intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và đề xuất những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ TRỌNG HIỀN TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ TRỌNG HIỀN TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự Mã số: 8380104 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ANH TUẤN HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Trọng Hiền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1 ....................................................................................................... 10 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...................................................... 10 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ............................................................................. 10 1.2. Phân biệt tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN với các tội khác trong Bộ luật hình sự ................................................................................... 19 1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. .................................................................... 22 1.4. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. .................................................................................. 27 Chương 2 ....................................................................................................... 33 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ............................. 33 TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 33 2.1. Tổng quan tình hình xét xử pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây ..................................................................................................................... 33 2.2. Định tội danh tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Thành Phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 36 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Thành Phố Hồ Chí Minh................................ 44 2.4. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh ........ 49 CHƯƠNG 3................................................................................................... 55
  5. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......... 55 3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN ................................................................................... 55 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước: .............................................. 57 KẾT LUẬN ................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO ....................................................... 1
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BLHS Bộ luật hình sự 2 CTTP Cấu thành tội phạm 3 QĐHP Quyết định hình phạt 4 TNHS Trách nhiệm hình sự 5 TAND Tòa án nhân dân 6 THTT Tiến hành tố tụng 7 XHCN Xã hội chủ nghĩa 8 GTGT Giá trị gia tăng 9 NSNN Ngân sách nhà nước 10 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao 11 TTLT Thông tư liên tịch 12 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao 13 XPTTQLKT Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 14 BLHS năm Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10, do Quốc hội ban hành 1999 ngày 21/12/1999 15 BLHS năm Luật số: 37/2009/QH12, do Quốc hội ban hành ngày 19 1999, SĐBS tháng 06 năm 2009
  7. năm 2009 16 BLHS năm Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, do Quốc hội ban 2015 hành ngày 27/11/2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số: 12/2017/QH14, do Quốc hội ban hành ngày 20/06/2017 17 BLHS Bộ luật hình sự
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng quan số lượng vụ án đã được xét xử sơ thẩm về nhóm tội xâm phạm TTQLKT so với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 ................................. 34 Bảng 2.2. Tổng quan số lượng vụ án đã được xét xử sơ thẩm trong nhóm tội về thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 ........................................................................................................................... 35
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất Việt Nam, là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Hàng năm, Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách cả nước, sản lượng công nghiệp chiếm 30% giá trị lượng toàn quốc và thu hút lượng lớn vốn FDI. [44] Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp mới thành lập gia tăng đột biến, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể. Việc thành lập doanh nghiệp không còn quá khó khăn đối với những tổ chức, cá nhân nữa. Vì thế nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế chính sách, sự mở cửa của nền kinh tế để thành lập doanh nghiệp với mục đích in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN nhằm trục lợi thuế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi vi phạm về hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế, hóa đơn, xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật hình sự. Trong đó, Bộ luật hình sự với vai trò bảo vệ trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước với việc quy định rõ tội phạm và hình phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN nói riêng. Hiện nay Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN được quy định tại Điều 203 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình xử lý hình sự tội phạm liên quan đến liên quan đến việc in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN chưa có hiệu quả cao. Nhiều vụ án khó phát hiện, nhiều vụ án được phát hiện thì chậm việc điều tra, truy tố, nhiều vụ án bị đình chỉ điều tra, thậm chí có các vụ án đã được khởi tố nhưng còn chưa thống nhất, gây tranh cãi về tội danh. 1
  10. Trước tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN diễn ra ngày càng nhiều, phức tạp, tinh vi tại Thành phố Hồ Chí Minh - là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nên với mong muốn tìm ra những khó khăn, vướng mắc cũng như giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả, tăng cường năng lực áp dụng pháp luật trong việc giải quyết loại án về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN và trên cơ sở kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, học viên chọn đề tài “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tại Thành phố Hồ Chí Minh” để làm để tài luận văn thạc sĩ. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, các đề tài liên quan đến tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng được nhiều tác giả nghiên cứu. Nhưng tội phạm xâm phạm trong lĩnh vực in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN chưa thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học. Để thực hiện đề tài được giao, học viên tham khảo khá nhiều công trình về hoặc liên quan đến đề tài, trong số đó có thể kể đến: - Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu chuyên khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Những tài liệu này có tính phổ biến, cung cấp kiến thức lý luận cơ bản nhất liên quan đến đề tài học viên nghiên cứu. Các Giáo trình Luật hình sự, sách về Định tội danh của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (2) Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; (3) Phạm Mạnh Hùng (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Nhà xuất bản lao động (2019); (4) Đinh Văn Quế (chủ biên), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (2019); (5) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – quyển 1 - Phần Các tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội (2018); (6) Nguyễn Đức Mai (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (2018); (7) Nguyễn Văn Thuyết, Bình luận 2
  11. khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật (2018); (8) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (9) Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; (10) Hồ Sỹ Sơn, Áp dụng pháp luật hình sự: Một số vấn đề lý luận, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam – Học Viện Khoa Học Xã Hội, Nhân Lực Khoa Học Xã Hội số 02 (57) 2018; (11) Hồ Sỹ Sơn, Luật hình sự so sánh, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội 2018; (12) Võ Khánh Vinh, Tập bài giảng Chính sách hình sự: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện khoa học xã hội; (13) Võ Khánh Vinh, Các xu hướng phát triển của Luật hình sự Việt Nam, Hội thảo các xu hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam – Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội (2018); (14) Hồ Sỹ Sơn, Xu hướng phát triển của các quy định về tội phạm, Hội thảo các xu hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam – Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội (2018), (15) Đỗ Khắc Hưng, Xu hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Hội thảo các xu hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam – Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội (2018), (16) Đinh Thế Hưng, Xu hướng phát triển của pháp luật hình sự về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Hội thảo các xu hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam – Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội (2018), (17) Đinh Thị Mai, Tập bài giảng Chức năng của tố tụng hình sự, Học viện khoa học xã hội, (18) Phạm Minh Tuyên (2018), Tập bài giảng Hình phạt – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện khoa học xã hội … Những tài liệu, giáo trình nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, lý luận chung về định tội danh. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về định tội danh đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo luật hình sự Việt Nam. 3
  12. - Nhóm thứ hai: Các bài viết trên các tạp chí liên quan đến tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN có thể kể đến: (1) Bài viết “Thành lập 8 Công ty “ma” để mua bán hóa đơn hàng trăm tỷ đồng” của tác giả Ngọc Diệp, Doanh nhân và pháp luật, Số 33 (308), trang 14-14; (2) Bài viết “Cần hướng dẫn giải thích một số quy định của Bộ luật hình sự về các tội liên quan đến hóa đơn giá trị gia tăng của tác giả Hoàng Thị Liên, Kiểm sát, 2013, số 4, trang 42- 44; (3) Bài viết “Người bán hóa đơn phạm tội gì” của tác giả Hà Đăng, Nguyễn Thùy Linh, Tóa án nhân dân, 2005, số 11, trang 17-19; (4) Bài viết “Bán hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để người mua hợp thức hóa đầu vào và kê khai khấu trừ thuế: người bán hóa đơn phạm tội gì?" của tác giả Trần Thanh Phong, Tòa án nhân dân, 2005, , số 7, trang 27-31; (5) Bài viết “Hành vi mua và bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng phạm tội gì” của tác giả Phạm Dương Thu, Dương Tuyết Miên, Tòa án nhân dân, 2005, số 13, trang 23-28; (6) Bài viết “Tội phạm mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn” của tác giả Bùi Minh Thanh, Tạp chí Dân Chủ và Pháp luật, 2003, Số 8, trang 24-27 … Các bài viết trên có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. - Nhóm thứ ba: Các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ liên quan đến tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN có thể kể đến: (1) Luận văn thạc sĩ “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Phan Văn Hoàn, Học viện Khoa học xã hội, 2013; (2) Luận văn thạc sĩ “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả Trần Thu Hạnh, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2019; (3) Luận văn thạc sĩ “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ” của tác giả Chu Ngọc Quang, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2017; (4) Luận văn thạc sĩ “Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn và các biện pháp phòng, chống” của tác giả Trần Hương Thủy, Trường Đại Học Cần Thơ, 2016 … 4
  13. Các kết quả nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN của các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỹ nêu trên là tài liệu tham khảo quan trọng cho đề tài luận văn. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong Luật hình sự Việt Nam, chúng tôi có một số nhận xét sau: Các công trình trên đã nghiên cứu được một số vấn đề như dấu hiệu pháp lý của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, lý luận chung về định tội danh; đề cập và đánh giá một số bất cập trong quy định và vướng mắc trong áp dụng quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN cũng như đưa ra được một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tội này. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung đang nghiên cứu, đang tồn tại một số ý kiến khác nhau về đối tượng tác động, các dấu hiệu định khung hình phạt, về loại hình phạt, mức hình phạt của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Đồng thời, các công trình trên vẫn chưa nghiên cứu, chưa phân tích cụ thể các dấu hiệu pháp lý của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN (nhất là các quy định mới của BLHS năm 2015); chưa đi vào trình bày lịch sử hình thành và phát triển của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN một cách hệ thống; chưa phân tích được một số bất cập về đối tượng tác động, dấu hiệu định tội và một số vấn đề khác còn tồn tại trong tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN; chưa đánh giá được vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN từ thực tiễn cho nên những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện tội này còn hạn chế. Do đó, đề tài “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả sử dụng làm Luận văn Thạc sĩ Luật học đối chiếu với các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước những năm gần đây liên quan đến đề tài về tổng thể vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có giá trị lý luận và thực tiễn. 5
  14. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của luật hình sự và thực tiễn áp dụng quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN quy định trong BLHS năm 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và đề xuất những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo luật hình sự Việt Nam. - Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hình sự nước ta và của một số nước về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. - Khảo sát, làm rõ thực trạng áp dụng các quy định luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đưa ra nhận xét, đánh giá về những vướng mắc, bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong Bộ luật hình sự và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và ở cả nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN và 6
  15. thực tiễn áp dụng tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định, áp dụng về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ luật hình sự. - Phạm vi về thời gian: Khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN từ năm 2015 đến năm 2019. - Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu thông qua các bản án trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội phạm, hình phạt, về cải cách tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. - Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để làm rõ tình hình xử lý hình sự đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng để làm rõ những vấn đề chung và những hạn chế, vướng mắc về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. 7
  16. - Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng để làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN với các tội phạm khác có liên quan và đối chiếu quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của một số quốc gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận : Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn : Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nhà nước thực hiện việc hoàn thiện hơn quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, và góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này mà trước hết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo của chính học viên và cho những người có quan tâm trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu. 7. Cơ cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. 8
  17. 9
  18. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước Trong quá trình xuất kinh doanh và phân phối phẩm hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân, hóa đơn xuất hiện phổ biến như một bằng chứng chứng minh có sự giao dịch mua bán cũng như đảm bảo quyền lợi của bên mua, bên bán trong quan hệ mua bán. Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ đã định nghĩa: “Hóa đơn là giấy ghi hàng đã bán cùng với giá tiền để làm bằng chứng hay nói cách khác rõ hơn, hóa đơn là bảng liệt kê danh sách các hàng hóa cùng với các thông tin liên quan về hàng hóa và việc chuyển giao hàng hóa mà bên chuyển giao giao cho bên nhận được” [33, tr. 354]. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: “Hóa đơn là giấy người bán đưa cho người mua hàng để là bằng chứng đã trả tiền” [39, tr. 472] mà cụ thể hơn đó là “giấy ghi các chỉ số như: tên người mua hàng, loại hàng bán ra, giá tiền để làm chứng từ” [2,tr. 818]. Với định nghĩa này, hóa đơn luôn tồn tại dưới hình thức giấy và là phương tiện ghi nhận quan hệ mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng trong hoạt động giao dịch dân sự nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Cũng theo định nghĩa này thì hóa đơn chỉ được sử dụng hạn hẹp trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, còn vai trò trong các hoạt động cung ứng dịch vụ chưa được ghi nhận. Mặc dù trên thực tế hiện nay chưa có một cách hiểu thống nhất tuyệt đối về khái niệm của hóa đơn. Nhưng với sự phát triển của xã hội cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thuật ngữ hóa đơn ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong hoạt động kinh tế và đặc biệt là trong hoạt động mua bán hàng hóa, hóa đơn có một vai trò đặc biệt quan trọng, không những là bằng chứng cho các giao dịch mua bán các loại hàng hóa, thể hiện giá trị bằng tiền của từng loại hàng hóa, mà hóa đơn 10
  19. còn là công cụ hữu hiệu để cơ quan nhà nước quản lý nền kinh tế, quản lý thuế, thu nộp thuế vào NSNN. Chính vì vậy, ngoài cách biểu hiện thông thường qua các khái niệm hóa đơn nêu trên thì khái niệm hóa đơn được khai thác sâu hơn, cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý chuyên ngành và vai trò hóa đơn ngày càng được khẳng định và mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ, đặc điểm, phân loại hóa đơn cũng có nhiều thay đổi và trở nên đa dạng hơn, theo đó: “Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ” [15, Điều 3, Khoản 1]. Tuy nhiên, để phản ánh đúng hơn về bản chất của hóa đơn trong nền kinh tế thị trường thì khái niệm về hóa đơn đã có sự thay đổi khi Nghị định số 51/2010/NĐ- CP [16] và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP [17], theo đó “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.” [16, Điều 3, Khoản 1]. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP [16] ra đời là sự thay thế có nhiều điểm kế thừa của Nghị định số 89/2002/NĐ-CP [15] nhằm tạo cơ chế linh hoạt hơn nữa cho các chủ thể trong quá trình in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ. Khái niệm về hóa đơn được tiếp tục ghi nhận lại từ Nghị định số 51/2010/NĐ- CP [16] tại quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC, theo đó ““Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.” [7, Điều 3, Khoản 1]. Hiện nay, khái niệm về hóa đơn theo quy định pháp luật về thuế có sửa đổi như sau: “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán” [12, Khoản 1, Điều 3]. Qua đó cho thấy rằng pháp luật Việt Nam đã nhận định hóa đơn theo thước đo về giá trị pháp lý, xem hóa đơn là “bằng chứng” xác lập mối quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ, các thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia 11
  20. giao dịch mua – bán, trao đổi phải được đảm bảo. Giá trị, khối lượng của hàng hóa, dịch vụ mua – bán, trao đổi được ghi nhận trên hóa đơn có thể được hiểu chính là thông tin hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, hóa đơn còn được xem là một chứng từ để hạch toán kế toán nhằm xác định chi phí hợp lệ, hợp lý, hợp pháp khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và các vấn đề pháp lý khác xoay quanh. Qua các khái niệm trên, cho thấy hóa đơn là chứng từ nhưng chứng từ không có nghĩa là hóa đơn trong tất cả các trường hợp. Luật số 83/2015/QH13 [27], có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 ghi nhận thu NSNN bao gồm “a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; [27, Khoản 1 Điều 5]. Trong các khoản thu NSNN, thuế là một khoản thu có tính chất bắt buộc của Nhà nước đối với các thể nhân, pháp nhân và có tỷ trọng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Hóa đơn có chức năng rất quan trọng không những đối với bên mua, bên bán mà còn với các cơ quan quản lý thuế, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác. Hóa đơn có liên quan đến chứng từ thu nộp thuế nói riêng và chứng từ thu nộp NSNN nói chung. Chứng từ thu nộp NSNN có thể hiểu là “ các chứng từ liên quan đến toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương”. Hóa đơn là chứng từ, chứng từ thu nộp NSNN nói chúng, chứng từ thu nộp thuế nói riêng cũng là chứng từ được in, phát 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2