intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị)

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

56
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng, chống bạo lực gia đình, ý nghĩa của vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ xã hội và pháp lý. Phát hiện những quy định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa phù hợp và bất cập trong thực tế thực hiện. Qua quá trình nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong quá trình áp dụng, thực hiện pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VÕ THỊ THUỲ LINH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Đức Lương HÀ NỘI - 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Võ Thị Thùy Linh
  3. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Bảng viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài .................................. 5 6. Những điểm mới và Ý nghĩa của luận văn ................................................... 6 7. Kết cấu của Luận văn .................................................................................... 6 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH .................. 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình ........................................... 7 1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình ................................................. 9 1.1.3. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình .......................................... 13 1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình .................................. 17 1.2.1. Các yếu tố liên quan đến cá nhân ....................................................... 17 1.2.2. Các yếu tố liên quan đến quan hệ hôn nhân - gia đình ...................... 17 1.2.3. Các yếu tố liên quan đến cộng đồng và xã hội ................................... 18 1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội và Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình ............................ 21 1.3.1. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội ................... 21 1.3.2. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình ................................ 25
  4. 1.4. Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình .......... 26 1.4.1. Luật mẫu về bạo lực gia đình của Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc ............................................................................................ 27 1.4.2. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình của Nhật Bản ..................... 29 1.4.3. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình của Phi-lip-pin ................... 30 1.4.4. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình của In-đô-nê-xi-a ............... 31 1.5. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam ........... 33 1.5.1. Giai đoạn trước năm 1945 .................................................................. 34 1.5.2. Giai đoạn từ năm 1945-1954 ............................................................. 36 1.5.3. Giai đoạn từ năm 1954-1975 .............................................................. 39 1.5.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay .......................................................... 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ...................................................................... 50 2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình ..................................... 50 2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình .................. 52 2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân ............................................................ 52 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình ................ 54 2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình...................................... 56 2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình ..................................................... 56 2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác ............................................. 59 2.4. Các biện pháp cơ bản để phòng ngừa và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình .................. 61 2.4.1. Các biện pháp phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình .......................... 61 2.4.2. Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình ................................................................... 63
  5. 2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ......... 69 2.5.1. Xử lý kỷ luật ....................................................................................... 70 2.5.2. Xử lý hành chính ................................................................................. 70 2.5.3. Xử lý theo pháp luật dân sự ................................................................ 72 2.5.4. Xử lý theo pháp luật hình sự ............................................................... 76 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ....................................... 79 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ............................................................. 79 3.1.1. Tình hình bạo lực gia đình .................................................................. 79 3.1.2. Kết quả đạt được trong phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................ 82 3.1.3. Những vướng mắc trong phòng, chống bạo lực gia đình ................... 90 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình ....................................................................................... 93 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................. 93 3.2.2. Giải pháp cụ thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115 PHỤ LỤC
  6. BẢNG VIẾT TẮT BLGĐ : Bạo lực gia đình PCBLGĐ : Phòng, chống bạo lực gia đình UBND : Ủy ban nhân dân LHPN : Liên hiệp phụ nữ CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CEDAW : Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ KSND : Kiểm sát nhân dân BTP : Bộ Tư pháp BCA : Bộ Công an TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao CCIHP : Trung tâm sáng kiến sức khỏe & dân số UNFPA : Quỹ dân số Liên hợp quốc PyD : Tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây Ban Nha CLB : Câu lạc bộ VH,TT&DL : Văn hóa, thể thao và du lịch BLHS : Bộ luật Hình sự MTTQ : Mặt trận tổ quốc TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bạo lực gia đình là vấn đề xâm phạm đến quyền con người, bạo lực gia đình đã tồn tại từ lâu đời trong xã hội Việt Nam và diễn ra hầu hết các tầng lớp trong xã hội, ở cả nông thôn, thành thị với mức độ trầm trọng. Bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiệm trọng đến thể chất, tình cảm, tài chính của nạn nhân, xã hội và cộng đồng, mà trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW), ban hành các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến bạo lực gia đình như Hiến pháp, Bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,…Tuy nhiên, những văn bản này mới dừng lại ở mức độ phòng ngừa, chưa có các chế định cụ thể, áp đặt đối với vấn đề bạo lực gia đình. Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được thông qua quy định vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và chi tiết về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân nhằm đảm bảo những nguyên tắc này. Tiếp theo là Luật phòng, chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007 đã nêu lên một thông điệp rõ ràng bạo lực gia đình là không thể chấp nhận được và không thể coi đó là chuyện riêng tư của mỗi gia đình mà đã được pháp luật công nhận và bảo vệ, luật này đã đưa ra những biện pháp bảo vệ để ngăn không cho bạo lực xảy ra giữa các thành viên trong gia đình. Việc ra đời của Luật phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những công cụ pháp lý để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, là cơ sở pháp lý để nâng cao vai trò, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam. Quá trình áp dụng và triển khai thực hiện luật về cơ bản đã đạt được 1
  8. những kết quả đáng khích lệ, vấn đề bạo lực gia đình đã được nhìn nhận một cách thực sự và góp phần vào việc hạn chế áp lực của truyền thống văn hóa và niềm tin vào sức mạnh của gia đình. Tuy nhiên, theo Báo cáo nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố ngày 25/11/2011, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%. Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng – thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng [45]. Đối với tỉnh Quảng Trị, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể năm 2011 đã ban hành 655 văn bản chỉ đạo, lãnh đạo có liên quan đến bạo lực gia đình, trong đó: 70 văn bản chỉ đạo của Đảng uỷ về phòng, chống BLGĐ, 47 văn bản chỉ đạo của Hội đồng nhân về phòng, chống BLGĐ, 103 văn bản chỉ đạo của UBND về phòng, chống BLGĐ, 59 văn bản chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, 51 quyết định thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống BLGĐ, 325 quyết định thành lập nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, tình hình bạo lực gia đình không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh thì trong năm 2011 đã xảy ra 1.632 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ là 1.290, chiếm đến 79,04%. Số vụ việc về về hôn nhân gia đình, ly hôn tăng cao và hầu hết người vợ là nguyên đơn. Năm 2006, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã xét xử 397 vụ ly hôn, trong đó có 268 vụ do đánh đập 2
  9. ngược đãi (chiếm 66%). Năm 2010 tại các địa phương trong tỉnh đã có 550 vụ án hôn nhân và gia đình, đến 30/12/2011 trên địa bàn tỉnh có 657 vụ, án hôn nhân cao nhất là Vĩnh Linh 167 vụ, Thành phố Đông Hà 149 vụ (bình quân có 1,8 cặp kết hôn có 1 cặp ly hôn). Nguyên nhân do xung đột, mâu thuẫn vợ chồng chiếm 70% [40,41]. Qua số liệu trên đây cho thấy, việc ra đời của Luật phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chưa góp phần thiết thực vào việc hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng. Nhằm đánh giá một cách có hiệu quả tính thực thi của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị, xác định được những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và có hướng đề xuất sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thực thi của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần hạn chế tối đa tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trên địa bàn Quảng Trị, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và thực tiễn áp dụng luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề chung của bạo lực gia đình như: Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam của Tổng cục Thống kê Việt Nam; Bạo lực gia đình và hệ quả của nó tại một số tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên của ThS Lê Thị Nga; Tổng quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, trẻ em của TS. Nguyễn Thị Kim Phụng; Bạo lực gia đình đối với phụ nữ - nhìn từ góc độ pháp lý của ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải; Pháp luật bảo vệ phụ nữ, trẻ em nhằm phòng, chống bạo lực gia đình và 3
  10. một số giải pháp hoàn thiện của tác giả Nguyễn Cảnh Quý; Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng, chống bạo lực gia đình; Luận văn thạc sĩ Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay của Đinh Thị Hồng Minh; Nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam của TS Hoàng Bá Thịnh (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn); Đề tài Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một giải pháp nâng cao bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ Thái Bình của Bác Sỹ y khoa Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Bình Trần Thị Ngọc Lan và cộng sự; Những vấn đề lý luận cơ bản về bạo lực gia đình; Nghiên cứu rà soát các chương trình chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam; Gian nan cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình và một số bài viết trên các báo điện tử. Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết các vấn đề: - Phần nào đã đề cập đến khái niệm bạo lực gia đình, các hình thức bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề bạo lực gia đình và thực trạng bạo lực gia đình đang xảy ra; - Về cơ bản đã hệ thống được các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam và so sánh với các nước trên thế giới; - Đã đưa ra được một số giải pháp nhằm giảm bạo lực gia đình và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, những vấn đề trên mang tính chất khái quát, phương diện rộng chưa đề cập đến vấn đề thực thi pháp luật trên một địa bàn cụ thể. Mỗi bài viết nhìn ở một góc độ khác nhau, giải quyết những vấn đề riêng biệt và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tập trung khái quát về vấn đề này tại Quảng Trị. Chính vì vậy, căn cứ trên những kết quả của những nghiên cứu trước và tình hình thực tế của địa phương mình, đề tài kế thừa những kết quả nghiên cứu trước để nghiên cứu một cách sâu hơn về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh 4
  11. Quảng Trị) từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng, chống bạo lực gia đình, ý nghĩa của vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ xã hội và pháp lý. Phát hiện những quy định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa phù hợp và bất cập trong thực tế thực hiện. Qua quá trình nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong quá trình áp dụng, thực hiện pháp luật. Để đạt được các mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, nghiên cứu pháp luật Việt Nam từ quá khứ, hiện tại về phòng, chống bạo lực gia đình và một số quy định của một số nước để so sánh, đối chiếu. - Thứ hai, nghiên cứu các căn cứ pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình. - Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua một số vụ việc cụ thể, từ đó tìm hiểu các vướng mắc, bất cập còn tồn tại và đề xuất hướng hoàn thiện 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về phòng, chống bạo lực gia đình, chủ yếu là Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và các văn bản khác có liên quan. - Các vụ việc về bạo lực gia đình đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2009 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Các phương pháp này được sử dụng trong việc làm sáng tỏ các khái niệm và nội dung của các quy 5
  12. phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Phương pháp này cũng được sử dụng để làm sáng tỏ các số liệu đã thu thập được và các vấn đề có liên quan để đi đến các kết luận, nhận xét và là cơ sở để đề xuất các giải pháp cho vấn đề. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các quy định pháp luật giữa các nước trên thế giới với Việt Nam để làm rõ hơn các khái niệm, các quy định có liên quan. - Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng để làm rõ hơn thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình đối với một số trường hợp điển hình. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn …để làm rõ vấn đề. 6. Những điểm mới và Ý nghĩa của luận văn Là đề tài đầu tiên nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Việc nghiên cứu đề tài sẽ hệ thống được một cách cụ thể nhất quá trình hình thành và phát triển pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ trước năm 1945 đến nay; đánh giá một cách sát nhất thực trạng thực thi các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; tìm ra nguyên nhân bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính thực thi của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm hạn chế tối đa tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn còn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về bạo lực gia đình Chương 2: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quảng Trị và Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác 6
  13. phòng, chống bạo lực gia đình. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Trong thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và rõ ràng. Tuỳ thuộc vào quan điểm và các phương pháp tiếp cận, người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về Gia đình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất: Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em. Ở Việt Nam, quan niệm về gia đình được nhiều nhà xã hội học thừa nhận là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm). Giữa họ là những ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những qui định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình. Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi nhận tại điều 8 trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui 7
  14. định của Luật này”. Xuất phát từ định nghĩa trên thì gia đình được hình thành dựa trên những quan hệ sau: - Quan hệ hôn nhân: nam nữ kết hôn hợp pháp xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. - Quan hệ huyết thống: dựa trên sự kiện sinh đẻ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ - các con bao gồm con trong giá thú và ngoài giá thú. - Quan hệ nuôi dưỡng: từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ,… Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình. Ở góc độ tổng quát nhất, phạm vi các đối tượng được coi là thành viên gia đình cũng chính là phạm vi của quan hệ gia đình. Đây là khía cạnh rất quan trọng khi xác định phạm vi điều chỉnh của luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở các quốc gia. Về vấn đề này, Luật mẫu về bạo lực gia đình do Ủy ban Quyền con người Liên hợp quốc thông qua năm 1996 khuyến khích các quốc gia xác định phạm vi các quan hệ điều chỉnh trong Luật về phòng, chống bạo lực gia đình càng rộng càng tốt, trong đó ít nhất phải bao gồm quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa người tình với người tình sống chung như vợ chồng, quan hệ với người tình cũ, vợ hay chồng cũ, quan hệ với những người thân khác là nữ trong gia đình (mẹ, con gái, chị em gái,..). Liên quan đến vấn đề trên, Luật về phòng, chống bạo lực gia đình của các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Niu Di lân, Nam Phi, Cam pu chia, Đài Loan, Đông Ti-mo và Cô-xô-vô, Phi-líp-pin, CHDCND 8
  15. Lào...quy định phạm vi quan hệ gia đình được điều chỉnh khá rộng, trong đó bao gồm các đối tượng như vợ chồng (cả hợp pháp hoặc thực tế), tình nhân, vợ chồng cũ, con cái, các thành viên gia đình và cả những người thân thích đang sống chung một nhà. Ở Việt Nam, Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 chỉ rõ: quan hệ gia đình bao gồm quan hệ giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau. Còn Khoản 10 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 lại định nghĩa gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau,... Như vậy, thành viên gia đình theo tôi được hiểu theo hai nghĩa: - Nghĩa hẹp: xuất phát từ khái niệm gia đình thì thành viên gia đình bao gồm những người trong một gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. - Nghĩa rộng: thành viên gia đình được hiểu là những người trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha, mẹ và con cái, vợ và chồng, trong đó bao gồm các đối tượng như vợ chồng (cả hợp pháp hoặc thực tế)… Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau. 1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình Bạo lực là một hiện tượng xã hội và được các nhà nghiên cứu xã hội học xác định là một vấn đề được hình thành như là một lẽ tự nhiên của con người. Đối với người tiền sử, đã có những bằng chứng khảo cổ chứng minh cả bạo lực lẫn hòa bình là những đặc tính sơ khai của con người. Đã có nhiều định nghĩa về bạo lực. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt năm 1998: “Bạo lực là 9
  16. sức mạnh dùng để trấn áp chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” [11], hoặc theo Từ điển Tiếng Việt năm 2003, thì "Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp hoặc lật đổ" [54]. Nhà sinh vật học thần kinh Jan Volavka nhấn mạnh rằng: “hành vi bạo lực được định nghĩa như hành vi gây hấn thể chất một cách cố ý chống lại người khác” [53]. Tuy nhiên, không phải bất cứ hình thức bạo lực nào cũng hướng vào việc trấn áp, chống lại hoặc lật đổ các phe phái chính trị và chính quyền mà trên thực tế bạo lực giải quyết một sự bất hòa trong quan hệ xã hội; một sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người; giành lấy quyền và lợi ích cho mình. Trong những trường hợp nhất định, bạo lực có thể có vai trò tích cực trong xã hội, song nó có thể trở thành tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội nếu bạo lực được sử dụng sai mục đích. Như vậy, bạo lực chính là một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung và có liên quan tới mối quan hệ người gây hấn - nạn nhân mà chúng ta nhận thức được. Trong luật học, “bạo lực” được định nghĩa gắn liền với thuật ngữ “gia đình”. Hiện, đã có trên 89 nước trên thế giới có các quy định pháp luật riêng về chống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật riêng về bạo lực chống lại phụ nữ,… và đã có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về “bạo lực gia đình”. Theo Bộ luật của Bang Georgia (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia đình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, doạ nạt, rình rập, phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình. 10
  17. Định nghĩa bạo lực gia đình của Liên hợp quốc thông qua năm 1993 được các tổ chức cũng như nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi thì BLGĐ là bất kỳ hành động bạo lực nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của người trong gia đình, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do. Theo Luật mẫu về bạo lực gia đình của Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp quốc ngày 02/02/1996: “BLGĐ là tất cả các hành vi lạm dụng thể chất, tinh thần, tình dục dựa trên cơ sở giới đối với một thành viên, một phụ nữ trong gia đình, từ hành vi đánh đập đơn giản đến gây thương tích nặng, bắt cóc, đe doạ, doạ dẫm, cưỡng bức, quấy rối, lăng nhục bằng lời nói, dùng vũ lực để vào nhà trái pháp luật, phóng hoả, huỷ hoại tài sản, bạo lực tình dục, hiếp dâm trong hôn nhân, bạo lực liên quan đến thách cưới hoặc của hồi môn,cắt bộ phận sinh dục nữ, bạo lực liên quan đến bóc lột mại dâm, bạo lực đối với người giúp việc trong gia đình…”[50]. Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, Luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 21/11/2007 đinh ̣ nghiã : “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại vể thể chất, tinh thần, kinh tế, đối với thành viên khác trong gia đình” Như vậy, bạo lực gia đình được giới hạn bởi các chủ thể là thành viên của gia đình – những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng 11
  18. – khi họ thực hiện hành vi với lỗi cố ý gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về mọi mặt trong đời sống của nạn nhân. Khái niệm đã được ra đầy đủ các yếu tố để nhận diện hành vi bạo lực gia đình như chủ thể, lỗi, đối tượng tác động. Từ các định nghĩa trên có thể thấy, mặc dù mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quan điểm, định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình nhưng đều có chung một số đặc điểm cơ bản: - Thứ nhất, bạo lực gia đình là hành vi bạo lực của xảy ra giữa các thành viên trong gia đình tức là chủ thể có hành vi bạo lực gia đình (người gây ra bạo lực gia đình) phải là thành viên trong gia đình và nạn nhân của bạo lực gia đình là một trong những thành viên còn lại của gia đình đó. - Thứ hai, bạo lực gia đình được thực hiện bởi lỗi cố ý. - Thứ ba, bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. - Thứ tư, hành vi bạo lực gia đình rất đa dạng và phong phú, được thể hiện bằng hành động như hành hạ, ngược đãi, cưỡng ép, … Cũng tại Luật này, Điều 3 đã liệt kê các hành vi BLGĐ, bao gồm: “a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; 12
  19. g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”. Qua quy định tại Điều 3, Luật phòng, chống BLGĐ năm 2007 cho thấy sự nhất quán trong quan điểm của Việt Nam về nội hàm của khái niệm BLGĐ khi so với khái niệm này trong pháp luật quốc tế, thái độ của Việt Nam trong vấn đề này là luôn tiếp cận những giá trị tốt đẹp nhất, tiên tiến nhất của nhân loại. 1.1.3. Khái niệm phòng, chống bạo lực gia đình Bạo lực gia đình hiện không còn là nỗi lo của mỗi gia đình mà nó đang trở thành vấn nạn của xã hội, của thế giới. Đây cũng không còn là việc của mỗi gia đình và “đèn nhà ai nấy rạng” mà nó đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội và sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, hầu như các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc phòng ngừa bạo lực gia đình. Về phương diện tổ chức, phòng ngừa bạo lực gia đình cần đặt trong chiến lược hay kế hoạch chung về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực chống lại phụ nữ, bởi lẽ, như đã đề cập, bạo lực gia đình về cơ bản là bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình. Các biện pháp phòng ngừa cần được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và cần phải được duy trì một cách liên tục, rộng khắp, từ cấp trung ương đến cơ sở, trong đó cần chú trọng cấp cơ sở. Về mặt lô-gic, một chiến lược phòng ngừa bạo lực gia đình có hiệu quả và bền vững nhằm giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này, đặc biệt là tục “trọng nam khinh nữ”, tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử với phụ nữ trên các phương diện pháp lý, chính trị, kinh 13
  20. tế, văn hóa và xã hội. Từ thực tế cuộc sống, có thể hiểu phòng, chống bạo lực gia đình là tổng thể những biện pháp được tiến hành nhằm ngăn chặn và đẩy lùi khả năng xảy ra những hành động bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình, dưới mọi hình thức. Liên quan đến vấn đề trên, lần đầu tiên, bạo lực gia đình được đề cập trong báo cập tại Hội nghị thế giới năm 1982 ở Copenhagen (Đan Mạch) về Thập kỷ về Phụ nữ của Liên Hiệp quốc: Bình đẳng, phát triển và hòa bình đã nêu rõ: “Cần ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật để phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực tình dục đối với phụ nữ. Cần thực thi tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp lập pháp, để đảm bảo cho các nạn nhân của bạo lực gia đình và bạo lực tình dục được đối xử công bằng trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự” [39]. Như vậy, vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình được quan tâm từ rất sớm và đã được xác định và một việc “cần” với “tất cả các biện pháp cần thiết” phòng, chống bạo lực gia đình. Tiếp đó, Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ III ở Nairobi (Kê-ni-a) đã lên tiếng kêu gọi các Chính phủ “thực hiện các biện pháp hiệu quả, bao gồm việc huy động các nguồn lực ở cộng đồng để xác định phòng, chống và xóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực, bao gồm bạo lực gia đình, bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình và để cung cấp những nơi trú ngụ tạm thời, các dịch vụ hỗ trợ và trợ giúp tâm lý cho những phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng” [40]. Luật mẫu của Liên hợp quốc khuyến khích các quốc gia thông qua các chương trình hỗ trợ phòng ngừa và xóa bỏ bạo lực gia đình, bao gồm việc nâng cao nhận thức và giáo dục cho quần chúng về các biểu hiện, các nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình, từ đó khuyến khích cộng đồng tham gia phòng, chống hiện tượng này. Ở cấp độ quốc gia, Luật về phòng, chống bạo lực gia đình của các nước 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2