intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quy định pháp luật và thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn nói riêng và các địa phương nói chung trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG VĨNH PHÚ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG VĨNH PHÚ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TUẤN KHANH HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lương Vĩnh Phú
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. .......................................................................................................................10 1.1. Khái quát về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ .......10 1.2. Khái niệm, đặc điểm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ....................................................................................................13 1.3. Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ....................................................................................................15 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ....................................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................................31 2.1. Khái quát tình hình giao thông đường bộ và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ............................31 2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ........................................................................40 2.3. Đánh giá chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. ....................................................45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM ................56 3.1. Phương hướng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. .........................56
  5. 3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.....................................59 Tiểu kết chương 3.................................................................................................75 KẾT LUẬN .........................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 GTĐB Giao thông đường bộ 2 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 3 TNGT Tai nạn giao thông 4 QLNN Quản lý nhà nước 5 VPHC Vi phạm hành chính 6 TTGT Thanh tra giao thông 7 CSGT Cảnh sát giao thông 8 TNGTĐB Tai nạn giao thông đường bộ
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Tổng hợp số liệu về số vụ tai nạn giao thông đường bộ 2.1 trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam giai 33 đoạn từ 2015-2019. Số vụ vi phạm hành chính giao thông đường bộ đã 2.2 được xử phạt trên địa bàn Huyện Quế Sơn giai đoạn 36 2015 – 2019
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Số liệu thống kê đăng ký mới xe môtô, xe gắn máy trên 2.1 32 địa bàn Huyện Quế Sơn trong giai đoạn năm 2015-2019 Thống kê số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực 2.2 35 GTĐB giai đoạn từ năm 2007-2016 Thống kê số liệu độ tuổi người điều khiển phương tiện 2.3 gây tai nạn trên địa bàn Huyện Quế Sơn, giai đoạn 38 2015-2019 Thống kê số liệu khung thời gian xảy ra tai nạn trên địa 2.4 38 bàn Huyện Quế Sơn, giai đoạn 2015-2019 Bảng thống kê số tiền xử phạt VPHC trong lĩnh vực 2.5 GTĐB nộp KBNN trên địa bàn Huyện Quế Sơn giai 44 đoạn 2015-2019 Số liệu áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử 2.6 dụng giấy phép trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn 45 Huyện Quế Sơn giai đoạn 2015-2019 Biểu đồ thể hiện cơ cấu số vụ, số người chết và số 2.7 người bị thương trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh 46 Quảng Nam giai đoạn từ 2015-2019.
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông đường bộ (GTĐB) được coi là một lĩnh vực quan trọng, là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng quốc gia; cùng với đường sắt, đường thủy, đường không, chúng tạo thành mạch máu của sự phát triển đất nước. Ở phạm vi hẹp, giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, giao dịch giữa các chủ thể khác nhau của nền kinh tế. Còn ở tầm vĩ mô, hoạt động giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp đến an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc, đẩy mạnh giao lưu, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới [20, tr.08]. Là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, việc phát triển tốt GTĐB sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, đổi mới và phát triển đất nước [32, tr.01]. Thực tế GTĐB luôn là lĩnh vực ẩn chứa nguồn nguy hiểm cao độ thường phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn GTĐB do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây ra. Theo pháp luật các quốc gia phát triển thì nguồn nguy hiểm cao độ là “bất cứ sự vật chất nào được kéo, đẩy bằng máy móc (…) những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng…[4]” hay “các nhà máy chế tạo, nơi khai thác khoáng sản dễ gây cháy nổ, độc hại, phương tiện giao thông, vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ” (Bộ luật dân sự Nhật Bản) [14, tr.20-22]. Trong những năm qua, hiện tượng vi phạm pháp luật GTĐB ngày một gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông (TNGT) luôn có nguy cơ xảy ra, số vụ, số người chết, số người bị thương do TNGT luôn biến động khó lường theo chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) và ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Với những hậu quả của việc vi phạm pháp luật GTĐB ngoài việc gây mất TTATXH, thì TNGT đường bộ còn gây ra sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, lấy đi tương lai thế hệ trẻ của đất nước, làm tăng thêm nỗi lo, gánh nặng cho mỗi gia 1
  10. đình, cho mỗi địa phương và cho toàn xã hội, đồng thời ảnh hưởng to lớn đến tài chính của các địa phương [27, tr.08]. Do đó, vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) nói riêng trong nhiều năm trở lại đây luôn là vấn đề vô cùng nhức nhối của xã hội. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (C67) – Bộ Công an, hàng năm lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) cả nước xử phạt khoảng 5.000.000 trường hợp vi phạm pháp luật về GTĐB, thu về kho bạc nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng [41, tr. 48]. Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và của toàn xã hội, vấn đề trật tự, ATGTĐB ở nước ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực; tình hình VPPL trong lĩnh vực GTĐB được kéo giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội [42, tr.03]. Chính vì vậy, để giao thông được diễn ra thông suốt, đạt hiệu quả cao, Nhà nước cần tăng cường xử lí hành vi vi phạm nói chung và VPHC nói riêng. Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Quốc hội đã ban hành Luật Xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đáp ứng nhu cầu thực tiễn quản lý, tạo cơ sở pháp lý phòng chống các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên ngành [5]. Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ngày 30 tháng 12 năm 2019 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực kể từ 01 tháng 01 năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đến nay, Luật xử lí VPHC và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã đáp ứng sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đạt hiệu quả cao trong hoạt động đấu tranh phòng ngừa VPHC trong lĩnh vực này. Có thể nhận thấy trong thời gian qua, công tác xử phạt VPHC của các lực lượng chức năng đã có những cải thiện nhất định, tuy nhiên trên thực tế, với các quy định của pháp luật hiện hành, các lực lượng chức năng vẫn còn gặp những khó khăn nhất định trong công tác xử phạt. Vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt 2
  11. động xử phạt rất cần đến việc hoàn thiện những quy định liên quan đến hoạt động này [41, tr. 49]. Là tiểu vùng nằm trong “Cụm động lực số 2” theo Quy hoạch Vùng Đông tỉnh Quảng Nam bao gồm Duy Xuyên - Quế Sơn - Thăng Bình, có trục giao thông đối ngoại quan trọng Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi ngang qua, kết nối thành phố Đà Nẵng và Khu kinh tế mở Chu Lai [16, tr.29]. Vì vậy tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, bất cập của hoạt động này là một vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, với mục tiêu kéo giảm tình hình VPHC về trật tự, ATGTĐB trên địa bàn Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam là một yêu cầu cấp thiết. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong khoa học pháp lý Việt Nam các công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được các nhà lập pháp, nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu lý luận về xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đa số các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như khái niệm xử phạt VPHC, nguyên tắc xử phạt VPHC, các hình thức xử phạt VPHC, thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo TS Trương Diệu Loan thì Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là công tác của nghiệp vụ lực lượng CSGT, được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật và quy trình công tác của ngành Công an áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Luật GTĐB mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính, góp phần đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội [26, tr.29]. Đây là tài 3
  12. liệu quý giá để tác giả sử dụng nghiên cứu các vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong phạm vi Luận văn. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu: Bài viết “Một số ý kiến hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam” tác giả Đinh Phan Quỳnh đăng tải trên Tạp chí Nghề luật Số 2 năm 2017; Bài viết “Vài bình luận ngắn các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của tác giả Cao Vũ Minh đăng tải trên Tạp chí Khoa học pháp luật, số 04 (77) năm 2013; Luận án tiến sĩ Luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của Đinh Phan Quỳnh, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2018; Luận án Tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội năm 2015; Bài viết khoa học “ Tình hình vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cứu Long và phải pháp phòng chống” của Phạm Văn Beo đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 17b năm 2011 Thứ hai, các công trình nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đa số các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thực tiễn thi hành pháp luật tại các địa phương thông qua việc phân tích hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của cơ quan chức năng có thẩm quyền trong thời gian qua và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động xử phạt. Đồng thời, các tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và khắc phục những tồn tại trong công tác xử phạt của lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, và các chủ thể khác có liên quan khác. Đây là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả sử dụng nghiên cứu trong việc đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao 4
  13. hiệu quả thi hành pháp luật. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu: Luận văn thạc sĩ Luật học “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” của Phạm Quang Hưng, Học viện Hành chính Quốc gia năm 2016; Luận văn thạc sĩ Luật học“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” của Lê Thị Bích Ngọc, Học viện Khoa học xã hội năm 2018; Luận văn thạc sĩ Luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”của Nguyễn Văn Minh, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012; Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương” của Phạm Thị Mai Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014; Luận văn thạc sĩ luật hành chính hiến pháp “Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Tỉnh Phú Yên” của Bùi Ngọc Tuấn, Học viện hành chính quốc gia năm 2017; Luận văn thạc sĩ Luật học “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng “ của Hồ Thanh Hiền, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012; 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài các công trình nghiên cứu về về xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được các tác giả quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như khái niệm xử phạt VPHC; thẩm quyền xử phạt VPHC; thủ tục xử phạt VPHC theo pháp luật các quốc gia phát triển. Theo GS.TS Kikot, Viện Kinh tế và Luật Ivan Kushnir, Liên Bang Nga định nghĩa VPHC phải là một hành vi VPPL, hành vi đó được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan có thể bằng hành động (khai báo sai), hoặc không hành động (không khai báo), chứ nó không thể là suy nghĩ, nhận thức [42, tr.19]. Đây là một gợi mở rất quan trọng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng; đặc biệt bắt đầu từ ngày 20/08/2014, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Quốc tế về GTĐB (Convention on Road Traffic) và Công ước về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ (Convention on Road Signs and 5
  14. Signals). Trên tinh thần thực hiện các quy định của Công ước, bắt đầu từ tháng 8/2015, Việt Nam đã chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit – “IDP”) có giá trị tại 85 quốc gia là thành viên của công ước Vienna (1968). Các công trình tiêu biểu như: Bài viết “Global Administrative Law and the Legitimacy of Sanctions Regimes in International Law” của Elizabeth Nowlan đăng trên tạp chí của Yale Law School, J.D. expected 2012; Bài viết “Traffic laws in Nigeria: Fact or myth?” của Sokomba Alolade đăng trên Tạp chí The Magazine for the African lawyer. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quy định pháp luật và thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn nói riêng và các địa phương nói chung trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. - Nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam của các lực lượng chức năng trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về GTĐB. Đồng thời, đưa ra giải pháp nhằm kiềm chế TNGT, hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB, tăng cường hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
  15. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; công tác thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam của cơ quan có thẩm quyền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau: Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam Về thời gian: Khi nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam của các lực lượng chức năng trong thời gian qua. Luận văn lấy mốc từ năm 2016 - năm Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2016 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2016/NĐ-CP), bởi lý do Nghị định số 100/2019/NĐ-CP chỉ được ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình thực hiện đề tài, Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật lịch sử và duy vật biện chứng; Luận văn dựa trên các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao thông, phát triển hệ thống giao thông, an toàn giao thông (ATGT) và hành lang an toàn đường bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 7
  16. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Luận văn sử dụng các số liệu trên cơ sở thu thập qua sách báo, các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp; sử dụng nguồn số liệu từ và số liệu thu thập từ điều tra, phỏng vấn, phương pháp luật học…. nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam để chứng minh, đề xuất giải pháp và kiến nghị liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện, chi tiết những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Luận văn góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá thực tiễn xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Huyện Quế Sơn. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hữu quan Huyện Quế Sơn nói riêng và Tỉnh Quảng Nam nói chung. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường bộ 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 03 chương: 8
  17. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam 9
  18. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Khái quát về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật, các hành vi vi phạm hành chính xảy ra nhiều trong đời sống xã hội, và nhận được xử quan tâm của các nhà luật học, cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ, và cấp độ khác nhau. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính. Theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt thì VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [58, tr 504]. TS Nguyễn Thị Thủy định nghĩa: “ Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm hại trật tự xã hội, trật tự nhà nước, sở hữu tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mà không phải tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật [48, tr.208] . Khái niệm VPHC cũng đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam từ rất sớm; văn bản pháp luật đầu tiên thể hiện khái niệm này là Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 1989, theo đó VPHC được hiểu là: “hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính [43]” . Sau 05 năm thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính chứa đựng nhiều bất cập cần phải được sửa đổi thay thế trong đó có định nghĩa về VPHC, song điều đáng tiếc Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 10
  19. 1995 không có điều khoản nào xác định về quan niệm của VPHC. Ngày 2/7/2002 Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1995, tuy nhiên định nghĩa về VPHC mà pháp lệnh năm 2002 gián tiếp đưa ra so với định nghĩa về tội phạm hình sự theo BLHS còn rất chung chung, chưa nêu đầy đủ các dấu hiệu của VPHC. Hiện nay, khái niệm này được thể hiện rõ tại Luật xử phạt VPHC 2012, cụ thể như sau: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính [44] . Khi nói đến giao thông là nói đến “việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở [52, tr.381]”. Theo Luật GTĐB năm 2008 thì định nghĩa “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ [45]”. Giao thông đường bộ (GTĐB) là đòi hỏi có tính tất yếu, cần thiết của quá trình phát triển đời sống xã hội ở mỗi một xã hội và mỗi quốc gia. Sự phát triển của giao thông mang tính lịch sử và phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ nhất định. Theo tác giả GTĐB là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Khi xem xét GTĐB với tư cách là một hiện tượng xã hội. Dưới góc độ luật học hiện tượng GTĐB đang đặt ra những vấn đề pháp lý sau đây [27, tr.16] : Thứ nhất, GTĐB là một nhu cầu của con người trong xã hội. Nhưng những cá thể con người, tổ chức người nhất định không thể tự lo để thỏa mãn nhu cầu của mình. Đặc biệt là với nhu cầu phát triển kinh tế- xă hội thì chỉ có Nhà nước mới có thể có khả năng tổ chức, có tiềm lực kinh tế và là chủ sở hữu đất đai mới có thể xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB. Tuy rằng ở mức độ nào đó Nhà nước phải huy động sức dân, nhưng trách nhiệm thuộc Nhà nước. Trách nhiệm này mang tính pháp lý được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 11
  20. Thứ hai, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB luôn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật GTĐB. Nhà nước hướng dẫn và điều chỉnh các quan hệ này để các quan hệ này diễn ra có sự kiểm soát và “trong quy luật”. Thứ ba, các quan hệ trong hoạt động GTĐB được thực hiện bởi nhiều chủ thể với những mục đích kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh khác nhau. Cũng như các loại quan hệ xã hội khác, GTĐB cần được chế định hóa, quy phạm hóa và tiến tới pháp điển hóa do vậy đó là những lý do hết sức cơ bản để tạo ra sự ra đời của các văn bản pháp luật. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 ra đời đã tạo ra một “luật chơi” thống nhất, nhất quán, ổn định cho mọi tổ chức và cá nhân. Như vậy, có thể hiểu Luật GTĐB là tổng thể các quy định về quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB; phương tiện và người tham gia GTĐB; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về GTĐB. Pháp luật GTĐB là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB [17, tr.18]. Trong khoa học pháp lý, các định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB được các luật gia quan tâm, điều này được thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, thể hiện ở các sách chuyên khảo; giáo trình; luận văn; luận án cũng như các bài viết có liên quan. Theo TS. Đinh Phan Quỳnh thì VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá nhân có năng lực TNHC hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự, ATGTĐB mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [42, tr.35]. Theo tác giả, có thể hiểu một cách tổng quát, vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực GTĐB một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: Các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0