Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 8
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu những quy định của pháp l uật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích và chỉ ra những bất cập, đồng thời nêu một số kiến nghị với hy vọng các quy định pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu hàng hoá sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt sẽ đƣợc hoàn thiện trong Luật sở hữu trí tuệ (dự kiến thông qua tại kỳ họp Quốc Hội tháng 11/2005), tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUỲNH HOA PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Am Hiểu Hà nội - 2005
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đƣợc xây dựng trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, tạo lập đƣợc các cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng so với các yêu cầu, đòi hỏi và thách thức về phƣơng diện lập pháp trong bối cảnh quốc tế hiện nay với các không gian pháp lý mới đang đƣợc xác lập thì hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nƣớc ta trong đó có các quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá hiện tại vẫn còn khá bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những điểm chƣa phù hợp trong các quy định pháp luật hiện hành về nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam có thể sớm đáp ứng các yêu cầu ra nhập WTO. Bên cạnh đó, thời gian qua, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt là đối với Nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) diễn ra ngày càng phức tạp, đã và đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự. Việt Nam đang trên đà hội nhập vào hệ thống thƣơng mại đa phƣơng, khi Việt Nam trở thành thành viên của AFTA và tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào năm 2006. Cạnh tranh sẽ trở nên sống còn trên tất cả các thị trƣờng, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu đối với NHHH và nguy cơ bị mất các NHHH có uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế sẽ ngày càng lớn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của NHHH đối với sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai. Là một học viên lớp cao học, với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về NHHH của Việt Nam, tôi đã chọn đề tài: " Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Sở hữu trí tuệ nói chung và NHHH nói riêng là một lĩnh vực phức tạp và mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù đã tham gia Công ƣớc quốc tế trong lĩnh vực này từ rất sớm 1
- nhƣng mãi đến đầu những năm 80 chúng ta mới thực sự xây dựng những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quyền SHCN. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các văn bản pháp quy về về lĩnh vực SHCN lần lƣợt ra đời: đầu tiên là pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sau đó đƣợc thay thế bằng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là Bộ luật Dân sự năm 1995. Từ khi có BLDS vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã thu hút đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan, ban nghành, các nhà khoa học cũng nhƣ các cơ sở đào tạo Luật. Đã có nhiều hội thảo liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ đƣợc tổ chức nhƣ Hội thảo về Hiệp định TRIPs (tháng 8/1998), Hội thảo về thực thi quyền SHTT trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ (11/2001), Hội thảo sở hữu trí tuệ Châu á và định hƣớng cho tƣơng lai (tháng 5/2002), hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng luật sở hữu trí tuệ ở Việt nam hiện nay” (tháng 11/2004); Hội thảo "sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam (tháng 12/2004). Công trình nghiên cứu khoa cấp Bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý về “Sở hữu trí tuệ thực trạng và xu hướng phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XXI”; “Bình luận khoa học các quy định của Bộ luật dân sự” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý- Bộ Tƣ pháp; tập bài giảng “Sở hữu trí tuệ” của khoa luật dân sự, trƣờng Đại học Luật Hà nội. Đồng thời có nhiều bài viết của các tác giả trong nƣớc về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học này chỉ đề cập tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung chứ không đi sâu nghiên cứu riêng về vấn đề bảo hộ NHHH. Trong lĩnh vực NHHH có công trình nghiên cứu đáng chú ý là luận văn của tác giả Vũ Thị Hải Yến "Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Dân sự" thực hiện năm 2001- Đây là công trình nghiên cứu chuyên biệt đầu tiên về NHHH, song những nghiên cứu của công trình này chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo hộ NHHH theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công trình thứ hai là luận văn của tác giả Vũ Thị Phƣơng Lan "So sánh pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam với các điều ước quốc tế và pháp luật của một số nước phát triển" thực hiện năm 2002- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề so sánh pháp luật bảo hộ NHHH, nhƣng phạm vi so sánh rộng 2
- nên chỉ đi vào các vấn đề chung có tính chất khái quát. Vì vậy, việc chọn và n ghiên cứu đề tài "Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế" là một đề tài độc lập, không có sự lặp lại. Tuy nhiên, để hoàn thành đề tài này, ngƣời viết phải tham khảo, sƣu tầm, học hỏi các kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm trong các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ đã đƣợc công bố và các tạp chí nghiên cứu khoa học khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu những quy định của pháp l uật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích và chỉ ra những bất cập, đồng thời nêu một số kiến nghị với hy vọng các quy định pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu hàng hoá sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt sẽ đƣợc hoàn thiện trong Luật sở hữu trí tuệ (dự kiến thông qua tại kỳ họp Quốc Hội tháng 11/2005), tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ giới hạn của một luận án Thạc sỹ luật học, ngƣời viết không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá mà chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: - Phân tích khái niệm NHHH theo quy định hiện hành, các tiêu chí để một NHHH đƣợc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và vai trò của NHHH trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật về NHHH và việc bảo hộ quyền này trên thực tế của Việt Nam. - Quan điểm của tác giả về một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung qua việc nghiên cứu pháp luật về NHHH ở Việt Nam trong sự so sánh với các điều ƣớc quốc tế và pháp luật về NHHH của một số nƣớc công nghiệp phát triển. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của đề tài dựa trên phé p duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. 3
- Bên cạnh đó, tác giả cũng vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành nhƣ: phân tích chứng minh, phân tích tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn lôgích...để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 6. Những điểm mới và ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học, đề tài cần có sự đánh giá của các nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, tác giả cũng mạnh dạn đánh giá đây sẽ là công trình nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu hàng hoá, đồng thời phân tích thực trạng pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá hiện nay ở Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế tìm ra những điểm chƣa tƣơng thích trong bối cảnh hội nhập từ đó đƣa ra kiến nghị đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đƣa ra một số kiến nghị ban đầu cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có bố cục nhƣ sau: Lời mở đầu, ba chƣơng, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 4
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 1.1 Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá 1.1.1 Khái niệm về NHHH trong Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam * Khái niệm về NHHH trong Hiệp định TRIPs Hiện nay, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều rất quan tâm đến bảo hộ NHHH. Trên thế giới đã có rất nhiều Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng và song phƣơng điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá nhƣ Công ƣớc Paris (1883), Thoả ƣớc Madrid (1891), Hiệp định về các khía cạnh liên quan liên quan đến thƣơng mại của SHTT (TRIPs), Hiệp định về luật NHHH ký giữa các nƣớc thành viên trong khuôn khổ WIPO…trong đó điển hình hơn cả là Hiệp định TRIPs đã đƣa khái niệm nhãn hiệu hàng hoá nhƣ sau: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau đều có thể làm NHHH. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc màu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký là NHHH”.(Điều 15 – Hiệp định TRIPs). Có thể thấy khái niệm NHHH trong Hiệp định TRIPs đƣợc quy định rất khái quát, và do đó mang tính quy chuẩn. Việc xác định một đối tƣợng bất kỳ có phải là NHHH hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của hàng hoá dịch vụ. Điều n ày thể hiện rõ nhất trong các quy định tƣơng ứng của TRIPs là bất kỳ một dấu hiệu nào, cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi vị có khả năng phân biệt đƣợc hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều đƣợc coi là NHHH. Đây cũng là cách tiếp cận chung của các nƣớc khi định nghĩa NHHH trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nƣớc cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những yếu tố có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Sự khác biệt này đôi khi bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế hay mức độ đa dạng của nền kinh tế. Vì thế, có trƣờng hợp chúng ta thấy ở một số nƣớc phát triển thì các 5
- dấu hiệu đƣợc coi là NHHH có thể bao gồm cả hình ảnh ba chiều, âm thanh hay mùi, trong khi đó ở một số nƣớc khác thì chỉ các yếu tố cấu thành truyền thống nhƣ tên gọi, hình ảnh, màu sắc là đƣợc công nhận. * Khái niệm về NHHH theo pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, Điều 785, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 quy định “NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Trên cơ sở Khoản 1 Điều 785 chúng ta nhận thấy rằng quy định về nhãn hiệu hàng hoá trong BLDS Việt Nam là phù hợp với quy định của TRIPs khi đƣa ra tiêu chuẩn “có khả năng phân biệt” là cơ sở để một dấu hiệu có thể đƣợc dùng làm NHHH hay không. Tuy nhiên, so với quy định tại Điều 15 Hiệp định TRIPs thì quy định này hạn chế hơn, không thể hiện sự “mạnh mẽ” nhƣ quy phạm tƣơng ứng của Hiệp định TRIPs là: bất kỳ dấu hiệu, tổ hợp dấu hiệu có khả năng phân biệt đều có thể làm NHHH. BLDS Việt Nam quy định có phần cụ thể hơn khi liệt kê các dấu hiệu này, theo đó các dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu hàng hoá bao gồm từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh đƣợc thể hiện bằng một hay nhiều mầu sắc. Quy định này đã giới hạn các dấu hiệu có thể lựa chọn làm nhãn hiệu trong ba loại dấu hiệu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có ít sự lựa chọn hơn khi xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, họ không thể chọn các dấu hiệu nằm ngoài các dấu hiệu đã đƣợc liệt kê tại điều 785 BLDS. Trong tình hình hiện nay của Việt Nam thì 3 loại dấu hiệu này có lẽ là phù hợp, tuy nhiên, trong tƣơng lai với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khi mà các loại hàng hoá, dịch vụ ngày càng phong phú đa dạng, các nhà sản xuất luôn mong muốn tìm kiếm những nhãn hiệu mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho các sản phẩm của mình để thu hút công chúng và cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì Việt Nam sẽ chƣa thể bắt nhịp đƣợc với thế giới nếu nhƣ chúng ta bỏ qua những dấu hiệu đã đƣợc các nƣớc trên thế giới công nhận nhƣ âm thanh, mùi vị… Quy định liên quan đến bảo hộ NHHH tại khoản 1 Điều 6 Hiệp định thƣơng m ại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thể hiện một khái niệm bao quát và gần với chuẩn mực quốc tế 6
- hơn: “NHHH được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận”. Nhƣ vậy, theo nội dung của HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ thì các dấu hiệu có thể cấu tạo nên NHHH đƣợc mở rộng hơn, không chỉ là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh nhƣ quy định của BLDS Việt Nam mà còn có thể là từ ngữ, tên ngƣời, hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc…ngoài ra Hiệp định còn phân loại NHHH thành nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, các nhãn hiệu nhƣ âm thanh, mùi vị vẫn chƣa đƣợc đề cập đến trong nội dung Hiệp định này. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết là phải hoàn thiện pháp luật để hội nhập, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi, trong đó phần Sở hữu trí tuệ trong Bộ luật chỉ còn lại những quy định mang tính chất nguyên tắc, các quy định cụ thể về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đƣợc quy định trong Luật sở hữu trí tuệ dự kiến đƣợc thông qua vào cuối năm 2005 và đƣơng nhiên, khái niệm nhãn hiệu hàng hoá cũng không còn quy định trong BLDS mà sẽ đƣợc quy định trong luật SHTT. Dự thảo 4 của Luật SHTT định nghĩa nhãn hiệu nhƣ sau: 1. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. 2. NHTT là … 3. NHCN là … 4. Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc, có thể là chữ cái, từ, ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh 3 chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mà sắc [30]. Nhƣ vậy, khái niệm tại Dự thảo Luật SHTT đƣợc định nghĩa theo tiêu chí chức năng của nhãn hiệu. Chức năng của nhãn hiệu là dùng để (cho ngƣời tiêu dùng và nhà 7
- sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ) phân biệt hàng hoá, dịch vụ, vì vậy dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy đƣợc. Định nghĩa này thực ra cũng tƣơng tự nhƣ định nghĩa tại Điều 785 Bộ luật Dân sự 1995. Tuy nhiên, so với pháp luật hiện hành, điều này đã làm rõ nghĩa một loại dấu hiệu có khả năng đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa là nhãn hiệu, đó là hình ảnh ba chiều. Dấu hiệu này đƣợc pháp luật các nƣớc trên thế giới thừa nhận bảo hộ dƣới dạng nhãn hiệu và thực tế Việt Nam đã đăng ký bảo hộ. Ví dụ nhƣ hình dáng của chai Coca cola. Bên cạnh đó, điểm mới tiếp theo của định nghĩa này so với pháp luật hiện hành là bổ sung điều kiện "nhìn thấy đƣợc" đối với nhãn hiệu. Tóm lại, trên cơ sở những phân tích ở trên, để phù hợp với sự phát triển vừa tạo đƣợc một sự linh hoạt cần thiết trong quá trình áp dụng, có thể đƣa ra khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá nhƣ sau: Tất cả những dấu hiệu, đặc biệt là từ ngữ, tên người, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt, các yếu tố hình, tổ hợp màu sắc hoặc các yếu tố khác đều có thể được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá nếu chúng có khả năng dùng để phân biệt được hàng hoặc dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh này với cơ sở sản xuất kinh doanh khác. 1.1.2 Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu hàng hoá Theo xu hƣớng quốc tế hiện nay thì các dấu hiệu có thể đƣợc đăng ký làm NHHH rất phong phú, nó có thể cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc là sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Trên tinh thần của các Điều ƣớc quốc tế thì có thể phân loại một số dấu hiệu hiện nay đƣợc sử dụng làm NHHH nhƣ sau: * Dấu hiệu từ ngữ Từ ngữ là dấu hiệu đƣợc dùng phổ biến nhất, có thể là một từ hoặc mộ t tập hợp từ. Dấu hiệu “từ ngữ” đƣợc hiểu là các dấu hiệu chữ bao gồm các chữ cái hoặc chữ số. Một hay nhiều chữ cái, một hay nhiều số hoặc sự kết hợp giữa chúng là loại NHHH phổ biến . Ví dụ nhƣ :7 up, Trung nguyên, NIKE... 8
- Thông thƣờng các chuyên gia thƣờng áp dụng 04 cách đặt tên nhãn hiệu: 1) sử dụng từ tự tạo- đó là từ đƣợc tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm đƣợc và không có trong từ điển, ví dụ nhƣ Elead, Yahoo…2) sử dụng từ thông dụng- là những từ hiện dùng và thực sự có ý nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó, ví dụ nhƣ: Rạng Đông, Trung Thành…3) Sử dụng từ ghép- là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết, ví dụ nhƣ: Vinamilk, Thinkpad…4) sử dụng các từ viết tắt- là những từ thông thƣờng đƣợc tạo thành từ những chữ cái đầu tiên của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm đƣợc và mang một thông điệp nào đó nhƣ: AIA, IBM, LG, FPT... Theo quy định tại điều 6.2a Nghị định 63/CP thì không phải bất kỳ chữ cái và chữ số nào cũng đều đƣợc đăng ký làm NHHH, nhất là đối với chữ c ái đứng đơn lẻ, không đƣợc cách điệu thì sẽ đƣợc xem là không có tính phân biệt nên không có khả năng đăng ký NHHH, các chữ cái, chữ số, các chữ không có khả năng phát âm nhƣ một số từ ngữ, chữ nƣớc ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trừ trƣờng hợp các dấu hiệu này đã đƣợc sử dụng và đƣợc thừa nhận một cách rộng rãi. Ngoài ra, nếu chỉ bao gồm một từ chữ cái hoặc một chữ số thì sẽ bị xem là quá đơn giản, ngƣợc lại nếu có quá nhiều chữ cái hoặc có quá nhiều chữ số, dài quá thì cũng có thể không đƣợc bảo hộ, nhƣng nếu có thể đọc đƣợc và viết theo một ký tự riêng lại có thể đƣợc bảo hộ. Tuy nhiên, tính chất "khả năng tự phân biệt" không mang một ý nghĩa tuyệt đối. Tính chất này có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào việc sử dụng thực tế của nhãn hiệu trên thị trƣờng. Chẳng hạn nhƣ một nhãn hiệu là dấu hiệu đơn giản (chữ cái, tập hợp các chữ cái, hình học đơn giản…) sau một thời gian dài đƣợc sử dụng liên tục với số lƣợng lớn và rộng rãi, có thể trở thành dấu hiệu có khả năng tự phân biệt do ngƣời tiêu dùng vì qua việc sử dụng rộng rãi này, nhãn hiệu đã trở nên nhận biết đƣợc, phân biệt đƣợc cho ngƣời tiêu dùng. Ví dụ: "333" là một dấu hiệu đã trở thành một nhãn hiệu thông dụng. "PN" là một nhãn hiệu đƣợc sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm mỹ phẩm của Shiseido. Về vấn đề này, pháp luật Nhật Bản cũng không quy định việc kết hợp các chữ cái hoặc chữ số phải theo một thứ tự có thể phát âm đƣợc. Nếu NHHH chỉ bao gồm có một chữ cái hoặc chữ số thì sẽ bị coi là quá đơn giản và không đƣợc bảo hộ, ít nhất phải từ hai chữ cái trở lên. Tuy nhiên, nếu sự kết hợp đó lại tạo thành một thứ tự mà 9
- chính bản thân hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn nhãn hiệu đó lại lấy đó làm dấu hiệu hay mã hàng theo quy định của Nhật Bản thì sự kết hợp đó lại đƣợc xem nhƣ là quá đơn giản và không đƣợc đăng ký. Ngoài ra, có một quy định khá đặc biệt là nếu hai chữ cái anphabet đƣợc nối với nhau bằng dấu “&” thì lại đƣợc coi là có tính phân biệt và có khả năng đăng ký [41; tr. 8]. - Tên địa danh cũng là một dấu hiệu thƣờng đƣợc đăng ký làm NHHH ở Việt Nam, tuy nhiên nó có nguy cơ trở nên khó phân biệt với việc bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá hay chỉ dẫn địa lý vì nó ám chỉ đến những khu vực địa lý mà ngƣời tiêu dùng thƣờng nghĩ rằng đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm nhƣ nƣớc mắm Phú Quốc, chè Mộc Châu, kẹo dừa Bến Tre, Vang Đà Lạt… - Tên ngƣời, xét về bản chất, chính là sự chứa đựng các chữ cái đƣợc ghép lại với nhau tạo thành một nghĩa hoàn chỉnh. Nhƣng tên ngƣời ở đây đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu hàng hoá khi nó có tính phân biệt giữa tên ngƣời này với tên ngƣời khác gắn trên sản phẩm, dịch vụ. Bộ luật Dân sự Việt Nam chƣa quy định tên ngƣời đƣợc làm nhãn hiệu hàng hoá vì trên thực tế “Tên ngƣời” làm nhãn hiệu hàng hoá rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, bởi có rất nhiều ngƣời tên giống nhau, vì vậy không p hải chủ hàng hoá, dịch vụ nào sử dụng tên ngƣời để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ cũng đƣợc chấp nhận. Tuy nhiên BTA đã thể hiện sự tiến bộ của mình khi quy định về dấu hiệu này. Ở một số nƣớc phát triển trên thế giới, tên họ là một dấu hiệu thƣờng đƣợc đăng ký làm NHHH, họ gia đình thƣờng đƣợc dùng rất phổ biến làm tên công ty hay nhãn hiệu gắn lên hàng hoá dịch vụ nhƣ: mỹ phẩm Estee Lauder, xe hơi FORD và HONDA... nhƣng, đa số các nƣớc, kể cả Mỹ và Châu Âu thƣờng không cho phép đăng ký các họ gia đình phổ thông làm NHHH vì nó thiếu tính phân biệt, đồng thời nhƣ trên đã phân tích nó rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. * Dấu hiệu hình ảnh Dấu hiệu hình ảnh bao gồm cả hình ảnh hai chiều và hình ảnh 3 chiều. Dấu hiệu hình ảnh có tác dụng thu hút sự chú ý của ngƣời tiêu dùng thông qua thị giác, bao gồm các hình vẽ, các nét vẽ, biểu tƣợng hai chiều bằng một màu hay nhiều màu của hàng 10
- hoá hay bao bì. Hiện nay, dấu hiệu hình ảnh, đặc biệt là dấu hiệu hình ảnh ba chiều dành đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ phía doanh nghiệp vì dấu hiệu này đƣợc xem là có khả năng tạo nên ấn tƣợng mạnh mẽ, sức lôi cuốn và dễ in sâu vào trong tâm lý ngƣời tiêu dùng, do đó có khả năng phân biệt rất cao. Ví dụ: hình con ngựa bay đúc nguyên khối của xe Rolls-Royce, hai chữ C đan vào nhau của Chanel, chữ M cách điệu Motorola, con mắt của CBS, 3 hình elíp lồng vào nhau của Toyota và thật ấn tƣợng với hình ảnh của chiếc vô lăng đƣợc cách điệu thành ngôi sao ba cánh nằm trong vòng tròn của xe Mercedes. Có thể nói, hình ảnh này đã thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình hết sức khái quát, tiếp cận khách hàng một cách nhanh, mạnh, sâu nhất, làm cho khách hàng liên tƣởng đến những gì tích cực nhất của sản phẩm và sự uy tín của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam, tại điều 785 BLDS 1995 có đề cập đến dấu hiệu hình ảnh nhƣng không quy định cụ thể là dấu hiệu hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rộng ra thì thuật ngữ “hình ảnh” mà điều này đã đề cập đến bao gồm cả hình ảnh hai chiều, hình ảnh ba chiều và trên thực tế Việt Nam đã thừa nhận và bảo hộ các dấu hiệu thuộc loại này. * Dấu hiệu tổ hợp màu sắc Dấu hiệu này bao gồm các từ ngữ, hình ảnh và bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng có màu sắc hoặc sự kết hợp màu sắc với các yếu tố khác hoặc chỉ riêng màu sắc. Việc sử dụng các chữ cái, hình hoạ với màu sắc hoặc kết hợp màu sắc nói chung thƣờng làm tăng thêm tính phân biệt của chúng và thƣờng dễ dàng đƣợc chấp nhận đăng ký hơn. Theo quy định của TRIPs, không những các dấu hiệu thông thƣờng có thể đƣợc đăng ký làm NHHH mà ngay chính bản thân sự kết hợp các màu sắc với nhau cũng có thể đƣợc đăng ký nhƣ một NHHH. Pháp luật Mỹ và EU cũng không phản đối điều này. Luật mẫu về NHHH của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) cũng dành hẳn phần 1 (2) quy định về những sự kết hợp màu sắc nào có thể đƣợc đăng ký làm NHHH. Hiện nay BLDS Việt Nam 1995 chƣa quy định rõ về dấu hiệu này mà nó mới chỉ đƣợc quy định trong Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam Hoa Kỳ, vì vậy trong thời 11
- gian tới pháp luật Việt Nam cần có sự bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hơn đối với việc cho phép tổ hợp màu sắc đƣợc đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu hàng hoá. Thực tế, nƣớc ta cũng nhƣ tại các nƣớc trên thế giới cho thấy ba loại dấu hiệu trên đây đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong các NHHH. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, những dấu hiệu mà con ngƣời có khả năng “tri giác” đƣợc đều có thể sử dụng nhƣ là một NHHH. Vì vậy, bên cạnh những dấu hiệu nhìn thấy đƣợc nhƣ từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, sự kết hợp của các yếu tố này, thì những dấu hiệu nghe thấy đƣợc nhƣ âm thanh, mùi vị cũng đã đƣợc một số quốc gia bảo hộ nhƣ là NHHH. Hiện nay, các nhà sản xuất luôn luôn tìm kiếm những nhãn hiệu mới lạ, độc đáo và hấp dẫn cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình để tạo ấn tƣợng đến công chúng và quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra thì việc công nhận, bảo hộ NHHH tại các quốc gia khác là một xu thế tất yếu của thời đại. Do đó, chúng ta cũng nên bảo hộ cho những nhãn hiệu hàng hoá đặc biệt này nếu nhƣ việc bảo hộ đó không trái với quy định của pháp luật và ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời khác. 1.1.3. Các điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc lựa chọn sản phẩm thích hợp của ngƣời tiêu dùng chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi uy tín của NHHH đồng thời là uy tín của doanh nghiệp đó. Do vậy, hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của ngƣời khác. Đây là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi dấu hiệu mà nhà sản xuất, kinh doanh đƣa ra để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đều đƣợc Cục sở hữu SHTT - cơ quan có thẩm quyền xét và cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá. Nghị định 63/CP quy định để đăng ký và bảo hộ nhƣ một NHHH thì dấu hiệu đó phải đáp ứng một số điều kiện sau: 12
- 1.1.3.1 Điều kiện về tính phân biệt Tính phân biệt là một chức năng quan trọng và cũng là yêu cầu trƣớc tiên cần phải có nếu một NHHH muốn đƣợc đăng ký bảo hộ. Điều 15.1. TRIPs quy định bất kỳ một dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều có thể làm NHHH. Trên thực tế, việc đánh giá tính phân biệt của một NHHH là một vấn đề phức tạp, nhất là trong việc pháp điển hoá bằng pháp luật. Trong các quy định thành văn của TRIPs, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nƣớc nhƣ Nhật, Mỹ đều không định nghĩa thế nào là tính phân biệt của NHHH mà chỉ quy định các dấu hiệu không có khả năng phân biệt. Tuy vậy, khái niệm về tính phân biệt lại đƣợc hiểu một cách nhất quán trong giới luật gia các nƣớc. Có thể hiểu một cách chung nhất về tính phân biệt của NHHH là khả năng của NHHH giúp cho ngƣời tiêu dùng xác định đƣợc nguồn gốc thƣơng mại của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn. Để thực hiện đƣợc chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thì bản thân NHHH phải có khả năng tự phân biệt, cụ thể là nhãn hiệu đó phải có đủ khả năng tác động vào nhận thức của ngƣời tiêu dùng, để ngƣời tiêu dùng có thể nhận biết, ghi nhớ và so sánh nhằm xác định mục đích xác định, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Điều 6.1 Nghị định 63/CP quy định một dấu hiệu dùng làm NHHH đƣợc công nhận là có tính phân biệt khi nó đáp ứng đầy đủ 8 điều kiện đƣợc liệt kê trong đó. Tuy nhiên, trong thực tế thì các điều kiện này cũng đƣợc đề cập một cách đầy đủ trong pháp luật của Mỹ hay EU, Nhật Bản. Chúng đƣợc coi là những trƣờng hợp rõ ràng cần phải từ chối đơn đăng ký chứ không đƣợc dùng để xây dựng định nghĩa về tính phân biệt. Do vậy mà về mặt bản chất thì cách hiểu của Việt Nam về tính phân biệt của NHHH là không có gì khác so với cách hiểu chung của pháp luật quốc tế và các nƣớc nói trên. Tính phân biệt cần phải được đánh giá trong mối liên hệ với những hàng hoá mà nhãn hiệu đó được áp dụng. Dấu hiệu không có tính phân biệt thì không thể giúp ngƣời tiêu dùng xác định đúng đƣợc hàng hoá mà họ mong muốn lựa chọn. Ví dụ nhƣ từ apple, nghĩa là quả táo, về mặt văn học nó không liên quan gì đến máy tính cá nhân, 13
- vì thế khi đƣợc chọn làm nhãn hiệu cho máy tính thì ngay lập tức nó có tính phân biệt cao mà ngƣời tiêu dùng khi nhìn thấy nhãn hiệu đó gắn trên máy tính đã biết máy tính đó do hãng nào sản xuất và chất lƣợng có thoả mãn nhu cầu của mình hay không. Một vấn đề nữa cần lƣu ý là tính phân biệt của NHHH cần phải được đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với các hàng hoá, dịch vụ cạnh tranh cùng loại, không phải là với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ có trên thị trường. Vì mục đích của các nhà sản xuất cũng chỉ nhằm cho ngƣời tiêu dùng lựa chọn và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với các hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, chúng ta c ần phải xác định về mức độ phân biệt của NHHH, có nghĩa là sự phân biệt đƣợc thể hiện ở mức độ nào thì NHHH đó sẽ đƣợc bảo hộ. Liên quan tới vấn đề này cần phải có sự phân biệt hai loại nhãn hiệu hàng hoá tiêu biểu - các NHHH tự đặt, tự nghĩ ra mà không hàm chứa một ý nghĩa nào cả và NHHH đƣợc đặt trên cơ sở những dấu hiệu sẵn trong tự nhiên và thƣờng nó đều mang một ý nghĩa nào đó. Với loại thứ nhất, một số ví dụ chúng ta có thể biết đến, Đó là KODAK dành cho phim chụp ảnh, nhãn hiệu ô tô nổi tiếng BMW hay nhãn hiệu CAMEL dùng cho thuốc lá và nhãn hiệu APPLE đã đề cập trên đây (bao gồm cả phần từ ngữ và hình ảnh) dành cho máy tính. Nhãn hiệu này đƣợc các doanh nghiệp ƣa chuộng vì ngoài những tiêu chí đơn giản, dễ đọc, thân thiện và có ý nghĩa, NHHH cần phải ấn tƣợng và khác biệt. Đây là một yếu tố quan trọng nhằm tăng sự nhận biết về nhãn hiệu. Sự khác biệt của một NHHH là yêu cầu để nhà nƣớc bảo hộ song nó còn đƣợc xem nhƣ là một lợi thế đối với các NHHH cạnh tranh. Để có đƣợc một cái tên khác biệt và nổi trội nhƣ những NHHH trên, các công ty đã lựa chọn các chữ cái và kết hợp tạo thành một cái tên chƣa từng đƣợc biết đến, kể cả trong từ điển và chúng cũng chẳng có liên quan gì đến sản phẩm mang nhãn. Ví dụ nhƣ nhãn hiệu nổi tiếng KODAK. Hay nhƣ logo c ủa BMW đƣợc thiết kế là biểu tƣợng của phần dẹt cánh quạt máy bay màu trắng, tƣơng phản với bầu trời màu xanh. Nó phản ánh nguồn gốc của BMW là một nhà sản xuất động cơ máy bay quân sự trong thế chiến thứ nhất. Đây là một ví dụ điển hình cho một công ty có nhãn hiệu hàng đầu vẫn còn giữ lại, thể hiện đƣợc những gì tiêu biểu nhất 14
- trong truyền thống của mình qua hình thức bên ngoài logo c ủa công ty mà không kém phần đơn giản, xúc tích và có ý nghĩa, mặc dù theo cách hiểu trên thì nó cùng chẳng có gì liên quan đến ô tô. Tuy nhiên, vì thƣờng là nhãn hiệu độc đáo, có tính chất nhƣ là một vật đặc định và mang tính phân biệt rõ nét, nên những nhãn hiệu hàng hoá này khi đã đi vào lòng công chúng thì ngƣời tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra hàng hoá, dịch vụ mang nhãn lập tức khi nhìn thấy chúng và những nhãn hiệu mang những dấu hiệu này cũng thƣờng đƣợc sự bảo hộ rất mạnh mẽ của pháp luật và khả năng đƣợc chấp nhận và đăng ký rất cao. Loại thứ hai thƣờng đƣợc các nhà doanh nghiệp ƣa sử dụng hơn vì thƣờng là những thuật ngữ ít nhiều mang tính mô tả (descriptive), nghĩa là nó chứa đựng những thông tin làm cho ngƣời tiêu dùng liên tƣởng tới các đặc điểm hay chất lƣợng của sản phẩm mang nhãn. Nhìn chung pháp luật của các nƣớc thƣờng công nhận một nguyên tắc là các thuật ngữ mô tả có thuộc tính phân biệt đối với hàng hoá liên quan nếu nó mang một ý nghĩa thứ cấp (secondary meaning), nghĩa l à nếu những ngƣời tiêu dùng khi nhìn thấy nó có thể nhận biết đƣợc hàng hoá từ một nguồn thƣơng mại xác định. Đáp ứng đƣợc điều kiện này thì NHHH sẽ đƣợc đăng ký. Có thể thấy rất nhiều ví dụ trong thực tiễn về loại NHHH này. "Điện quang" đƣợc dùng làm NHHH cho một loại bóng đèn do công ty Điện quang sản xuất và nó cũng mang nghĩa là thắp sáng bằng điện và làm cho ngƣời dùng ngay cả khi chƣa dùng bóng Điện quang cũng có thể liên tƣởng tới bóng đèn. Hay nhãn hiệu BP với logo hình hoa hƣớng dƣơng với 18 cánh vừa tƣợng trƣng cho sự may mắn, vừa là hình ảnh của mặt trời, một nguồn năng lƣợng sạch và gần nhƣ vô tận. Phát triển nguồn năng lƣợng sạch nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió là hƣớng đi mới của BP và logo này do vậy cũng biểu trƣng cho chiến lƣợc phát triển bền vững và thân thiện với môi trƣờng. Hoặc nhƣ Walkman là nhãn hiệu head phone của Sonny. Chữ Walkman ít nhiều giúp ta liên tƣởng đến loại máy nhỏ bỏ túi mà "ngƣời đi bộ" có thể cầm nghe theo. Những NHHH ít nhiều nói lên chất lƣợng sản phẩm nhƣ Angel (thiên thần) hay Dream (giấc mơ) là những cái tên mà các hãng xe máy muốn nói lên phần nào chất lƣợng, giá trị sản phẩm của công ty. Có thể thấy giá trị của một NHHH chính là tính phân biệt của nó. Các doanh nghiệp bao giờ cũng nỗ lực hết sức nâng cao c hất lƣợng và quảng bá sản phẩm nhằm 15
- làm cho NHHH của mình có tính phân biệt cao trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. Trên phƣơng diện quản lý nhà nƣớc cũng thƣờng căn cứ trên sự xác định tính phân biệt của một nhãn hiệu để cho phép hay không cho phép đăng ký NHHH. Để xác định tính phân biệt của một nhãn hiệu đƣợc dễ dàng, pháp luật của Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của một số nƣớc trên thế giới đều quy định một số trƣờng hợp các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu không có tính phân biệt, có thể gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng và do đó sẽ bị từ chối đăng ký NHHH. 1.1.3.2. Các trường hợp không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nƣớc đều quy định nếu dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu không có tính phân biệt sẽ bị từ chối vì không thể thực hiện chức năng phân biệt của một NHHH. Về những trƣờng hợp không đƣợc đăng ký do thiếu tính phân biệt, pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nƣớc đều có sự giống nhau trong việc chia những trƣờng hợp không đƣợc đăng ký do thiếu tính phân biệt thành 3 loại sau: 16
- * Loại thứ nhất: thiếu tính phân biệt do trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác. Dấu hiệu xin đăng ký phải không đƣợc trùng hoặc tƣơng tự ở mức có thể gây nhầm lẫn với một NHHH nào đó đã tồn tại trƣớc đó (nhãn hiệu đối chứng). Điều kiện này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhãn hiệu đối chứng, đồng thời tránh cho ngƣời tiêu dùng có thể hiểu nhầm là những sản phẩm mang dấu hiệu xin đăng ký là s ản phẩm mang nhãn hiệu đối chứng hoặc ngƣợc lại. Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy các trƣờng hợp trùng hoặc tƣơng tự dẫn tới gây nhầm lẫn đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam và các nƣớc đều là những trƣờng hợp mà cơ sở để ra quyết định từ chối cho đăng ký là hết sức tƣơng đối. Chủ yếu nó phụ thuộc vào sự cân nhắc, xem xét của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các trƣờng hợp quy định tại điểm b, c, d, e, khoản 1, Điều 6 Nghị định 63/CP là những trƣờng hợp có thể bị coi là thiếu tính phân biệt do trùng hay tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn dẫn đến thiếu tính phân biệt. Hiện nay, Việt Nam chƣa có các quy định cụ thể về các tiêu chí làm thế nào có thể xác định đƣợc sự tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn giữa 2 nhãn hiệu. Việc quyết định một nhãn xin đăng ký có tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn đối với một nhãn đối chứng hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự xem xét chủ quan của Cục SHTT, tuy nhiên Cục SHTT cũng chƣa có văn bản hƣớng dẫn chính thức về phƣơng pháp xác định mức độ có thể gây nhầm lẫn. Pháp luật Mỹ, EU và Nhật Bản cũng không có quy định chính thức thành văn bản đối với cách thức xác định vấn đề này, tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền đăng ký tại các nƣớc đó thƣờng có các tài liệu hƣớng dẫn chi tiết về đăng ký NHHH và trong đó đƣa ra một số nguyên tắc xác định mức độ tƣơng tự có thể gây nhầm lẫn. Ngoài ra, ở những nƣớc có truyền thống án lệ nhƣ Mỹ, các bản án của Toà án, đặc biệt là Toà án tối cao Mỹ là những nguồn luật quan trọng của pháp luật và trong đó phân tích chi tiết về vấn đề pháp lý liên quan đến NHHH. Cục SHTT Việt Nam, trong thực tế thẩm định tƣơng tự có thể gây nhầm lẫn, cũng áp dụng một số nguyên tắc sau: 17
- - Dấu hiệu có tƣơng tự về mặt cấu trúc, ý nghĩa và hình thức thể hiện với nhãn hiệu đối chứng không? - Bản chất của hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu có tƣơng tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng không? - Phƣơng thức lƣu thông hàng hoá trên thị trƣờng (kênh thƣơng mại) của hàng hoá mang dấu hiệu và hàng hoá mang nhãn hiệu đối chứng có tƣơng tự không? - Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu đối chứng; - Thời gian và điều kiện mà trong đó dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng đã cùng đƣợc sử dụng song song mà không gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng. - Tất cả các yếu tố có liên quan khác. Một dấu hiệu bị coi là tƣơng tự về cấu trúc so với nhãn hiệu đối chứng nếu cấu trúc của dấu hiệu đó đƣợc tạo thành thêm những thành phần mới thứ yếu vào nhãn hiệu đối chứng, hoặc bằng cách loại bỏ hay thay đổi phần thứ yếu của nhãn hiệu đối chứng. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra đối với những nhãn hiệu dạng chữ. Trong tiếng Việt, có những NHHH dạng chữ tuy khác nhau về dấu nhƣng vẫn có thể bị coi là tƣơng tự nhau về mặt cấu trúc. Ví dụ: các nhãn hiệu PHOTONICA, PHOTOKINA. Phần đầu của hai dấu hiệu này trùng lặp, phần sau của các dấu hiệu đƣợc tạo thành từ các ký tự giống nhau (C/K+I+N+A). Điểm khác biệt duy nhất là các ký tự trong mỗi dấu hiệu đƣợc sắp xếp theo trật tự khác nhau. Nhƣ vậy, nếu hàng hoá, dịch vụ mang các dấu hiệu trên đƣợc mô tả hay đặt hàng bằng miệng thì khả năng gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng là rất lớn. Một dấu hiệu bị coi là tƣơng tự về mặt ý nghĩa so với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng, hoặc phần chủ yếu của chúng có cùng một nội dung diễn đạt cùng một đối tƣợng (sự vật, hiện vật hay khái niệm...), hoặc hai đối tƣợng tƣơng tự nhau. Ví dụ: nhãn hiệu SUNSET và SUNRISE, cả hai dấu hiệu này đều có mối liên quan đến "mặt trời" cho dù là chúng chỉ các trạng thái khác nhau của mặt trời: "mặt trời mọc" và "mặt trời lặn". Hình ảnh lƣu giữ trong trí nhớ ngƣời tiêu dùng sẽ là hình ảnh "một nửa mặt trời". 18
- Một dấu hiệu bị coi là tƣơng tự về mặt hình thức thể hiện so với nhãn hiệu đối chứng nếu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dấu hiệu và nhãn hiệu đối chứng đƣợc trình bày theo một phong cách, trong đó màu sắc của nhãn hiệu đƣợc coi là một yếu tố của phong cách trình bày. Tính tƣơng tự của hàng hoá đƣợc đánh giá trên cơ sở xem xét về bản chất (cấu tạo, thành phần, hình dáng...), chức năng (công dụng hay mục đích sử dụng) và phƣơng thức thực hiện chức năng. Nếu hai hàng hoá có cùng bản chất, có cùng chức năng và cùng phƣơng thức thực hiện chức năng đó thì chúng đƣợc coi là hai hàng hoá cùng loại. Nhƣ vậy, để kết luận một dấu hiệu có tƣơng tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không (nhãn hiệu đối chứng), thì phải xem xét một cách tổng thể đến mọi yếu tố liên quan. * Loại thứ hai: thiếu tính phân biệt do sử dụng các thuật ngữ chung hoặc thông dụng (generic terms) hoặc sử dụng các dấu hiệu mang tính mô tả đơn thuần (Descriptive signs) Pháp luật về NHHH Việt Nam đã liệt kê khá cụ thể các dấu hiệu chỉ rõ tính thông dụng, chỉ rõ sự cần thiết, tính chất của sản phẩm hoặc dịch vụ là những dấu hiệu thiếu tính phân biệt. Pháp luật NHHH của Việt Nam xác định đó là những dấu hiệu đƣợc sử dụng chung trong thƣơng mại và đƣợc định nghĩa là những dấu hiệu mà một ngƣời không thể dùng nó để làm cho hàng hoá, dịch vụ của mình phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của ngƣời khác đƣợc bởi vì chúng quá chung chung và chỉ đƣợc sử dụng để chỉ ra chủng loại của hàng hoá, dịch vụ. Do đó không cho phép những nhãn hiệu này thuộc quyền sử dụng riêng của một chủ thể. Ví dụ nhƣ "Tin tức" dùng để chỉ các loại báo, tạp chí, "Xà phòng" dùng để chỉ các loại sản phẩm tẩy rửa, "Đồ gia dụng” dùng để chỉ các sản phẩm gia dụng, bàn, ghế nói chung, “đồ uống”, “cà phê”, và “cà phê hoà tan” (instant coffee) vv… Điều 6.2.b Nghị định 63/CP của Việt Nam quy định các dấu hiệu thuộc loại thuật ngữ chung và không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa NHHH bao gồm: "Dấu hiệu, 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn