intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

248
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ các nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trên cơ sở phân tích các quy định và thực tiễn áp dụng, tác giả chỉ ra những bất cập, tồn tại để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THU TRANG THáA THUËN PH¢N CHIA DI S¶N THõA KÕ THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THU TRANG THáA THUËN PH¢N CHIA DI S¶N THõA KÕ THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phương HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. NGƯỜI CAM ĐOAN Phan Thu Trang
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tất Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA 7 THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 1.1. Khái niệm "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế" 7 1.2. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 10 1.2.1. Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 10 1.2.2. Mục đích, nội dung của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 28 1.2.3. Hình thức thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 30 1.2.4. Hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm các điều kiện có 31 hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 1.3. Một số vấn đề pháp lý khác 32 1.3.1. Đối tượng của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 32 1.3.2. Thủ tục phân chia di sản thừa kế 41 1.3.3. Giá trị pháp lý của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 45 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA 48 THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ HIỆN NAY 2.1. Người thừa kế đang ở nước ngoài vào thời điểm thỏa thuận 52 phân chia di sản thừa kế (người Việt Nam và/hoặc người nước ngoài đang ở nước ngoài) 2.2. Người thừa kế vắng mặt tại thời điểm thỏa thuận phân chia 56 di sản thừa kế
  5. 2.3. Đại diện cho người thừa kế là người chưa thành niên, người 57 bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 2.4. Thực hiện nghĩa vụ tài sản để lại của người chết, quyền của chủ 59 nợ liên quan đến di sản thừa kế và chủ nợ của người thừa kế 2.5. Di sản dùng vào việc thờ cúng 62 2.6. Thực hiện thủ tục công chứng khi khai nhận/thỏa thuận phân 63 chia di sản thừa kế 2.7. Điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" 64 Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN 66 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 3.1. Về công nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam của người 66 nước ngoài 3.2. Về đại diện trong thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 67 3.3. Về thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người 69 chết để lại 3.4. Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ của người để lại di 70 sản thừa kế, chủ nợ của người thừa kế 3.5. Về di sản dùng vào việc thờ cúng 71 3.6. Về thủ tục công chứng khi khai nhận/thỏa thuận phân chia di 72 sản thừa kế 3.7. Về điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" 73 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình UBND : Ủy ban nhân dân VPCC : Văn phòng công chứng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Phí công chứng tính theo giá trị di sản 45
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự Việt Nam và luôn được pháp luật quan tâm, bảo hộ. Chế định này điều chỉnh mối quan hệ xã hội phổ biến và gần gũi đối với nhân dân. Nhận thức được vai trò đặc biệt đó của thừa kế, từ những ngày đầu dựng nước, pháp luật về thừa kế đã được ghi nhận trong nhiều quy định như trong chương "Điền sản" của Bộ Quốc triều Hình luật dưới triều vua Lê Thái Tổ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trải qua nhiều biến cố lịch sử, các quy định về thừa kế đã được ghi nhận, mở rộng và phát triển qua các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp năm 1959 (Điều 19: "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân"), Hiến pháp năm 1980 (Điều 27: "Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân"), Hiến pháp năm 1992 (Điều 58: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân"), Hiến pháp năm 2013 (Điều 32: "Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ"); Pháp lệnh thừa kế năm 1990... Và sự ra đời của Bộ luật Dân sự (BLDS) qua các năm 1995, năm 2005 và năm 2015 đã đánh dấu những bước tiến lớn của pháp luật Việt Nam về thừa kế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện theo cơ chế thị trường, con người được lao động trong những điều kiện làm việc tốt hơn, vì thế khối tài sản mà họ tích lũy được nhờ sức lao động của mình ngày một lớn. Về mặt tâm lý, bất kỳ ai cũng luôn mong muốn có quyền sở hữu đối với tài sản của mình khi còn sống, kể cả trước khi chết, họ vẫn muốn chi phối chúng. Tài sản mà một người sở hữu khi còn sống sẽ trở thành di sản khi người đó chết và được phân chia cho những người thừa kế. Nhìn chung, pháp luật của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc phân chia di sản này 1
  9. có thể được thực hiện theo ý chí của người chết (theo di chúc) hoặc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Các tranh chấp đó phần lớn là giữa những thành viên trong gia đình với nhau, bởi vậy ảnh hưởng không nhỏ tới truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Cách tối ưu nhất để giảm thiểu tình trạng trên đó là những người thừa kế tự thỏa thuận được về việc phân chia di sản. Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn duy trì được truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Pháp luật dân sự nước ta luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, song việc thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Đối với thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, nội dung và hình thức của nó cần phải bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật đã có những quy định tương đối chi tiết và tiến bộ hơn liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế so với trước đây, nhưng do tính chất phức tạp của quan hệ thừa kế mà thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn những hạn chế, chưa dự trù hết được những tình huống phát sinh trên thực tế nên việc thỏa thuận phân chia di sản không tránh khỏi bất cập, hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về thừa kế nói chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng, để phát hiện những bất cập trong việc áp dụng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế là rất cần thiết. Vì những lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài "Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thừa kế là chế định pháp luật phức tạp, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học pháp lý. 2
  10. Liên quan đến thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, có một số sách chuyên khảo nổi tiếng, có thể kể đến như: "Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự" của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; "Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án" của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại; "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của Luật sư Trần Hữu Bền và Tiến sĩ Đinh Văn Thành; "Luật Dân sự Việt Nam - Bình giải và áp dụng Luật Thừa kế" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập; "Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Nguyễn Minh Tuấn... Vấn đề thừa kế còn được nghiên cứu trong các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tiêu biểu là: đề tài "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" của Phùng Trung Tập; đề tài "Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam" của Phạm Ánh Tuyết; đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật dân sự" của Nguyễn Minh Tuấn; đề tài "Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam" của Lê Đức Bền; đề tài "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam" của Nguyễn Thị Vĩnh;... Ngoài ra, còn có nhiều bài viết liên quan được đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học, … Các công trình nghiên cứu kể trên có giá trị rất lớn trong cả khoa học lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế" chỉ được nêu ra ở mức độ khái quát, chưa được phân tích một cách toàn diện và đầy đủ. Vậy nên, việc nghiên cứu để có định hướng đề xuất cho các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ các nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trên cơ sở phân tích các quy định và thực 3
  11. tiễn áp dụng, tác giả chỉ ra những bất cập, tồn tại để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như: BLDS năm 2015, Luật Công chứng 2014, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2014; Luật Đất Đai năm 2013, …và một số văn bản hướng dẫn thi hành luật. Nội dung luận văn giới hạn trong vấn đề lý luận về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được pháp luật Việt Nam quy định. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Thứ nhất, những vấn đề lý luận liên quan đến quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, bao gồm: khái niệm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Thứ hai, nêu và phân tích thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay. Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để thực hiện hiệu quả quy định của pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, tác giả đặt các vấn đề về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong mối liên hệ mật thiết với nhau, không phân tích riêng lẻ. 4
  12. Phương pháp phân tích, diễn giải: Những phương pháp này được sử dụng trong luận văn để làm rõ các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng. Phương pháp đánh giá, so sánh: Những phương pháp này được tác giả vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét về tính hợp lý của các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó so sánh với các quy định đã hết hiệu lực. Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Những phương pháp này được áp dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, đặc biệt là trong phần các đề xuất, kiến nghị. Ví dụ, khi nêu ra những kiến nghị mang tính khái quát, tác giả dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ lý do tại sao đưa ra kiến nghị đó… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Việc nghiên cứu đề tài này giúp làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan đến thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn ngành khoa học luật trong lĩnh vực dân sự nói chung và trong lĩnh vực thừa kế nói riêng. Luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc hệ thống hóa các quy định của pháp luật về thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, phân tích hiệu quả điều chỉnh các quy định đó trong thực tiễn, phát hiện những bất cập, tồn tại và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các bạn sinh viên hay học viên đang nghiên cứu về chế định thừa kế. Bên cạnh đó, những kiến nghị hoàn thiện pháp luật mà tác giả nêu trong luận văn hi vọng sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình xem xét, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về thừa kế. 5
  13. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay. Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. 6
  14. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 1.1. Khái niệm "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế" * Khái niệm "di sản thừa kế": Có nhiều cách hiểu về di sản thừa kế. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về di sản thừa kế. Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho người còn sống kể từ thời điểm mở thừa kế [32, tr. 50]. Theo tác giả Phan Văn Nghĩa, di sản thừa kế là "toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng với các nghĩa vụ về tài sản được lưu truyền nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác" [14, tr. 7]. Vậy, theo quan điểm này, di sản thừa kế không chỉ bao gồm các tài sản có giá trị vật chất hoặc tinh thần mà còn bao gồm các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Dưới góc độ pháp lý, di sản thừa kế cũng được cụ thể hóa tại Điều 612 BLDS năm 2015: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" [24, Điều 612]. Theo tinh thần của BLDS năm 2015, khi một cá nhân chết đi có di sản để lại và có các nghĩa vụ chưa được thực hiện thì phần di sản của người chết để lại sẽ được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ đó trước, phần còn lại mới chia cho những người thừa kế. Tựu chung lại, di sản thừa kế có thể hiểu là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết được chuyển dịch cho những người thừa kế hợp pháp của họ sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản (nếu có) mà người chết chưa thực hiện được. * Khái niệm "phân chia di sản thừa kế": Theo nghĩa kỹ thuật, phân chia là tập hợp các hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng có quyền chung của nhiều người trên một hoặc nhiều tài sản. 7
  15. Trong quan hệ thừa kế, việc phân chia di sản chỉ đặt ra khi có ít nhất từ hai người thừa kế trở lên đối với di sản mà người chết để lại. Bởi nếu chỉ có một người thừa kế, người này có quyền thừa kế toàn bộ số di sản thừa kế mà không phải phân chia số di sản đó với ai khác. Việc phân chia di sản có thể do những người thừa kế cùng thỏa thuận hoặc do Tòa án thực hiện khi xảy ra tranh chấp về di sản thừa kế giữa các đương sự. Mục đích của việc phân chia di sản thừa kế là để chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần giữa những người thừa kế đối với di sản đó. Như vậy, phân chia di sản thừa kế có thể hiểu là tập hợp các hoạt động nhằm xác lập quyền sở hữu của mỗi người thừa kế đối với phần di sản mà họ có quyền hưởng trong khối di sản chung sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản (nếu có), chấm dứt tình trạng nhiều chủ thể cùng có quyền sở hữu di sản do người chết để lại. * Khái niệm "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế": Thỏa thuận là việc các bên chủ thể đồng ý với nhau về điều gì đó liên quan đến họ sau khi đã bàn bạc, trao đổi [31, tr. 1220]. Về bản chất, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân sự - hợp đồng dân sự giữa các chủ thể là những người thừa kế của người để lại di sản. Từ đó, có thể rút ra, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một hợp đồng dân sự giữa những người thừa kế về việc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với di sản thừa kế sau khi thanh toán các nghĩa vụ về tài sản (nếu có) từ phần di sản do người chết để lại. * Ý nghĩa của sự thỏa thuận: Trên thực tế, việc phân chia di sản thừa kế thông thường được thực hiện thông qua sự thỏa thuận giữa những người thừa kế. Chỉ trong trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được với nhau thì họ mới yêu cầu phân chia di sản tại Tòa án và đó thường là những tranh chấp có tính chất 8
  16. phức tạp. Việc phân chia di sản thừa kế tại Tòa án có thể có những hệ lụy và nhược điểm sau đây: - Việc phân chia di sản thừa kế tại Tòa án ảnh hưởng đến tình cảm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người dân ở các nước Á Đông như Việt Nam. - Danh dự của cả gia đình có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ bố hoặc mẹ mới chết mà anh, chị, em đã tranh chấp tài sản được bố, mẹ để lại tại Tòa án sẽ khiến hàng xóm láng giềng dị nghị, đàm tiếu. - Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Tòa án kéo dài, phát sinh nhiều chi phí và tốn nhiều công sức hơn so với việc tự thỏa thuận. Một vụ án có thể kéo dài đến nhiều tháng, năm, đặc biệt là những vụ việc phức tạp có thể được giải quyết qua nhiều cấp khác nhau. - Chi phí để giải quyết một vụ án về thừa kế bao gồm: án phí, chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại, chi phí đi xác minh, thu thập chứng cứ… trong đó, án phí được xác định theo % giá trị tài sản tranh chấp, tài sản có giá trị càng lớn thì án phí cho vụ án đó càng cao. - Việc phân chia di sản thừa kế tại Tòa án sẽ phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục cụ thể mà pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục này khá rườm rà, gây phiền hà cho các bên tranh chấp mà các bên không thể tự thỏa thuận cắt giảm hoặc bỏ qua. Rõ ràng, việc những người thừa kế tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp giải quyết việc phân chia di sản thừa kế tại Tòa án, thể hiện ở các điểm sau đây: - Giữ được tình cảm đoàn kết, yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. - Thỏa thuận phân chia trên cơ sở tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Những người thừa kế có hoàn cảnh kinh tế khá hơn có thể tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế còn lại. 9
  17. - Nếu những người thừa kế thỏa thuận được việc phân chia di sản thì sẽ mất ít thời gian hơn với việc giải quyết tại Tòa án. Bởi họ chỉ cần thống nhất nội dung phân chia, sau đó nếu có nhu cầu thì những người thừa kế yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công chứng/chứng thực văn bản đó. - Chi phí phát sinh trong trường hợp thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ít hơn so với việc phân chia di sản tại Tòa án. - Thủ tục công chứng/chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhanh chóng và ít phức tạp hơn so với thủ tục phân chia di sản thừa kế tại Tòa án. Từ những ưu điểm trên, có thể thấy, phương án tối ưu nhất đối với việc phân chia di sản là thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế. 1.2. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Về bản chất, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân sự giữa những người thừa kế với nhau. Vì thế, để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có hiệu lực thì phải đáp ứng các điểu kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, bao gồm các điều kiện về chủ thể, mục đích, nội dung và hình thức của thỏa thuận. 1.2.1. Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, trong đó có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. * Tư cách chủ thể của người thừa kế: Theo nguyên lý chung, khi tham gia vào các giao dịch dân sự, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, pháp luật thừa kế không đặt ra điều kiện về tư cách chủ thể đối với người thừa kế vì các lý do sau: - Di sản mà người thừa kế thực chất được hưởng là số tài sản còn lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại (nếu có). 10
  18. Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ này nhưng không vượt quá phần tài sản mà họ nhận được. Nếu người thừa kế không có hoặc chưa có đủ năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ (cha, mẹ hoặc người giám hộ) sẽ đại diện cho họ dùng phần tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại (nếu có). Vậy nên, không yêu cầu về mặt năng lực chủ thể đối với người thừa kế. - Người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thông qua người đại diện theo pháp luật. Việc quản lý tài sản của những đối tượng này cũng do người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của họ. - Người có quyền thừa kế vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích thì việc quản lý tài sản của những người này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 65 và Điều 69 BLDS năm 2015. Nếu như người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi có quyền đại diện cho họ thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế, thì theo quy định pháp luật hiện hành, người quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích không chắc có quyền đại diện cho những người này trong việc thỏa thuận phân chia di sản mà họ được hưởng. - Tương tự như quyền sở hữu, quyền thừa kế là một quyền tuyệt đối. Trong quyền sở hữu, người có tài sản một cách hợp pháp thì dù có năng lực hành vi hay không, người đó vẫn là chủ sở hữu tài sản. Trong quan hệ thừa kế cũng vậy, người được hưởng di thừa kế di sản do người chết để lại thì bất luận có hay không năng lực hành vi thì họ vẫn có quyền hưởng thừa kế. Tóm lại, người thừa kế nói chung khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định thì họ sẽ có quyền hưởng di sản mà không bắt buộc phải có năng lực chủ thể. 11
  19. * Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoàn toàn tự nguyện: Đây là nguyên tắc quan trọng được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015: Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Bản chất của thỏa thuận là sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện. Vì vậy, bất kỳ giao dịch dân sự nào thiếu sự tự nguyện của các bên sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lí. 1.2.1.1. Người thừa kế theo di chúc Di chúc là "sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết" [24, Điều 624]. Di chúc thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc, là hành vi pháp lý đơn phương. Ý chí đơn phương của người lập di chúc được thể hiện ở việc người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần trong số tài sản thuộc sở hữu của mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng hoặc thân thích với người lập di chúc hay không. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân (người trong hàng thừa kế/ngoài hàng thừa kế) hoặc không phải là cá nhân (cơ quan/tổ chức). * Người thừa kế theo di chúc là cá nhân: Điều 613 BLDS năm 2015 quy định: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết" [24, Điều 613]. Theo quy định của điều luật trên, cá nhân chỉ có thể trở thành người thừa kế khi người đó thuộc một trong hai trường hợp sau: Thứ nhất, phải là người "còn sống vào thời điểm mở thừa kế". Đặc trưng cơ bản của chế định thừa kế chính là sự tiếp nối quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người còn sống nên người tiếp nhận quyền sở hữu tài sản đương nhiên phải là người "còn sống" vào "thời điểm mở thừa kế". Có một số trường hợp tuy là một người đã chết trên thực tế nhưng họ lại còn sống vào thời điểm mở thừa kế. 12
  20. Mặt khác, cũng có trường hợp, người thừa kế không hiện diện vào thời điểm mở thừa kế do mất tích nhưng người đó chưa được Tòa án tuyên bố là đã chết nhưng ngày được coi là đã chết của họ được xác định sau ngày mở thừa kế thì họ vẫn được coi là còn sống vào thời điểm mở thừa kế và có quyền hưởng di sản. Nếu người thừa kế bị tuyên bố đã chết trước thời điểm mở thừa kế mà sau này họ còn sống và quay trở về trước khi di sản được phân chia thì người này được coi là còn sống và có quyền hưởng di sản nhưng họ phải yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết đối với mình. Thứ hai, phải được "sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết". Pháp luật dân sự bảo hộ quyền thừa kế của thai nhi nhưng thai nhi phải thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sau khi được sinh ra. Một cá nhân chưa được sinh ra thì chưa phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, nhưng pháp luật lại quy định bảo lưu quyền thừa kế của thai nhi với hai điều kiện trên. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người con đã thành thai trước khi người cha/mẹ chết và còn sống sau khi chào đời. Hiểu thế nào là "sinh ra và còn sống" là một vấn đề tương đối nhạy cảm. Vì việc xác định ranh giới giữa "sinh ra và còn sống" với "sinh ra và chết" đôi khi chỉ là một khoảnh khắc nhất định. Hai tình trạng này lại dẫn tới hai hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Để xác định tình trạng "còn sống" hay "đã chết" của một đứa trẻ sinh ra rồi chết cần căn cứ vào các quy định của pháp luật. Trước đây, Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch quy định: - Trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết, thì cũng phải đăng ký khai sinh theo quy định của Nghị định này, nếu chết trước khi sinh (chết lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ, thì không phải đăng ký khai sinh [7, Điều 20]. - Trẻ em sinh ra mà còn sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì vừa phải đăng ký khai sinh, vừa phải đăng ký khai tử [7, Điều 29]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1