intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

113
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật học "Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về thanh niên; Thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ; Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH THẠNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH THẠNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LONG HẢI HÀ NỘI - năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Học viện Khoa học xã hội đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Long Hải - người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, thầy luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm giúp đỡ, cung cấp nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Trân trọng!
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và nội dung trong luận văn này là trung thực, khách quan, khoa học dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế các tài liệu đã được công bố. Tác giả Trần Minh Thạnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH NIÊN ................................................................................................. 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 5 1.2. Đặc điểm, các hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về thanh niên ...... 6 1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên ........................... 11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ........................................ 17 2.1. Thực trạng pháp luật về thanh niên .......................................................... 17 2.2. Khái quát về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và thực trạng thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ ........................ 23 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH NIÊN ............................................................................ 52 3.1. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên ................. 52 3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ ........................................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện pháp luật về thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ xuất phát từ đòi hỏi phát triển của thanh niên, còn là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà, vận mệnh của đất nước, của dân tộc, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng trên nhiều lĩnh vực, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo bồi dưỡng cho thanh niên. Thực hiện chính sách, pháp luật của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam liên quan đến thanh niên, công tác thanh niên, những năm qua Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố, nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành; đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thanh niên trong giai đoạn phát triển mới. Từ những trăn trở và qua thực tế lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua, với những kiến thức và kinh nghiệm ban đầu đã thôi thúc tôi chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam" với mong muốn góp phần nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về thanh niên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ trong thời gian đến. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu, đầu 1
  7. tư nghiên cứu các đề tài công trình liên quan đến công tác thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ như thực trạng phổ biến pháp luật cho thanh niên, công tác thanh niên trên địa bàn thành phố, tạo việc làm cho thanh niên vùng nông thôn, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên…Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chưa mang lại thành công như mong đợi, bởi vì lực lượng thanh niên là nòng cốt, là tương lai của đất nước, bản thân muốn thực hiện đề tài để góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển theo thời đại mới 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu và đánh giá chính xác thực trạng công tác thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố, góp phần bảo đảm việc thực hiện các quyền lợi của thanh niên, tạo cơ hội và điều kiện để thanh niên được phát triển toàn diện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để luận văn đạt hiệu quả cao nhất, cần hoàn thành các cơ sở, nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, liên hệ từ thực tiễn liên quan đến thanh niên. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về thanh niên, phân tích các hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về thanh niên. Hai là: Phân tích đánh giá thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, trong đó phân tích, đánh giá những kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua. 2
  8. Ba là: Đưa ra một số giải pháp bảo đảm hoạt động thực hiện pháp luật về thanh niên ở nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn thành phố Tam Kỳ nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là quá trình thực hiện pháp luật mà chủ yếu là từ khi có Luật Thanh niên 2005 nay thay thế bằng Luật thanh niên 2020. Để có căn cứ khoa học khi đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về thanh niên, luận văn đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thanh niên dựa trên những báo cáo tổng kết của cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên các cơ sở pháp lý Luật Thanh niên, các văn bản liên quan đến công tác thanh niên của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát - thống kê xã hội học để nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp đánh giá, phân tích, so sánh với thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp và đề xuất kiến nghị. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn làm rõ tính chất đặc thù của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, qua đó rút ra những kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thanh niên trong thực tế. 3
  9. 6.1. Ý nghĩa thực tiễn - Có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thanh niên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trên địa bàn thành phố Tam Kỳ cũng như quy mô trên cả tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài được trình bày ngắn gọn gồm 03 phần: Lời nói đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó, nội dung chính gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về thanh niên Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ 4
  10. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH NIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. 1.1.2. Khái niệm pháp luật về thanh niên Pháp luật về thanh niên là những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh, phối hợp thống nhất triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên. Pháp luật về thanh niên bao gồm các nội dung: Một là: Thường xuyên kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên. Hai là: Tổ chức quản lý hoạt động, chương trình hợp tác quốc tế về công tác thanh niên. Ba là: Xây dựng , triển khai tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề ra chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên Bốn là: Xây dựng chương trình đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên. 5
  11. 1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về thanh niên Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi được thực hiện trong thực tiễn đời sống nhà nước và xã hội. Từ những thực tế nêu ra, chúng ta nhận thấy các nội dung như sau: 1. Các định nghĩa đều thống nhất về thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện những yêu cầu của pháp luật. 2. Thực hiện pháp luật là các hoạt động thực tế, hợp pháp, làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế trong cuộc sống con người. 3. Thực hiện pháp luật là một quá trình của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. 1.2. Đặc điểm, các hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về thanh niên 1.2.1. Đặc điểm thực hiện pháp luật về quản lý thanh niên Thực hiện pháp luật về thanh niên mang đầy đủ đặc điểm của quá trình thực hiện pháp luật nói chung. Với bản chất là hoạt động xã hội của con người, thực hiện pháp luật về thanh niên hàm chứa những đặc điểm chung của các hoạt động xã hội khác đồng thời với bản chất pháp lý của mình, thực hiện pháp luật về thanh niên có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất: Thực hiện pháp luật về thanh niên bao giờ cũng thông qua những hành vi cụ thể của con người. Đời sống xã hội của con người bao giờ cũng được bộc lộ thông qua các hành vi cụ thể trong các mối quan hệ xã hội. Hành vi cũng chính là các phương thức tồn tại của con người, chính vì lẽ đó, việc thực hiện pháp luật về quản lý thanh niên thường tồn tại là những dạng hành động tích cực là chủ yếu và phổ biến của các cá nhân hoặc cơ quan trong bộ máy nhà nước. Thứ hai: Thực hiện pháp luật về thanh niên là hành vi phù hợp với 6
  12. pháp luật đối với thanh niên. Việc phù hợp ở đây được hiểu là pháp luật cấm điều gì làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên thì chủ thể không làm, pháp luật có những quy định gì nhằm tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của thanh niên thì chủ thể tích cực tham gia và pháp luật cho phép làm gì thì các chủ thể đưa ra quyết định để thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi phù hợp. Thứ ba: Thực hiện pháp luật về thanh niên là một quá trình có mục đích, nó bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Để biến những quyền và nghĩa vụ pháp lý bảo vệ thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện thì cần thiết phải thông qua hàng loạt các hoạt động cụ thể của con người mà các hoạt động đó phải có mục đích, mục tiêu cụ thể. Các hoạt động cụ thể đó bao gồm: Chủ thể tìm hiểu các quy định của pháp luật có nội dung cụ thể như thế nào, xem xét vị trí, chức năng vai trò của bản thân, ra các quyết định về cách thức, thời gian hoạt động cụ thể. Tất cả các hoạt động đó phải cần thiết xác định mục tiêu cụ thể là bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp và tạo điều kiện để thanh niên phát triển toàn diện. Quá trình thực hiện pháp luật về thanh niên có ý nghĩa quan trọng, bởi: Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng trực tiếp kế tục sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn tiếp theo và quyết định tương lai của đất nước. Vì vậy, đòi hỏi mục tiêu, mục đích không chỉ có ý nghĩa trong việc thiết lập, xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể mà còn là đòi hỏi đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện pháp luật về thanh niên. Thứ tư: Quá trình thực hiện pháp luật về quản lý thanh niên được bảo đảm bằng cả hệ thống chính trị Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã đánh giá vai trò, vị trí 7
  13. quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, khoản 1 Điều 4 Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên là thế hệ tương lai của cả dân tộc , là lực lượng lao động vững mạnh, có tiềm năng to lớn, luôn đi đầu xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đào tạo, giáo dục và phát huy thanh niên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình và xã hội”. Nhà nước sử dụng các hình thức bảo đảm pháp lý, sử dụng các tổ chức xã hội hoặc các thiết chế khác nhau phù hợp với đối tượng thanh niên. Thứ năm: Thực hiện pháp luật về quản lý thanh niên vừa mang tính thực hiện quyền lực nhà nước, vừa mang tính xã hội rộng rãi, thông qua các hình thức: chấp hành, tuân thủ, sử dụng và áp dụng Luật Thanh niên. 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về thanh niên Các quy phạm pháp luật liên quan đến thanh niên được quy định trong Luật Thanh niên rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật này đòi hỏi có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động thực hiện pháp luật về thanh niên có thể 10 chia hình thức thực hiện pháp luật về thanh niên bao gồm: - Tuân thủ pháp luật về quản lý thanh niên. Tuân thủ pháp luật về thanh niên là một hình thức thực hiện pháp luật về thanh niên, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật tự kiềm chế để không tiến hành những hoạt động mà những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh những quan hệ pháp lý liên quan đến thanh niên ngăn cấm. Tuân thủ pháp luật về thanh niên nhằm bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các đối tượng thanh niên được phát triển. - Thi hành pháp luật về quản lý thanh niên. Điều này có nghĩa rằng những quy phạm pháp luật liên quan đến thanh 8
  14. niên bao giờ cũng xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Việc thi hành đó mang tính chất tự nguyện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Trong một số trường hợp, nếu các chủ thể không thực hiện hành vi phù hợp sẽ bị các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện biện pháp xử lý và việc thực hiện đó cũng chính là quá trình thi hành pháp luật về thanh niên. - Sử dụng pháp luật về quản lý thanh niên. Sử dụng pháp luật về thanh niên là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền năng về mặt pháp lý, công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. Biểu hiện là những hoạt động như sử dụng quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiện hoặc các quyền năng pháp lý khác nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của bản thân thanh niên. - Áp dụng pháp luật về thanh niên. Áp dụng pháp luật về thanh niên là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc đội ngũ cán bộ công chức có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện hoạt động tổ chức cho các chủ thể khác nhau thực hiện những quy định có liên quan đến thanh niên. Tuy nhiên, biểu hiện phổ biến của hoạt động áp dụng pháp luật là các cán bộ, công chức trong các cơ quan chức năng của nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước về thanh niên để ra các quyết định pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp lý liên quan tới thanh niên. 1.2.3. Vai trò thực hiện pháp luật Vai trò của thực hiện pháp luật về thanh niên không chỉ thể hiện trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật (xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật) mà nó còn là: Một mặt quan trọng của nền pháp chế. 9
  15. Trên cơ sở vai trò của thực hiện pháp luật trên đây, vai trò thực hiện pháp luật về thanh niên thể hiện cụ thể như sau: a. Thực hiện pháp luật về thanh niên nhằm đưa pháp luật vào đời sống xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận với mọi mặt đời sống xã hội của thanh niên Thực hiện pháp luật về thanh niên là thực hiện các đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thế hệ thanh. Bằng cách xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện, dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng , thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và đánh giá đúng mức về năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Đảng, đảng viên. Xác định vị trí, vai trò của thanh niên "Là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên", nhà nước cần phải có trách nhiệm đối với việc bảo đảm quyền tiếp cận mọi mặt đời sống xã hội của thanh niên, để thanh niên được phát triển một cách toàn diện, được rèn luyện, được cống hiến và trưởng thành. b. Thực hiện pháp luật về thanh niên làm cho ý thức pháp luật của tổ chức, công dân được nâng cao trong đó đặc biệt quan trọng là xác định vai trò, trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên Muốn thực hiện pháp luật tốt phải xây dựng kế hoạch chu đáo, hiệp đồng chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên để thực hiện tốt việc phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Đầu tiên là các ban ngành phụ trách, cán bộ nhân viên nhà nước phải hiểu rõ và nắm chắc các quy định của pháp luật về thanh niên để việc tổ chức triển khai, kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất c. Thực hiện pháp luật về thanh niên là đảm bảo các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa Chúng ta đều biết rằng pháp chế xã hội chủ nghĩa là một hệ thống chế độ đặc biệt của đời sống, gồm có văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng an 10
  16. ninh, trong đó tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, cán bộ nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật một cách triệt để và chính xác. Pháp chế trong lĩnh vực thanh niên là bộ phận nằm trong hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo đó, để nâng cao chất lượng và tăng cường pháp chế trong lĩnh vực về thanh niên: Đó là, phải xây dựng được hệ thống pháp luật về thanh niên đồng bộ, bảo đảm yêu cầu trong thời kỳ mới; yêu cầu tất cả mọi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật phải nghiêm chỉnh thực hiện, đầy đủ những yêu cầu của hệ thống pháp luật này. Có như vậy mới hiện thực hoá được pháp luật về thanh niên vào đời sống xã hội, đây cũng chính là biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thanh niên. 1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh niên 1.3.1. Yếu tố chính trị Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến thế hệ thanh niên, coi tương lai của thanh niên gắn liền với vận mệnh và tương lai của dân tộc, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xây dựng nhiều chủ trương, nghị quyết về công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để lực lượng thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành kế thừa, phát huy sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới là một chủ tương quan trọng có tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh niên. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đánh giá một cách cụ thể về tình hình thanh niên: Thanh niên ta ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu. Kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành quả của cách mạng, qua mở rộng giao lưu quốc tế, thanh niên 11
  17. ta ngày nay có mặt mạnh cơ bản là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giầu lòng yêu nước, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Đã và đang xuất hiện nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương trong sản xuất, kinh doanh, bảo vệ chủ quyền và an ninh đất nước, trong học tập, hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật và thể thao, trong công tác xã hội. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên ít quan tâm, không mặn mà các hoạt động sinh hoạt chính trị, chưa phát huy truyền thống cách mạng, còn trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự. Một số dao động, thiếu nềm tin ở chủ nghĩa xã hội. Tình trạng thanh niên chạy học đòi, theo lối sống không lành mạnh, không còn giữ được giá trị nhân văn, đạo lý, dính vào nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng cờ bạc,mê tín dị đoan ngày càng tăng lên. Về công tác thanh niên Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đánh giá: Đường lối đổi mới của Đảng với những thành tựu đã đạt được đang tạo ra môi trường mới để thanh niên phát triển tài năng, cống hiến cho xã hội, từng bước cải thiện đời sống. Việc thực hiện Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động thanh niên chưa đổi mới kịp thời, chưa quan tâm vai trò của thanh niên và chức trách, nhiệm vụ của thanh niên trong thời kỳ mới. Xử lý các vấn đề thanh niên không sát đúng với tâm lý và những nhu cầu mới của thanh niên. Một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực sự tôn trọng, tin tưởng vào thanh niên. Cơ quan Nhà nước chưa triển khai kịp thời trong thể chế hoá nghị quyết của Đảng, tổ chức chuyên trách về công tác thanh niên chưa bảo đảm theo yêu cầu. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi, cố gắng, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả trong thời kỳ mới. Vai trò và ảnh hưởng giáo dục thiếu niên, nhi đồng còn hạn chế. Nhiều gia đình, các tổ chức xã hội chưa 12
  18. thực sự quan tâm và hợp tác hài hòa trong việc chăm lo, giáo dục thanh, thiếu niên tại địa phương. Từ những nhận định và đánh giá về tình hình thanh niên và công tác thanh niên, Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã đưa ra phương hướng lớn đối trong chính sách thanh niên, phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cho thanh niên hăng say lập nghiệp, tạo ra công ăn việc làm và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển kinh. Tuyền truyền, vận động thanh niên tham gia nghiên cứu, xây dựng các công trình quan trọng trong các lĩnh vực, các vùng kinh tế quan trọng; chủ động đầu tư ngân sách kịp thời cho các chương trình giải quyết việc làm. Xây dựng các cơ chế đặc thù, phù hợp tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận được nguồn vốn. Có chủ trương, kế hoạch tổ chức các chương trình phục hồi chức năng, dạy nghề, học văn hoá, bố trí việc làm thích hợp cho con các đối tượng thương binh, thanh niên, thiếu niên không may mắn bị tàn tật. Xây dựng chủ trương, biện pháp cụ thể phù hợp đối với hoạt động của thanh niên các dân tộc thiểu số. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã xác định rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân đối với công tác thanh niên: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên. Các cấp uỷ từ trung ương đến địa phương có nghị quyết về công tác thanh niên trong nhiệm kỳ, cơ quan Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật, các chính sách, chương trình kế hoạch công tác thanh niên. Các địa phương củng cố công tác Đoàn, xây dựng lại thế hệ thanh niên và tổ chức các hoạt động, phong trào của thanh niên. Các đồng chí là Đảng viên phải là người đi đầu trong các hoạt động, là tấm gương, là người bạn của thế hệ trẻ hôm nay. Quan tâm, tạo điều kiên để thanh niên trẻ nhiều cố gắng, đạo 13
  19. đức tốt phát triển thành những đảng viên ưu tú. Nhà nước đã cho ban hành các chính sách về giải quyết việc làm, thu nhập kinh tế, bồi dưỡng giáo dục, văn hoá, quan tâm chăm sóc sức khoẻ và các chính sách ưu đãi kinh tế – xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của thế hệ thanh niên. Thành lập cơ quan chuyên môn đảm nhận công tác thanh niên của Chính phủ. Đề ra quy chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức thanh niên. Đảng ta luôn quan tâm đến thế hệ thanh niên, từ đó xây dựng nhiều nghị quyết chỉ đạo, chăm lo đời sống, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng vừa chuyên" theo tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại là trách nhiệm, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị của địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò tham mưu của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự quan tâm, vào cuộc của gia đình, xã hội và nhà trường. Cơ quan Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể hiện đường lối, chủ truơng của Đảng, chính sách của nhà nước, xây dựng chiến lược, chương trình hành động cụ thể, hiện thức hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, QPAN hằng năm của các địa phương. Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) và các quan điểm chỉ đạo của Đảng các cấp, các ngành đã triển khai thực công tác thanh niên, thực hiện pháp luật về quản lý thanh niên nhằm chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho thanh niên phát triển, được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh. 1.3.2. Yếu tố pháp luật Luật Thanh niên được ban hành và thực hiện đã thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với việc bồi dưỡng, phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Thanh niên không chỉ góp phần hoàn thiện thể chế về công tác thanh niên mà còn tạo ra sự động viên 14
  20. tích cực đối với các chủ thể tham gia công tác thanh niên ở Việt Nam. Thời gian qua công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục Luật Thanh niên được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng bằng nhiều hình thức, qua đó, đã làm cho các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Luật Thanh niên, về quyền và nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên, tổ chức thanh niên. Cơ quan nhà nước chú trọng đến công tác triển khai Luật Thanh niên, xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thế hệ trẻ hôm nay được học tập, rèn luyện, làm việc, tư duy sáng tạo, giải trí và phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, đạo đức và kỹ năng sống. 1.3.3. Yếu tố kinh tế Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để Đảng, Nhà nước triển khai thực hiện Nghị quyết, đề án, chính sách pháp luật liên quan đến công tác thanh niên. Tổ chức Đoàn tổ chức tuyên truyền, vận động kêu gọi thế hệ thanh niên tài năng đang ở nước ngoài về xây dựng quê hương, đất nước phát triển trong tương lai Tiểu kết Chương 1 Thực hiện pháp luật về thanh niên dựa trên cơ sở lý luận, pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước, của các ban, ngành có liên quan để giáo dục, tuyên truyền, phổ biến trong thực niên thực hiện đúng pháp luật và đạt được những thoả thuận phù hợp với đạo đức xã hội, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, chủ động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên. Không giống như việc thực hiện các quy định pháp luật ở các thành phần, lĩnh vực khác, thực hiện pháp luật về thanh niên có những đặc điểm đặc thù, 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2