liền với các dấu ấn kinh tế, chính trị thời kỳ mở cửa, hội nhập của đất nước kể từ năm 1986 trở lại đây. Tìm hiểu mối liên hệ, tương trợ mật thiết giữa phạm trù “hội nhập quốc tế” và “chính sách, pháp luật về cảng biển”, làm rõ những tác động tương hỗ, những thay đổi tác động qua lại giữa hội nhập và các chính sách, pháp luật trong từng thời kỳ phát triển. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế nhằm phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm, những tồn tại, bất cập trong chính sách, pháp luật về cảng biển, đồng thời xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật phù hợp để phát triển cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Từ đó xác định vai trò, vị thế, mục tiêu định hướng phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 và những năm tiếp theo trong chiến lược biển nói chung và lĩnh vực kinh tế hàng hải nói riêng. 2.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá toàn diện chính sách, pháp luật phát triển cảng biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế; Thấy được ưu, nhược điểm, tồn tại, hạn chế của các chính sách, pháp luật và tình trạng thực thi chính sách, cũng như thực trạng quản lý và hoạt động của các cảng biển Việt Nam; Đánh giá thực trạng cảng biển, mô hình quản lý cảng biển của Việt Nam. 4
- Đưa ra các số liệu cụ thể về thực trạng cảng biển, phân tích các tiềm năng, lợi thế, vận dụng các mô hình phát triển; Đưa ra các giải pháp, đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển cảng biển của Việt Nam trong thời gian tới nhằm phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 3. ối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống chính sách pháp luật quốc gia liên quan đến cảng biển; chính sách, pháp luật cảng biển của Việt Nam qua một số thời kỳ và chính sách, pháp luật cảng biển của một số quốc gia trên thế giới; Hệ thống pháp luật quốc tế thông qua các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực Hàng hải nói chung và liên quan đến cảng biển; Cảng biển là một bộ phận của kết cấu hạ tầng GTVT không chỉ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về bốc xếp, bảo quản, tiếp chuyển hàng hóa đi/đến cảng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong nước mà còn có vai trò là động lực thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của các vùng miền, địa phương ven biển và cả nước; là cơ sở để vươn ra biển xa, phát triển kinh tế hàng hải trở thành mũi nhọn hàng đầu trong các ngành kinh tế biển; đồng thời góp phần đắc lực vào việc củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia trên các khu vực biển đảo. Hệ thống cảng hàng hóa, hành khách nghiên cứu trong Đề tài này không bao gồm cảng quân sự, cảng cá. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm các vấn đề chủ yếu sau: Hệ thống các chính sách, pháp luật về cảng biển Việt Nam qua các thời kỳ phát triển, hội nhập và các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực Hàng hải; Đánh giá hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam; x ác định tồn tại bất cập của hệ thống cảng biển để có những điều chỉnh chính sách, pháp luật tháo gỡ các khó khan, tồn tại, bất cập; Dự báo nhu cầu của thị trường đối với sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam trong từng giai đoạn (2020, 2030); Hoạch định chính sách phát triển cảng biển: 5
- • Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn (2020, 2030 và xa hơn). • Xác định quy mô phát triển của hệ thống cảng và từng khu cảng trọng điểm theo từng giai đoạn. • Định hướng phát triển của hệ thống cảng, theo tính chất cảng và từng vùng lãnh thổ. Đề xuất, kiến nghị về: • Hoàn thiện chính sách, pháp luật về cảng biển Việt Nam; • Cơ chế chính sách, giải pháp để thực hiện; • Khuyến nghị các tồn tại và nội dung cần thực hiện; • Tham gia, triển khai các ĐƯQT trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển. Bố cục của Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Nội dung có 3 chương; Kết luận - kiến nghị và Tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau: Phần mở đầu Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Chính sách, pháp luật cảng biển Việt Nam Chương 2. Thực trạng Chính sách, pháp luật của Việt Nam về cảng biển Chương 3. Những giải pháp, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống Chính sách, pháp luật về cảng biển Việt Nam Phần kết luận - Kiến nghị 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh: để có số liệu chính xác là cơ sở để làm sáng rõ vấn đề phải dùng phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu, thông tin từ đó chứng minh các vấn đề đã đưa ra; Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa các nội dung có tĩnh lý luận; phương pháp quy nạp, di n dịch: được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến chính sách công của một số quốc gia, đặc biệt là các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện. Những giải pháp mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp di n dịch để làm rõ nội dung của giải pháp đó; 6
- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác…vv. 5. Căn cứ thực hiện đề tài Luận văn Nghiên cứu chính sách, pháp luật về h ệ thống cảng biển Việt Nam dựa trên các tiền đề chính sau: Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các Bộ luật liên quan (hệ thống pháp luật Quốc gia); Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cả nước; các vùng - khu kinh tế, công nghiệp trọng điểm các tỉnh - thành phố lớn có cảng biển; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển một số ngành kinh tế có lượng hàng qua cảng lớn (Điện, than quặng, dầu khí, thép, xi măng - VLXD v.v…); Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển toàn ngành GTVT; ngành Hàng hải đến 2020, định hướng đến 2030; Các Đề án, Dự án đầu tư cảng biển và các cơ sở công nghiệp lớn đã được cấp phép hoặc chấp nhận chủ trương đầu tư; Quy hoạch chi tiết phát triển các cảng, nhóm cảng đã được lập, được phê duyệt và kết quả kiểm tra rà soát thực hiện Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam; Hệ thống các Điều ước quốc Việt Nam tham gia ký kết. 6. Tính mới và những đóng góp của ề tài Trong những năm qua, công tác nghiên cứu lý luận, thực ti n và xây dựng chính sách, pháp luật về cảng biển ở Việt Nam đã được đề cập nhiều trong các văn bản, tài liệu của Nhà nước và các nhà khoa học như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các đề án, đề tài của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, hệ thống các Hiệp định hàng hải mà Việt Nam đã ký kết với các nước… Việc tham mưu, hoạch định các chính sách, pháp luật phát triển cảng biển Việt Nam thông thường được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, đề xuất các cơ quan quản lý Nhà nước cao hơn có thẩm quyền ban hành. Mặc dù trong quá trình xây dựng 7
- chính sách, pháp luật đã áp dụng nhiều cách thu thập thông tin, xin ý kiến bằng văn bản của nhiều cơ quan trong và ngoài nhà nước, các nhà khoa học, những đối tượng bị điều chỉnh, các công ty tư vấn... Tuy nhiên, khó có thể tránh được việc tiếp thu có tính chủ quan, phiếm diện dẫn đến việc ban hành chính sách, pháp luật có nhiều điểm thiếu thực ti n và khó khả thi khi thực hiện và đặc biệt là nhanh lạc hậu. Hiện nay, một số phương pháp phân tích, đánh giá chính sách của các nước để áp dụng xây dựng chính sách tại Việt Nam tuy đúng về phương pháp nhưng khi phân tích, đánh giá dữ liệu, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội lại thiếu thông tin dự báo dẫn đến chính sách chưa phát huy được hiệu quả. Qua tham khảo một số đề tài, luận văn Tiến s , Thạc s các năm gần đây tôi nhận thấy các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về cảng biển, từ nhiều khía cạnh như: phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển; mô hình quản lý cảng; hợp tác quốc tế trong đầu tư cảng biển; bảo vệ môi trường cảng biển… nhưng về vấn đề “chính sách, pháp luật phát triển cảng biển” chưa được nghiên cứu sâu theo hướng hệ thống lý luận tổng quát, xâu chuỗi với hệ thống chính sách, pháp luật của các quốc gia khác, triển khai áp dụng các Điều ước quốc tế … Một số Đề tài chỉ coi chương trình xây dựng chính sách, pháp luật cảng biển là một giải pháp trong rất nhiều giải pháp phát triển hệ thống cảng biển và chưa có tính tổng kết lý luận và gắn thực ti n, phân tích có tính dự báo để đề ra chính sách phù hợp. Vì vậy, tôi nhận thấy nghiên cứu chuyên sâu “ h nh s ch ph p u t v cảng bi n c iệt N m trong th i hội nh p quốc t ” để có thể đưa ra cơ sở khoa học về xây dựng chính sách, pháp luật về cảng biển Việt Nam. 7. Ý ngh a về m t khoa học Dựa trên phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, chứng minh và kết hợp với thực ti n, đề tài khoa học này củng cố thêm về cách thức, phương pháp xây dựng chính sách, pháp luật; kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực ti n để đưa ra chính sách, pháp luật phù hợp nhằm phát triển hệ thống cảng biển của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. 8. Ý ngh a về m t thực tiễn Vận tải biển trong giai đoạn 2011 - 2018 chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2018 cao gấp 2 lần năm 2011, tăng trưởng bình quân 9,18%/năm, trong đó hàng container tăng 8
- 2,73 lần, tăng trưởng bình quân đạt 13,4%/năm (nguồn Bộ GTVT). Vì vậy, nghiên cứu chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế cho phép chúng ta xem xét, đánh giá ưu, nhược điểm, những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Từ những cơ sở dữ diệu hiện có, trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và kết hợp với các mô hình dự báo để hoạch định chính sách, pháp luật phù hợp phát triển cảng biển tại Việt Nam trong vài thập kỷ tới. 9
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CẢNG BIỂN VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về Cảng biển 1.1.1. c h i niệm iên qu n v cảng bi n Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Trong đó khái niệm về cảng biển và một số khái niệm liên quan được hiểu như sau: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác. 10
- Bến cảng là khu vực gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển. Khu neo đậu là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập kho chứa nổi, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ khác. Khu chuyển tải là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ khác. Khu tránh bão là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu tránh trú bão và thiên tai khác. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền đón, trả hoa tiêu. Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật. Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập, công bố để tàu thuyền quay trở. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng. Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng. Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các 11
- báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển Việt Nam. Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ và các công trình hàng hải khác được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam để phục vụ hoạt động hàng hải. 1.1.2. hức năng cơ bản c cảng bi n Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa. 1.1.3. Tiêu ch x c định cảng bi n Có vùng nước nối thông với biển. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn. Có lợi thế về giao thông hàng hải. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển. 1.2. Khái niệm Chính sách và pháp luật về cảng biển trong tiến trình hội nhập quốc tế 1.2.1. Khái niệm Hội nh p quốc t ti n trình hội nh p c iệt N m 1.2.1.1. Định nghĩa khái niệm hội nhập quốc tế Ở Việt Nam, thuật ngữ „hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 175 | 46
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 239 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 101 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định
17 p | 139 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 158 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn