intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên qua thực tiễn áp dụng tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

32
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm phân tích, đánh giá những vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên để đưa ra định hướng và tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên qua thực tiễn áp dụng tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ KIỀU TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG- Năm 2023
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ KIỀU TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO MỘNG ĐIỆP BÌNH DƯƠNG- Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên qua thực tiễn áp dụng tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bình Dương, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Phạm Thị Kiều i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn “Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên qua thực tiễn áp dụng tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương”; bên cạnh những nỗ lực của bản thân tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tác giả trao dồi kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, tác giả cảm thấy rằng mình đã học tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích. Từ đó để tác giả học hỏi và rút kinh nghiệm cho những bài luận sau và xa hơn là trong quá trình làm việc sau này của mình. Bài luận văn của tác giả sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý Thầy, Cô. ii
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 BLLĐ Bộ luật lao động 2 QHLĐ Quan hệ lao động 3 HĐLĐ Hợp đồng lao động 4 LĐTE Lao động chưa thành niên 5 NLĐ Người lao động 6 NSDLĐ Người sử dụng lao động 7 NLĐCTN Người lao động chưa thành niên iii
  6. DANH MỤC BẢNG/BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên bảng Bảng 1. Số liệu về tỉ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia lao động 1 Bảng 1 chưa thành niên theo vùng và theo dân tộc của chủ hộ năm 2020-2021 Số liệu về các hình thức lao động chưa thành niên theo loại 2 Bảng 2 công việc và nhóm tuổi năm 2020-2021 Khung xác định lao động chưa thành niên và lao động chưa thành niên làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm trong 3 Bảng 3 dân số trẻ em từ 5-17 tuổi theo kết quả điều tra của ILO năm 2020 Biểu đồ cơ cấu về tình trạng đi học của lao động chưa thành 4 Bảng 4 niên theo kết quả điều tra của ILO năm 2020 Biểu đồ về tình trạng trẻ em gặp phải các vấn đề về sức khoẻ 5 Bảng 5 và an toàn lao động (%) iv
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn thực hiện đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 3 2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 4 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................... 7 6.1. Đóng góp về lý luận ........................................................................................ 7 6.2. Đóng góp về thực tiễn ..................................................................................... 8 7. Bố cục của luận văn.......................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên ....... 9 1.1.1. Khái niệm người lao động chưa thành niên ................................................. 9 1.1.2. Nguyên nhân và hệ quả của lao động chưa thành niên ............................. 12 1.1.3. Khái niệm bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên .................. 18 1.2. Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên............ 21 1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên . 21 1.2.2. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên ... 26 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 31 v
  8. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..... 32 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên....................................................................................................................... 32 2.1.1. Quy định pháp luật về bảo vệ việc làm của người lao động chưa thành niên .............................................................................................................................. 32 2.1.2. Quy định pháp luật về bảo vệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên ........................................................................................... 38 2.1.3. Quy định pháp luật về bảo vệ tiền lương và thu nhập đối với lao động chưa thành niên ............................................................................................................. 39 2.1.4. Quy định pháp luật về bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên .................................................................................................... 41 2.2. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên ......................................................................................... 44 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên tại TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương ............................................ 58 2.3.1. Thực hiện các quy định về bảo vệ về việc làm của người lao động chưa thành niên ....................................................................................................................... 58 2.3.2. Thực hiện các quy định về bảo vệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên ..................................................................................... 59 2.3.3. Thực hiện các quy định về bảo vệ tiền lương và thu nhập đối với lao động chưa thành niên .................................................................................................... 60 2.3.4. Những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên .................................................... 61 Kết luận Chương 2 ............................................................................................. 66 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN ................................................. 67 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên .................................................................................................. 67 vi
  9. 3.1.1. Thể chế hoá quan điểm của Đảng về bảo vệ quyền của người lao động trong quan hệ lao động .................................................................................................. 67 3.1.2. Đảm bảo từng bước tiệm cận với chuẩn mực lao động quốc tế của tổ chức lao động quốc ....................................................................................................... 69 3.1.3. Khắc phục những hạn chế bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam....................................... 71 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên ........................................................................................................... 73 3.2.1. Hoàn thiện quy định về bảo vệ việc làm của người lao động chưa thành niên .............................................................................................................................. 73 3.2.2. Hoàn thiện quy định về bảo vệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên ........................................................................................... 75 3.2.3. Hoàn thiện quy định về bảo vệ tiền lương và thu nhập đối với lao động chưa thành niên ............................................................................................................. 76 3.2.4. Hoàn thiện quy định về bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên .................................................................................................... 77 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền cho người lao động chưa thành niên .................................................................................. 78 3.3.1. Giải pháp chung ......................................................................................... 78 3.3.2. Giải pháp cụ thể tại Tỉnh Bình Dương ....................................................... 81 Kết luận Chương 3 ............................................................................................. 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. i vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn thực hiện đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể về phòng, chống LĐTE, thiết lập một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế; đồng thời thực hiện các chương trình, dự án để phòng, chống LĐTE trên toàn quốc và ở các địa phương1.Kết quả cuộc điều tra do Bộ LĐ,TB&XH (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy tỉ lệ lao động chưa thành niên tại Việt Nam thấp hơn khoảng 2% so với tỉ lệ trung bình của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương2 Mặc dù đã có những nỗ lực trên, nhưng tình trạng lao động chưa thành niên ở Việt Nam vẫn tồn tại, đặc biệt là trong các khu vực kinh tế phi chính thức. Theo số liệu điều tra quốc gia về LĐTE năm 2020, tại Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động chưa thành niên đang làm những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và không đi học hoặc chưa từng đi học3. Điều này ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và tâm lý của trẻ em, hạn chế việc đi học của các em và hạn chế việc các em hướng tới việc làm bền vững. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác góp phần dẫn tới lao động chưa thành niênnhư đói nghèo và tính dễ bị tổn thương của các gia đình liên quan; di cư từ nông thôn ra thành thị và thiếu tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; hoặc quan niệm của nhiều bộ phận trong xã hội cho rằng trẻ em làm việc từ nhỏ là có thể chấp nhận được và góp phần cho sự phát triển của các em, cũng như mong muốn của bản thân trẻ em được làm việc để đóng góp cho kinh tế gia đình4. Mặt 1 Lê Công Phúc (2019), “Pháp luật về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em, qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Đại học Huế 2 ILO (2020), “Tỷ lệ lao động trẻ em của Việt Nam thấp hơn 2% so với trung bình của khu vực”; truy cập tại: https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_764700/lang-- vi/index.htm 3 Minh Huệ (2021), “Tiếp tục ngăn chặn lao động trẻ em khi dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn”; xem tại: https://www.vietnamplus.vn/tiep-tuc-ngan-chan-lao-dong-tre-em-khi-dich-covid19-van-tiep- dien/719488.vnp 4 Nguyễn Thị Nga (2020), “Nỗ lực xóa bỏ lao động trẻ em”, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, Số 2, tr. 53 - 55 1
  11. khác, tính phi chính thức của nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế cũng dẫn đến việc thiếu lao động và hạn chế về an sinh xã hội, cùng với việc thanh tra lao động khó có khả năng đến các khu vực phi chính thức. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, xuất phát từ nhu cầu khách quan của thị trường lao động, người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế trước mắt muốn tận dụng nguồn lao động chưa thành niênđể trả công rẻ, dễ sai khiến. Mặt khác, do nhu cầu chủ quan của người chưa thành niên, từ sức ép về việc làm, từ nghèo đói mà chấp nhận cả những công việc không phù hợp với mình. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng là pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh. Mặc dù pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên liên tục được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của lao động chưa thành niên khi tham gia QHLĐ, đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, song trong bối cảnh hội nhập và nhất là khi Việt Nam tham gia CPTPP, những quy định hiện hành trong BLLĐ năm 2019; Luật Công đoàn năm 2012; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015; Luật Trẻ em năm 2016; Luật Bình đẳng giới năm 2006 .v.v… Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa tương thích với các tiêu chuẩn lao động của ILO. Một số quy định còn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, chưa mang tính hệ thống. Một số quy định của pháp luật thiếu tính khả thi, khó áp dụng trên thực tế,… Từ đó, dẫn đến tình trạng sử dụng lao động chưa thành niên và xâm phạm đến quyền của lao động chưa thành niên xảy ra khá phổ biến, tình trạng lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử về vùng miền, độ tuổi, giới tính,… ở những mức độ khác nhau diễn ra không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước5. Thành phố Thuận An có diện tích tự nhiên 83,71 km2, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương. Trong những năm qua, thành phố Thuận An luôn là một trong 5 Trần Thị Như Nguyệt (2021), “Pháp luật về phòng chống tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, thực tiễn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng’, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế 2
  12. những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 143,88 triệu đồng/người/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp; năm 2018, tỷ lệ công nghiệp- xây dựng chiếm 79,48%,thương mại- dịch vụ- du lịch chiếm 20,44% và nông lâm nghiệp chiếm 0,08%. Hiện nay, trên địa bàn TP. Thuận An có 03 khu công nghiệp (VSIP 1, Việt Hương, Đồng An) và 03 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước; trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp6. Trong thời gian qua, trên cơ sở Quyết định số 2081/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Bình Dương về chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; thì chính quyền TP Thuận An đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm bảo đảm quyền lợi của NLĐ chưa thành niên; từ đó góp phần giảm thiểu LĐTE. Bên cạnh những kết quả đạt được thì thực tiễn áp dụng pháp luật cũng phát sinh một số vướng mắc tồn tại trong việc thực thi các chính sách về việc làm, tiền lương, an toàn lao động..vvv; cần khẩn trương khắc phục trong thời gian tới. Từ tất cả các lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên qua thực tiễn áp dụng tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm phân tích, đánh giá những vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên để đưa ra định hướng và tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên tại Việt Nam. 6 Xem tại: https://thuanan.binhduong.gov.vn/gioithieutongquan?t=1-loi-gioi-thieu 3
  13. 2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò và ưu thế của bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên. Thứ hai, luận văn nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên ở một số nước trên thế giới và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba, luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục; đồng thời khảo cứu, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên trên địa bàn TP Thuận An, Tỉnh Bình Dương Thứ tư, luận văn đưa ra định hướng và một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên tại Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Khái niệm về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên? - Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên như thế nào? - Những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên ở Việt Nam? - Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên trên địa bàn TP. Thuận An Tỉnh Bình Dương có những vướng mắc gì? - Định hướng và những giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên ở Việt Nam? 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tại Việt Nam, chế định về bảo vệ NLĐ chưa thành niên trong QHLĐ không phải là một đề tài mới và từ lâu đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều tác giả với quy mô và mức độ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các công trình nổi bật sau: Thứ nhất, Nhóm các luận văn/luận án 4
  14. - Nguyễn Hà Việt Hương (2018), “Bảo vệ lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động hiện hành”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật lao động về bảo vệ người lao động chưa thành niên; từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này. - Nguyễn Thế Hùng (2018), “Đảm bảo quyền lợi của lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về đảm bảo quyền lợi của lao động chưa thành niên, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này. - Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2020), “Pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành niên ở Việt Nam; từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này. - Trần Thắng Lợi (2012), “Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về người lao động chưa thành niên và sự điều chỉnh của pháp luật đối với đối tượng này, đồng thời luận án đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về người lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ hai, Nhóm các bài viết khoa học - Khuất Thị Thu Hiền (2019), “ Hoàn thiện quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 về lao động chưa thành niên “, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 9, tr. 70– 74. Bài viết nghiên cứu thực trạng qui định của Bộ luật Lao động năm 2012 về lao động chưa thành niên, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung qui định của Bộ luật Lao động năm 2012 về lao động chưa thành niên nhằm tăng cường công tác quản lí nhà nước về lao động trong giai đoạn hiện nay. - Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Hà (2017),”Phòng ngừa, xóa bỏ lao động chưa thành niên trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học. 5
  15. Số 11/2017, tr. 32 - 45. Bài viết phân tích, đánh giá tính tương thích giữa các quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến lao động chưa thành niên cũng như đòi hỏi thực tiễn của công tác phòng ngừa và xoá bỏ lao động chưa thành niên ở Việt Nam. - Trương Thị Ngọc Lan (2019), “Xóa bỏ lao động chưa thành niên: Kinh nghiệm ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước; truy vấn tại: https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/09/25/xoa-bo-lao- dong-tre-em-kinh-nghiem-o-mot-so-quoc-gia-va-gia-tri-tham-khao-cho-viet- nam/. Bài viết đã trình bày kinh nghiệm về việc xóa bỏ lao động chưa thành niên ở một số nước trên thế giới; từ đó, rút ra bài học cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Nghiên cứu lý luận pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên - Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên trên địa bàn TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Kể từ giai đoạn năm 2017 đến năm 2022; - Về địa bàn nghiên cứu: TP Thuận An, Tỉnh Bình Dương 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn như sau: - Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, so sánh và phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 khi nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên trong QHLĐ; - Phương pháp so sánh luật học, phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 khi nghiên cứu khái quát, phân tích các quy 6
  16. định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên. Trên cơ sở đó, đưa ra môt số đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực này. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 3 khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Đóng góp về lý luận Thứ nhất, Luận văn tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm một bước cơ sở lý luận bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây về bảo vệ, bảo đảm quyền của người lao động, Luận văn tiếp tục làm rõ thêm các vấn đề như: khái niệm và nội dung của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên. Thứ hai, Luận văn phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương trong thời gian phạm vi nghiên cứu. Tiếp thu kết quả của các công trình nghiên cứu đó, Luận văn phân tích, đánh giá cả thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật; nêu ra những ưu điểm của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, bất hợp lý trong các quy định pháp luật và, những hạn chế trong các cơ chế bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên. Trên cơ sở đó, Luận văn nêu ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên. Thứ ba, Luận văn nêu ra các định hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung một số hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên, có luận giải cụ thể, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam đảm bảo vừa bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh doanh và đóng góp nhiều hơn nữa vào nền kinh tế đất nước. 7
  17. 6.2. Đóng góp về thực tiễn Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật kinh tế, pháp luật lao động ở các trường chuyên luật hoặc các trường liên quan đến pháp luật. Ngoài ra, Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến quyền con người, quyền của người lao động dưới góc độ pháp luật kinh tế, pháp luật lao động 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên tại TP Thuận An, Tỉnh Bình Dương Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ chưa thành niên 8
  18. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của người lao động chưa thành niên 1.1.1. Khái niệm người lao động chưa thành niên Dưới góc nhìn pháp lý quốc tế, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) không sử dụng thuật ngữ “người lao động chưa thành niên” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “LĐTE” tại Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu (1973) và Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất (1999). Về mặt kỹ thuật lập pháp, Công ước số 138 và Công ước số 182 mặc dù không trực tiếp đưa ra khái niệm “LĐTE”, tuy nhiên tại Điều 2 Công ước số 182 đã gián tiếp đưa ra khái niệm về trẻ em, đó là người dưới 18 tuổi. Với những trẻ em dưới 18 tuổi, Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu lại phân chia thành những nhóm tuổi khác nhau dựa trên hoàn cảnh thông thường và hoàn cảnh đặc thù (tức với các quốc gia có nền kinh tế và điều kiện giáo dục còn hạn chế, chưa thích hợp để áp dụng các mức tuổi lao động tối thiểu trong hoàn cảnh thông thường). Xuất phát từ tính đa dạng của các loại hình công việc, Công ước 138 đã quy định những mức tuổi tối thiểu được đi làm việc mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ, nhằm phòng ngừa sự bóc lột lao động của trẻ em. Các mức tuổi này được khái quát trong bảng dưới đây: Bảng 1. Tuổi tối thiểu được đi làm việc theo Công ước 138 Tuổi tối thiểu áp dụng Tuổi tối thiểu ngoại lệ áp chung cho mọi quốc gia dụng cho các quốc gia đang phát triển Tuổi tối thiểu cơ bản 15 tuổi 14 tuổi (Điều 2) Tuổi tối thiểu áp dụng 18 tuổi (16 tuổi Không có ngoại lệ với các công việc nguy trong một số trường hợp, với bất cứ quốc gia nào hại (Điều 3) có điều kiện đi kèm) 9
  19. Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nhẹ 13 - 14 tuổi 12 - 13 tuổi nhàng (Điều 7) Cụ thể hoá nội dung của hai Công ước trên, các nước phê chuẩn Công ước khi quy định về trẻ em lao động thường dùng thuật ngữ “LĐTE” trùng với thuật ngữ được dùng trong hai Công ước. Điều này có thể thấy trong pháp luật lao động của Vương quốc Anh, Kenya, Malaysia... Song cũng có quốc gia lại sử dụng thêm thuật ngữ “người lao động chưa thành niên” như Slovakia, Thuỵ Điển, Oman, Trung Quốc…Các quốc gia có sử dụng thuật ngữ “LĐTE” quan niệm: LĐTE là những em dưới 18 tuổi. Ở Việt Nam, những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nhưng tham gia lao động là hiện tượng phổ biến và được nhà nước thừa nhận. Điều này có thể thấy thông qua những quy định trong những văn bản pháp luật từ khi nước ta giành độc lập đến khi Bộ Luật lao động đầu tiên được ban hành năm 1994. Về kỹ thuật lập pháp, kể từ khi Bộ Luật lao động năm 1994 được ban hành thì lần đầu tiên thuật ngữ “người lao động chưa thành niên” được sử dụng để chỉ những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần tham gia lao động. Theo đó, Điều 119: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Đây là khái niệm đơn giản chỉ dựa trên cơ sở giới hạn độ tuổi tối đa là 18 tuổi để đề cập những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần tham gia lao động. Khái niệm này chưa nêu rõ những đặc tính cơ bản làm cơ sở để nhận biết đối tượng người lao động chưa thành niên. Dưới góc độ luật thực định thì khái niệm về lao động chưa thành niên của BLLĐ năm 1994 tiếp tục được nhà làm luật kế thừa tại Điều 119 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, “người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi” Trong khoa học luật lao động hiện nay thì khái niệm “Lao động chưa thành niên” được Giáo trình Luật Lao động Việt Nam định nghĩa là những lao động dưới 10
  20. 18 tuổi, bao gồm hai loại lao động là lao động dưới 15 tuổi và lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi”7. Hiện nay, với mục đích bảo vệ lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện về học nghề, việc làm, thu nhập, sức khỏe cũng như phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, ngoài các quy định chung, các Bộ luật Lao động trước đây cũng như Bộ luật Lao động năm 2019, đã có quy định riêng đối với lao động này. Theo các nhà bình luận khoa học BLLĐ năm 2019 thì việc sử dụng thuật ngữ lao động chưa thành niên và đưa ra khái niệm lao động chưa thành niên (là người lao động dưới 18 tuổi) trong Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 được đánh giá là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác định tuổi, năng lực chủ thể và trách nhiệm chủ thể.8 Dưới góc độ pháp lý, bên cạnh khái niệm “lao động chưa thành niên”, pháp luật Việt Nam còn sử dụng thuật ngữ “LĐTE” cho người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em năm 20169. Nếu so sánh thuật ngữ “LĐTE” và “lao động chưa thành niên” ta thấy hai thuật ngữ này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Xét về mặt nội hàm, “lao động chưa thành niên” (là những người dưới 18 tuổi) sẽ gồm cả “LĐTE” (những người dưới 16 tuổi). Do vậy, theo cách suy luận trên thì những người dưới 16 tuổi tham gia lao động sẽ đồng thời được gọi là “LĐTE” và “lao động chưa thành niên”10. Có ý kiến cho rằng: Có thể thấy “lao động chưa thành niên” và “LĐTE” có điểm giao thoa, song đây là hai thuật ngữ khác nhau. Điểm giao thoa chính thể hiện ở việc cả hai thuật ngữ này đều đề cập những đối tượng dưới 18 tuổi trong bối cảnh làm việc. Điểm khác biệt chính thể hiện ở việc, trong khi LĐTE mang tính chất tiêu cực và bị cấm theo pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia thì lao động chưa thành niên chỉ mang tính tiêu cực và bị cấm khi vi phạm các quy định nghiêm ngặt liên quan đến độ tuổi và điều 7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội (tr. 416) 8 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. 9 Quốc hội (2016), Luật trẻ em số 102/2016/QH13 3 ngày 05/4/2016, Hà Nội, Điều 1. 10 Trần Thắng Lợi (2012), “Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2