Luận văn thạc sĩ Luật học: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra hiện nay; đánh giá đúng đắn hoạt động thẩm tra, xác minh từ thực tiễn hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh; chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này. Thông qua những nhận định về nguyên nhân, luận văn đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Luật học: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ TRÀ MY THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA – TỪ THỰC TIỄN THANH TRA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ TRÀ MY THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA - TỪ THỰC TIỄN THANH TRA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TUẤN KHANH HÀ NỘI - NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ HOÀNG THỊ TRÀ MY
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt kiến thức chỉ bảo tôi trên con đƣờng học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lời tri ân đến TS. Nguyễn Tuấn Khanh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, bạn bè đã giúp tôi tìm kiếm tài liệu, cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài, cũng nhƣ góp ý kiến để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn! Tôi xin cam đoan rằng đã tự mình viết luận văn này dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Tuấn Khanh mà không sao chép bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng năm 2016 Tác giả Luận văn HOÀNG THỊ TRÀ MY
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. UBND Ủy ban nhân dân 2. HĐND Hội đồng nhân dân 3. PCTN Phòng chống tham nhũng 4. KN Khiếu nại 5. GQKN Giải quyết khiếu nại 6. TC Tố cáo 7. GQTC Giải quyết tố cáo
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên ................................ 35 Bảng 2.2. Kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật...................................................................... 38 Bảng 2.3. Kết quả kê khai tài sản, thu nhập từ năm 2013 – 2015 ...................... 41
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra ............................................. 43 Sơ đồ 2.2. Quy trình giải quyết khiếu nại ........................................................... 45 Sơ đồ 2.3. Quy trình giải quyết tố cáo ................................................................ 55
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA ........................................................................................... 7 1.1. Quan niệm về hoạt động thanh tra và thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra ................................................................................................................. 7 1.1.1. Quan niệm chung về hoạt động thanh tra ................................................... 7 1.1.2. Quan niệm về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra...................... 9 1.1.3. Vai trò của thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra ........................ 11 1.1.4. Đặc điểm thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra ........................... 13 1.2. Nội dung thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra .............................. 16 1.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh ................................................................................................ 20 1.3.1. Thẩm quyền thẩm tra, xác minh của Thanh tra tỉnh ................................. 20 1.3.2. Trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh.......................................................... 27 1.4. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thẩm tra, xác minh .................................. 30 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TỪ THỰC TIỄN THANH TRA TỈNH THÁI NGUYÊN .......... 34 2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên34 2.1.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 34 2.1.2. Hoạt động .................................................................................................. 37 2.2. Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................ 42 2.2.1. Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra ........................... 42 2.2.2. Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động giải quyết khiếu nại ......... 45 2.2.3. Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động giải quyết tố cáo .............. 54 2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 63 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 63
- 2.3.2. Những hạn chế .......................................................................................... 67 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 69 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 72 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA ............................... 73 3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra ...................................................................................................... 73 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra ............................................................................................................... 77 3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra ............................................................................................... 77 3.2.2. Nâng cao kỹ năng, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Thanh tra.............................................................................................................. 80 3.2.3. Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo dựng tính chuyên nghiệp nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ của ngành Thanh tra. .................................................................. 83 3.2.4. Tăng cƣờng phối hợp, phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để tiến hành thẩm tra, xác minh.................................................. 85 3.2.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị phƣơng tiện, kinh phí để phục vụ cho hoạt động thẩm tra, xác minh .............................................................................. 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 92
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Thanh tra có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nƣớc. Qua các giai đoạn phát triển, tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra không ngừng đƣợc hoàn thiện. Cùng với đó các quy định pháp luật về những nội dung liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thanh tra cũng đƣợc hoàn thiện hơn. Trong thời kỳ mới, những kỹ năng nghiệp vụ đối với cán bộ thanh tra đòi hỏi ngày càng phải đƣợc nâng cao, trong đó có những kỹ năng liên quan đến thẩm tra, xác minh. Hiện nay, các quy định về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra đƣợc quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra nhƣ: Luật Thanh tra 2010; Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011; các Thông tƣ hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo….Tuy nhiên, trên thực tế, thì thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vƣớng mắc nhƣ: Quy định về nghiệp vụ thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra đƣợc quy định tản mát trong nhiều văn bản; phạm vi, nội dung thẩm tra xác minh rộng, liên quan đến lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thẩm tra, xác minh cho đội ngũ cán bộ thanh tra hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Chính những lý do đó dẫn đến hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra trong nhiều trƣờng hợp không bảo đảm đƣợc tính khách quan, tính chính xác, tính toàn diện, làm cho hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, chất lƣợng hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo, làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Đặc biệt là cần phải nghiên cứu thực tiễn hoạt động này từ thanh tra của một tỉnh – nơi mà phạm vi hoạt động thanh tra bao trùm trên các lĩnh vực. 1
- Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thanh tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lý nhà nƣớc, là phƣơng thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng kỷ luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Công tác thanh tra nói chung và hoạt động thẩm tra, xác minh nói riêng trong thời gian qua đã nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đặc biệt là các đề tài của Thanh tra Chính Phủ; tiêu biểu có công trình nghiên cứu của các tác giả: Hoàng Quốc Hùng, "Nghiệp vụ xác minh trong công tác thanh tra Tƣ pháp", Trang thông tin hƣớng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tƣ pháp; Đặng Xuân Thao – chủ nhiệm đề tài, "Hoạt động thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ trong giải quyết khiếu nại", Đặng Xuân Thao – chủ nhiệm đề tài, “Hoạt động thu thập thẩm tra, xác minh chứng cứ trong giải quyết khiếu nại”. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chủ yếu tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra. Một số công trình đã phân tích sâu về quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhƣng chƣa có một nghiên cứu chuyên biệt nào nghiên cứu toàn diện, cơ bản về nội dung thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Luận văn của tác giả nghiên cứu không trùng lắp với các công trình đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng hoạt động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ cho việc hoàn thiện cơ chế thẩm tra, xác minh; xác định đầy đủ nội dung, thẩm quyền, trình tự cũng nhƣ phƣơng thức tổ chức thẩm tra, xác minh; đề xuất các 2
- giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu của đề tài “Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra hiện nay; đánh giá đúng đắn hoạt động thẩm tra, xác minh từ thực tiễn hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh; chỉ ra những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này. Thông qua những nhận định về nguyên nhân, luận văn đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra nhƣ: Quan niệm; mục đích; vai trò; chủ thể; trình tự thủ tục…hoạt động thẩm tra, xác minh. + Luận văn đánh giá đúng đắn thực trạng quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra, đặc biệt là đánh giá từ thực tiễn hoạt động thẩm tra, xác minh trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó. + Luận văn đƣa ra những giải pháp cơ bản, tổng thể để nâng cao chất lƣợng thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên thực hiện tập trung vào các quy định pháp luật và việc thực 3
- hiện pháp luật liên quan đến chủ thể, quy trình, thủ tục, phƣơng pháp thẩm tra, xác minh mà cán bộ tiến hành thanh tra phải thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động của cơ quan thanh tra, không chỉ giới hạn trong việc tiến hành các cuộc thanh tra mà còn bao gồm cả các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hoạt động thẩm tra, xác minh trong thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên từ năm 2013 đến nay, tập trung vào hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động tiến hành các cuộc thanh tra và trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phạm vi nghiên cứu giới hạn từ năm 2013 đến nay bởi đây là giai đoạn thực hiện Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011. Đồng thời sau khi có ba luật này thì bắt đầu có hệ thống các Nghị định hƣớng dẫn của Chính Phủ, có các Thông tƣ của Thanh tra Chính Phủ: Thông tƣ số 05/2014/TT- TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Thông tƣ số 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo; Thông tƣ số 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam gắn với Chiến lƣợc phát triển ngành thanh tra về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu: Trong Chƣơng 1, để làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra, Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, 4
- tổng hợp nhằm làm rõ thêm khái niệm, mục đích, yêu cầu, chủ thể, các phƣơng pháp thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Trong Chƣơng 2, để làm rõ thực tiễn hoạt động thẩm tra, xác minh, Luận văn sử dụng phƣơng pháp đánh giá, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, bình luận, diễn giải, tổng hợp…để đánh giá đúng đắn những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế đang gặp phải và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trong Chƣơng 3, Tác giả dùng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp cấu trúc hệ thống để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, tác giả kết hợp lý luận và thực tiễn, đối chiếu để làm nổi bật những vấn đề hiện tại với nội dung thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. Việc kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan trong các mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định đối với vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Từ việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra nhƣ quan niệm, vai trò, chủ thể, trình tự, thủ tục…Luận văn đánh giá đúng đắn thực trạng thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra thì kết quả nghiên cứu chung của Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học để phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, nhất là các quy định về nghiệp vụ thanh tra; bảo đảm cho các hoạt động thẩm tra, xác minh đƣợc thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm chỉnh trên địa bản cả nƣớc nói chung và Thanh tra tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 5
- - Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những ngƣời làm công tác nghiên cứu, cán bộ thanh tra, sinh viên, học viên…và những ngƣời quan tâm đến hoạt động thẩm tra, xác minh trong thực hiện thanh tra hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra; Chương 2: Thực trạng thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên; Chương 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra. 6
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1.1. Quan niệm về hoạt động thanh tra và thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra 1.1.1. Quan niệm chung về hoạt động thanh tra Có nhiều quan niệm khác nhau về Thanh tra, theo từ điển tiếng Việt thì “thanh tra” đƣợc hiểu là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phƣơng, cơ quan, xí nghiệp”; Theo Từ điển pháp luật Anh – Việt, thanh tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tƣợng bị thanh tra”; Theo Từ điển Luật học, thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tƣợng đã và đang thực hiện thẩm quyền đƣợc giao nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định”. Thuật ngữ “Thanh tra” hiểu một cách chung nhất là việc xem xét tại chỗ các hoạt động của đối tƣợng thanh tra nhằm xác minh và xử lý đối với những vi phạm của đối tƣợng này. Với vai trò là công cụ của quản lý nhà nƣớc, mục đích chính của thanh tra là tham mƣu cho chủ thể quản lý nhà nƣớc kiểm soát việc chấp hành pháp luật của đối tƣợng quản lý (đối tƣợng quản lý cũng chính là đối tƣợng của thanh tra). Ngoài việc phát hiện ra những sai phạm để xử lý thông qua công tác thanh tra, chủ thể quản lý nhà nƣớc còn kịp thời điều chỉnh, khắc phục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Do đó, thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nƣớc, là một giai đoạn của chu trình quản lý, là công cụ hữu hiệu cho cơ quan quản lý nhà nƣớc quản lý tất cả các mặt đời sống xã hội, ở đâu có quản lý nhà nƣớc thì ở đó cần hoạt động thanh tra, quản lý nhà nƣớc sẽ không đạt hiệu quả nếu tách biệt với hoạt động thanh tra. Hiện nay, theo Khoản 1 điều 3 Luật Thanh tra 2010: “Thanh tra nhà nƣớc là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, có 2 loại hình hoạt động thanh tra, đó là thanh tra hành chính và 7
- thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Quy định trên đây trong Luật Thanh tra năm 2010 là quy định về “Thanh tra nhà nƣớc”, từ góc độ hoạt động thanh tra là hoạt động của cơ quan thanh tra thì hoạt động thanh tra bao gồm: - Thứ nhất, tiến hành các cuộc thanh tra kinh tế xã hội. - Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ trong quá trình giải quyết khiếu nại. - Thứ ba, thực hiện nhiệm vụ trong quá trình giải quyết tố cáo. Sở dĩ quan niệm hoạt động thanh tra bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo vì thực tế trong các cơ quan thanh tra cũng tiến hành các cuộc thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong các cuộc thanh tra đó, các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt động thẩm tra, xác minh theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đặc điểm của hoạt động thanh tra: Thứ nhất, hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc: Trong lĩnh vực hành pháp, chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra luôn là các cơ quan nhà nƣớc đƣợc trao quyền lực nhà nƣớc; có quyền ra quyết định bắt buộc thực hiện đối với đối tƣợng thanh tra; có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra, đề nghị truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những ngƣời vi phạm pháp luật; trong những trƣờng hợp cần thiết và đƣợc pháp luật quy định, trực tiếp áp dụng các biện pháp cƣỡng chế (thu hồi, hủy hàng giả, hàng nhái, băng đĩa lậu…). Thứ hai, hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra phải bảo đảm tính khách quan: Hoạt động thanh tra luôn đòi hỏi phải xem xét, đánh giá một cách 8
- khách quan việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc nhằm đƣa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ƣu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở pháp luật và đều tuân thủ pháp luật. Thanh tra phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hành vi và quyết định của mình. Thứ ba, hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra phải bảo đảm tính độc lập tƣơng đối: Thanh tra có bộ máy riêng, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Thứ tư, thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nƣớc: Thanh tra là một giai đoạn của chu trình quản lý, nhằm phát hiện những sở hở trong cơ chế quản lý, sơ hở trong chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền các biện pháp để khắc phục; nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, các nhân. 1.1.2. Quan niệm về thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra Thẩm tra là “điều tra, xem xét lại có đúng, có chính xác không một vấn đề, một sự việc nào đó” (Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000, trang 922). Xác minh là “làm cho rõ sự thật qua thực tế và chứng cứ cụ thể” (Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000, trang 1140). Thẩm tra, xác minh trong hoạt động của cơ quan thanh tra gắn liền với hoạt động cụ thể, chủ yếu là thẩm tra, xác minh các loại thông tin, tài liệu. Tài liệu ở đây đƣợc hiểu một cách chung nhất là những vật mang tin đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu 9
- thống kê, âm bản, dƣơng bản phim, ảnh, vi phim; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi kỳ, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác. Hoạt động thẩm tra thông tin, tài liệu có thể coi là quá trình tìm hiểu, xem xét lại tài liệu để xác định tính chính xác và hợp pháp của thông tin, tài liệu với những hoạt động cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu, phân tích từng tài liệu, xem xét nó có phù hợp với thực tế không; - So sánh đối chiếu các tài liệu xem có phù hợp nội dung, vụ việc cần giải quyết không, nếu mâu thuẫn thì do đâu; - Sàng lọc, loại bỏ những thông tin, tài liệu không liên quan và tìm những thông tin, tài liệu mới làm sáng tỏ những thông tin, tài liệu đã thu thập đƣợc; - Xác định nguồn thông tin, tài liệu. Thẩm tra trong thanh tra mà cụ thể là thẩm tra thông tin, tài liệu là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan thanh tra tiến hành để kiểm tra lại tính xác thực của thông tin, tài liệu đã thu đƣợc nhằm loại bỏ những tài liệu giả hoặc không cần thiết cho việc kết luận các nội dung của cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để tiến hành công việc này, cán bộ thanh tra phải có linh cảm, phân tích các hiện tƣợng một cách có hệ thống để phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động đƣợc phản ánh trong những tài liệu đã thu thập đƣợc, đôi khi phải hết sức nhạy bén để phát hiện những điểm bất hợp lý (nhƣ các trƣờng hợp lập ra các chứng từ, hoá đơn, hợp đồng giả, hạch toán lắt léo, phân bổ chi phí sai nguyên tắc…) trên cơ sở đó chọn ra tài liệu điển hình nhất. Xác minh trong hoạt động thanh tra mà cụ thể là xác minh thông tin, tài liệu là làm sáng tỏ những nghi vấn về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của thông tin, tài liệu. Đó là quá trình tìm hiểu, thu thập, kiểm tra các thông tin, tài liệu, thông tin, tài liệu từ những sự việc, hiện tƣợng xảy ra trong thực tế cuộc sống bằng những cách khác nhau để làm sáng tỏ sự thật khách quan. Trong hoạt động thanh tra, xác minh là một biện pháp nghiệp vụ, đƣợc thực hiện nhằm mục 10
- đích thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và kết luận về một hoặc một số vấn đề phục vụ cho cuộc thanh tra. Sự phân biệt các khái niệm trên chỉ là tƣơng đối, bởi quá trình thu thập hoặc thẩm tra tài liệu thực chất là quá trình xác minh tài liệu và ngƣợc lại, quá trình xác minh tài liệu để làm rõ vụ việc thực chất là quá trình thu thập, thẩm tra tài liệu. Thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhƣng có liên hệ qua lại biện chứng với nhau; do vậy, khi nói đến một khái niệm ngƣời ta thƣờng nhắc đến cả cụm từ là: Thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra. 1.1.3. Vai trò của thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra Mục đích cuối cùng của hoạt động thẩm tra, xác minh tài liệu trong thanh tra là nhằm đƣa ra kết luận thanh tra (gồm cả giải quyết khiếu nại, tố cáo) khách quan, chính xác, trung thực. Thẩm tra, xác minh là công việc rất quan trọng trong hoạt động thanh tra. Vai trò của thẩm tra, xác minh trong thanh tra đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện sau: Thứ nhất, thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu nhằm mục đích củng cố, hoàn thiện các căn cứ để giải đáp cho những nội dung mà hoạt động thanh tra (cuộc thanh tra) yêu cầu. Thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu để tìm kiếm, củng cố, hoàn thiện thông tin, tài liệu, xác định tính chính xác và hợp pháp của thông tin, tài liệu, làm cơ sở đƣa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc, từ đó giúp cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết, xử lý đƣợc chính xác, đủ căn cứ, bảo vệ đƣợc lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan. So với các hoạt động khác trong quản lý nhà nƣớc, trọng tâm của hoạt động thanh tra là hoạt động thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu. Thứ hai, trong từng bƣớc của hoạt động thanh tra thì hoạt động thẩm tra, xác minh đóng vai trò ở những mức độ nhất định: 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn