intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

58
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận chung về GDĐT và pháp luật về GDĐT; đi sâu tìm hiểu và phân tích một vài vấn đề pháp lý về GDĐT theo quy định của Liên Hợp Quốc, ASEAN, một số nước và Việt Nam; tìm hiểu và phân tích vai trò quan trọng của pháp luật về GDĐT trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế; đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về GDĐT trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HỒNG THANH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà nội - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HỒNG THANH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Hoàng Phƣớc Hiệp Hà nội - 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Hồng Thanh
  4. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN B2B : Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C : Doanh nghiệp với cá nhân B2G : Doanh nghiệp với cơ quan nhà nước C2C : Cá nhân với cá nhân CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin G2C : Cơ quan nhà nước với cá nhân GDĐT : Giao dịch điện tử QHQT : Quan hệ quốc tế TMĐT : Thương mại điện tử TNC : Các công ty xuyên quốc gia XNK : Xuất nhập khẩu UNCITRAL : Ủy ban về luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT 3 QUỐC TẾ VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm của pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Các đặc trưng 5 1.2. Các nguyên tắc cơ bản về pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 9 1.3. Chủ thể của pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 12 1.3.1. Nhận xét chung 12 1.3.2. Các chủ thể cần chú ý 12 1.3.3. Vị trí, vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 12 1.4. Nguồn của pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 15 1.4.1. Nhận xét chung 15 1.4.2. Các nguồn chủ yếu 16 1.4.2.1. Các Luật mẫu, điều ước quốc tế 16 1.4.2.2. Luật quốc gia 17 1.4.2.3. Tập quán thương mại quốc tế 18 1.4.2.4. Incoterms 20 1.4.2.5. eUCP 21 1.4.3. Các nguồn bổ trợ 21 1.5. Một số khái niệm cơ bản của pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 21
  6. 1.5.1. Giao dịch điện tử và các đặc trưng của giao dịch điện tử 21 1.5.2. Các khái niệm kề cận giao dịch điện tử 25 1.5.2.1. Khái niệm thương mại điện tử 25 1.5.2.2. Khái niệm hợp đồng điện tử 30 1.5.2.3. Khái niệm thanh toán điện tử 32 1.5.2.4. Khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số 32 1.5.3. Pháp luật về giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài và các đặc trưng 33 1.5.4. Quan hệ giữa pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử và pháp luật quốc gia về giao dịch điện tử 33 Chương 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP 39 LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỦ 2.1. Tổng quan về pháp luật của một số tổ chức quốc tế về giao dịch điện tử 39 2.1.1. Tổng quan về pháp luật của Liên Hợp quốc về giao dịch điện tử 39 2.1.1.1. Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL (Model Law on Electronic Commerce) 39 2.1.1.2. Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL 40 2.1.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thương mại quốc tế 41 2.1.2. Tổng quan về Khung pháp luật của EU về giao dịch điện tử 42 2.1.3. Tổng quan về Khung pháp luật của APEC về giao dịch điện tử 44 2.1.4. Tổng quan về Khung pháp luật của ASEAN về giao dịch điện tử 45 2.2. Tổng quan về pháp luật một số nước về giao dịch điện tử 46
  7. 2.2.1. Tổng quan về Pháp luật của Hoa Kỳ về giao dịch điện tử 49 2.2.2. Tổng quan về Khung pháp luật của Singapore về thương mại điện tử 53 2.2.3. Tổng quan về Khung pháp luật của Canada về giao dịch điện tử 55 2.3. Ký kết các điều ước quốc tế và hợp đồng quốc tế thông qua phương tiện điện tử 56 2.3.1. Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế và ký kết điều ước quốc tế thông qua phương tiện điện tử 56 2.3.2. Vấn đề giao kết hợp đồng quốc tế thông qua phương tiện điện tử (hợp đồng điện tử) 57 2.3.2.1. Khái niệm hợp đồng điện tử 57 2.3.2.2. Khái niệm về giao kết hợp đồng điện tử 59 2.3.2.3. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 59 2.3.2.4. Phân loại hợp đồng điện tử 60 2.3.2.5. Ký kết hợp đồng điện tử 64 2.3.2.6. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 68 2.4. Liên Hợp quốc, WTO và các vấn đề liên quan giao dịch điện tử quốc tế 71 2.4.1. Luật mẫu của Liên Hợp quốc về thương mại điện tử 71 2.4.2. Luật mẫu của Liên Hợp quốc về chữ ký điện tử 73 2.4.3. Công ước Liên hợp quốc về Sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế - United Nations Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts 74 2.4.4. Các quy định của WTO về giao dịch điện tử, vòng đàm phán Doha về giao dịch điện tử 75 2.5. Một số nội dung khác của pháp luật quốc tế giao dịch điện 81
  8. tử 2.5.1. Vấn đề an toàn và bảo mật trong pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 81 2.5.2. Vấn đề xung đột pháp luật trong giao dịch điện tử 83 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO 85 DỊCH ĐIỆN TỬ 3.1. Tổng quan về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập quốc tế và thực hiện giao dịch điện tử quốc tế 85 3.1.1. Cơ hội, thách thức 85 3.1.2. Yêu cầu của WTO, ASEAN, APEC về giao dịch điện tử 87 3.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử quốc tế 89 3.2.1. Nhận xét 89 3.2.2. Luật Giao dịch điện tử và các quy phạm pháp luật liên quan 89 3.2.2.1. Khái quát chung hệ thống pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử 89 3.2.2.2. Những ưu điểm 98 3.2.2.3. Những hạn chế 99 3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử quốc tế 101 3.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử 102 3.4.1. Rà soát hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử ở nước ta hiện nay 102 3.4.2. Giải pháp về giá trị pháp lý của các hình thức thong tin điện tử quốc tế 103 3.4.3. Giải pháp về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 105
  9. 3.4.4. Giải pháp về Vấn đề bản gốc 106 3.4.5. Giải pháp về Hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ công trực tuyến 107 3.4.6. Giải pháp về Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đấu thầu điện tử 107 3.4.7. Giải pháp về Xây dựng cơ chế, bộ máy 108 3.4.8. Giải pháp về Xây dựng khung pháp lý về bảo đảm an toàn giao dịch điện tử 109 KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chúng ta đang sống trong thời đại của Công nghệ thông tin, của Kỹ thuật số hoá, của những thay đổi không ngừng trên mọi phương diện. Song hành với những thay đổi chóng mặt đó là những khái niệm mới, những phạm trù mới, những cách thức mới, và Giao dịch Điện tử (GDĐT) là một phương thức giao dịch mới tương tự như vậy. Tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu và đang còn trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưn GDĐT cũng đã phần nào tác động đến cuộc sống của mỗi con người chúng ta. GDĐT với những đặc tính ưu việt hơn hẳn Giao dịch Truyền thống đang là một xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia, nhưng đồng thời cũng kéo theo nó hàng loạt các vấn đề phát sinh và nổi cộm nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến GDĐT Trong hầu hết các cuộc hội thảo, toạ đàm được tổ chức trong thời gian gần đây, người ta thường nhắc nhiều đến việc phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động GDĐT. Xây dựng pháp luật về GDĐT đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu bức xúc ở tất cả các quốc gia muốn phát triển GDĐT. Tại Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của internet, các giao dịch trên mạng đã nhanh chóng phát triển và trở thành nhu cầu cấp bách trong hoạt động của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Theo báo cáo của các Bộ Thương mại thì bắt đầu từ 2005 chúng ta đã chủ động bắt tay vào xử lý các vấn đề về khung pháp lý cho các giao dịch qua mạng, các GDĐT. Nhiều vấn đề lý luận pháp lý đã, đang được đặt ra để nghiên cứu. Mặt khác trong GDDT không thể tránh khỏi việc phát sinh các tranh chấp, các vướng mắc. Nhưng chính các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, các vướng mắc cũng không khỏi lúng túng. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu vấn đề pháp luật quốc tế về GDĐT còn có thể góp phần cho các cơ quan giải quyết tranh chấp xử lý các vấn đề tranh chấp của Việt Nam.
  11. Trước thực trạng bức xúc như vậy, trong khuôn khổ chương trình đào tạo cao học Luật tôi chọn đề tài “Pháp luật quốc tế về GDĐT” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Luật học chuyên ngành Quốc tế tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Mục đích nghiên cứu. - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về GDĐT và pháp luật về GDĐT; - Đi sâu tìm hiểu và phân tích một vài vấn đề pháp lý về GDĐT theo quy định của Liên Hợp Quốc, ASEAN, một số nước và Việt Nam; - Tìm hiểu và phân tích vai trò quan trọng của pháp luật về GDĐT trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế; - Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về GDĐT trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Về giới hạn phạp vi nghiên cứu, luận văn này tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế tổng quát về GDĐT đặc biệt của Liên Hợp Quốc và ASEAN về vấn đề này. Một số quy định trong pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam liên quan cũng sẽ được đề cập trong mức độ có thể được. Luận văn không nghiên cứu các vấn đề lý luận kinh tế - pháp lý về GDĐT, các vấn đề kỹ thuật tạo lậpGDĐT cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp ở các nước và Việt Nam về các vấn đề GDĐT. - Về giới hạn phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu luận văn chỉ tập trung vào giai đoạn hiện nay, sau khi Liên Hợp Quốc đã thông qua một số Công ước quốc tế về vấn đề liên quan đến GDĐT. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
  12. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích so sánh và các phương pháp phổ biến khác trong thực thi các đề tài nghiên cứu khoa học. 5. Bố cục luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn này gồm 3 chương sau: Chương 1: “Một số vấn đề lý luận pháp luật quốc tế về Giao dịch điện tử” Chương 2: “Các nội dung cơ bản của pháp luật Quốc tế về Giao dịch điện tử” Chương 3: “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Giao dịch điện tử”
  13. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử 1.1.1. Định nghĩa Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức về pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử trong các văn bản pháp luật quốc tế được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, có thể nói pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử là một ngành mới trong hệ thống pháp luật bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các giao dịch điện tử vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử là ngành luật quốc tế hỗn hợp bao gồm các quy phạm của công pháp quốc tế và các quy phạm của tư pháp quốc tế về giao dịch điện tử. Để hiểu pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử, phải nghiên cứu kỹ các giao dịch điện tử quốc tế. Có ba định nghĩa sau về giao dịch điện tử quốc tế cần được chú ý. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì giao dịch điện tử bao gồm việc cung cấp các dịch vụ công từ cơ quan nhà nước, việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình. Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi giao dịch mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các giao dịch mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉhạn chế ở , các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch
  14. vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi áp dụng các giao dịch điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong giao dịch điện tử. Thực tế, đó chính là bản chất của giao dịch điện tử quốc tế khi mà nội dung giao dịch không chỉ đơn giản là trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều loại giao dịch : hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo). Theo quan điểm này, "thương mại" (commerce) trong "giao dịch điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng giao dịch điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ
  15. chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. Sự bao quát rộng của định nghĩa về thương mại điện tử đã bao hàm các nội dung căn bản của giao dịch điện tử. 1.1.2. Các đặc trưng - Sự phát triển của giao dịch điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Giao dịch điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động giao dịch, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy giao dịch điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. + Về hình thức, giao dịch điện tử là giao dịch hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động giao dịch truyề n thố ng các bên phải gă ̣p gỡ nhau trực tiế p để tiế n hành đàm phán , giao dich ̣ và đi đế n ký kế t hơ ̣p đồ ng . Còn trong hoạt động giao d ịch điê ̣n tử nhờ viê ̣c sử du ̣ng các phương tiê ̣n điê ̣n tử có k ết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gă ̣p gỡ nhau trực tiế p mà vẫn có thể đàm phán , giao dich ̣ đươ ̣c với nhau dù cho các bên tham gia giao dich ̣ đang ở bấ t cứ quố c gia nào . Ví dụ như trước kia muố n mua mô ̣t quyể n sách thì b ạn đọc phải ra tâ ̣n của hàng để t ham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn . Sau khi đã cho ̣n đươ ̣c cuố n sách cầ n mua thì ngư ời đọc phải ra quầ y thu ngân để thanh toán mua cuố n sách đó. Nhưng giờ đây với sự ra đời của thương ma ̣i điê ̣n tử thì chỉ cầ n c ó một chiế c mày tính và ma ̣ng internet , thông qua vài thao tác kích chuô ̣t , người đọc không cầ n biế t mă ̣t của người bán hàng thì h ọ vẫn có thể mua mô ̣t cuố n sách mình mong muốn trên các website mua bán trực tuyến như amazon .com; vinabook.com.vn.
  16. + Về phạm vi hoạt động, trên khắp toàn cầu hay thị trường trong giao dịch điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website hoặc vào các trang mạng xã hội. + Về chủ thể tham gia, Trong hoạt động giao dịch điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch giao dịch điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch điện tử. +Về thời gian không giới hạn,: Các bên tham gia vào hoạt động giao dịch điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch. - Trong giao dịch điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong giao dịch truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch. Còn trong giao dịch điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet….để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng. Ví dụ giờ đây các doanh nghiệp thương mại muốn tìm kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu thì
  17. chỉ cần vào các trang tìm kiếm như google, yahoo hay vào các cổng thương mại điện tử như trong nước là ecvn.com hay của hàn quốc là ec21.com. - Trong quan hệ giao dịch điện tử có thể có sự tham gia của bốn chủ thể chính: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình giao dịch điên tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình giao dịch điện tử phố biến nhất hiện nay. + Giao dịch điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5%. Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán hàng trực tuyến (e-tailing) + Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
  18. B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay. + Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G) Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ..... + Giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) Đây là mô hình giao dịch điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao
  19. dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C. + Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C) Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của giao dịch điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,... 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử Như trên đã nêu, pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử là ngành luật quốc tế hỗn hợp bao gồm các quy phạm của công pháp quốc tế và các quy phạm của tư pháp quốc tế về giao dịch điện tử. Do vậy pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử có các nguyên tắc của công pháp quốc tế và các nguyên tắc của tư pháp quốc tế. Nguyên tắ c cơ bản của công pháp qu ốc tế về giao dịch điện tử là những tư tưởng chin ́ h tri ̣, pháp lý mang t ính chỉ đạo , bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử. Trong công pháp quố c tế , các nguyên tắc cơ bản đó là những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Công luật quốc tế về giao dịch điện tử tuân theo những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế nói chung. Các nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, có hiệu lực pháp lí bắt buộc đối với các nước thành viên Liên hợp quốc và các chủ thể khác của luật quốc tế. Đó là những nguyên tắc: bình đẳng chủ quyền; nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ quốc tế; hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; không dùng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Những nguyên tắc này được giải thích một phần trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 24.10.1970 liên quan
  20. đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thể theo Hiến chương Liên hợp quốc (1970). Ngoài ra, công pháp quốc tế về giao dịch điện tử còn có nhiều nguyên tắc khác, chẳng hạn như nguyên tắc: - Nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận trong giao dịch điện tử; - Nguyên tắc cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch điện tử; - Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử theo các quy định về giải quyết tranh chấp của pháp luật quốc tế….. Các nguyên tắc của tư pháp quốc tế Việt Nam về giao dịch điện tử có thể là:. Nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Việt Nam;Nguyên tắc hợp tác hữu nghị, mở rộng giao lưu với tất cả các nước: Nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tư pháp quốc tế; Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia;Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế;Nguyên tắc tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận; Nguyên tắc giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế theo"Luật của cơ quan có thẩm quyền" (Lex fori); Các nguyên tắc chuyên biệt trong tư pháp quốc tế về giao dịch điện tử. Các nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế. Khi nghiên cứu các nguyên tắc này cần chú ý sự khác biệt của các nguyên tắc đó với các hệ thuộc xung đột pháp luật có tên gọi tương tự. Các hệ thuộc xung đột chỉ là các công thức kỹ thuật pháp lý cho phép chúng ta biệt định hướng pháp luật cần áp dụng trong những trường hợp xung đột pháp luật cụ thể. Còn các nguyên tắc, như đã định nghĩa từ đầu, là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng, thực thi các quy phạm của Tư pháp quốc tế và là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình họat động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2