Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM, từ đó làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THANH SỰ THAM GIA CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận – Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THANH SỰ THAM GIA CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NINH THUẬN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG KIM THẾ NGUYÊN Ninh Thuận – Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại, thực tiễn tại Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Ninh Thuận, ngày tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Thanh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, PHỤ LỤC TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................3 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................5 5. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................5 6. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................5 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ PHIÊN TÒA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI .7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN ...............................7 1.1.1. Khái niệm về Hội thẩm nhân dân..............................................................7 1.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển chế định Hội thẩm nhân dân ở nước ta ..............................................................................................................8 1.1.3. Sơ lược về chế định Hội thẩm nhân dân và Bồi thẩm đoàn trong việc tham gia tố tụng ở một số nước trên thế giới ......................................................9 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY ĐỊNH VỀ HỘI THẨM Ở NƢỚC TA .....13 1.2.1. Những quy định chung về Hội thẩm nhân dân .......................................13 1.2.2. Trách nhiệm, chế độ, chính sách đối với Hội thẩm nhân dân .................18
- 1.2.3. Nội dung nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự 19 1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI ...................................................................................................................... 22 1.3.1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án ...... 22 1.3.2. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân.......................................................... 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 27 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI ............. 28 2.1. NGUYÊN TẮC HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ VỤ ÁN ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI ............................................................... 28 2.1.1. Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập.......................................................... 28 2.1.2. Hội thẩm nhân dân xét xử chỉ tuân theo pháp luật ................................. 29 2.2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ VỤ ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI ........................................................ 30 2.2.1. Hội thẩm nhân dân tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án ............................ 30 2.2.2. Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án kinh doanh, thương mại .................................................................................................................... 32 2.2.3. Hội thẩm nhân dân tiến hành các hoạt động tố tụng vụ án kinh doanh thương mại và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử ..................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 42 CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI NINH THUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN ......................................................................................................................... 43
- 3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT SINH VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH NINH THUẬN .....................................................43 3.2. THỰC TRẠNG HỘI THẨM NHÂN DÂN THAM GIA XÉT XỬ TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH NINH THUẬN ...............................................................................................................................44 3.2.1. Thực trạng đội ngũ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân tỉnh ở Ninh Thuận .............................................................44 3.2.2. Một số hạn chế trong xét xử sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại có Hội thẩm nhân dân tham giatheo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự ......45 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI....................................................................................................53 3.3.1. Thay đổi tiêu chuẩn, cách thức bổ nhiệm, tăng số lượng Hội thẩm nhân dân .....................................................................................................................53 3.3.2. Về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án..............................................................................55 3.3.3. Quy định Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa bắt buộc trong một số vụ án kinh doanh, thương mại ...........................................................................56 3.3.4. Sửa đổi cách thức thảo luận, biểu quyết của Hội đồng xét xử khi nghị án ...........................................................................................................................56 3.3.5. Bồi dưỡng kỹ năng xét xử, nâng cao nhận thức đúng về quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân...........................................................................57 3.3.6. Chế độ bồi dưỡng, thù lao đối với Hội thẩm nhân dân ...........................58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................60 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc là BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự HTND Hội thẩm nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân KD, TM Kinh doanh, thương mại TAND Tòa án nhân dân UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG, PHỤ LỤC 1. Bảng 3.1. Tỉ trọng vụ án KD, TM so với tổng số vụ án qua các năm 2. Bảng 3.2. Phân loại tranh chấp KD, TM qua các năm 3. Danh sách Hội thẩm nhân dân hai cấp tại Ninh Thuận nhiệm kỳ 2016-2020. 4. Thống kê các loại vụ án đã thụ lý, giải quyết tại TAND hai cấp giai đoạn 2015-2019
- TÓM TẮT Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng đều có Hội thẩm nhân dân tham gia và được thực hiện theo thủ tục, trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Qua thực tiễn tại Ninh Thuận cho thấy Hội thẩm nhân dân vẫn còn hạn chế kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết thực tiễn về lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Thông qua phương pháp phân tích và so sánh luật, cùng với các phương pháp tổng hợp, thống kê, điều tra... Tác giả sẽ làm sáng tỏ những nội dung chưa hoàn thiện của một số quy định về Hội thẩm nhân dân hiện hành. Với đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật và các giải pháp nâng cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại, tác giả Luận văn hy vọng nếu được áp dụng đồng bộ thì chế định Hội thẩm nhân dân sẽ ngày càng hoàn thiện. Từ khóa: Hội thẩm nhân dân; Hội thẩm nhân dân trong vụ án kinh doanh thƣơng mại; Hội thẩm nhân dân tại Ninh Thuận.
- ABSTRACT In general, judging of civil cases at first-instance, and in particular judging of business and commercial cases, there are participated by People's jurors according to the procedures of current law. Through practice in Ninh Thuan, People's jurors are still omission in experience, knowledge of law and practical knowledge in business and commerce. By the method of analyzing and comparing the law, combine with the methods of summarizing, statistic, investigating, etc. The Author will clarify the incomplete contents incurrent law about People's jurors. With the proposal of amending and supplementing legal regulations and solutions to enhance the role of People's jurors in commercial - business dispute resolution, the Author hopes that if they are applied synchronously then the institution of People's jurors will be increasingly improved. Keywords: People's jurors; People's jurors in commercial - business cases; People's jurors in Ninh Thuan.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 103, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. TAND xét xử và giải quyết những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã quy định việc xét xử của Tòa án phải có HTND (gọi là phụ thẩm) tham gia nhưng chỉ giới hạn ở các vụ án hình sự. Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đều tiếp tục kế thừa, phát triển quy định “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia”. Theo pháp luật tố tụng hiện hành, “Tòa án thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm bắt buộc phải có sự tham gia của HTND trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”1. Sự tham gia của HTND vào hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm nguyên tắc Nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp; đồng thời qua đó phản ánh suy nghĩ, ý kiến của người dân về nhiệm vụ xét xử của Tòa án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử; phổ biến, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội; ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Khác với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính hay hôn nhân và gia đình, tranh chấp KD, TM không bắt buộc mọi tranh chấp đều do Tòa án giải quyết. Khi 1 Xem: Điều 103 Hiến pháp 2013 , Điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Điều 11 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 22 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 12 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
- 2 tranh chấp KD, TM xảy ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận tìm phương cách giải quyết tốt nhất nhằm bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp, giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại của các chủ thể tranh chấp. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu đúng luật thì tranh chấp KD, TM được các bên lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hoặc tại TAND theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp KD, TM nói riêng đều có HTND tham gia và được thực hiện theo thủ tục, trình tự quy định của BLTTDS 2015. Tuy nhiên đặc thù của vụ án KD, TM khác với vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động ở những điểm: Xác định thẩm quyền xét xử nhiều trường hợp rất phức tạp khi xảy ra tranh chấp; quan hệ tranh chấp trong các loại vụ việc khác thường căn cứ vào luật nội dung như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động…, trong khi đó xác định tranh chấp KD, TM thường dựa vào quy định của pháp luật tố tụng dân sự là chính. Bên cạnh đó pháp luật chuyên ngành lĩnh vực KD, TM rộng, nhiều luật thường xuyên sửa đổi, bổ sung tính ổn định không cao; hệ thống văn bản pháp quy dưới luật chuyên ngành nhiều cả về số lượng và lĩnh vực điều chỉnh nên khó cập nhật, tra cứu khi áp dụng; đội ngũ Thẩm phán, HTND có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết thực tiễn về lĩnh vực KD, TM còn hạn chế và thiếu. Thực tiễn xét xử của TAND đã ghi nhận sự đóng góp của HTND trong tham gia xét xử sơ thẩm tại các cấp của hệ thống Tòa án, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, qua quan sát thực tiễn nhận thấy việc tham gia xét xử của HTND trong các tranh chấp KD, TM vẫn còn những hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định, mang tính hình thức, chẳng hạn như quá trình tham gia xét xử vụ án, thời gian tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiến thức pháp luật về lĩnh vực KD, TM của HTND và những hạn chế do quy định về HTND như: Tiêu chuẩn, quy trình bầu chọn; nhiệm vụ, quyền hạn; cách thức phân công HTND xét xử của Tòa án; các hoạt động tố tụng như biểu quyết, nghị án;
- 3 vấn đề trách nhiệm, chế độ, chính sách; công tác quản lý HTND... Chính vì những bất cập, tồn tại này mà người viết đã chọn đề tài “Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành Luật kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu đề cập đến HTND luôn là một đề tài được một số chuyên gia pháp luật, những người công tác trong các cơ quan tư pháp, nghiên cứu sinh tìm hiểu nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia nghiên cứu khoa học pháp lý về hệ thống TAND quan tâm. Có thể kể đến một số công trình, bài viết có giá trị liên quan trực tiếp đến đề tài như sau: - Luận văn thạc sĩ “Chế định hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự” của tác giả Hoàng Trí Lý, hoàn thành năm 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này tác giả đã nêu lên những vấn đề lý luận chung về HTND trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn thực thi pháp luật về HTND trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của HTND trong hoạt động xét xử của TAND. - Nhóm tác giả Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm có bài viết “Cải cách để bảo đảm tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm nhân dân” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20 (324) năm, 2016. Trong bài viết này các tác giả đã so sánh tính độc lập của HTND trong luật của các nước và pháp luật Việt Nam để tìm ra những giải pháp nhằm cải cách để đảm bảo hoạt động xét xử của thẩm phán, HTND ở nước ta được thực sự độc lập. - Tác giả ThS. Quản Thị Ngọc Thảo có bài viết “Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” đăng trên Tạp chí TAND, số 18 (30), năm 2017. Qua bài viết, tác giả làm sáng tỏ nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thông qua hai vấn đề: xét xử độc lập và xét xử chỉ tuân theo pháp luật.
- 4 - Nhóm tác giả ThS. Hoàng Thị Minh Phương và ThS. Thái Thị Thu Trang có bài viết “Chế định Hội thẩm theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014” đăng trên tạp chí TAND, số 14 (37), năm 2018. Trong bài viết này, nhóm tác giả trên đã phân tích các quy định về Hội thẩm trong lịch sử lập hiến Việt Nam và chế định Hội thẩm theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện. Qua những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy các đề tài thường chỉ tập trung ở các nguyên tắc hiến định, vai trò của HTND trong tố tụng hình sự mà ít ai đề cập đến vai trò của HTND trong tố tụng dân sự nói chung và đặc biệt là các tranh chấp kinh, doanh thương mại nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại Ninh Thuận” với các quy định của BLTTDS 2015 hoàn toàn không bị trùng lắp với nội dung nghiên cứu của các công trình đã công bố. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM, từ đó làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM. Luận văn khảo sát thực tiễn về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM tại các tòa án thuộc tỉnh Ninh Thuận để tìm ra những hạn chế, từ đó góp phần đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về sự tham gia của HTND trong hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM, góp phần nâng cao hiệu quả của sự tham gia xét xử của HTND cùng với Tòa án bảo đảm thực chất, đúng pháp luật các vụ án KD, TM ở Việt Nam nói chung và ở tại địa phương nói riêng. Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu như sau: - Về phạm vi không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và giới hạn phạm vi khảo sát thực tiễn thực hiện tại các tòa án tỉnh Ninh Thuận.
- 5 - Về phạm vi thời gian: giới hạn khảo sát các quy định pháp luật là từ khi BLTTDS 2015 có hiệu lực đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Tại chương 1 của Luận văn, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án KD, TM. Tại chương 2 của Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp so sánh pháp luật giữa các thời kỳ nhằm làm rõ các quy định về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án KD, TM. Tại chương 3 của Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, so sánh và quan sát thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng về sự tham gia của HTND trong xét xử các vụ án KD, TM tại tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, luận văn còn tổng hợp các thông tin liên quan tình hình kinh tế - xã hội, công tác xét xử tại địa phương qua các báo cáo tổng kết, các bản án, quyết định của Tòa án. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Pháp luật về Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM được quy định như thế nào? - Thực tiễn khi Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM tại tỉnh Ninh Thuận có những vấn đề bất cập gì? - Cần có giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM? 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về Hội thẩm nhân dân và phiên tòa giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
- 6 Chương 2: Quy định của pháp luật về việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án kinh doanh thương mại Chương 3: Thực tiễn hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại tại tỉnh Ninh Thuận và một số giải pháp hoàn thiện quy định về hội thẩm nhân dân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành
24 p | 139 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
7 p | 118 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn