intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về các quyền dân sự theo Hiến pháp Việt Nam; nội dung các quyền con người về dân sự theo quy định của Hiến pháp Việt Nam hiện hành; phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về các quyền dân sự theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRƢỜNG THANH HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH VÒ QUYÒN D¢N Sù TRONG HIÕN PH¸p viÖt nam HIÖN HµNH Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chƣơng trình đạo tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Trƣờng Thanh
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM............ 6 1.1. Lý luận chung về quyền con ngƣời và bảo vệ quyền con ngƣời về dân sự bằng hiến pháp ........................................................ 6 1.1.1. Nhận thức chung về quyền con người .................................................. 6 1.1.2. Quyền dân sự trong phân loại về quyền con người ............................ 11 1.2. Quyền con ngƣời về dân sự theo Hiến pháp Việt Nam qua các giai đoạn phát triển .................................................................... 16 1.3. Bối cảnh ban hành và các nhân tố tác động đến nội dung Hiến pháp 2013 về quyền con ngƣời ............................................... 20 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 28 Chƣơng 2: NỘI DUNG CÁC QUYỀN CON NGƢỜI VỀ DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH ....... 29 2.1. Cách tiếp cận và sự thể hiện các quyền dân sự trong Hiến pháp ...... 29 2.2. Nội dung các quyền dân sự đƣợc quy định trong Hiến pháp 2013 và sự tƣơng thích với luật pháp quốc tế ................................. 32 2.2.1. Quyền sống.......................................................................................... 32 2.2.2. Quyền tự do và an ninh cá nhân .......................................................... 37 2.2.3. Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật..................................................................................... 46
  4. 2.2.4. Quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch hay bị cưỡng bức lao động .......... 49 2.2.5. Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi ở................................................... 51 2.2.6. Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo ....................................... 59 2.2.7. Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân. ................ 64 2.3. Cơ chế đảm bảo thực thi................................................................... 71 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 83 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH ...................................................... 84 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền dân sự đối với hệ thống pháp luật Việt Nam ........................................................... 85 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện đảm bảo quyền dân sự tại Việt Nam........................................................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98
  5. CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CAT Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) CEDAW Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women) CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa HĐND Hội Đồng nhân dân HRC Uỷ ban Nhân quyền MTTQ Mặt trận tổ quốc OPCAT Nghị định thư không bắt buộc của Công ước chống tra tấn OHCHR Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (Office of the High Commissioner for Human Rights) ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) ICPPED Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích, 2006 (International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance) ICRPD Công ước về quyền của những người khuyết tật, 2006 (Convention on the Rights of Persons with Disabilities) TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao UPR Cơ chế đánh giá nhân quyền định kỳ toàn thể (Universal Periodic Review) UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948 (Universal Declaration of Human Rights) UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) UNHCR Văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (Office of the United Nations High Commissioner for Refugees) VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang Một số sự kiện đánh dấu sự phát triển của tư tưởng về Bảng 1.1: quyền con người của nhân loại từ trước đến nay 9 Bảng 1.2: Một số các cách phân loại quyền con người 12 Tổng hợp khái quát các quyền và tự do dân sự được Bảng 1.3: ghi nhận trong UDHR, ICCPR một số công ước về quyền con người 14
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là một giá trị phổ biến và thiêng liêng đối với mọi người, mọi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về quyền con người nói chung vẫn chưa đầy đủ. Xuất phát từ những điều kiện, đặc điểm về văn hóa và văn minh trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi dân tộc, quốc gia có những đặc thù nhất định trong việc ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong hệ thống pháp luật của mình. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm chịu ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc, bị tước đi hầu hết các quyền cơ bản vốn có của một con người như quyền được sống, được tự do, được hạnh phúc, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam rất hiểu và trân trọng các giá trị thiêng liêng của quyền con người. Do vậy, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công bố trước toàn thế giới bản Tuyên ngôn độc lập, lần đầu tiên khẳng định tôn trọng các quyền công dân và quyền con người trên đất nước Việt Nam: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” [18]. Ngay sau khi giành được chính quyền, Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và ban hành Hiến pháp (1946), trong đó các quyền tự do cơ bản của công dân - bộ phận quan trọng nhất của quyền con người đã được trân trọng ghi nhận. Tiếp đó, sự ra đời của các bản Hiến pháp 1959, 1980. Đặc biệt, năm 1982, Nhà nước ta gia nhập hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người 1
  8. là: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, năm 1966 (ICESCR) nhằm thể hiện với nhân dân và thế giới sự tôn trọng, bảo đảm quyền công dân, quyền con người là bản chất của chế độ xã hội XHCN, sau đó là Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và hiện hành là Hiến pháp năm 2013 đã ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về các quyền cơ bản của công dân nhằm hướng tới quyền con người ngày càng được đảm bảo một cách tốt nhất. Việc ra đời Hiến pháp 2013 đánh dấu một bước hoàn thiện mới về quyền con người trong pháp luật Việt Nam, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về nhận thức và tư duy đối với lĩnh vực quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa Hiến pháp hiện hành với các văn bản luật dưới nó trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi Hiến pháp bản thân nó là một đạo luật gốc, khi Hiến pháp thay đổi thì các văn bản luật đảm bảo cơ chế thực thi cho Hiến pháp cũng cần phải thay đổi theo, xuất phát từ thực tế đó tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành" để nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề xuất những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện các quy định Hiến pháp hiện hành về các quyền dân sự. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về các quyền dân sự trong luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; - Nghiên cứu, phân tích những qui định Hiến pháp hiện hành về các quyền dân sự trong tương quan với những giá trị phổ biến của quyền con người theo Luật Nhân quyền quốc tế và định hướng phát triển của Nhà nước 2
  9. pháp quyền Việt Nam; tìm ra những tiến bộ, hạn chế, bất cập của Hiến pháp Việt Nam hiện hành; - Đưa ra kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định của Hiến pháp Việt Nam về các quyền dân sự phù hợp với giá trị quyền con người của Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn mới. 3. Tính mới của đề tài và ý nghĩa của luận văn 3.1. Tính mới: - Nêu và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của Hiến pháp về các quyền dân sự; - Đánh giá cách tiếp cận và phân tích nội dung các quy định về các quyền dân sự trong Hiến pháp và sự tương thích với luật nhân quyền quốc tế; - Nêu và phân tích, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật về các quyền dân sự. 3.2. Ý nghĩa của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận văn). Ngoài ra luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các công trình khoa học về quyền con người, quyền công dân, về nhà nước và pháp luật, về Hiến pháp và hệ thống chính trị; các văn kiện quốc tế về nhân quyền, văn kiện của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện nhà nước và pháp luật, Hiến pháp Việt Nam và của một số nước khác… 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Hiến pháp 3
  10. hiện hành về các quyền dân sự. Quyền dân sự trong Luật Nhân quyền Quốc tế và Pháp luật Việt Nam (Bao gồm các quyền: Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật; Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân; Quyền về xét xử công bằng; Quyền về tự do đi lại, cư trú; Quyền được bảo vệ đời tư; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân). 5. Tổng quan tài liệu Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền cơ bản con người nói chung, quyền dân sự nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với các mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã công bố:” - Trong nước có các công trình như: "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của nguyên Giám đốc trung tâm quyền con người của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh GS.TS. Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do GS.TS. Đào Trí Úc làm chủ biên; “Hiến pháp trong Nhà nước pháp” quyền do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên; “Bàn về quyền con người, quyền công dân” của GS.TS. Trần Ngọc Đường; “Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do GS.TS. Dương Xuân Ngọc làm chủ biên... - Ở nước ngoài cũng đã nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền nói chung (The Rule of law của M. Hager); bảo đảm quyền con người trong hệ thống tư pháp (Saudi Arabia, human rights: Judicial system). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà nước 4
  11. pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo đảm quyền con người. Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người và sử dụng cách tiếp cận liên kết. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v... Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn việc quy định về các quyền dân sự trong luật nhân quyền quốc tế, pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về các quyền dân sự theo Hiến pháp Việt Nam Chương 2: Nội dung các quyền con người về dân sự theo quy định của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về các quyền dân sự theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành. 5
  12. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1.1. Lý luận chung về quyền con ngƣời và bảo vệ quyền con ngƣời về dân sự bằng hiến pháp 1.1.1. Nhận thức chung về quyền con người Quyền con người (nhân quyền - human right) là một phạm trù đa diện, do đó từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người đã được công bố tùy theo các cách tiếp cận khác nhau, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, Quyền con người: “là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [9, tr.37]. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế thì quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Xét chung lại, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Trong lịch sử chính trị tư tưởng của nhân loại, ngay từ thời cổ đại đã có 6
  13. sự bàn luận về các quyền của con người. Ở thời kỳ đó, thị dân ở một số thành phố Ai Cập đã sử dụng các quyền như quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Các triết gia thời đó cho rằng, các quyền tự nhiên thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Hammurabi (người sáng lập ra Babylon cổ đại) quan niệm rằng, công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh làm hại người yếu. Còn Mạnh Tử (Trung Quốc cổ đại) từ ba trăm năm trước Công nguyên đã khẳng định rằng, cá nhân con người là vô cùng quan trọng, nhất cách của vua chúa ít quan trọng hơn... Lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền con người không chỉ thể hiện thông qua các đạo luật như: Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN), Bộ luật của vua Cyrus Đại đế ban hành khoảng năm 576-529 TCN; Bộ luật do nhà vua Ashoka ban hành vào khoảng năm 271 – 231; Hiến pháp Medina do nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào năm 622; Đại Hiến chương Magna Carta (1215) và Bộ luật quyền (1689) của nước Anh; Bộ luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật (1479-1497)) của Việt Nam; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của Mỹ…mà còn được phản ánh một cách sâu sắc và cụ thể trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo, chính trị và pháp lý như Kinh Vệ Đà của đạo Hinđu ở Ấn Độ, Kinh phật của đạo Phật; Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi; Bàn về tự do của John Stuart Mill (1959); các quyền của con người cảu Thomas Pain (1791) và còn nhiều tư tưởng, học thuyết về con người của các nhà triết học tiêu biểu như: Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1731 – 1809)… Vì vậy có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quyền con người, do cách tiếp cận, hoàn cảnh lịch sử, tư tưởng con người theo thế hệ, chế độ chính trị… tuy nhiên có thể thấy học thuyết Mác – Lênin có cách nhìn khái quát, đầy đủ, toàn diện về vấn đề con người hơn cả. 7
  14. Học thuyết Mác – Lê nin thể hiện những tư tưởng nhân văn chân chính nhất của loài người, là sự kế thừa một cách biện chứng những giá trị tinh hoa của nhân loại về con người và quyền con người, xuất phát từ con người là một thực thể thống nhất, một “Sinh vật – xã hội”. Do đó, quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội”, sự chế định bằng các quy chế pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Sự thống nhất giữa hai yếu tố đó có thể tìm thấy trong lý luận của C.Mác về quyền con người. C.Mác cho rằng, con người là sản phẩm cao nhất của tiến trình vận động và phát triển của lịch sử, một mặt là sản phẩm của những điều kiện xung quanh trong suốt cuộc đời và do đó lại chính là xã hội sản sinh ra con người. Bản thân con người là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Từ đó, việc giải quyết nhu cầu của mỗi cá nhân chỉ có thể là đúng khi đặt nó trong quan hệ xã hội, bởi vì, chỉ có trong cộng đồng thì mỗi cá nhân mới có những phương tiện, điều kiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và mới có thể có tự do cá nhân. Tính lịch sử của quyền con người được C.Mác quan niệm rằng, quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng và không chỉ là quyền mang tính tự nhiên mà luôn gắn với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, gắn với trình độ, tiến bộ xã hội trong từng thời kỳ. Nghĩa là, quyền con người phụ thuộc vào phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất quy định nên chế độ chính trị - xã hội ấy. Quyền con người mang tính nhân loại sâu sắc vì nó là kết quả cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động nhằm đập tan ách thống trị trên toàn thế giới giành lại quyền tự do chân chính cho mình, là giá trị nhân văn cao quý nhất mà xã hội loài người hướng tới, là sự giải phóng hoàn toàn cá nhân con người để phát triển toàn diện nhân cách của mình. Điều đó chỉ có thể thực hiện được không chỉ ở một quốc gia, một dân tộc, mà phải là sự giải phóng toàn nhân loại. 8
  15. Bảng 1.1: Một số sự kiện đánh dấu sự phát triển của tƣ tƣởng về quyền con ngƣời của nhân loại từ trƣớc đến nay Thời gian Sự kiện, văn kiện 1789 TCN Bộ luật Hammurabi 1200 TCN Kinh vệ đà 570 TCN Luật của Cyrus Đại đế 586 – 456 TCN Kinh phật 479 – 421 TCN “Luật ngữ” của Khổng tử 7-1 TCN Kinh Thánh 610 – 612 Kinh Kôran 1215 Đại hiến chương Magna Carta (Anh) 1689 Luật về Quyền (Anh); “Hai khảo luận về chính quyền” của John Locker 1776 “Tuyên ngôn độc lập” (Mỹ) 1789 “Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân” (Pháp) Bộ luật về các quyền (10 tu chính án đầu tiên của hiến pháp) (Mỹ) 1791 “Các quyền của con người” của Thomas Pain 1859 “Bàn về tự do” của John Stuart Mill 1863 – 1864 Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế được thành lập, Công ước Giơnevơ lần thứ I được thông qua, mở đầu cho ngành luật nhân đạo quốc tế 1917 Cách mạng tháng mười Nga 1919 Hội quốc liên và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) được thành lập 1945 Liên hợp quốc ra đời, thông qua Hiến chương Liên hợp quốc 1948 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1966 Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1968 Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ nhất tại Têhêran (Iran) 1993 Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai tại Viên (Áo), thông qua Tuyên bố Viên và Chương trình hành động 2002 Quy chế Rô ma có hiệu lực, Tòa án hình sự quốc tế (thường trực) được thành lập. 2006 Cải tổ bộ máy quyền con người của Liên hợp quốc, thay thế Ủy ban quyền con người bằng Hội đồng quyền con người Nguồn: Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, tr.56-57, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9
  16. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, những nguyên tắc về quyền con người trở thành những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như Hiến chương Liên hợp quốc, trong các tuyên ngôn, các công ước quốc tế mà các thành viên tham gia có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân theo (theo thống kê, Liên hợp quốc đã thông qua trên 70 văn bản quốc tế về lĩnh vực quyền con người trong đó có 25 công ước). Hệ thống đồ sộ các văn kiện pháp lý quốc tế ấy làm cho các quyền con người có căn cứ để được tôn trọng và bảo vệ. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc bảo đảm quyền con người của các quốc gia thể hiện ở ba nghĩa vụ cụ thể là: Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng (obiligation to respect): Các nhà nước có nghĩa vụ kiềm chế không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc hưởng thụ các quyền con người của các chủ thể quyền. Nghĩa vụ này là nghĩa vụ thụ động vì nó không bắt buộc các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp, chương trình hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ quyền. Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ (obligation to protect): Các nhà nước có nghĩa vụ ngăn chặn sự vi phạm quyền con người của các bên thứ ba. Nghĩa vụ này là nghĩa vụ chủ động vì để ngăn chặn sự vi phạm quyền con người của các bên thứ ba, nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm. Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil): Các nhà nước có nghĩa vụ phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân hưởng thụ đầy đủ các quyền con người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân có thể hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người. Như vậy, nhìn ở góc độ, cấp độ, tính chất nào thì quyền con người cũng được xác định như những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và 10
  17. tuân thủ. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử. 1.1.2. Quyền dân sự trong phân loại về quyền con người Trong lý luận nhận thức về quyền con người, quyền dân sự cùng với các quyền chính trị được xếp vào thế hệ thứ nhất của quyền con người. Sự ra đời các quyền này gắn liền với giai đoạn phát triển các học thuyết về các quyền tự nhiên, với sự bùng nổ cách mạng đòi giải phóng con người, bảo đảm quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Các quyền này được quy định tại Điều 2 đến Điều 21 Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Quyền dân sự được đề cập ở đây là quyền con người về dân sự, là các quyền mang những thuộc tính như: i) Tính thống nhất và gắn bó hữu cơ; ii)Tính không thể phân chia của quyền con người; iii) Tính không thể chuyển nhượng; iv) Tính phổ biến. Khi nghiên cứu về quyền con người, người ta phân loại quyền con người theo nhiều cách khác nhau tùy vào góc độ, mục đích nghiên cứu, cách phân loại cơ bản và chủ yếu nhất hiện nay là phân loại quyền con người theo thế hệ quyền con người hoặc theo lĩnh vực. Tuy nhiên, sự phân loại quyền con người chỉ có ý nghĩa tương đối vì bản chất của quyền con người là một thể thống nhất không phân chia. Trong các văn kiện quốc tế hoặc trong các công trình khoa học, quyền con người được phân loại thành hai nhóm chính: nhóm các quyền dân sự - chính trị và nhóm các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa. Đây cũng là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo bộ luật nhân quyền quốc tế. Nhóm quyền dân sự - chính trị bao gồm các quyền như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; các quyền tự do 11
  18. cơ bản; quyền được bảo đảm an ninh cá nhân; quyền bình đẳng…; Nhóm quyền kinh tế - xã hội - văn hóa bao gồm quyền làm việc, quyền sở hữu, quyền kinh doanh, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được học tập và sáng tạo; quyền hoạt động văn hóa - nghệ thuật… Ngoài ra, quyền con người có thể được phân chia theo chủ thể của quyền. Có thể chia quyền con người ra thành quyền cá nhân; quyền của nhóm như quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi…, và quyền tập thể như quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số. Việc phân loại các quyền như vậy cho phép nhận rõ hơn đặc điểm, tính chất và những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm mỗi loại quyền con người. Dưới các góc độ khác nhau (lịch sử - xã hội, triết học, chính trị, pháp lý…) sẽ có các cách phân loại khác nhau (Phân loại theo lĩnh vực; phân loại theo chủ thể của quyền; phân loại theo một số tiêu chí khác…) tuy nhiên phân loại chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và thực thi, chứ không nhằm xếp loại theo thứ tự ưu tiên hay tầm quan trọng của các quyền con người, bởi việc bảo đảm tất cả các quyền con người đều nằm trong mối liên hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau và đều phải coi trọng như nhau. Bảng 1.2: Một số các cách phân loại quyền con ngƣời TT Tiêu chí phân loại Các loại quyền 1. Lĩnh vực Quyền chính trị, quyền dân sự Quyền kinh tế, quyền xã hội, quyền văn hóa 2. Chủ thể Quyền cá nhân Quyền của nhóm 3. Quan điểm về nguồn gốc Quyền tự nhiên Quyền luật định 4. Mức độ pháp điển hóa Quyền cụ thể Quyền hàm chứa 5. Phương thức bảo đảm Quyền chủ động Quyền thụ động 6. Điều kiện hưởng thụ Quyền tuyệt đối Quyền có điều kiện 7. Sự thừa nhận Quyền tự do Quyền đòi hỏi 8. Giới hạn áp dụng Quyền có thể bị hạn chế Quyền không thể bị hạn chế Nguồn: Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, tr.69, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12
  19. Để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên của các Công ước Liên hợp quốc về quyền con người, việc nhận thức và nội luật hóa các quy định về quyền con người trong hệ thống luật pháp quốc gia là rất quan trọng. Từ góc độ pháp lý, có thể hiểu Luật nhân quyền quốc tế là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Luật Nhân quyền quốc tế bao gồm hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề này, kể cả những văn kiện mang tính ràng buộc (các công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị, hướng dẫn…) trong đó bao gồm cả các văn kiện có hiệu lực toàn cầu và khu vực. Trong luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến hai văn kiện chủ yếu của Bộ luật quốc tế về nhân quyền bao gồm Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR - được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966) để phân tích rõ hơn về quyền dân sự được quy định trong 02 văn bản này, đồng thời tìm hiểu rõ hơn việc nội luật hóa các quyền dân sự vào pháp luật Việt Nam, thông qua văn bản có tính pháp lý cao nhất là Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Có thể hiểu Quyền dân sự, theo “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948” của Liên hợp quốc, được xem là những giá trị của tất cả mọi người mà các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ. Quyền dân sự thực chất là quyền tự do cá nhân, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, như: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; Quyền không bị bắt làm nô lệ; Quyền không bị tra tấn, quyền được đối xử nhân đạo; Quyền tự do đi lại và cư trú; Quyền có quốc tịch; Quyền kết hôn và xây dựng gia đình… Những quyền này đã được đưa vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966. 13
  20. Bảng 1.3: Tổng hợp khái quát các quyền và tự do dân sự đƣợc ghi nhận trong UDHR, ICCPR một số công ƣớc về quyền con ngƣời ICCPR và một số công Quyền, tự do UDHR ƣớc khác Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và Các Điều 1, 2, 6, 7, 8 Các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR bình đẳng trước pháp luật Điều 6 ICCPR, CRC, CPPCG, Quyền sống Điều 3 ICSPCA Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng Điều 7 ICCPR Điều 5 phạt tàn bạo, vô nhân đạo CAT hoặc hạ nhục Điều 8 ICCPR Các điều ước về xóa bỏ chế độ nô lệ (1926, Quyền được bảo vệ không Điều 4 1953, 1956) và trấn áp buôn bị bắt làm nô lệ hay nô dịch người, mại dâm người khác (1949, 2000) Quyền được bảo vệ khỏi bị Điều 9 Điều 9 ICCPR bắt, giam giữ tùy tiện Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của Điều 5 Điều 10 ICCPR những người bị tước tự do Quyền về xét xử công bằng Điều 10 và 11 Các Điều 11, 14 và 15 ICCPR Quyền về tự do đi lại, cư trú Điều 13 Các Điều 12 và 13 ICCPR Quyền được bảo vệ đời tư Điều 12 Điều 17 ICCPR Quyền tự do tư tưởng, tín Điều 18 Điều 18 ICCPR ngưỡng, tôn giáo Quyền kết hôn, lập gia đình Điều 23 ICCPR và Điều 10 Điều 16 và bình đẳng trong hôn nhân ICESCR Nguồn: Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, tr.153-154, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2