Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về chế định đại diện, cụ thể là cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên. Tìm hiểu một số khía cạnh cụ thể trong hoạt động thực tiễn. Những việc cha mẹ đại diện cho con thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi cho con, từ đó đưa ra được những bất cập và hạn chế trong việc thực hiện, nêu ra phương hướng, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm đại diện đối với người chưa thành niên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN ĐẠI DIỆN CỦA CHA MẸ CHO CON CHƢA THÀNH NIÊN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN ĐẠI DIỆN CỦA CHA MẸ CHO CON CHƢA THÀNH NIÊN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN
- BẢNG TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự TTDS: Tố tụng dân sự TAND: Tòa án nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẠI DIỆN CHO CON CHƢA THÀNH NIÊN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ .................................................. 7 1.1. Khái niệm con chƣa thành niên ................................................................... 7 1.2. Giao dịch dân sự do ngƣời chƣa thành niên xác lập .................................. 11 1.2.1. Giao dịch dân sự ........................................................................................ 11 1.2.2. Cơ sở hình thành giao dịch dân sự của ngƣời chƣa thành niên ................. 18 1.2.3. Các mức năng lực hành vi dân sự của ngƣời chƣa thành niên .................. 19 1.3. Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên........................................... 23 1.3.1. Khái niệm đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên.......................... 23 1.3.2. Đặc điểm của chế định đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên...... 26 1.3.3. Ý nghĩa của chế định đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên ........ 29 1.3.4. Phạm vi đại diện......................................................................................... 31 1.3.5. Hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp cha mẹ không có thẩm quyền đại diện hoặc vƣợt quá phạm vi thẩm quyền đại diện ....................................................... 36 CHƢƠNG II PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CHA MẸ CHO CON CHƢA THÀNH NIÊN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN. .................................................................................................................... 41 2.1. Pháp luật về đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên ....................... 43 2.1.1 Hình thức đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên .......................... 43 2.1.2 Thực hiện quyền đại diện của cha mẹ đối với con chƣa thành niên .......... 46 2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với vai trò đại diện cho con trong giao dịch dân sự ................................................................................................................. 47 2.2. Nguyên tắc thực hiện quyền đại diện ......................................................... 50 2.2.1. Cha mẹ chỉ xác lập và thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện ........... 50
- 2.2.2. Thực hiện quyền đại diện trong việc định đoạt tài sản của con phải vì lợi ích của con và có xem xét nguyện vọng của con từ đủ 9 tuổi. ............................ 52 2.3. Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong một số trƣờng hợp cụ thể .................................................................................................................... 53 2.3.1. Hợp đồng mua bán tài sản ......................................................................... 53 2.3.2. Hợp đồng tặng cho tài sản ......................................................................... 62 2.3.3. Thừa kế ...................................................................................................... 66 CHƢƠNG III ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CỦA CHA MẸ BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CHO CON CHƢA THÀNH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA GIAO DỊCH DÂN SỰ ................................................................................. 74 3.1 Quy định về thẩm quyền đại diện trong trƣờng hợp cha mẹ không thống nhất ý kiến ............................................................................................................ 75 3.2 Quy định về thực hiện quyền đại diện của cha mẹ ..................................... 76 3.3 Định đoạt tài sản vì lợi ích của con chƣa thành niên .................................. 78 3.4 Giao dịch của con chƣa thành niên trong việc tặng cho tài sản. ................ 81 3.5 Từ chối nhận di sản đƣợc hƣởng thừa kế của con ...................................... 83 ẾT LUẬN .......................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO ............................................................. 88
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong quan hệ pháp luật dân sự, đặc biệt là giao dịch dân sự việc xác định tƣ cách chủ thể và năng lực chủ thể, nhất là của cá nhân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Mỗi ngƣời khi sinh ra đều có năng lực pháp luật nhƣ nhau. Tuy nhiên, năng lực hành vi của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố ví dụ nhƣ sức khỏe tâm sinh lý và độ tuổi của cá nhân đó. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên không thuộc các trƣờng hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, còn những ngƣời ngƣợc lại đó là ngƣời có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ. Một trong những thành phần có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ đó là ngƣời chƣa thành niên. Dƣới góc độ tâm lý và thể chất, ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ, chƣa hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và tâm sinh lý, do đó chƣa đủ nhận thức và năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật của mình. Vì vậy cần có sự hƣớng dẫn, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội để những ngƣời chƣa thành niên đƣợc chăm sóc phát triển toàn diện và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính họ tránh trƣờng hợp bị lạm dụng. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời chƣa thành niên khi tham gia vào các quan hệ dân sự, góp phần bảo đảm sự ổn định pháp lý của các giao dịch dân sự nói chung và quyền lợi của những ngƣời chƣa thành niên nói riêng 1
- thì pháp luật cần thiết và đặt ra nhiều biện pháp để bảo về quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên, đặc biệt là trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt giao dịch dân sự. Có rất nhiều những quy định trong nƣớc và trên thế giới ra đời để bảo về cho quyền và lợi ích của họ. Tại lời mở đầu của Công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 xác định rằng gia đình, với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trƣờng tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần đƣợc sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảm đƣơng đƣợc đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Xuất phát từ quan điểm, gia đình là nguồn gốc hình thành nên tính cách của cá nhân và không ai có thể bảo vệ quyền lợi một cách vô điều kiện và tận tâm nhất ngoài cha mẹ. Chính vì vậy để bảo đảm cho quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên nói riêng và sự cân bằng ổn định trong xã hội nói chung, pháp luật quy định về chế định đại diện cho ngƣời chƣa thành niên mà chủ thể có nghĩa vụ trƣớc hết là bố mẹ. Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 136 BLDS 2015: Cha, mẹ là ngƣời đại diện theo pháp luật cho con chƣa thành niên. Bởi các lý do nêu trên, luận văn lựa chọn đề tài “Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong giao dịch dân sự” làm đề tài nghiên cứu để nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong giao dịch dân sự, xem xét cụ thể các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó đƣa ra cái nhìn toàn diện về những hạn chế, thiếu xót của hệ thống pháp luật và đề xuất một một số giải pháp mang tính hoàn thiện để phần nào giúp cho quá trình sửa đổi và bổ sung pháp luật Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu 2
- Trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã có những quy định đƣợc luật hóa hoặc thỏa thuận thành quy tắc chung nhƣ: Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em năm 1989, chế định đại diện cho con chƣa thành niên trong BLDS các năm 1995, 2005, 2015, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và luật trẻ em 2016. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề năng lực chủ thể của ngƣời chƣa thành niên, các giao dịch dân sự liên quan đến ngƣời chƣa thành niên hay quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một số ví dụ nhƣ: bài viết “Đại diện bề ngoài nhìn từ góc độ pháp luật dân sự Nhật Bản”, Nguyễn Thị Phƣơng Châm, Tạp chí luật học số 6/2016; bài viết “Những quy định pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chƣa thành niên và cá kiến nghị hoàn thiện”, Cao Minh Vũ, Nguyễn Nhật Khanh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12(340) T6/2017; “bài viết “Giám hộ và đại diện trong BLDS và tố tụng dân sự” – Ths. Nguyễn Việt Cƣờng, năm 2010; luận văn thạc sĩ luật học “Năng lực hành vi dân sự của ngƣời chƣa thành niên” – Nguyễn Thị Hiền, năm 2007; luận văn thạc sĩ luật học “Quyền và nghĩa vụ của ngƣời chƣa thành niên trong giao dịch dân sự” – Hoàng Thị Vân Anh, năm 2014; luận văn thạc sĩ “Quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình nông thôn hiện nay” – Nguyễn Thị Ánh Tuyết, năm 2009;…Tuy nhiên, vấn đề đại diện của cha mẹ cho con trong giao dịch dân sự thì lại chƣa nhận đƣợc sự quan tâm một cách đầy đủ. Dƣới góc độ đời sống, với sự quan tâm của xã hội về các giao dịch dân sự liên quan đến ngƣời chƣa thành niên và cách thức thực hiện quyền lợi đối với tài sản của ngƣời chƣa thành niên đã đƣợc đăng tải ở các trang thông tin, sách báo, các tạp chí. Chế định này đã đƣợc đƣa ra thảo luận trên các diễn đàn trên trang dân luật của thƣ viện pháp luật, trang thông tin pháp luật dân sự, báo tuổi trẻ -bài 3
- viết “Mẹ có quyền bán tài sản của con chƣa thành niên”, hay trên báo thanh niên - bài viết “Quyền đại diện cho con” - Luật sƣ Huỳnh Minh Vũ,… Qua các công trình nghiên cứu cũng nhƣ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh chế định đại diện của cha mẹ đối với con chƣa thành niên dƣới một tổng thể sẽ thấy đƣợc mức độ quan tâm của nhà nƣớc và xã hội đối với một thế hệ trẻ của đất nƣớc góp phần nâng cao nhận thức, hiểu sâu sắc về giá trị của họ, đồng thời hoàn thiện hơn những chế định nhằm bảo vệ cho ngƣời chƣa thành niên. 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của nghiên cứu Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đó là nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện về chế định đại diện, cụ thể là cha mẹ đại diện cho con chƣa thành niên. Tìm hiểu một số khía cạnh cụ thể trong hoạt động thực tiễn. Những việc cha mẹ đại diện cho con thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi cho con, từ đó đƣa ra đƣợc những bất cập và hạn chế trong việc thực hiện, nêu ra phƣơng hƣớng, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm đại diện đối với ngƣời chƣa thành niên. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là: - Nêu ra đƣợc các lý luận và cơ sở của lý luận, các khái niệm về ngƣời chƣa thành niên, giao dịch của con chƣa thành niên và đại diện cho con chƣa thành niên. - Phân tích chi tiết một số các giao dịch liên quan đến tài sản của con chƣa thành niên và việc đại diện cho con tham gia vào các giao dịch đó dƣới góc độ lý luận và thực tiễn. 4
- - Đánh giá thực trạng và việc áp dụng chế định đó của pháp luật dân sự Việt Nam và đƣa ra phƣơng hƣớng, đề xuất. 4. Phạm vi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu cần tập trung vào các giao dịch của cha mẹvới tƣ cách là đại diện cho con chƣa thành niên và những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ đó tại các BLDS năm 2005, 2015, luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật lao động, Luật trẻ em và các văn bản dƣới luật khác quy định về việc đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa theo phƣơng pháp cốt lõi – phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và pháp luật. Bên cạnh đó, vận dung phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để phân tích và bình luận nội dung của một số chế định. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng sau đây: Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về việc đại diện cho con chƣa thành niên trong giao dịch dân sự. Chƣơng 2. Pháp luật Việt Nam về đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong giao dịch dân sự và thực hiễn thực hiện. 5
- Chƣơng 3. Đề xuất hoàn thiện cơ chế đại diện bảo đảm quyền lợi cho con chƣa thành niên trong quá trình tham gia giao dịch dân sự. 6
- CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẠI DIỆN CHO CON CHƢA THÀNH NIÊN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ 1.1. Khái niệm con chƣa thành niên Trong bất cứ một quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn là yếu tố quan trọng để hình thành nên một quan hệ pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân (công dân nƣớc sở tại, ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời không quốc tịch), pháp nhân và trong nhiều trƣờng hợp Nhà nƣớc tham gia với tƣ cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. Dƣới góc độ khoa học pháp lý, cá nhân, pháp nhân đáp ứng đƣợc các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Tức là để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, cá nhân, tổ chức phải có đủ tƣ cách chủ thể. Tƣ cách chủ thể của cá nhân đƣợc thể hiện dƣới hai yếu tố: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là cơ sở pháp lý và khả năng để cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Mỗi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự nhƣ nhau đƣợc tính từ lúc cá nhân đó sinh ra cho đến khi chết. Năng lực hành vi hành vi của dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Nhƣ vậy năng lực hành vi dân sự chính là khả năng để cá nhân tiến hành các hành vi nhằm thực hiện năng lực pháp luật của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là ngƣời thành niên có độ tuổi từ đủ mƣời tám tuổi trở lên còn ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 7
- mƣời tám tuổi1. Nhƣ vậy, thông qua giới hạn về độ tuổi mà khoa học luật dân sự chia cá nhân thành ngƣời thành niên và ngƣời chƣa thành niên. Ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên không thuộc các trƣờng hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, còn những ngƣời ngƣợc lại đó là ngƣời có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ. Một trong những thành phần có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ đó là ngƣời chƣa thành niên. Cũng giống nhƣ các đối tƣợng khác quan hệ pháp luật, ngƣời chƣa thành niên có năng lực pháp luật bình đẳng nhƣ mọi cá nhân. Tuy nhiên, khi tham gia vào các giao dịch dân sự, năng lực hành vi của ngƣời chƣa thành niên lại không đƣợc đánh giá ngang bằng với các đối tƣợng khác, thậm chí là có sự khác nhau trong chính độ tuổi chƣa thành niên. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu khoa học dƣới nhiều góc độ mà một số văn bản pháp lý, công ƣớc, điều ƣớc quốc tế về trẻ em đều ghi nhận trẻ em là một ngƣời có độ tuổi dƣới 18, trừ khi luật pháp ở từng quốc gia cụ thể quy định tuổi thành niên sớm hơn. Cụ thể, trong các văn bản quốc tế và các chƣơng trình của liên hiệp quốc (sau đây gọi tắt là LHQ) sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và ngƣời chƣa thành niên. Ví dụ, điều 1 Công ƣớc của LHQ về quyền trẻ em (United Nations Convention on the rights of the child, CRC) năm 1989 quy định rằng trong phạm vi của CRC, trẻ em có nghĩa là mọi ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn; và tại điều 2 trong Công ƣớc số 182 (Công ƣớc nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất), năm 1999 đã quy định thuật ngữ trẻ em sẽ áp dụng cho tất cả những ngƣời dƣới 1 Khoản 1 Điều 20 và Khoản 2 Điều 21 BLDS 2015 8
- 18 tuổi. Nhƣ vậy, đã gần 30 năm từ ngày Việt Nam chính thức trở thành nƣớc đầu tiên ở châu Á và nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em, đến nay Việt Nam lại là nƣớc còn lại duy nhất trong khối các quốc gia ASEAN, thứ 4 ở châu Á và thứ 11 trên thế giới chƣa nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên 18 tuổi2. Bên cạnh đó Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc tự do, năm 1990 cũng xác định ngƣời chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi3. Tùy thuộc vào sự pháp triển tâm sinh lý và nhận thức của từng khu vực mà pháp luật của các quốc gia có sự quy định khác nhau về độ tuổi của ngƣời chƣa thành niên. Ví dụ nhƣ Thái Lan là dƣới 20 tuổi, Cộng hòa Liên bang Nga là dƣới 18 tuổi, nƣớc Anh là dƣới 16 tuổi. Tại Việt Nam, độ tuổi chƣa thành niên đƣợc quy định thống nhất trong các văn bản từ trƣớc đến nay là dƣới 18 tuổi. Tuy nhiên việc phân nhóm đối tƣợng dƣới 18 tuổi chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối vì trên thực tế chúng ta không thể tìm ra đƣợc một sự đồng nhất hoàn toàn giữa các lớp lứa tuổi khác nhau trong nhóm chƣa thành niên. Do đó, mỗi ngành luật lại quy định về ngƣời chƣa thành niên ở cách nhóm tuổi khác nhau phù hợp với đối tƣợng điều chỉnh riêng: Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi4. Nhƣ vậy, quy định về tuổi trẻ em trong Luật trẻ em đã có độ vênh tới 2 tuổi so với Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em. 2 Lê Văn Bính và Trƣơng Thành Trung, Quyền của trẻ em có bố mẹ là người nước ngoài trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Sách tham khảo “Quyền của ngƣời nƣớc ngoài”. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS Ngô Minh Hƣơng và TS. Lã hánh Tùng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018, tr.231-250. 3 Điểm a, Quy tắc 11 – các quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp quốc về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc tự do, năm 1990 4 Điều 1 Luật trẻ em 2016 9
- Theo Luật Thanh niên năm 2005 quy định: Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi5. BLDS 2015 lại quy định: Ngƣời thành niên là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên. Ngƣời chƣa đủ 18 tuổi là ngƣời chƣa thành niên. Với quy định này, có thể hiểu rằng, ngƣời chƣa đủ 18 tuổi là ngƣời chƣa trƣởng thành, tức cũng có nghĩa là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi vẫn còn là trẻ em. Luật Lao động năm 2012 quy định về ngƣời lao động nhƣ sau: Ngƣời lao động là ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, đƣợc trả lƣơng và chịu sự quản lý, điều hành của ngƣời sử dụng lao động6. Tóm lại, khái niệm ngƣời chƣa thành niên đƣợc xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con ngƣời và đƣợc cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, ngƣời ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của ngƣời chƣa thành niên. Con chƣa thành niên là khái niệm đƣợc nhắc đến trong ngành luật hôn nhân và gia đình có nghĩa hẹp hơn khái niệm ngƣời chƣa thành niên, tuy nhiên chƣa có văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm này. Con chƣa thành niên bản chất chính là ngƣời chƣa thành niên đặt trong mối quan hệ với cha mẹ hoặc với những ngƣời thân trong gia đình nhƣ: cha mẹ nuôi, cha dƣợng, mẹ kế, anh chị em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại, …), ngƣời giám hộ (trong trƣờng hợp con chƣa thành niên có ngƣời giám hộ theo quy định của pháp luật). 5 Điều 1 Luật thanh niên 2005 6 Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 10
- Nhƣ vậy, về khái niệm: Con chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi, chƣa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chƣa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhƣ ngƣời đã thành niên và đƣợc đặt trong mối quan hệ với những ngƣời thân trong gia đình. 1.2. Giao dịch dân sự do ngƣời chƣa thành niên xác lập 1.2.1. Giao dịch dân sự Xã hội phát triển theo nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần cùng với đó sự phân công lao động rõ rệt dẫn tới tăng mạnh về khối lƣợng hàng hóa. Đời sống xã hội tăng dẫn tới nhu cầu của con ngƣời ngày càng tăng. Do vậy, các chủ thể phải tham gia các giao dịch dân sự khác nhau. Giao dịch dân sự xuất hiện với vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ góp phần giúp con ngƣời thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần mà còn góp phần khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất phát triển. Việc tham gia vào giao dịch dân sự nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của mỗi chủ thể. Tuy nhiên, ý chí của chủ thể không đƣợc trái với ý chí của nhà nƣớc. Ý chí đó chỉ trở thành hiện thực nếu đƣợc pháp luật ghi nhận. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, giao dịch dân sự là một chế định đóng vai trò quan trọng. BLDS 2015 đã có những quy định cụ thể về giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói riêng. Tại Điều 116 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Có rất nhiều căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự: hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phƣơng, thực hiện một công việc không có ủy quyền, gây thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật hay quyết định của một cơ 11
- quan nhà nƣớc có thẩm quyền, … trong đó giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý chứa đựng hành vi pháp lý. Hành vi pháp lý là một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp lý, có nghĩa là làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quyền lợi hay nghĩa vụ. Sự thể hiện ý chí có thể là đơn phƣơng (nhƣ lập di chúc, thiết lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đơn phƣơng chấm dứt một hợp đồng, đề nghị giao kết hợp đồng, xác nhận lại một hợp đồng vô hiệu, …), hoặc có thể là đa phƣơng, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, có nghĩa là sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt một quyền lợi gọi là hợp đồng. Xem xét dƣới phƣơng diện khách quan thì hợp đồng là do các quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Theo phƣơng diện chủ quan, hợp đồng là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Theo phƣơng diện này, hợp đồng vừa đƣợc xem xét dƣới dạng cụ thể vừa đƣợc xem xét ở dạng khái quát. Nếu định nghĩa đƣới dạng cụ thể thì “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 385 BLDS 2015). Nhƣ vậy, hợp đồng thƣờng đƣợc định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều ngƣời nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi (có nghĩa là nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hoặc quyền và nghĩa vụ giữa các bên). Chính vì vậy, hợp đồng thật sự là luật giữa các bên. Khi giao kết hợp đồng, các bên biểu lộ và thống nhất ý chí về một đối tƣợng cụ thể nào đó. Mặc dù trong sự thỏa thuận đó, có thể họ không bày tỏ rõ các quy tắc xử sự, không tuyên bố 12
- thu hẹp quyền tự do của mình cho lợi ích của ngƣời khác, hoặc không tuyên bố tự cấm mình vi phạm hay tự cấm mình phớt lờ lời hứa đó, nhƣng với nhận thức của một con ngƣời bình thƣờng ai ai cũng nhận thấy cần phải tôn trọng lời hứa, nên phải xử sự thích hợp với lời hứa của mình và khi vi phạm cam kết hay lời hứa thì việc phải gánh chịu một chế tài là hợp lẽ phải và thích đáng. Điều đó có nghĩa là khi giao kết hợp đồng, các bên đã ngầm chấp nhận những lẽ thông thƣờng đó. Có thể các lẽ thông thƣờng này đƣợc ghi nhận trong pháp luật hoặc trong tập quán.7 Hành vi pháp lý đơn phƣơng (còn gọi là giao dịch dân sự một chiều). Hành vi pháp lý đơn phƣơng thể hiện ý chí của một bên chủ thể, do vậy hành vi pháp lý đơn phƣơng không là hợp đồng. Ví dụ nhƣ cá nhân thể hiện ý chí trong việc lập di chúc để lại tài sản cho ngƣời thừa kế đƣợc chỉ định theo ý chí của mình, ủy quyền một bên hay thực hiện một công việc không có ủy quyền, .... Căn cứ vào quy định và logic học thì mọi hợp đồng là giao dịch dân sự là nhƣng mọi giao dịch dân sự không phải là hợp đồng vì bên cạnh đó còn hành vi pháp lý đơn phƣơng. Cùng với đó, không phải mọi hành vi pháp lý đơn phƣơng là giao dịch dân sự. Hành vi pháp lý đơn phƣơng để trở thành giao dịch dân sự thì hành vi đó phải đƣợc tiến hành nhằm làm phát sinh một quyền hay nghĩa vụ dân sự của chủ thể đƣợc xác định. Còn hành vi pháp lý đơn phƣơng đƣợc tiến hành không nhằm làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự ở chủ thể đƣợc xác định thì hành vi pháp lý đơn phƣơng này không phải là giao dịch dân sự (ví dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản)8. Trong nhiều trƣờng hợp hành vi pháp lý đơn phƣơng chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có những điều kiện nhất định do ngƣời 7 Ngô Huy Cƣơng, Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013, tr.17 8 Nguyễn Văn Cừ -Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), Bình luận khoa học BLDS 2015, NXB Công an nhân dân, năm 2017, tr.230 13
- xác lập giao dịch đƣa ra cho ngƣời khác. Những ngƣời này phải đáp ứng đƣợc những điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của ngƣời xác lập giao dịch dân sự. Chẳng hạn nhƣ: Một nhà kinh doanh tuyên bố rằng anh ta sẽ chi trả toàn bộ tiền ăn trƣa cho tất cả những ngƣời tham gia hội thảo với điều kiện những ngƣời đó phải là học sinh, sinh viên. Nhƣ nội dung và quy định tại điều luật trên thì giao dịch dân sự là “phƣơng tiện pháp lý” để các chủ thể của pháp luật dân sự xác lập, thực hiện các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất trong sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh nên giao dịch dân sự luôn là hoạt động có ý thức của chủ thể. Giao dịch dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể, phản ánh ý chí và sự mong muốn của chủ thể cùng với những mục đích và động cơ nhằm thu đƣợc một kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả đó trở thành hiện thực. Trong một chừng mực nhất định, có thể hiểu ý chí của chủ thể đƣợc thể hiện trong động cơ khi chủ thể xác lập giao dịch dân sự. Trong thực tế, mục đích của giao dịch dân sự không hoàn toàn đồng nghĩa với động cơ của chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự. Động cơ xác lập giao dịch dân sự là yếu tố có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các chủ thể xác lập các giao dịch nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu của chủ thể đó, còn mục đích là mục tiêu mà chủ thể hƣớng tới, mong muốn đạt đƣợc. Có thể xem động cơ nhƣ là một “tiền đề” cần thiết để các chủ thể xác lập với nhau một quan hệ dân sự. Nhƣng nếu trong quá trình cam kết, thỏa thuận mục đích của một trong các bên tham gia không đạt đƣợc thì giao dịch dân sự sẽ không đƣợc xác lập. Động cơ và mục đích của các chủ thể trong quá trình xác lập giao dịch dân sự có thể đƣợc xem là yếu tố “cần và đủ” nhƣng luôn hòa quyện thành một khi thỏa thuận để xác lập 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 244 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – thực tiễn tại tỉnh Nam Định
17 p | 140 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn