intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa lý luận về pháp luật và thực trạng pháp luật liên quan đến hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần và đưa ra phương hướng hoàn thiện chế định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của chủ thể tham gia các giao dịch tiền công ty ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH HIÖU LùC CñA C¸C GIAO DÞCH TIÒN C¤NG TY Cæ PHÇN THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH HIÖU LùC CñA C¸C GIAO DÞCH TIÒN C¤NG TY Cæ PHÇN THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHÂU HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Quỳnh Anh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA CÁC GIAO DỊCH TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN.......................... 9 1.1. Một số vấn đề pháp lý về công ty cổ phần ..................................... 9 1.1.1. Sự hình thành của công ty cổ phần .................................................... 9 1.1.2. Đặc tính cơ bản của Công ty cổ phần .............................................. 13 1.1.3. Phân loại công ty cổ phần ................................................................ 16 1.1.4. Bản chất pháp lý của Công ty cổ phần ............................................ 20 1.2. Khái quát về hiệu lực của giao dịch tiền công ty cổ phần.......... 23 1.2.1. Bản chất của Giao dịch tiền công ty trong Công ty cổ phần ........... 23 1.2.2. Phân loại Hợp đồng tiền công ty ..................................................... 28 1.2.3. Đặc điểm, vai trò của giao dịch tiền công ty cổ phần ..................... 33 1.2.4. Nội dung cơ bản của Hợp đồng tiền công ty cổ phần ..................... 38 1.3. Phạm vi tác động của Hợp đồng tiền công ty cổ phần và những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu lực của các Hợp đồng tiền công ty cổ phần ....................................................................... 48 1.3.1. Phạm vi tác động của Hợp đồng tiền công ty cổ phần .................... 48 1.3.2. Những yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu lực của các hợp đồng tiền công ty cổ phần ................................................................................ 49 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 52
  5. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA CÁC GIAO DỊCH TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 53 2.1. Các quy định pháp luật về hiệu lực của Hợp đồng tiền công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay ................................................. 53 2.1.1. Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng tiền công ty cổ phần.............. 56 2.1.2. Các trường hợp hợp đồng tiền công ty cổ phần vô hiệu ................. 62 2.1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch tiền công ty cổ phần vô hiệu .......... 67 2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng tiền công ty vô hiệu ............................................... 72 2.2.1. Các loại tranh chấp thương gặp liên quan đến hợp đồng tiền công ty.............................................................................................. 72 2.2.2. Phương thức Giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng tiền công ty.............................................................................................. 78 2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về hiệu lực của giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam ............................ 87 2.3.1. Đánh giá quy định pháp luật về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay ............................................. 87 2.3.2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay ...................................... 90 2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập trong quy định và áp dụng của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tiền công ty cổ phần ............. 92 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 93 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA CÁC GIAO DỊCH TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ........................................................ 94 3.1. Mục tiêu yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của giao dịch tiền công ty cổ phần tại VN hiện nay ................................... 94
  6. 3.2. Các kiến nghị cụ thể ...................................................................... 96 3.2.1. Bổ sung các quy định điều chỉnh về Hợp đồng tiền công ty và pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng tiền công ty ...................................................................................... 96 3.2.2. Thảm khảo kinh nghiệm nước ngoài để hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của giao dịch tiền công ty ........................................... 100 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp Nhà nước BLDS Bộ luật dân sự
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, việc hình thành các công ty cổ phần (CTCP) và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là tất yếu đối với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế nước ta hiện nay. Hình thức CTCP đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, mà trước tiên là ở nước Anh sau đó là nước Pháp. Trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn mà cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra thì CTCP phát triển rất mạnh mẽ. Đến những năm đầu thế kỷ XX thì CTCP đã trở thành hình thức kinh doanh rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. Ngày nay, Công ty cổ phần có mặt ở hầu hết các hoạt động kinh tế, đời sống và xã hội. Công ty cổ phần là một trong những phát minh thể chế quan trọng nhất của loài người. Được phát triển sau hàng trăm năm với vô số định dạng và biến thể khác nhau, công ty cổ phần trở thành một trong những thể chế tổ chức phổ biến nhất trên thế giới và uy quyền cũng như ảnh hưởng của nó nhiều khi còn lớn hơn cả các quốc gia. Các hình thức công ty khác nhau ra đời để đáp ứng nhu cầu liên kết của các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động tổ chức kinh doanh. Thuật ngữ “Công ty cổ phần” đã tồn tại nhiều năm trên thế giới, được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành một mục tiêu chung nào đó. Tuy nhiên, thuật ngữ này mới xuất hiện ở Việt Nam kể từ khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Định nghĩa về công ty cổ phần mới đầu còn rất sơ lược. Mãi đến luật doanh nghiệp năm 1999 và nay là luật doanh nghiệp năm 2014, thuật ngữ đó mới 1
  9. được ghi nhận một cách đầy đủ, tuy vậy, định nghĩa trong luật thiên về liệt kê các đặc điểm của loại hình công ty này. Từ cách định nghĩa thì Công ty cổ phần là một trong những chủ thể quan trọng của luật kinh tế và cũng là chủ thể được quan tâm hàng đầu trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, nhận thức về Công ty cổ phần không chỉ bó hẹp trong phạm vi từ lúc công ty chính thức hoạt động đến khi chấm dứt số phận pháp lý, mà cũng cần một cái nhìn toàn diện và thấu suốt về thời kỳ tiền công ty với các giao dịch và hợp đồng thời kỳ tiền công ty cũng như hậu quả pháp lý của nó. Các hoạt động kinh doanh thực tế nêu lên rằng, có những giao dịch và/hoặc hợp đồng được xây dựng và ký kết trước cả thời điểm Công ty được thành lập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Yêu cầu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thủ tục đăng ký kinh doanh kéo dài; Giao dịch cần được thực hiện ngay và trước thời điểm công ty hoàn thiện các thủ tục hành chính thành lập công ty… vv. Cơ sở pháp lý của các giao dịch giai đoạn tiền công ty cổ phần cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia vào giao dịch đã được quy định khá cụ thể trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, các công trình nghiên cứu có tính chất độc lập, chuyên sâu hay tổng quát về vấn đề này cũng tồn tại không ít. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam những tranh chấp trong giao dịch tiền công ty xảy ra tương đối phổ biến, nhưng dường như vẫn chưa có được sự quan tâm cần thiết từ phía nhà làm luật và cả chính các chủ thể khi hoạt động kinh doanh. Điều luật thiếu vắng, sơ sài đã khiến cho việc các chủ thế không có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như việc giải quyết các tranh chấp tại giai đoạn này trở nên khó khăn, thiếu căn cứ. Những năm gần đây, số lượng công ty cổ phần trên thực tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp “Startup”, kéo theo đó là rất nhiều tranh chấp cần giải quyết ngay từ khâu trước thành lập, trong quá trình thành 2
  10. lập và hậu thành lập. Thế nhưng, với những nhận thức chưa đầy đủ, quy phạm pháp luật sơ sài, việc xét xử tranh chấp đối với các vấn đề tiền công ty và hậu thành lập như hợp đồng thành lập công ty, hợp đồng giữa sáng lập viên với bên thứ ba…. dường như chưa hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu thực tế phát sinh, tầm quan trọng của việc làm rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào việc kinh doanh thông qua thành lập công ty, các giao dịch được thực hiện ở thời kỳ tiền công ty và hậu quả pháp lý của nó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình là: “Hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam”. Mục đích chính của đề tài là lựa chọn và vận dụng cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế để phân tích thực trạng, đánh giá kết quả thực hiện và những mặt còn hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc quy định trách nhiệm, vai trò của chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh qua hình thức thành lập công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực này, qua đó góp phần nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc điều chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoạt động kinh doanh, góp phần định hướng hành vi thương mại tạo lập tính ổn định và thúc đẩy các giao dịch kinh tế phát triển. Đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mới theo pháp luật Việt Nam nhưng lại chưa được quan tâm và có sự điều chỉnh cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa lý luận về pháp luật và thực trạng pháp luật liên quan đến hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần và đưa ra phương hướng hoàn thiện chế định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của chủ thể tham gia các giao dịch tiền công ty ở Việt Nam hiện nay. 3
  11. 3. Tính mới và đóng góp của đề tài Đề tài hy vọng sẽ là công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về cơ sở lý luận phạm vi Hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam. Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan nhưng vẫn phần nào thể hiện được tính mới của đề tài. Đặc biệt trong bối cảnh chưa có một công trình nào trùng lặp hoàn toàn về mặt ý tưởng và cách thể hiện, đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện hơn, làm cơ sở lý luận cho việc áp dụng trong thực tiễn thành lập và giải quyết tranh chấp của các chủ thể đối với các giao dịch được thực hiện ở giai đoạn tiền công ty. Luận văn không chỉ phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm còn hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam trong việc quy định cụ thể, chi tiết và phù hợp trách nhiệm của từng chủ thể tham giao vào hoạt động kinh doanh thông qua hình tức thành lập công ty, mà còn đưa ra được những hướng khắc phục các bất cập đó thông qua kinh nghiệm thực tế áp dụng các mô hình của một số nước phát triển trên thế giới và yêu cầu thực tế phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về Hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Tổng quan tài liệu Hiệu lực của các giao dịch tiền công ty không phải là một vấn đề quá mới. Trước đây đã có một số công trình khoa học, bài báo nghiên cứu xung quanh về vấn đề này. 4
  12. Việc nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia giao dịch tiền công ty nói chung đã được đặt ta từ lâu nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện nay có khá nhiều sách và công trình nghiên cứu của các tác giả, tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập chung về quá trình thành lập công ty cổ phần trong đó có nói đến các hợp đồng tiền công ty một cách ngắn gọn. Một số công trình có thể kể đến ở đây là: - Luận án tiến sĩ Lê Thị Châu, “Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta”, năm 2001, đề cập đến các giao dịch thời kỳ tiền công ty ở khía cạnh làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên kết, hùn vốn theo hình thức công ty đối vốn, giúp thiết lập một hình thức pháp lý thích hợp về các mối quan hệ trong nội bộ công ty, mối quan hệ giữa công ty với bên thứ ba. - Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, “Luật doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ. Ở cuốn sách này, tác giả đề cập đến một số quy định của Luật Doanh nghiệp để áp dụng chúng vào công ty cổ phần, thể hiện qua bản điều lệ công ty và ở đây chỉ tập trung vào hai điểm là vốn và quản lý công ty. Trong đó, vấn đề về “từ hùn hạp từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang đến công ty cổ phần” được nhắc đến, tuy nhiên về bản chất và sự cần thiết của việc xác định hiệu lực của các giao dịch về vốn tại giai đoạn công ty chưa thành lập lại chưa được quan tâm. - PGS.TS Ngô Huy Cương, “Công ty, từ bản chất pháp lý tới các hợp đồng”, tạp chí kinh tế - luật số 1/2003. - PGS.TS Ngô Huy Cương, “Một số nội dung của hợp đồng thành lập công ty”, tạp chí kinh tế - luật số 4/2003. Trong đó đã nêu lên một cách khoa học và bài bản về các nội dung của hợp đồng thành lập công ty trên cơ sở lý luận của pháp luật Anh, Singapo, Malaysia và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt 5
  13. động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp như: Hợp đồng giữa sáng lập viên và người thứ ba… Trong số những công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này, luận án Tiến sỹ luật học của nghiên cứu sinh Ngô Huy Cương (2004) là công trình đề cập một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về hợp đồng thành lập công ty, một bộ phận quan trọng của các hợp đồng tiền công ty. Ngoài ra, cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia vào các giao dịch tiền công ty cũng được quy định tại một số quốc gia, cụ thể là: Bộ luật Dân sự của Pháp quy định Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hoặc khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận hoặc kiếm lời có thể thu được qua hoạt động đó. Công ty có thể được thành lập trong những trường hợp do luật định bằng hành vi tự nguyện của một người. Các thành viên công ty cam kết cùng chịu lỗ (Điều 1832). Bộ luật Dân sự của Đức quy định Việc thành lập một hội có tư cách pháp nhân, trong chừng mực mà không dựa vào các qui định dưới đây, được điều chỉnh bởi khế ước lập hội (Điều 25). Bộ luật Dân sự của Ý quy định: Thông qua hợp đồng công ty, hai hay nhiều người góp tài sản hay dịch vụ nhằm thực hiện chung một hoạt động kinh tế với mục đích chia sẻ lợi nhuận kiếm được từ hoạt động đó (Điều 2247). Bộ luật Thương mại cộng hòa Czech Một công ty được thành lập trên cơ sở một hợp đồng lập hội 6
  14. (thỏa thuận thành lập hoặc thoả thuận hợp danh) được ký kết bởi mọi người sáng lập, trừ khi các qui định của Bộ luật này đòi hỏi khác (Điều 57, khoản 1). Còn Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan định nghĩa Hợp đồng thành lập một hợp danh hay một công ty là một hợp đồng, theo đó hai hay nhiều người thỏa thuận cùng nhau liên kết trong một cam kết chung với mục tiêu chia sẻ các lợi ích thu được từ đó (điều 1012). Trách nhiệm pháp lý và hậu quả pháp lý mà các chủ thể tham gia giao dịch tiền công ty ở Việt Nam phải gánh chịu nói chung chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Hơn thế nữa, lĩnh vực này khá phức tạp, tài liệu tham khảo trong nước không nhiều, đặc biệt là sách nghiên cứu về vấn đề này hầu như rất ít. 6. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần và kinh nghiệm ở một số nước phát triển trên thế giới như khái niệm, đặc điểm, nội dung, bản chất… Phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật điều chỉnh hiệu lực pháp luật của các giao dịch tiền công ty cổ phần ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành trên thực tế, từ đó thấy được những điểm bất cập và thiếu sót trong quy định pháp luật. Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực tiễn trên đưa ra được phương hướng hoàn thiện những quy định pháp luật Việt Nam, hạn chế, khắc phục những tồn tại mà pháp luật hiện hành chưa giải quyết được. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được các nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chung của 7
  15. khoa học xã hội và các phương pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại, v.v.. - Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ những quy định của pháp luật liên quan đến hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên hợp lý, dễ hiểu. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật hiện hành về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần ở Việt Nam với thực tiễn thực hiện. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu để phân tích, so sánh, tổng hợp. Cách thức tiếp cận nguồn dữ liệu là thông qua quan sát, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau). Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài bao gồm: các bài báo, bài nghiên cứu, báo cáo thường niên,… được đăng tải trên các báo, tạp chí, thông tin từ các website, báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam và các tổ chức có uy tín v.v.. 8. Địa điểm nghiên cứu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần. Chương 2. Thực trạng pháp luật về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Kiến nghị xây dựng và hoạn thiện pháp luật về hiệu lực của các giao dịch tiền công ty cổ phần ở Việt Nam 8
  16. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA CÁC GIAO DỊCH TIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Một số vấn đề pháp lý về công ty cổ phần 1.1.1. Sự hình thành của công ty cổ phần Công ty cổ phần là một loại hình chủ thể kinh doanh, ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Công ty cổ phần là một loại hình công ty phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển [1, tr.18]. Công ty cổ phần là một ý tưởng cách mạng diễn biến theo một quá trình rất dài, thậm chí ngay từ 3000 năm trước Công nguyên, từ người Assyria, Phoenicia rồi người Hy Lạp. Họ đã lập ra những tổ chức để kinh doanh thương mại ở vùng Địa Trung Hải [1, tr.18-19]. Đến thời của người La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra những societas (hội xã) lúc đầu là để phụ các hiệp sĩ thu thuế nông nghiệp, sau đó là để đi chinh phục các lãnh thổ và đúc khí giới, áo giáp cung cấp cho các đoàn quân viễn chinh. Ở tầng lớp thứ dân, những người thợ thủ công và thương gia mở các collegia hay corpora (công ty), tự bầu ra người quản lý và được cấp phép hoạt động. Theo William Blackstone, luật gia vĩ đại vào thế kỷ XVIII của Anh, thì vinh dự phát minh ra corpora (công ty – công ty cổ phần) hoàn toàn thuộc về người La Mã. Họ đã đưa ra những ý niệm nền tảng về luật lệ công ty, nhất là ý tưởng một nhóm người họp lại với nhau tạo nên một thực thể tách rời khỏi họ. Họ nối kết công ty với gia đình (familia) tạo ra đơn vị căn bản 9
  17. của xã hội. Các socii (người cộng tác hoặc đối tác) giao một số lớn quyền quản lý cho các magister, để người sau điều khiển những người được họ ủy quyền tại các địa phương và lập báo cáo. Công ty cũng có một hình thức trách nhiệm hữu hạn nào đó. Mặc dù có dấu tích từ thời La Mã cổ đại, nhưng công ty cổ phần mới chỉ được pháp luật thừa nhận khi nền dân chủ tư sản phát triển rộng rãi ở xã hội tư bản vào thế kỷ XVII. Vào thời điểm đó, quyền cơ bản của con người được bảo vệ, đặc biệt quan trọng là quyền tự do kinh doanh và tự do lập hội. Loại hình công ty này được pháp luật chính thức công nhận năm 1867 ở Pháp, năm 1870 ở Đức. Đây là loại hình công ty có trách nhiệm hữu hạn, có nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty tới phần vốn góp của mình. Loại công ty này được xem là công ty đối vốn, theo đó vốn có giá trị trước hết, không kể đến nhân thân người góp vốn. Và vốn cơ bản của công ty được chia thành các cổ phần. Công ty được phát hành chứng khoán động sản. Hình thức công ty này không nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các thành viên mà chỉ nhấn mạnh tới vốn, tính chất trách nhiệm hữu hạn, và khả năng huy động vốn. Do đó, có thể nói, công ty cổ phần ra đời với tiền đề kinh tế là tập trung vốn và phân tán rủi ro của các nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường; cùng với tiền đề pháp lý là quyền tự do khế ước và quyền tự do lập hội được pháp luật thừa nhận [1, tr.18-19]. Ở các nước khác nhau, Công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác nhau. Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha) [35, tr.5]. Quá trình công nghiệp hoá ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 18, 19 cùng với nhu cầu tích tụ vốn để đầu tư của các nhà tư bản đã làm xuất 10
  18. hiện loại hình công ty cổ phần. Sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa Tư bản đòi hỏi sản xuất kinh doanh phải có quy mô ngày càng to lớn, cạnh tranh và độc quyền có mức độ ngày càng gay gắt. Các chủ tư bản đi đến thoả hiệp với nhau nhằm thu được lợi nhuận tối đa và bành trướng hơn nữa thế lực kinh tế của mình. Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh thoả mãn được những nhu cầu này, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và tập trung tư bản, nhu nhận định của Các Mác “Qua các công ty cổ phần, sự tập trung đã thực hiện được việc đó trong nháy mắt” [7, tr.199]. Về mặt lịch sử hình thành, Công ty cổ phần ra đời sau các loại công ty đối nhân nhưng là hình thức công ty đối vốn điển hình trên thế giới. Công ty cổ phần được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý. Chẳng hạn như ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần. Và đến năm 1856, ở Anh mới có Luật về công ty cổ phần [47]. Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Công ty cổ phần bắt đầu phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải, xây dựng, các ngành chế tạo cơ khí, ngân hàng, bảo hiểm… các nước Tư bản phát triển và về sau phát triển rộng rãi ở các nơi khác trên thế giới. Đến những năm 20, 30 của thế kỷ XIX, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nền kinh tế thế giới có bước phát triển mạnh mẽ, điều đó dẫn đến nhu cầu phải tập trung những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sơ hạ tầng kinh tế – xã hội. Sự ra đời của công ty cổ phần đã giúp cho các nhà đầu tư giải quyết được mâu thuẫn về tiền vốn một cách sáng tạo [7, tr.199]. Công ty cổ phần là thuật ngữ pháp lý đã tồn tại nhiều năm trên thế giới, được hiểu như là một sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân 11
  19. bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành một mục tiêu chung nào đó. Tuy nhiên, thuật ngữ này mới xuất hiện ở Việt Nam kể từ khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Trong đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vô danh (công ty cổ phần) và hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản). Nhìn chung, quy định của Pháp luật thời kỳ này về công ty cổ phần còn rất sơ khai [8, tr.17]. Từ năm 1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty” trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình thành từ quá trình cải tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức công ty cổ phần khi quy định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh” (một tên gọi khác của công ty cổ phần) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức công ty cổ phần này. Và trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên [47]. Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức công ty cổ phần mới chính thức được quy định cụ thể. Sau khi Luật Công ty 12
  20. ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức công ty [47]. Hoạt động của các doanh nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặt khác, do đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai trò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên tục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu với cách thức tổ chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan. Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp, sau hơn nhiều năm đi vào hoạt động, Luật Doanh nghiệp 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005 và đến nay là Luật Doanh nghiệp 2014. Trong các văn bản này, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo hướng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty cổ phần. Xuất phát từ thực tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó, việc hình thành các công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là tất yếu đối với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Với những ưu thế vượt trội của mình trong việc huy động được nguồn vốn rộng rãi trong công chúng không ít các nhà đầu tư lớn đã lựa chọn mô hình công ty cổ phần để phát triển. 1.1.2. Đặc tính cơ bản của Công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp cơ bản và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp có quy mô lớn. Công ty cổ phần phải có số lượng cổ đông 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2