intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh và các giải pháp khắc phục

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân cụ thể liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với kinh tế Tây Ninh nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh và các giải pháp khắc phục

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN VĂN CƢỜNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HƢNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn do chính tôi soạn thảo, không sao chép từ luận văn khác, các nội dung từ các tác giả và các công trình đã công bố đƣợc tôi sử dụng là tài liệu tham khảo trong luận văn này đƣợc trích dẫn cẩn thận. Ngƣời cam đoan Nguyễn Văn Cƣờng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Kết cấu dự kiến của luận văn ........................................................................................4 CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM .................. 5 1.1.KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .........................................................5 1.1.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ.......................................................................... 5 1.1.2.Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế - xã hội. .................................... 8 1.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .........................................................................................................................................10 1.2.1 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ................................................................ 10 1.2.2 Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ...................................... 11 1.3. KINH NGHIỆM BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÁC ĐỊA PHƢƠNG TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................................15 1.3.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 15 1.3.2.Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng .................................................................. 17 TIỂU KẾT CHƢƠNG I...................................................................................................20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC THI KÉM HIỆU QUẢ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI TÂY NINH ............................. 21 2.1.KHÁI QUÁT KINH TẾ XÃ HỘI TÂY NINH .........................................................21 2.1.1.Tổng quan về kinh tế ............................................................................................. 21 2.1.2.Tổng quan về doanh nghiệp và đầu tƣ ................................................................... 21 2.2.TÌNH HÌNH XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (SHCN) TẠI TÂY NINH23 2.2.1.Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu ....................................................... 23 2.2.2.Thực tiễn xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ....................................... 27
  4. 2.3.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ................................................................................................................30 2.3.1. Hệ thống các quy định của pháp luật chƣa hoàn chỉnh, còn bất cập .................... 30 2.3.2.Nguyên nhân từ tổ chức bộ máy thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ .................. 43 2.3.3. Một số nguyên nhân khác có liên quan ................................................................ 45 TIỂU KẾT CHƢƠNG II .................................................................................................48 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ........................................................................................................................................ 50 3.1. HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ................................................................................................................50 3.2. TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ................................................................................................................55 3.2.1. Cần có chế tài đủ mạnh trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ........... 55 3.2.2. Tăng cƣờng tổ chức thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ ................................... 56 3.2.3. Giải pháp về vấn đề kiểm soát hàng hóa ở biên giới: ........................................... 57 3.2.4. Một số giải pháp khác ........................................................................................... 61 TIỂU KẾT CHƢƠNG III ................................................................................................63 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WIPO: World Intellectual Property Organization FDI: Foreign Direct Investment WTO: World Trade Organization TRIPS: Trade-Related Intellectual Property Rights DSB: Dispute Settlement Board TPP: Trans-Pacific Partnership ASEAN: Association of Southeast Asian Nations AFTA: ASEAN Free Trade Area EFTA: European Free Trade Association PCT: Patent Cooperation Treaty GDP: Gross Domestic Product UBND: Ủy ban nhân dân CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa KCN: Khu công nghiệp HDBT: Hội đồng bộ trƣởng SHTT: Sở hữu trí tuệ NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Số đơn đăng ký sáng chế tại Tp Hồ Chí Minh từ năm 2000 - 2013 .................17 Hình 1.2 Thống kê số đơn và văn bằng sở hữu công nghiệp của Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................................................................................18 Hình 1.3 Tổng số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Đà Nẵng ...........................19 Hình 2.1 Sơ đồ xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính ............37 Hình 2.2 Sơ đồ xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự ................38 Hình 2.3 Sơ đồ xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hình sự ........41 Sơ đồ 2. Trình tự kiểm soát biên giới của Nhật Bản .......................................................60
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng. Lợi ích thứ nhất là kích thích sự sáng tạo, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích. Bởi vì không cá nhân, doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản phẩm mới khi họ biết rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sẽ bị làm giả và không đƣợc bởi cơ quan thực thi luật pháp bảo vệ. Lợi ích quan trọng nữa chính là giúp đổi mới công nghệ. Khi các nhà đầu tƣ nghiên cứu, phát triển công nghệ sẽ thúc đẩy tạo ra các sản phẩm với giá cả cạnh tranh, chất lƣợng tốt hơn và gia tăng năng suất. Thứ ba, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, qua đó thúc đẩy đầu tƣ, tái tạo việc làm, cũng nhƣ hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế của quốc gia nói chung và địa phƣơng nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) năm 2006, ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng. Sắp tới, Hiệp định đối tác thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) đƣợc thông qua sẽ thúc đẩy hơn nữa tính hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những vấn đề của thƣơng mại và đầu tƣ chính là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để thu hút các nhà đầu tƣ từ nƣớc ngoài cũng nhƣ khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ phát triển, cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ của họ. Để thực hiện điều này, Việt Nam cần phải xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ càng quan trọng hơn khi Việt Nam có đến 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), yếu về vốn và khả năng quản lý. Nếu các sản phẩm và dịch vụ của họ không đƣợc bảo vệ và hàng giả, “hàng nhái” tràn lan trên thị trƣờng, chắc chắn, các doanh nghiệp này rất khó tồn tại và phát triển. Trong khi đó, bộ phận SME góp phần tạo công ăn việc làm và đóng góp rất lớn vào tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam và ngân sách quốc gia. Tỉnh Tây Ninh, do đặc thù về vị trí địa lý, là khu vực trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Tây và Bắc giáp Campuchia, với đƣờng biên giới dài 240 km và có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát (10 cửa khẩu chính và 4 cửa khẩu phụ). Cửa khẩu Mộc Bài chỉ cách Tp.HCM 70 km và Thủ Đô Phnôm Pênh - Campuchia 170 km. Ngoài ra, trong nội địa, Tây Ninh tiếp giáp với các địa phƣơng trọng điểm kinh tế nhƣ Tp.HCM và Long An về phía Nam, giáp Bình
  8. 2 Dƣơng và Bình Phƣớc về phía Đông. Về kết nối giao thông, Tây Ninh nằm trên trục đƣờng quốc tế xuyên Á và quốc lộ 22B, kết nối với các nƣớc trong khu vực ASEAN. Các tuyến giao thông vận tải kết nối Tây Ninh với khu vực trọng điểm trong nƣớc đang đƣợc gấp rút xây dựng, bao gồm: Đƣờng cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng vành đai biên giới, đƣờng sắt TP.Hồ Chí Minh - Tây Ninh. Với vị trí địa lý thuận lợi của Tây Ninh cho giao thƣơng quốc tế và thƣơng mại nội địa nhƣ vậy, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm, hàng hóa thực sự rất quan trọng. Một trong những vấn đề thực tế đã xảy ra tại Tây Ninh liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chính là hàng giả, “hàng nhái” (nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp). Cụ thể, các loại hàng giả từ Campuchia tràn vào Việt Nam qua cửa khẩu Tây Ninh, sau đó từ Tây Ninh di chuyển về các địa phƣơng trong cả nƣớc. Ngoài ra, hàng giả, “hàng nhái” từ Việt Nam xuất cảng sang Campuchia qua cửa khẩu thực sự đáng quan ngại. Theo báo cáo của cơ quan Hải quan Tây Ninh1, tình trạng buôn lậu hàng giả, “hàng nhái” từ Campuchia vào Việt Nam và ngƣợc lại ngày càng tinh vi và phức tạp. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng nhƣ sức khỏe ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, do phải sử dụng hàng hóa kém chất lƣợng, đặc biệt trong lĩnh vực dƣợc phẩm và hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Ngoài ra, ngân sách quốc gia cũng tổn thất do không thu đƣợc thuế từ các sản phẩm này. Thực trạng buôn bán hàng giả, “hàng nhái” tại tỉnh Tây Ninh (qua biên giới và nội địa) và từ đó tràn vào các địa phƣơng khác sẽ ảnh hƣởng đến: (i) Trƣớc hết là sức khỏe ngƣời tiêu dùng, do phải sử dụng hàng kém chất lƣợng; (ii) sau đó tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ) kinh doanh chân chính, do phải cạnh tranh các sản phẩm hàng giả, “hàng nhái”; (iii) ngoài ra, nhà nƣớc sẽ bị thất thu thuế; (iv) điều quan trọng, sẽ giảm sự sáng tạo, không kích thích đầu tƣ đổi mới công nghệ trong nƣớc, từ đó sẽ làm cho nền kinh tế của Việt Nam kém cạnh tranh và kết quả sẽ góp phần suy giảm năng suất và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn. Với những lý do nhƣ vậy, đề tài: “Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh và các giải pháp khắc phục” đƣợc lựa chọn. 2. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề này, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Nguyên nhân nào dẫn đến việc thực thi kém hiệu quả các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. 1 Báo cáo kết quả chống buôn lậu của Hải Quan tỉnh Tây Ninh năm 2015.
  9. 3 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực thi kém hiệu quả các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, về phía doanh nghiệp: Có thể họ chƣa quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ) với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Một nguyên nhân nữa có thể đến từ cơ quan thi hành pháp luật, có hai biện pháp xử lý đối với các vấn đề vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Biện pháp hành chính, liên quan đến cơ quan nhƣ hải quan, thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trƣờng, ủy ban nhân dân, cảnh sát điều tra. Biện pháp dân sự: Cơ quan tòa án, viện kiểm sát. Nguyên nhân thứ 3 có thể đến từ hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiện tại, các văn bản pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật hải quan, Luật cạnh tranh, Luật xử lý vi phạm hành chính. Tìm ra nguyên nhân cụ thể liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với kinh tế Tây Ninh nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. (2) Tác động và mức độ ảnh hƣởng đến tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhƣ thế nào? Sau khi tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc thực thi kém hiệu quả vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luận văn sẽ đánh giá cụ thể tác động của từng nguyên nhân đối với vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế - xã hội và môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh Tây Ninh. Việc tìm ra nguyên nhân và tác động của từng nguyên nhân sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách địa phƣơng có những chính sách phù hợp trong việc đƣa ra các biện pháp xử lý, qua đó góp phần vào tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. (3) Những giải pháp và kiến nghị đƣa ra trong việc thúc đẩy thực thi hiệu quả các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là gì? Sau khi tìm ra nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng, luận văn sẽ đƣa ra các kiến nghị và giải pháp cụ thể để tăng tính hiệu quả trong việc thực thi các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: Phƣơng pháp so sánh: Luận văn sẽ so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang các quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. (i) Theo chiều dọc (phƣơng pháp lịch sử): So sánh với các quy định của pháp luật ban hành trƣớc đây về vấn đề bảo
  10. 4 vệ quyền sở hữu trí tuệ. (ii) Theo chiều ngang, so sánh quy định cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Qua đó, tìm ra những điểm phù hợp hay chồng chéo trong vấn đề này. Ngoài ra, việc tham chiếu các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đối với các hiệp ƣớc quốc tế sẽ đƣợc thực hiện. Phƣơng pháp phân tích đánh giá: Phƣơng pháp này sử dụng các số liệu thống kê về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại tỉnh Tây Ninh, cũng nhƣ ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cơ quan thực thi pháp luật về tình hình và thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Tây Ninh. 4. Kết cấu dự kiến của luận văn Chƣơng 1. “Tổng quan pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Chƣơng này trình bày các quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và các hiệp ƣớc quốc tế về vấn đề này. Chƣơng 2. “Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực thi kém hiệu quả vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tây Ninh”. Chƣơng 3. “Giải pháp và kiến nghị”.
  11. 5 CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM 1.1.KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, vấn đề quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó, Tiến sĩ Kamil Idris, Tổng giám đốc tổ chức trí tuệ thế giới đã nhận định: “Tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều đó nay không còn đúng nữa. Động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên trí thức”2 và ông đã phát đi thông điệp nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2007 (26/4) với tựa đề “Khuyến khích sáng tạo - khích lệ các tài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo dựng thế giới và tương lai của chúng ta - đó là mục đích cuối cùng mà sở hữu trí tuệ đang phụng sự”. Tài sản trí tuệ là yếu tố cơ bản hình thành quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ đƣợc hiểu là những thành quả do trí tuệ con ngƣời tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo đƣợc thừa nhận là tài sản. Giống nhƣ các loại tài sản vật chất khác nhƣ động sản hay bất động sản, tài sản trí tuệ có thể đƣợc mua, bán, cho phép sử dụng, trao đổi hoặc biếu tặng. Song, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tài sản trí tuệ và các loại tài sản vật chất đó chính là những mẩu thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau trong những vật thể hữu hình. Quyền sở hữu trong trƣờng hợp này không phải là quyền đối với bản thân các vật thể hữu hình này mà chính là những thông tin chứa đựng trong đó.3 Và sở hữu trí tuệ đã đƣợc định nghĩa một cách cụ thể trong Công ƣớc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14-7-1967 tại Điều 2, khoản 8 của Công ƣớc quy định:"Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp". Theo cuốn“Sổ tay về thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS dùng cho Hải quan trong ASEAN” (Bản quyền tháng 3 năm 2007 của ECAP II, Cơ quan Sáng chế châu Âu/Ủy ban châu Âu) thì: “Sở hữu trí tuệ là những sáng tạo hợp pháp của một cá nhân được Nhà nước bảo hộ trong 2 Kamil Idris, SHTT – một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới 2009, trang 54 (bản tiếng Việt) 3 Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về SHTT, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội.
  12. 6 một thời hạn nhất định nh m ngăn ch n việc khai thác trái phép sáng tạo đó. Sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh, cụ thể là: (i) sở hữu công nghiệp; và (ii) quyền tác giả và các quyền liên quan đến bản quyền”. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, đƣợc sửa đổi năm 2009 không đƣa ra định nghĩa về sở hữu trí tuệ mà tại Khoản 1 Điều 4 giải thích về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” Nhƣ vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần do con ngƣời sáng tạo, là độc quyền đƣợc công nhận cho một ngƣời, một nhóm ngƣời hoặc một tổ chức, cho phép họ đƣợc sử dụng hay khai thác các khía cạnh thƣơng mại của một sản phẩm sáng tạo. Luật sở hữu trí tuệ đƣợc sửa đổi năm 2009 cũng quy định cụ thể về đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ đƣợc chia làm ba nhóm gồm: nhóm quyền tác giả (đối tƣợng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tƣợng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hoá); nhóm sở hữu công nghiệp (đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý) và nhóm giống cây trồng (đối tƣợng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch).4 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu 5 (hay còn đƣợc gọi là bản quyền) là quyền lợi của ngƣời sáng tác ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đƣợc thể hiện ở dạng hữu hình, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trƣng bày tác phẩm của mình trƣớc công chúng. Quyền tác giả là quyền do nhà nƣớc trao cho tác giả của tác phẩm để ngăn cản việc in sao, sửa đổi hoặc phân phối tác phẩm, trình diễn hoặc trình bày tác phẩm đó mà không đƣợc sự đồng ý của tác giả. Nhà nƣớc bảo hộ quyền tác giả thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tƣợng quyền tác giả tƣơng ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất cứ sự vi phạm nào của phía thứ ba. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đƣợc bảo hộ không phụ thuộc vào chất lƣợng của chúng. Quyền liên quan: Đó là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hóa. Đây là các cá nhân, tổ chức không phải là ngƣời trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm gốc, nhƣng lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm, hoặc chuyển tác phẩm đến với 4 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009. 5 Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009.
  13. 7 công chúng. Ở các nƣớc, quyền liên quan từ lâu đã đƣợc đƣa vào luật quyền tác giả. Đối với Việt Nam, quyền liên quan là một lĩnh vực tƣơng đối mới. Quyền Sở hữu công nghiệp: Theo Luật SHTT 2005, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ nội dung ý tƣởng sáng tạo, chống lại việc khai thác bất hợp pháp ở quy mô công nghiệp. Các đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế (patent):”là giải pháp kỹ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên” (điều 4 khoản 12 Luật SHTT). Bằng sáng chế là một quyền theo luật định mà chính phủ ban cho nhà sáng chế trong một thời hạn xác định để ngăn ngừa các đối tƣợng khác sản xuất, sử dụng hoặc bán sản phẩm đƣợc bảo hộ theo bằng sáng chế hoặc sử dụng phƣơng pháp hoặc quy trình đang đƣợc bảo hộ. Có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là nhà sáng chế. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà sáng chế đƣợc toàn quyền ngăn chặn ngƣời khác không đƣợc áp dụng, sử dụng và bán một sáng chế đã đƣợc cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lại việc nhà sáng chế phải công bố chi tiết sáng chế của mình cho công chúng. Bằng sáng chế không đƣợc cấp cho những ý tƣởng mơ hồ mà chỉ đƣợc cấp cho những đơn xin cấp bằng đƣợc trình bày một cách cụ thể và cẩn thận. Quy trình xét duyệt và cấp bằng sáng chế đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của các nhà chuyên môn. Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đƣợc thể hiện bằng hình khối, đƣờng nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Bí mật thương mại: Bí mật thƣơng mại có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm, chẳng hạn nhƣ công thức sản xuất Coca Cola. Thông tin bí mật đó đƣợc bảo hộ chống lại những ngƣời tiếp cận thông tin này qua cách thức không phù hợp hoặc bằng việc tiết lộ bí mật. Vi phạm bí mật thƣơng mại là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh. Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thƣơng mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi ngƣời sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau. Ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, nhãn hiệu cần phải đƣợc đăng ký theo Luật Nhãn hiệu hàng hóa thì mới có thể bảo hộ đƣợc và việc đăng ký cần phải đƣợc gia hạn. Hiện nay, số đơn đăng ký và số giấy chứng nhận đăng bạ nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tăng ở từng nƣớc, đặc biệt là ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Trong
  14. 8 những năm gần đây, hàng năm trên thế giới có từ 600 đến 700 nghìn nhãn hiệu đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký. Chỉ dẫn địa lý: Chỉ dẫn địa lý là khái niệm rộng hơn tên gọi xuất xứ hàng hoá, bao gồm cả dấu hiệu, biểu tƣợng hình ảnh, dùng để chỉ về một khu vực địa lý, nơi hàng hoá xuất xứ có “đặc trƣng về chất lƣợng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác” chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống đã trở thành đối tƣợng của quyền SHTT đƣợc bảo vệ theo Công ƣớc về bảo vệ giống cây trồng năm 1961. Theo Luật SHTT 2005, quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc đƣợc hƣởng quyền sở hữu. Một nội dung khá quan trọng trong pháp luật về SHTT trên thế giới và pháp luật Việt Nam, đó là vấn đề bảo vệ quyền SHTT. Bảo vệ quyền SHTT là việc các chủ thể quyền hoặc tự mình hoặc nhờ đến các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ các quyền hợp pháp của mình. Trong Luật SHTT đã liệt kê các hành vi xâm phạm quyền nhƣ: xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; xâm phạm quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN. Luật cũng quy định các biện pháp bảo vệ nhƣ biện pháp tự bảo vệ; biện pháp hành chính, dân sự và hình sự; các quy định về biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT. 1.1.2.Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế - xã hội. 1.1.2.1.Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế. Nói về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) cho rằng các tài sản trí tuệ thuộc về mọi dân tộc, liên quan đến mọi nền văn hóa và đã góp phần đáng kể vào sự tiến bộ xã hội. Nơi nào quyền sở hữu tƣ nhân, trong đó có tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ nhƣ những giá trị thiêng liêng thì ở đó có động lực cho sự cạnh tranh, thúc đẩy xã hội phát triển. Ngƣợc lại, nếu không có sự bảo hộ quyền sở hữu tƣ nhân thì các nguồn tài nguyên khan hiếm, kể cả năng lực con ngƣời, sẽ lãng phí theo thời gian. Báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới năm 2002 đã
  15. 9 khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của quyền sở hữu trí tuệ đối với các nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay. - Trong hoạt động thƣơng mại: Ý nghĩa kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ đƣợc thể hiện rõ nét trong việc thúc đẩy cạnh tranh và khuyến khích sự sáng tạo. Trong tiến trình áp dụng đổi mới và sáng tạo trong thƣơng mại để cải thiện nền kinh tế thế giới nói chung, quyền sở hữu trí tuệ là nguồn động lực bởi nó hỗ trợ và đền đáp công lao cho các nhà sáng tạo và đổi mới, kích thích tăng trƣởng kinh tế. Trong sản xuất, kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình gắn liền với uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh, thông qua việc bảo hộ các đối tƣợng có chức năng nhận dạng nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, hoặc chỉ dẫn địa lý, là những đặc điểm cho phép phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm tƣơng tự khác. Thực tiễn cho thấy, nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác có hiệu quả các tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ của họ. Thông qua việc xây dựng và phát triển các quyền sở hữu trí tuệ, uy tín, vị thế của doanh nghiệp luôn đƣợc củng cố và mở rộng, khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp sẽ đƣợc nâng cao. Trên thị trƣờng quốc tế, các sản phẩm và dịch vụ đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể đƣợc quảng cáo dễ dàng hơn để tăng cƣờng hình ảnh và tiếng tăm của doanh nghiệp. Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ còn có thể tạo điều kiện để mở rộng thị trƣờng quốc tế thông qua các liên doanh, nhƣợng quyền thƣơng hiệu và bản quyền... Các đối tƣợng sở hữu công nghiệp trở thành "hàng hoá" thông qua các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, theo đó chủ sở hữu có khả năng thu lợi bằng cách cho phép ngƣời khác khai thác các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đƣợc bảo hộ. - Trong lĩnh vực đầu tƣ và chuyển giao công nghệ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ chặt chẽ của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khả năng thực hiện các hợp đồng có tác động quan trọng đến các quyết định đầu tƣ và chuyển giao công nghệ qua FDI của các công ty đa quốc gia, bởi vì nguồn vốn FDI thƣờng có lợi thế hiệu quả thông qua công nghệ cao. Nhƣ vậy, để thu hút đƣợc vốn đầu tƣ và kỹ thuật tiên tiến của nƣớc ngoài, cần có sự bảo vệ thích đáng quyền lợi của các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là phải xây dựng công cụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh và hiệu quả. - Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng một vai trò tƣơng đối quan trọng trong việc phát triển lực lƣợng lao động chất lƣợng cao, làm nòng cốt cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự tích lũy và cải thiện nguồn vốn con ngƣời đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và tốc độ tăng trƣởng kinh tế nói chung.
  16. 10 1.1.2.2. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển văn hoá xã hội. Có thể nói, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế mà ngày nay nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động văn hóa - xã hội. Bảo hộ bản quyền là một nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc đảm bảo sự sáng tạo văn hóa trong xã hội. Về nguyên tắc, các tác giả đƣợc trao cho những quyền lợi đặc biệt trong các lĩnh vực cụ thể liên quan tới hoạt động sáng tạo của họ (ví dụ nhƣ tái bản, phân phối hay trình chiếu). Những quyền này cho phép các tác giả đảm bảo đƣợc những lợi ích kinh tế cũng nhƣ lợi ích phi kinh tế của họ, do đó sẽ thúc đẩy các hoạt động sáng tác văn chƣơng và nghệ thuật, đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Phải nhấn mạnh rằng, quyền sở hữu trí tuệ đem lại nền tảng vững chắc cho việc xây dựng nền văn hóa phát triển bền vững. Khi lao động sáng tạo đƣợc coi trọng, đƣợc bảo vệ thì đó là một trong những động lực thúc đẩy lao động sáng tạo để phục vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Bảo vệ quyền tác giả văn học nghệ thuật - là một tiêu chuẩn của xã hội văn minh, tiến bộ. 1.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.2.1 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 1.2.1.1 Hành vi xâm phạm quyền tác giả Theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả: Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản: chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác phẩm mà không đƣợc phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không đƣợc phép của đồng tác giả đó. Xâm phạm quyền tài sản: trừ trƣờng hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không đƣợc phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; cho
  17. 11 thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.6 1.2.1.2 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Sử dụng sáng chế đƣợc bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí đƣợc bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không đƣợc phép của chủ sở hữu. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định 7. 1.2.1.3 Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng của chủ bằng bảo hộ: Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không đƣợc phép của chủ bằng bảo hộ. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tƣơng tự với tên giống cây trồng đã đƣợc bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã đƣợc bảo hộ. Sử dụng giống cây trồng đã đƣợc bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định8. 1.2.2 Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Theo pháp luật Việt Nam thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ngƣời xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của toà án. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trƣờng, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp9. 1.2.2.1 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thƣờng thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đƣa vào sử dụng không nhằm mục đích thƣơng mại đối với hàng hoá, 6 Điều 28 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005. 7 Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 8 Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 9 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  18. 12 nguyên liệu, vật liệu và phƣơng tiện đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hƣởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ10. - Nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; ngƣời biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng. Mức độ thiệt hại đƣợc xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra11. - Căn cứ xác định mức bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Trong trƣờng hợp nguyên đơn chứng minh đƣợc hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thƣờng theo một trong các căn cứ sau đây: Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu đƣợc do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chƣa đƣợc tính vào tổng thiệt hại vật chất. Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn đƣợc nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng đó theo hợp đồng sử dụng đối tƣợng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tƣơng ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện. Trong trƣờng hợp không thể xác định đƣợc mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất theo quy định trên thì mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhƣng không quá 500 triệu đồng. Trong trƣờng hợp nguyên đơn chứng minh đƣợc hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thƣờng trong giới hạn từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại. Ngoài ra, còn có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sƣ12. 10 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 11 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 12 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  19. 13 1.2.2.2 Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính Các hành vi vi phạm sau đây bị xử phạt hành chính về sở hữu trí tuệ: + Thực hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội. + Mặc dù đã đƣợc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhƣng không chấm dứt việc xâm phạm đó. + Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho ngƣời khác thực hiện những hành vi này. + Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ hoặc giao cho ngƣời khác thực hiện những hành vi này. + Vi phạm quy định về nghĩa vụ sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh13. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính đó là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền14. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phƣơng tiện, tang vật, nguyên liệu đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. + Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra xâm phạm. Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đƣa vào sử dụng không nhằm mục đích thƣơng mại hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. + Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phƣơng tiện, nguyên 13 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 14 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  20. 14 vật liệu nhập khẩu đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá. Mức tiền phạt đƣợc ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện đƣợc và nhiều nhất không vƣợt quá 5 lần giá trị hàng hoá vi phạm phát hiện đƣợc. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính đƣợc bổ sung hành vi “xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu ”, đồng thời bỏ quy định về hành vi “Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ m c dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo b ng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó”15. Nhƣ vậy, với quy định mới này, chỉ cần một tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu đã có thể bị xử phạt hành chính mà không cần chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải có bất kỳ khuyến cáo nào từ chủ thể mang quyền hay chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu trí tuệ. Mức xử lý vi phạm đƣợc điều chỉnh có thể lên tới 500 triệu đồng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành. 1.2.2.3 Xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự16. Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác17. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Bộ luật hình sự quy định các tội: tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi; tội lừa dối khách hàng; tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp18. Năm 2009 Bộ luật Hình sự đã bổ sung tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại19. 15 Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009. 16 Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 17 Điều 131 và Điều 271 Bộ luật Hình sự năm 1999. 18 Điều 156, 157, 158, 162, 170 và 171 Bộ luật Hình sự năm 1999. 19 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2009 về Điều 170a Bộ luật Hình sự năm 1999.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0