intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

84
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật học "Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định; Các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THỊ GIÀU TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH THỊ GIÀU TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG HÀ NỘI, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự chỉ dẫn của thầy hướng dẫn khoa học. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, vídụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Giàu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .......................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung .................................................... 7 1.2. Đặc điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.. 12 1.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử vụ án hình sự và một số nguyên tắc tố tụng hình sự .............................................................................. 14 1.4. Ý nghĩa của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ................................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH......................................... 21 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung 21 2.2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định ..................................... 38 CHƯƠNG 3. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN .... 64 XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ...................................................... 64 3.1. Các yêu cầu nâng cao chất lượng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.................................................................. 64 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ................................................................................. 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCA : Bộ Công an BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX : Hội đồng xét xử TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tố cao VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số vụ án TAND tỉnh Bình Định đã thụ lý, xét xử và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều trả bổ sung từ năm 2016 đến năm 2020 ....... 39 Bảng 2.2: Thống kê số vụ án TAND tỉnh Bình Định trả hồ sơ, Viện kiểm sát chấp nhận, không chấp nhận điều tra bổ sung năm 2016 đến năm 2020 ......... 40 Bảng 2.3: Thống kê số vụ án Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ năm 2016 đến năm 2020 ................... 41
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xác định sự thật khách quan vụ án trải qua một quá trình tố tụng, trong quá trình đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Giải quyết xong vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn tố tụng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, trong đó giai đoạn xét xử có vai trò đặc biệt quan trọng. Tại phiên tòa, mọi chứng cứ, tài liệu, đồ vật thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố được Hội đồng xét xử đưa ra xem xét công khai, đánh giá toàn diện trong quá trình tranh tụng. Từ đó, Tòa án đưa ra phán quyết khách quan, chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án xét xử công bằng, nghiêm minh góp phần bảo vệ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền con người được bảo vệ, điều này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Quyền con người, quyền công dân đượcNhà nước quan tâm coi trọng, cam kết thực hiện bằng pháp luật. Đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm. Thông qua việc giải quyết xét xử các loại án, đặc biệt là qua các phiên tòa công khai góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm pháp luật, tôn trọng các quy tắc xử sự trong cuộc sống, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, không phải vụ án hình sự nào Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng thu thập đầy đủ những tài liệu, chứng cứ để Tòa án có thể đưa ra xét xử. Thực tiễn chứng minh rằng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, hoặc qua thẩm vấn công 1
  8. khai tại phiên tòa có nhiều trường hợp hồ sơ vụ án không thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để kết luận về tội phạm, người phạm tội hoặc quá trình điều tra, truy tố còn vi phạm quy định nghiêm trọng thủ tục tố tụng, hoặc trong hồ sơ còn có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác, có đồng phạm khác. Sau khi nghiên cứu BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quy định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, em thấy rằng còn có những quy định chưa chặt chẽ cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp,thể hiện rõ chức năng của từng cơ quan tố tụng, để nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, tránh trường hợp hồ sơ vụ án hình sự trả qua trả lại làm ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án, gây tốn kém chi phí tố tụng, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng xét xử các loại án, đặc biệt là án hình sự được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp. Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự thì việc áp dụng đúng đắn, chính xác và đầy đủ các quy định của BLTTHS là một yêu cầu quan trọng hàng đầu. Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi có các căn cứ theo quy định tại Điều 280 BLTTHS năm 2015, hướng dẫn tại TTLT số 02/2017 là hết sức cần thiết, đảm bảo cho việc xét xử vụ án khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không những có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài:" Trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2
  9. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài trả hồ sơ điểu để điều tra bổ sung được xây dựng thành đề tài luận văn thạc sỹ, tiến sỹ. Các công trình có đề cập đến nội dung trả hồ sơ để điều tra bổ sung như: Luận văn Thạc sỹ luật “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của các Tòa án quân sự” của tác giả Bùi Đức Tùng (Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018), Luận văn Thạc sỹ luật: “Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Phạm Đăng Khoa (Học Viện khoa học xã hội, năm 2014). Luận văn Thạc sỹ luật: "Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng"của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền (Học viện khoa học xã hội, năm 2016); Luận văn Thạc sỹ luật “Chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Quân khu 3- Quân đội nhân dân Việt Nam” của tác giả Trần Thị Tuyết Lành (2015); Luận văn Thạc sỹ luật: “Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự của Tòa án Quân sự Quân khu 3” của tác giả Hoàng Hữu Qúy (2013); Luận án Tiến sĩ Luật học: “Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Văn Thăng (2017), cũng như nhiều bài viết của nhiều tác giả khác được đăng trên các tạp chí chuyên ngành Luật về vấn đề này. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định, đặc biệt khi BLTTHS năm 2015, TTLT số 02/2017 đã có hiệu lực thi hành nhưng nhận thức và áp dụng pháp luật tố tụng về trả hồ sơ để điều tra bổ sung vẫn còn khác nhau, chưa được thống nhất. Lý do nghiên cứu đề tài này là để góp phần nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Định trong thời 3
  10. gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn, làm rõ những vi phạm, sai lầm và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng trong việc ra các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo BLTTHS năm 2015. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu những vấn đề nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung nói chung, trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng. - Phân tích, đánh giá quá trình áp dụng pháp luật và thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định trong thời gian qua; phân tích những tồn tại hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến việc Toà án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như việc ban hành các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đúng hoặc chưa đúng quy định pháp luật. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tòa án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: - Những vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật về hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. - Thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND tỉnh Bình Định. - Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 4
  11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự gồm Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố (ra cáo trạng) và Tòa án cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, theo như đề tài là từ thực tiễn của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và với yêu cầu của luận văn thạc sỹ luật học, thì học viên chỉ tập trung nghiên cứu những lý luận về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015; TTLT số 02/2017 tại TAND tỉnh Bình Định. Mốc thời gian đề tài nghiên cứu đó là vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND tỉnh Bình Định trong 05 năm gần đây (năm 2016 đến năm 2020). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài này là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp và quyền con người được bảo vệ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Tác giả sử dụng những số liệu trong biểu mẫu thống kê, các báo cáo tổng kết năm của Tòa án nhân hai cấp tỉnh Bình Định, báo cáo thi đua từ năm 2016 đến năm 2020 của TAND tỉnh Bình Định; nghiên cứu các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tổng hợp các tri thức khoa học pháp luật tố tụng hình sự và các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự năm 2015, phân tích khái niệm, ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án. Trên cơ sở đó đề ra các 5
  12. giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài là công trình nghiên cứu về hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND tỉnh Bình Định. Những kết quả nghiên cứu phục vụ yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND tỉnh Bình Định và yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổsung trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổsung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 6
  13. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung 1.1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự 1.1.1.1. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tuân thủ thực hiện chặt chẽ các trình tự thủ tục tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng quy định pháp luật. Cơ quan cảnh sát điều tra, VKSND, TAND đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Tuy nhiên, các cơ quan này phải có mối quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án để không bị chồng chéo, vụ án được giải quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong thực tiễn, không phải ở giai đoạn tố tụng nào việc điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ cũng đầy đủ, chính xác và đúng trình tự thủ tục luật định. Vì vậy BLTTHS quy định một số điều luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung để các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đó mà thực hiện chức năng, nhiệm vụ tố tụng của mình một cách chặt chẽ. Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay không có khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điều 280 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán; TTLT số 02/2017 hướng dẫn các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại Điều 280 và khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015 khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Hội đồng xét xử quyết định trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa [40, tr.8]. Theo tác giả: “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là hoạt động tố tụng để cơ 7
  14. quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền khắc phục, bổ sung làm rõ thêm những chứng cứ quan trọng còn thiếu, hoặc phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng, nhằm giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo để không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”. 1.1.2. Thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung Theo quy định của BLTTHS năm 2015, nếu vụ án đang trong giai đoạn truy tố thì thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung thuộc Viện kiểm sát; nếu vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc Thẩm phán; nếu vụ án trong giai đoạn xét xử thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án theo Điều 245 BLTTHS, yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp: hồ sơ vụ án còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng [31, tr.179]. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố nhằm khắc phục sai sót trong quá trình điều tra, qua đó có thể đủ căn cứ truy tố một người trước Tòa án. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung theo Điều 280 BLTTHS, khi thuộc một trong các trường hợp: Khi thiếu những chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội 8
  15. phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng [31, tr.201]. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điểu tra bổ sung, trong quyết địnhtrả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề nào cần phải điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án. Trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thông qua việc xét hỏi kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa nếu phát hiện có những căn cứ tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS, đó là khi: thiếu những chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng … mà không thể khắc phục tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát. 1.1.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và cơ quan thụ lý vụ án tự mình bổ sung chứng cứ Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, sau khi nhận hồ sơ cùng đề nghị truy tố của Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát có thể tự mình thực hiện các hoạt động điều tra để bổ sung chứng cứ hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đối với Toà án, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, nếu việc điều tra chưa đầy đủ, Toà án có các phương án khác nhau để xử lý: 1/ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu có căn cứ luật định; 2/ Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ mà không cần trả hồ sơ; 3/ Tự mình xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp thiếu các chứng cứ không phải là quan trọng, việc thu thập đơn giản... 9
  16. Trong trường hợp quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà Viện kiểm sát có thể tự bổ sung được, thì Viện kiểm sát tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 236, khoản 1 Điều 246 của BLTTHS năm 2015; trường hợp không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát căn cứ vào các khoản 5 Điều 236, khoản 1 Điều 246 của BLTTHS năm 2015 để trả hồ sơ điều tra bổ sung đúng quy định, đó là ra quyết định trả hồ sơ và chuyển quyết định kèm hồ sơ vụ án cho Cơ quan cảnh sát điều tra. Trong trường hợp Viện kiểm sát cho rằng quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo quy định tại các điều 3, 5 và 6 của TTLT số 02/2017, thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 246 và khoản 3 Điều 280 của BLTTHS năm 2015. 1.1.4. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm Căn cứ vào Điều 277 BLTTHS năm 2015 về thời hạn chuẩn bị xét xử , Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa. Trong thời hạn luật định, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: - Trả hồ sơ điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung: để khắc phục, bổ sung và làm rõ thêm những chứng cứ quan trọng còn thiếu mà không thể bổ sung tại phiên tòa được, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội. 10
  17. - Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án: Tạm đình chỉ vụ án: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 BLTTHS; Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án; Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị. Đình chỉ vụ án: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS khi không có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. - Đưa vụ án ra xét xử: để xem xét, đánh giá thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ ra phán xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ từ đó ra bản án hình sự một cách chính xác, công minh, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trước khi đưa vụ án hình sự ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; thành viên Hội đồng xét xử phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án hình sự. Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm các tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập trong quá trình điều tra, truy tố được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Hồ sơ được hình thành từ khi có quyết định khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, hoàn tất hồ sơ chuyển cho Viện kiểm sát với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án. Như vậy, trước khi đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, các thành viên Hội 11
  18. đồng xét xử phải nghiên cứu và đánh giá toàn diện các chứng cứ trong hồ sơ vụ án hình sự, nếu thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên tòa được, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; để có cơ sở xét xử vụ án được chính xác điều luật quy định, Thẩm phán, Hội đồng xét xử có quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố. Như vậy, “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơthẩm là qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc thông qua việc tranh tụng công khai tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử phát hiện thấy thiếu chứng cứ quan trọng; bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án, nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; phạm tội khác nặng hơn;có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụngmà không thể khắc phục được tại phiên tòa và cần phải trả hồ sơ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, để có thể đưa ra phán quyết chính xác, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội”. 1.2. Đặc điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm Đặc điểm về chủ thể: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử); Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đặc điểm về căn cứ: Căn cứ vào khoản 1 Điều 280 BLTTHS thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp: 1/ Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 12
  19. BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; 2/ Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm; 3/ Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; 4/ Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Những căn cứ này được hướng dẫn chi tiết tại TTLT số 02/2017. Đặc điểm về hình thức: Căn cứ theo quy định tại Điều 9 TTLT số 02/2017 thì việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền ký theo quy định.Phần nội dung của quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi cụ thể vấn đề cần phải điều tra bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục, căn cứ pháp luật áp dụng. Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì quyết định cần nêu rõ các vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung trước chưa được điều tra bổ sung, hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu, hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.Trường hợp Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố về tội danh nặng hơn theo quy định tại khoản 3 Điều 298 của BLTTHS năm 2015, thì trong quyết định trả hồ sơ phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải được lập theo mẫu số 33-HS áp dụng trong trường hợp Thẩm phán được phân công nghiên cứu ra Quyết định trả hồ sơ hoặc mẫu số 34-HS áp dụng trong trường hợp Hội đồng xét xử ra Quyết định trả hồ sơ (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ- HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Đặc điểm về thủ tục: Theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTHS năm 2015, Tòa án phải gửi quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết 13
  20. định. Hội đồng xét xử qua quá trình thẩm định chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 hoặc Kiểm sát viên có đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thì HĐXX tiến hành nghị án. Sau khi thống nhất giữa các thành viên hội đồng xét xử thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 1.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử vụ án hình sự và một số nguyên tắc tố tụng hình sự 1.3.1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là những quy định cơ bản chung nhất, được ghi nhận trong BLTTHS và mang ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự, theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng phải triệt để tuân theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng, thực hiện đúng đắn các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giúp nâng cao việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, đảm bảo cho các giai đoạn tố tụng hình sự được diễn ra theo đúng trình tự quy định của pháp luật, giữ vững nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự [40, tr.15]. 1.3.2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân Nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp. Để đảm bảo quyền con người thì việc đảm bảo thực hiện đúng trình tự thủ tục tố tụng được quy định trong BLTTHS là việc rất quan trọng. Nếu cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không đảm bảo được sự khách quan, dẫn tới vi phạm nghiêm trọng tố tụng như việc dùng bức cung, nhục hình làm cho lời 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0