Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ THANH UYÊN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2023
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ THANH UYÊN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN QUANG BÌNH DƯƠNG - 2023 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Thị Thanh Uyên, học viên của Viện đào tạo sau đại học chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một, là tác giả của luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam”. Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang – Trưởng khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả thực hiện. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bình Dương, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Uyên ii
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu Chương trình Thạc sĩ Luật Kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một và trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tác giả trau dồi kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Xuân Quang - Trưởng khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là Giáo viên hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn ngắn, thực tiễn công tác không chuyên sâu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý quý báu từ quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn. Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Uyên iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ vii DANH MỤC BẢNG/BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài ......................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 3 2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................... 7 6.1. Đóng góp khoa học ......................................................................................... 7 6.2. Đóng góp về thực tiễn ..................................................................................... 7 7. Bố cục của luận văn.......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ................ 9 1.1. Khái quát về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp .......................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý .......................................................................... 9 iv
- 1.1.2. Khái niệm sản phẩm nông nghiệp .............................................................. 11 1.1.3. Khái niệm và vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ......................................................................... 12 1.2. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ....................................................................................... 21 1.2.1. Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ................................................................................................ 21 1.2.2. Xác lập quyền bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ......................................................................................... 24 1.2.3. Khai thác và bảo vệ quyền quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ................................................................................... 27 Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 38 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ........................................................................... 39 2.1. Kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam ........ 39 2.1.1. Thực tiễn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ................................................................................... 39 2.1.2. Thực trạng khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ......................................................................................... 43 2.2. Bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam và nguyên nhân ........................................................................................................ 48 2.2.1. Bất cập trong thực thi quy định về điều kiện bảo hộ ................................. 48 Thứ nhất, hoạt động xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý 48 Thứ hai, lựa chọn hình thức nhãn hiệu tập thể .................................................... 49 2.2.2. Bất cập trong thực thi quy định về quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ................................................................................................................... 51 2.2.3. Nguyên nhân phát sinh vướng mắc, bất cập ......................................... 54 v
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP .............................................................................................................. 57 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp .................................................. 57 3.1.1. Hoàn thiện quy định về đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ................................... 57 3.1.2. Hoàn thiện quy định về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý ............................ 58 3.1.3. Hoàn thiện quy định về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ..................................................................................................................... 60 3.1.4. Hoàn thiện quy định về kiểm soát chất lượng nông sản mang chỉ dẫn địa lý .............................................................................................................................. 61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp ...................... 63 3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp .... 63 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp .... 65 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp.................... 70 Kết luận Chương 3 ............................................................................................. 73 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... ix vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 SHTT Sở hữu trí tuệ 2 CDĐL Chỉ dẫn địa lý 3 SHCN Sở hữu công nghiệp 4 NHTT Nhãn hiệu tập thể 5 NHCN Nhãn hiệu chứng nhận 6 XXHH Xuất xứ hàng hóa 7 WTO Tổ chức thương mại thế giới 8 EU Liên minh Châu Âu vii
- DANH MỤC BẢNG/BIỂU ĐỒ STT Tên bảng 1 Sơ đồ 1.1. Quản lý Chỉ dẫn địa lý 2 Bảng 2.1. Số lượng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 3 Hình ảnh 2.2. Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc 4 Hình ảnh 2.3. Chỉ dẫn địa lý Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim 5 Bảng 2.4. Mô hình quản lý của một số CDĐL đã được cấp văn bằng bảo hộ viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài Các sản phẩm cùng loại được xuất xứ từ các vùng địa lý khác nhau thường có tính chất, chất lượng khác nhau. Như vậy, điều kiện tự nhiên và xã hội của một vùng địa lý nhất định đã làm nên đặc trưng về chất lượng của sản phẩm từ vùng địa lý đó, làm cho sản phẩm này khác biệt với sản phẩm cùng loại được xuất xứ từ các vùng địa lý khác. Từ xa xưa, người tiêu dùng đã biết chọn pho mai (fromage) có nguồn gốc từ Hà Lan, rượu vang có xuất xứ từ Bordeaux (một vùng địa lý thuộc Tây Nam nước Pháp), pha lê Bohemia (thuộc Cộng hòa Séc), đồng hồ Thụy Sĩ, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), bưởi Đoan Hùng... do chất lượng và danh tiếng của các sản phẩm đến từ các vùng địa lý mang lại1. Ở nước ta, Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành lần đầu tiên năm 2005 và sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, 2019, 2022, cùng một số Nghị định hướng dẫn thi hành đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), góp phần hoàn thiện và giải quyết được những đòi hỏi thực tế liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL) nói riêng. Xét về khía cạnh pháp lý, bảo hộ CDĐL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bảo hộ CDĐL không chỉ trao cho các chủ thể quyền được ngăn cấm những người không có thẩm quyền sử dụng CDĐL, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà còn tạo ra công cụ pháp lý để nhà sản xuất chống lại các hành vi giả mạo CDĐL. Từ đó, nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Điều này còn mang ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia có nền nông nghiệp là lợi thế như Việt Nam. Bởi ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản vẫn đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng: vừa đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, tạo 1 Đỗ Thị Diện (2016), “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của Mỹ, Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật. Số 2/2016, tr. 66 - 71. 1
- việc làm, vừa giúp tăng thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Bên cạnh những lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên với rất nhiều những sản đặc sản vùng miền có giá trị kinh tế cao, Việt Nam có truyền thống làm nông nghiệp, thủ công nghiệp từ hàng nghìn năm nay với lực lượng lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm. Thêm vào đó, với những tác động tích cực từ chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, lĩnh vực đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, các sản phẩm nông nghiệp và thủ công đang dần trở thành những hàng hóa có giá trị kinh tế cao, trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực để thu ngoại tệ. Nếu trên thế giới có những sản phẩm tự nhiên như: Champagne, Cognac, Habanos, Havana, Porto thì Việt Nam chúng ta cũng có thể tự hào với những sản phẩm như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, chè xanh Mộc Châu,... Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12/2017, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016. Bộ cũng xác định rõ thị trường trọng tâm của Việt Nam trong những năm tới vẫn sẽ là Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc2. Trong thời kì hội nhập hiện nay, CDĐL dần trở thành một bộ phận vô hình của sản phẩm, góp phần làm gia tăng giá trị cho sản phẩm, vì thế bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL là cách giúp các sản phẩm địa phương vươn ra thị trường toàn cầu mà vẫn giữ được bản sắc3. Nhìn chung, hệ thống pháp lý về quyền SHTT của Việt Nam nói chung và quyền SHCN đối với CDĐL nói riêng đã dần được hoàn thiện, phần nào bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền SHCN đối với CDĐL hiện hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, những năm qua có nhiều CDĐL được coi là “nổi tiếng” của Việt Nam bị “đánh cắp” ở nước ngoài, điển hình như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm 2 Đỗ Minh (2018), “Xác định hướng đi cho nông sản Việt”, http://www.vaas.org.vn/xac-dinh-huong-di-cho- nong-san-viet-a17638.html, truy cập tháng 7/2023. 3 Lê Thị Thu Hà (2011), “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm đặc sắc của địa phương”, Nxb Thông tin và Truyền thông, tr.40. 2
- Phú Quốc4. Thực trạng này xuất phát từ cơ chế bảo hộ của nước ta đối với CDĐL còn chưa thực sự chặt chẽ trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Từ tất cả các lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp. 2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp; Thứ hai, phân tích và đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp; Thứ ba, làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam; 4 Báo Tin nhanh chứng khoán (2016), “Nguy cơ thương hiệu Việt tiếp tục bị đánh cắp”; xem tại: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nguy-co-thuong-hieu-viet-tiep-tuc-bi-danh-cap-post139893.html; truy cập tháng 7/2023 3
- Thứ tư, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp là gì? Thực hiện bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp trên thực tiễn sẽ mang đến những giá trị như thế nào cho chủ sở hữu quyền SHTT và cộng đồng. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp như thế nào? Có tồn tại hạn chế gì? Những giải pháp nào có thể góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chỉ dẫn địa lý là chế định pháp lý về SHTT đã được các nhà luật gia quan tâm trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp lại tương đối ít ỏi. Tuy nhiên cũng có thể kể đến một số công trình tiêu biểu có liên quan: Thứ nhất, nhóm các luận văn - Vũ Thị Thu Hà (2021), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực tiễn thi hành tại tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lí và thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. - Nguyễn Cường (2017), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hiện hành bảo 4
- hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản. Thứ hai, nhóm các bài viết khoa học - Phạm Thị Hiền, Chu Thị Thanh An (2015), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu và cơ hội cho Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12, tr. 25 - 33. Bài viết đã làm rõ vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý, so sánh một số tiêu chí bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Liên minh châu Âu và Việt Nam, qua đó nhận định về cơ hội đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. - Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng (2020), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17, tr. 50-56. Bài viết đã phân tích các điểm hạn chế của pháp luật liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lí và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả của hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lí cho nông sản Việt Nam, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. - Nguyễn Thúy Hằng (2020), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý theo yêu cầu của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 7, tr. 10-14. Bài viết đã phan tích yêu cầu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lí của Hiệp định EVFTA; đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thi hành. - Nguyễn Thị Nguyệt (2021), Hoàn thiện các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22, tr. 22-26; truy cập tại, http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210907/Hoan-thien-cac-quy- dinh-cua-phap-luat-so-huu-tri-tue-ve-quyen-su-dung-chi-dan-dia-ly.html. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đã làm rõ khái niệm về chỉ dẫn địa lý và ý nghĩa của việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trong hoạt động thương mại; phân tích thực trạng các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về sử dụng chỉ dẫn địa lý, tập trung vào hai 5
- vấn đề chính: chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, điều kiện và thủ tục để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp theo Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022) và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ thời điểm Luật SHTT năm 2005 có hiệu lực thi hành trên thực tiễn (1/7/2006) cho đến hiện tại. - Về không gian: Trên địa bàn nước Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích và thống kê, tổng hợp để hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu. Như làm rõ các vấn đề về lý luận, thuật ngữ và các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp. - Phương pháp so sánh luật học để đối sánh các quy định pháp luật Việt Nam và một số quy định pháp luật các quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp đưa ra những nhận định; từ đó tạo cơ sở khoa học pháp lý cho đề xuất hoàn thiện pháp luật. - Phương pháp thống kê (số liệu thứ cấp) và nghiên cứu điển hình được sử dụng để thu thập thông tin một số vụ án cụ thể, xác định một số vướng mắc, khó khăn, 6
- bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp. 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Đóng góp khoa học Thứ nhất, luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị về cơ sở lý luận trong bảo hộ quyền hộ quyền SHCN đối với CDĐL. Thứ hai, luận văn cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ thống quy định pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL. Thứ ba, luận văn cung cấp góc nhìn khoa học về thực tiễn thực hiện pháp luật qua đó chỉ ra một số những “bất cập” trong các quy định này. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp. 6.2. Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp, các nhà quản lý trong hoạt động xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về SHTT. Bên cạnh đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL cho sản phẩm nông nghiệp. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau: Chương 1: Tổng quan về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp. Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp. 7
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp. 8
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indication) là khái niệm xuất phát từ Pháp ở những năm đầu thế kỷ 20 và trở nên phát triển rộng rãi trên thế giới sau này. Năm 1992 Cộng đồng chung Châu Âu ban hành Quy chế 2081/92 thì CDĐL được sử dụng để chỉ tên một vùng, một khu vực hay một quốc gia mô tả sản phẩm bắt nguồn từ địa điểm đó. Chất lượng hay danh tiếng của sản phẩm này có do đặc điểm địa lý gắn với những đặc tính vốn có, có thể là sự kết hợp yếu tố do con người tạo ra. Trong các giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm thì yếu tố liên kết với vị trí địa lý phải luôn xuất hiện5. Theo Thỏa ước Lisbon năm 1958 được sửa đổi bổ sung năm 1979 thì CDĐL được biết đến dưới thuật ngữ “Tên gọi xuất xứ” (Appellation of origin) và định nghĩa là “Tên gọi địa lý của vùng, khu vực, quốc gia nơi sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm đó mang tính chất, chất lượng đặc thù của môi trường địa lý bao gồm yếu tố tự nhiên và con người”6. Vào ngày 15/12/1993 Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) đã công nhận quyền SHTT trong lĩnh vực thương mại, tiền đề cho bảo vệ CDĐL và tên gọi xuất xứ trên thế giới, trong các văn kiện về nội dung này thì thuật ngữ CDĐL được sử dụng không tạo ra sự nhầm lẫn với các khái niệm khác được chỉ ra trong các hiệp định trước. WTO đã đưa ra khái niệm trong đó không có sự phân biệt giữa các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp hay hàng hóa thủ công và sản xuất công nghiệp, nhưng không áp dụng cho loại hình dịch vụ. Theo quy định tại 5 Daniele G, Tim.J, William.K, Bernard.O, May.T.Y (2009), Guide to geographical indications, linking products and their orgins, International Trade Centre. 6 Điều 2 Thỏa ước Lisbon về đăng ký quốc tế và bảo hộ tên gọi xuất xứ năm 1958, sửa đổi bổ sung năm 1979. 9
- Điều 22.1 Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS): “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ một khu vực hoặc một địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Có thể kể đến một số sản phẩm như rượu Tequila của Mexico, vang Bordeau của Pháp,... TRIPS không quy định giới hạn việc sử dụng CDĐL là tên một địa danh, mà những biểu tượng, hình ảnh gợi lên nguồn gốc địa lý, quốc kỳ,... cũng được công nhận. Theo định nghĩa này thì một sản phẩm được mang chỉ dẫn địa lý là sản phẩm phải có ba điều kiện: Thứ nhất, các chỉ dẫn này có thể là dấu hiệu bất kỳ (từ ngữ, hình ảnh) miễn là qua đó có thể chỉ ra được hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bắt nguồn từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc khu vực địa phương nào của lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên dấu hiệu trên hàng hóa phải liên quan đến một quốc gia cụ thể hoặc một địa phương, khu vực của một quốc gia cụ thể đến mức qua dấu hiệu người tiêu dùng biết được hàng hóa bắt nguồn từ đâu. Thứ hai, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc từ quốc gia hoặc từ khu vực địa phương mà hàng hóa đó được xác định mang chỉ dẫn địa lý. Thứ ba, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do quốc gia hay khu vực địa phương đã được chỉ dẫn là nơi hàng hóa bắt nguồn quy định7. Tại Việt Nam, trước khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, CDĐL được quy định dưới thuật ngữ “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Theo Bộ luật Dân sự năm 1995, “tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”. 7 Đỗ Thị Diện (2016), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của Mỹ, Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nghề Luật. Số 2/2016, tr. 66 - 71. 10
- Khi Luật SHTT năm 2005 được ban hành, CDĐL được hiểu là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật SHTT, có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2019 và Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25/6/2019 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2019 vẫn giữ nguyên định nghĩa về CDĐL của các văn bản luật trước đây: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Luật SHTT sửa đổi năm 2022 đã định nghĩa lại và bổ sung khái niệm CDĐL đồng âm. Cụ thể, Luật SHTT sửa đổi năm 2022 đảo dấu hiệu pháp lý “nguồn gốc địa lý” lên trước “sản phẩm” có nguồn gốc địa lý đó. Theo đó, Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi năm 2022 nêu rõ “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể". Theo đó, CDĐL được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Gốm sứ Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, ... 1.1.2. Khái niệm sản phẩm nông nghiệp Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi nông sản8. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO là tất cả các sản phẩm được liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế. Với cách hiểu này, nông sản gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:9 8 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết của Việt Nam, tr.3 |http://chongbanphagia.vn/files/1-9%20nong%20nghiep_0.pdf| (truy cập ngày 15/5/2013) 9 Phụ lục 1, Hiệp định Nông nghiệp của WTO năm 1995, [http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh- nong- nghiep] (truy cập ngày 15/5/2013) 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 108 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 77 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn