intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Phạm Thông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn trình bày những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội; thực trạng và những hiện tượng tiêu cực tác động hình thành nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; dự báo và các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố hồ chí minh từ khía cạnh nhân thân người phạm tội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM UYÊN THY NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM UYÊN THY NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9. 38. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả phân tích trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong luận án của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2019 Tác giả Phạm Uyên Thy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................... 7 1.2. Những nghiên cứu trong nước .............................................................................. 14 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ............................. 23 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu trong Luận án..................... 24 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .................................................................................................................. 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa nghiên cứu nhân thân người phạm tội............ 27 2.2. Những hiện tượng xã hội tiêu cực tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội ...................................................................................................... 49 2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội..................................... 58 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC TÁC ĐỘNG HÌNH THÀNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 63 3.1. Thực trạng tình hình tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh............................... 63 3.2. Thực trạng nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh .................. 72 3.3. Thực trạng những hiện tượng xã hội tiêu cực tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.............................. 84 3.4. Nhận xét đánh giá chung...................................................................................... 107 Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .................................................................................... 113 4.1. Dự báo về xu hướng của các yếu tố tác động đến sự hình thành đặc điểm nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 113 4.2. Những giải pháp loại bỏ những hiện tượng tiêu cực tác động từ môi trường sống ................................................................................................................. 121
  5. 4.3. Những giải pháp khắc phục, dần loại bỏ những hiện tượng tiêu cực từ nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 137 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 152
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CAND : Công an nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐXX : Hội đồng xét xử NCS : Nghiên cứu sinh NXB : Nhà xuất bản TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân Tối cao TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm từ việc phân tích những đặc điểm nhân thân người phạm tội sẽ giúp cho Nhà nước nói chung kịp thời đề ra những chính sách pháp luật phù hợp, nhằm giảm bớt những mâu thuẫn trong xã hội, đưa ra những biện pháp phòng ngừa xã hội phù hợp, giúp cho công tác đấu tranh chống tội phạm đạt được những kết quả bền vững, làm cơ sở xã hội để giảm tỷ lệ tội phạm trong khi vẫn bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, giữ nền chính trị ổn định nhất là ở những thành phố lớn có vai trò trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. Về mặt lý luận, nhân thân người phạm tội là một đề tài được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều biện pháp đồng bộ được sử dụng nhằm phòng ngừa tình trạng phạm tội đang gia tăng, trong đó các biện pháp tác động ảnh hưởng tới nhân thân người phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho phép chỉ ra quá trình hình thành những đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội, chỉ ra quá trình hình thành các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, bên cạnh đó nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cũng cho phép chỉ ra sự chuyển biến các đặc điểm nhân thân người phạm tội làm biến đổi thành các nguyên nhân và điều kiện hình thành tội phạm. Từ đó, có thể phân loại từng đặc điểm nhân thân để có các hệ thống biện pháp phòng ngừa theo từng loại tội, từng nhóm đối tượng hiệu quả từ góc độ nhân thân người phạm tội. Về mặt thực tiễn, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị - xã hội lớn của cả nước, là đầu cầu các hoạt động kinh tế của đất nước, với diện tích 2.095,06 km², có 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 9.224.000 người, nhưng căn cứ trên số lượng dân cư không đăng ký và dân nhập cư, có khoảng hơn 14 triệu người, mật độ dân số 3.809 người/km². Đặc trưng dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Với vị thế là trung tâm hoạt động kinh tế xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh luôn được Nhà nước ưu tiên nhiều chính sách và chủ trương phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi các nguồn đầu tư, 1
  8. đây cũng là nguồn giải quyết việc làm của người dân. Trong những năm qua, với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chất lượng đời sống của người dân ngày càng nâng cao, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế đạt được, Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, điển hình là tình hình gia tăng tội phạm xảy ra ngày càng nhiều và diễn biến ngày càng phức tạp. Một bộ phận nhân dân có đời sống kinh tế khó khăn, không việc làm hoặc việc làm không ổn định; sự phân hóa giàu nghèo và sự xâm nhập văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng… đang làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội hết sức phức tạp, là điều kiện thuận lợi làm phát sinh tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân, mà yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội phải khái quát ở mức độ nhóm và cao hơn là mức độ tình hình tội phạm, để nhận thức đúng nhất nguyên nhân của tình hình tội phạm và đề xuất được các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm một cách hữu hiệu nhất và mong muốn góp phần làm giảm tình hình tội phạm, vì vậy nghiên cứu sinh chọn đề tài "Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", để làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ rõ thực trạng các đặc điểm của nhân thân tiêu cực của người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những hiện tượng xã hội tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội tác động làm hình thành nhân thân người phạm tội; qua đó đề xuất xây dựng những giải pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách hạn chế, khắc phục, loại bỏ các hiện tượng tiêu cực tác động hình thành đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 2
  9. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nói trên, Luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về nhân thân người phạm tội để xác định các vấn đề kế thừa, tiếp thu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ trong luận án. - Hệ thống hoá, phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như nhân thân con người, nhân thân người phạm tội, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội làm nền tảng lý luận và phương pháp luận cho Luận án. - Khảo sát, đánh giá thực trạng đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những đặc điểm tiêu cực nào tác động hình thành đặc điểm nhân nhân thân tiêu cực của người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp phòng ngừa hiệu quả tình hình phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ góc độ nhân thân người phạm tội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2018. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là những vấn đề lý luận nhân thân người phạm tội dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm dựa trên thực tiễn tình hình tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2018 với hai nhóm tội là các tội phạm về ma túy và các tội xâm phạm sở hữu, do hai nhóm tội này chiếm tỷ lệ cao (76,5%) trên tổng số vụ án đưa ra xét xử hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà 3
  10. nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, áp dụng và bảo vệ pháp luật trong thời kỳ đổi mới liên quan đến nhân thân người phạm tội làm phương pháp luận nghiên cứu. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê… Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, cũng như phỏng vấn trực tiếp người phạm tội tại trại giam Chí Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng và thu thập số liệu thống kê về tội phạm, các báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê, các bản án… của Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để phân tích và làm rõ các đặc điểm của nhân thân người phạm tội, từ đó chỉ ra các yếu tố tác động và hệ thống các giải pháp nhằm loại bỏ, ngăn chặn các yếu tố tiêu cực này ra khỏi đời sống xã hội. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Luận án sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá các bản án điển hình về tội phạm ma tuý và xâm phạm sở hữu đã được Toà án nhân thành phố Hồ Chí Minh xét xử điển hình nhất trong giai đoạn 2009 - 2018, nhằm phản ánh về tính chất, mức độ, đặc điểm của nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp so sánh: Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình nhân thân người phạm tội trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh so với vùng miền khác. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng trong luận án để tiến hành các buổi trao đổi các ý kiến chuyên gia, với những người có kinh nghiệm, với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…. để làm rõ hơn về thực trạng phòng ngừa tội phạm từ khía cạnh nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4
  11. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này đươc thực hiện bằng các bảng hỏi đối với người phạm tội đang bị giam giữ tại trại giam Chí Hòa. Mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng các đặc điểm nhân thân người phạm tội, các nguyên nhân dẫn đến họ thực hiện hành vi phạm tội và khả năng phòng ngừa tái phạm tội. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống về “Nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Những điểm mới của luận án thể hiện: Thứ nhất, sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành luật học để giải quyết các vấn đề trọng tâm của luận án, đặc biệt là cách tiếp cận triết học pháp luật; tâm lý học tội phạm kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể, luận án phân tích, đánh giá làm rõ đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thứ hai, phân tích làm rõ những đặc trưng của nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tính đến yếu tố địa lý học tội phạm (đặc thù của nhân thân người phạm tội trong mối liên hệ với yếu tố dân số, văn hóa, phong tục, truyền thống, lối sống ...); Thứ ba, phân tích làm rõ những tác động từ môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè… trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2018; Thứ tư, chỉ ra điểm khác biệt của đặc điểm nhân thân người phạm tội giữa các nhóm tội khác nhau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Thứ năm, kiến nghị được những giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ góc độ nhân thân người phạm tội; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa quan trọng trên khía cạnh lý luận và thực tiễn trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và công tác phòng ngừa tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 5
  12. 6.1. Ý nghĩa lý luận - Dựa trên sự phân tích làm rõ lý luận về nhân thân người phạm tội và ứng dụng vào thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án góp phần bổ sung thêm lý luận khoa học tội phạm học và phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như lý luận về nhân thân người phạm tội. - Đề tài là một công trình góp phần bổ sung thêm phương pháp tiếp cận từ việc nghiên cứu thực tiễn nhân thân người phạm tội khái quát thành lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những giải pháp được đề xuất trong đề tài sẽ là tài liệu có giá trị giúp các cơ quan áp dụng pháp luật tham khảo, nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả nghiên cứu trong Luận án góp phần bổ sung thêm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập của các cơ sở đào tạo luật và góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận nhân thân người phạm tội chuyên ngành tội phạm học nói chung và lý luận phòng, chống tội phạm nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội Chương 3. Thực trạng và những hiện tượng tiêu cực tác động hình thành nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chương 4. Dự báo và các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. 6
  13. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhân thân người phạm tội tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Để có thể nghiên cứu nhân thân người phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sinh đã tham khảo các công trình nghiên cứu trên thế giới, cụ thể như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận nhân thân người phạm tội Trong cuốn sách “Vì sao họ phạm tội? Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa” của Melinikova E.B [112]: Trong tác phẩm này, nhà tội phạm học người Nga đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của tình hình tội phạm trong xã hội tư bản và cho rằng hoàn cảnh vật chất và sự chênh lệch lớn giữa giàu và nghèo là những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành cách xử sự của người phạm tội, đặc biệt là đối với người chưa thành niên, trong khi đó người chưa thành niên lại chưa được đặt vào trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, không có kinh nghiệm sống, không có nghề nghiệp… Theo Melinikova E.B, bối cảnh xã hội và tình hình tội phạm cũng liên quan tới nhau, đó là các hình ảnh trên truyền hình về phong cách, lối sống sử dụng bạo lực, vũ khí… tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự hình thành thói quen, nhu cầu, nhân cách của người chưa thành niên phạm tội. Cuốn sách “Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm” của G.M. Mikovskij (bản dịch của Viện thông tin Khoa học xã hội - 1982) [113]: nghiên cứu chuyên sâu về lý luận phòng ngừa tội phạm, tác giả đưa ra hệ thống các biện pháp phòng ngừa chung và riêng áp dụng đối với các đối tượng phạm tội cụ thể. Các giải pháp được xây dựng trên nguyên tắc loại trừ các yếu tố tiêu cực tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực cũng như động cơ, mục đích của người phạm tội. Trong cuốn sách “Youth crime and youth culture in the inner city” (Tội phạm thanh, thiếu niên và văn hóa giới trẻ trong khu vực nội thành) của Sanders, 7
  14. Bill [118]: Trong công trình này, tác giả phân tích xu hướng gia tăng tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện ở thành phố của xã hội hiện đại, làm rõ động cơ, thái độ của người phạm tội và tác động của môi trường kinh tế - xã hội đối với sự hình thành các đặc điểm về nhân thân của người phạm tội… Các tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ động cơ, thái độ của những người phạm tội và vai trò của môi trường kinh tế xã hội tác động đến quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội. Nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định các nguyên nhân của hành vi phạm tội xuất phát từ đặc điểm nhân thân thanh thiếu niên phạm tội, trong đó có tội xâm phạm sở hữu. Trong cuốn sách “An introduction to Crime and Criminology” (Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học) của Hennessy Hayes và Tim Prenzler [103]: Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu về tình hình tội phạm và nhân thân người phạm tội, trong đó các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tiêu cực, như từ phía người bị hại, từ môi trường xã hội, môi trường giáo dục, từ chính sách pháp luật... Đây là tác phẩm có ý nghĩa khoa học đối công tác phòng ngừa tội phạm từ khía cạnh nhân thân người phạm tội, trong tác phẩm tác giả đã đưa ra chiến lược và các phương pháp đấu tranh phòng, chống một số loại tội phạm cụ thể. Trong cuốn sách “Crime prevention – Theory and Practice” (Phòng ngừa tội phạm - Lý luận và thực tiễn) của Stephen R. Schneider [122]: Trong tác phẩm tác giả nhấn mạnh các vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, các tình huống phòng, chống tội phạm thông qua thiết kế môi trường… tác giả đã dựa trên nguyên tắc loại trừ các yếu tố tiêu cực từ môi trường là nguyên nhân tác động hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội. Đây là tác phẩm có ý nghĩa khoa học trong việc xác định các yếu tố tiêu cực từ môi trường kinh tế xã hội tác động, hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội. Trong cuốn sách “White - Collar Crime and Criminal Careers Specifying a Trajectory of Punctuated Situational Offending” (Tội phạm cổ cồn trắng và xu hướng phạm tội ở độ tuổi thanh thiếu niên), của Nicole Leeperpiquero và Michail L.Benson [116]: Là một trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu về 8
  15. tội phạm học. Các tác giả cho rằng những học thuyết trước đây về tội phạm không chú ý đến kiểu tội phạm thuộc gia đình quyền thế và giàu có, là kiểu tội phạm có những đặc trưng khác biệt với những dạng tội phạm vị thành niên và tội phạm đường phố, được coi là đặc trưng tồn tại trong xã hội. Trong đó tội phạm vị thành niên, gồm những người có hành vi chống đối xã hội rất sớm và tiếp tục phạm tội trong suốt thời kỳ thành niên; còn tội phạm đường phố, gồm những người lúc thơ ấu không có dấu hiệu chống đối xã hội, nhưng sau đó phạm tội trong suốt thời thanh niên. Các tác giả cho rằng theo các nhà nghiên cứu, mỗi người có thể có một quỹ đạo phạm tội gồm các khía cạnh tương quan với nhau: sự bắt đầu của tội phạm, quá trình hoạt động tội phạm và sự chấm dứt tội phạm, với hầu hết mọi người, các hành vi liên quan đến tội phạm thường bắt đầu giữa những năm của tuổi thanh thiếu niên (15 đến 17 tuổi), một số khác (ít hơn) chấm dứt hoạt động tội phạm muộn hơn (những năm đầu của tuổi 20) và không thực hiện tội phạm sau 25 tuổi. Các tác giả đồng tình với sự giải thích của Moffitt (1993) về hai loại tội phạm chuyên nghiệp và tội phạm tức thời, trên có sở kết hợp giữa các yếu tố sinh học và xã hội học khi cho rằng sự tương tác của yếu tố môi trường như bị ngược đãi hoặc thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, đối với sự thiếu hụt, rối loạn về thần kinh sẽ làm cho trẻ con trở nên khó phục tùng và khó dạy dỗ... Trong thời kỳ chuẩn bị trưởng thành (khoảng từ 14 đến 18 tuổi), trẻ em có xu hướng thích độc lập và muốn được cư xử như người lớn. Trong khi đó, cha mẹ, thầy cô và xã hội lại nghĩ rằng chúng không thể tự chủ được và tiếp tục đặt ra giới hạn để gò bó hành vi và tự do của trẻ, dẫn tới trẻ thường chống lại cách đối xử này khi cố chứng minh có thể thật sự độc lập và kết quả dẫn đến là đã phạm một số lỗi như hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục trái phép hoặc có hành động cố ý khác... Tội phạm hạn chế ở tuổi thành niên chính là sự bắt chước cách cư xử của những tội phạm bền bỉ... Khi có sự trưởng thành về tuổi tác, nhu cầu và sự lôi cuốn của sự phạm lỗi ngày càng giảm đi và dần dần sẽ chấm dứt tham gia các hoạt động tội phạm... Sự chuyển từ giai đoạn thanh thiếu niên sang giai đoạn 9
  16. trưởng thành, có thể dẫn tới một trong các khả năng: Một số vị thành niên tiếp tục phạm tội, một số khác sẽ chấm dứt hành vi chống đối xã hội... Nghiên cứu còn cho thấy, sự phạm tội thời thơ ấu có ảnh hưởng tới giai đoạn trưởng thành: Ở một số người chưa thành niên có cách cư xử chống lại xã hội sẽ tiếp tục nếu thiếu sự kiểm soát của xã hội, nhưng ở một số khác lại vượt qua được hoàn cảnh không tốt để sống bình thường sau khi trải qua bước ngoặc khác, như hôn nhân hạnh phúc, công việc ổn định hoặc tham gia quân đội... Có thể thấy đây là một công trình đề cập khá sâu đến các nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của những người chưa thành niên phạm tội. Nhằm xây dựng cơ sở lý luận sâu sắc khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội, bên cạnh việc tham khảo các công trình nghiên cứu lý luận về nhân thân người phạm tội, nghiên cứu sinh đã tham khảo thêm một số quan điểm về tội phạm học nói chung đề cập trong các trường phái, học thuyết khác nhau trên thế giới. Trường phái nhân chủng học luật hình sự Ý thế kỷ XIX: Hạt nhân của trường phái sinh học hình sự Ý là học thuyết của Lombroso trong “Der Verbrecher”- “Người phạm tội”, năm 1876 về người phạm tội bẩm sinh, tức là người có biểu hiện phạm tội từ khi sinh ra căn cứ về cấu tạo cơ thể, đối với người này trước sau gì cũng phạm tội, không cải tạo được và bất chấp điều kiện tác động của xã hội. Đến năm 1889, công trình nghiên cứu “Những nguyên nhân và cuộc đấu tranh” đã điều chỉnh học thuyết này và khẳng định chỉ 1/3 số người phạm tội do bản tính quyết định và không thể cải tạo, nên chỉ áp dụng hình phạt chung thân và tử hình. Trường phái xã hội học luật hình sự Pháp thế kỷ XIX là trường phái có quan điểm đối lập với trường phái nhân chủng học luật hình sự Ý. Trường phái này chủ yếu nghiêng về tính quyết định của môi trường sống, của xã hội đối với sự hình thành tội phạm. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng nhân thân người phạm tội Nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội không thể không nghiên cứu về thực trạng nhân thân người phạm tội. Những công trình nghiên cứu về 10
  17. thực trạng nhân thân người phạm tội ở nước ngoài mà nghiên cứu sinh tham khảo có thể kể đến như: Cuốn sách “Crime and criminology in Japan” (tạm dịch: Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại) của Can Ueda, Giáo sư, tiến sĩ luật học, Trường Đại học Tổng hợp Ritsumeikan được dịch từ bản dịch tiếng Nga của Nhà xuất bản Tiến Bộ, Moskva, năm 1989 do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 1994. Trong cuốn sách này, nhà tội phạm học người Nhật cho rằng tội phạm học không phải là khoa học duy nhất nghiên cứu tội phạm, mà là đối tượng của một số ngành khoa học khác như: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Xã hội học, Tâm lý học….Theo Can Ueda “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm và đề ra các biện pháp đấu tranh, phòng chống”. Tác phẩm đã nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, đưa ra các đặc điểm nhân thân của tội phạm đặc trưng ở Nhật Bản, như đặc điểm về giới tính, lứa tuổi: Trong số phụ nữ phạm tội bị cảnh sát bắt giữ có 42,3% là nữ vị thành niên (1980); trung bình cứ 100.000 người dân trên 15 tuổi thì có 65,6 người phạm tội, trong số những người bị bắt giữ vì phạm tội năm 1981 có 0,7% người bị tổn hạn về thần kinh, sự bất thường nhiễm sắc thể giới tính và tội phạm không có mối quan hệ với nhau. Đây là đặc điểm của tội phạm để nghiên cứu sinh tham khảo, so sánh, làm sáng tỏ các đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu. Khi nghiên cứu về tình trạng bạo lực trong trường phổ thông. Can Ueda cho rằng “tình trạng các nhóm lưu manh càn quấy đe doạ học sinh và các thầy cô, hành vi phạm tội của chúng đã gây ra thương tích, chết người và các thiệt hại khác. Các nhóm càn quấy có tới 95% các em học sinh hư hỏng tham gia, nguyên nhân trước hết là sự dồn nén tâm lý và hình thành ý thức phá hoại, một số do rèn luyện kém trở nên lỗ mãng, ngỗ ngược, do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo, bao lục rùng rợn, sự đô thị hoá nhanh, phá vỡ xã hội truyền thống làm phát triển tư tưởng cá thể, thói ích kỷ”. [Can Ueda 1989 Crime and criminilogy in Japan, Trường Đại học Tổng hợp Ritsumeikan, (dịch từ bản dịch tiếng Nga của Nhà xuất bản Tiến Bộ), Moskva] [94]. 11
  18. Trong cuốn “Street Robbery” (Cướp giật trên đường phố, Tạp chí Viện An ninh và Khoa học tội phạm, ISSN: 2050-4853, năm 2012) của Lisa Tompson [109]: Trong bài viết, tác giả đã phân tích và rút ra kết luận cướp giật trên đường phố là việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực để cướp tài sản từ một người trong không gian công cộng; chỉ ra một số đặc trưng của tội phạm này như: xảy ra vào những thời điểm cụ thể; trong không gian công cộng ngắn gọn; nạn nhân thường là người mới giao dịch ở các cây ATM, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng thức ăn nhanh hoặc lưu thông trên đường có mang theo tài sản. Trên có sở đó, tác giả đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với tội cướp giật trên đường phố và các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật trong phòng ngừa tội phạm này. Công trình “Race, crime, and justice” (Tạm dịch: Chủng tộc, tội phạm và công lý) của các tác giả Shaun L.Gabbidon và Helen Taylor Greene, Nhà xuất bản Routledge, New York, năm 2005. Công trình có sự tham gia của nhiều học giả tên tuổi với 15 chuyển khảo nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tình hình tội phạm. Đặc biệt là chuyên đề thứ 11 có chủ đề “Up it up: Gender and the accomplishment of street robbery” (Tạm dịch: Chủ đề nóng: Giới tính và hậu quả của tội cướp trên đường phố) của học giả Jody Miller có nội dung rất rộng… Theo học giả Jody Miller, cho thấy nam giới tương đối phù hợp cho việc thực hiện các hành vi phạm tội liên quan đến mại dâm, nhưng điều đó không loại trừ nữ giới thực hiện hành vi phạm tội cướp, cướp giật đường phố. Nữ giới, đặc biệt là nữ giới Mỹ gốc phi có liên quan nhiều hơn đến các tội phạm bạo lực và tội cướp, cướp giật đường phố hơn phụ nữ da trắng. Điều đó cho thấy ngoài giới tính, chủng tộc cũng có vai trò đáng kể đến việc thực hiện các tội phạm bạo lực, tội cướp và cướp đường phố. Đây là đánh giá hữu ích về thực trạng đặc điểm về giới tính và chủng tộc người phạm tội để nghiên cứu sinh tham khảo liên quan luận án [119]. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm từ khía cạnh nhân thân người phạm tội Trong cuốn “Crime prevention - Theory and Practice” (Phòng ngừa tội phạm - Lý luận và thực tiễn) của Stephen R. Schneider, Giáo sư về lĩnh vực khoa 12
  19. học xã hội học và tội phạm, thuộc Đại học Saint mary, Halifax, Nova Scotia, Canada [122]. Tác giả nhấn mạnh các vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, biện pháp phòng chống tội phạm thông qua thiết kế môi trường. Theo tác giả, việc phòng ngừa tội phạm còn được thực hiện thông qua hoạt động phát triển xã hội cho thanh, thiếu niên và người lớn, thông qua cộng đồng xã hội… Với công trình này, tác giả đưa ra và giải thích một cách khoa học về hoạt động phòng ngừa tội phạm như: Giảm nguy cơ phạm tội bằng cách thay đổi hành vi của các nạn nhân tiềm tàng trong xã hội; giám sát mọi cơ hội tiếp cận để phòng ngừa hành vi phạm tội; các biện pháp kiểm soát lãnh thổ, không gian, kiểm soát xã hội không chính thức, nhằm giảm những nguyên nhân, điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm. Tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế và cách giải quyết những hạn chế của việc áp dụng các giải pháp giải quyết vấn đề xã hội cho người phạm tội, tập trung vào công tác phòng ngừa tái phạm, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm. Trong cuốn “Street Robbery: Problem Oriented Guides for Police” (Cướp trên đường phố: Những định hướng các vấn đề về chính sách - 2010) của John E. Eck, Khadija Monk, Justin A. Heinonen [106]: Trong tác phẩm này, các tác giả đã phân tích những vấn đề về tội phạm cướp trên đường phố và đưa ra những khuyến cáo về cách thức thực hiện, thời gian, địa điểm thường xảy ra tội phạm. Ngoài ra, công trình còn phân tích làm rõ những đặc điểm tâm lý của người phạm tội thích lựa chọn những nhóm nạn nhân nhất định, để đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả hơn. Trong cuốn “An introduction to Crime and Criminology” (Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học) của Hennessy Hayes và Tim Prenzler [103]: Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu về tình hình tội phạm và nhân thân người phạm tội, trong đó các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tiêu cực, như từ phía người bị hại, từ môi trường xã hội, môi trường giáo dục, từ chính sách pháp luật... đồng thời đưa ra chiến lược và các phương pháp đấu tranh phòng, chống một số loại tội phạm cụ thể. 13
  20. Các công trình này đều đề cập đến nhân thân người phạm tội như một yếu tố và nguyên nhân làm phát sinh hành vi phạm tội, làm sáng tỏ cơ chế của hành vi phạm tội, là nguồn tài liệu tham khảo trạng thái nghiên cứu về lý luận về nguyên nhân, điều kiện, tình hình tội phạm, nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm. Do tội phạm trong tội phạm học là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nên phải tiếp cận bằng đa ngành, liên ngành. Phân tích công trình nước ngoài khẳng định được các đặc điểm nhân thân người phạm tội như đặc điểm về sinh học (đặc điểm gen, ngoại hình...), là đặc điểm quan trọng nhưng không quyết định đến hình thành tội phạm mà môi trường xã hội mới quyết định hình thành nhân cách của con người, để từ đó định hướng, kế thừa và làm rõ vấn đề nghiên cứu của Luận án là nhân thân người phạm tội được hiệu quả, lập luận chặt chẽ và logic. 1.2. Những nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận nhân thân người phạm tội Nhân thân là một trong những vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như: y học; tâm lý học; sinh học; luật học… Trong lĩnh vực pháp luật, việc nghiên cứu nhân thân không chỉ có ý nghĩa trong việc đề ra biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả. Bên cạnh luật hình sự nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, tội phạm học cũng là một lĩnh vực khoa học đi sâu nghiên cứu về nhân thân người phạm tội. Dưới đây là một số giáo trình, sách chuyên khảo; luân văn, luận án và các bài báo khoa học nghiên cứu làm rõ khái niệm thân nhân người phạm tội. Sách chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do TS. Phạm Hồng Hải làm chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2000. Công trình đã làm rõ định nghĩa nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc tính, các dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người mà trong những điều kiện, 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2