Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 10
download
Mục đích của Luận văn nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền của lao động nữ, pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ. Trên cơ sở đó luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢO VỆ QUYỀN LAO ĐỘNG NỮ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế ĐẶNG NHẬT HẢI Hà Nội-2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Đặng Nhật Hải Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Cảnh Hà Nội-2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN Đặng Nhật Hải
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Cảnh, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo, các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Luận văn. Trong khuôn khổ của một Luận văn, đề tài này không thể giải quyết toàn bộ các vấn đề một cách trọn vẹn, vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi có nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.1. Một số khái niệm liên đến lao động nữ và quyền của lao động nữ ................6 1.1.1. Khái niệm lao động nữ.....................................................................................6 1.1.2. Khái niệm quyền của lao động nữ .............................................................7 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ ...................8 1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ lao động nữ ..............................................................8 1.2.2. Quyền được bình đẳng về cơ hội làm việc, thu nhập ...................................10 1.2.2.1. Bình đẳng về cơ hội làm việc .............................................................10 1.2.2.2. Bình đẳng về thu nhập .......................................................................13 1.2.3. Quyền làm mẹ .................................................................................................14 1.2.4. Quyền nhân thân ............................................................................................17 1.2.4.1. Quyền đảm bảo sự an toàn về sức khỏe, về tính mạng của lao động nữ18 1.2.4.2. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của lao động nữ ...............19 1.2.5. Các điều kiện bảo vệ quyền của lao động nữ ...............................................22 1.2.6. Các biện pháp cơ bản bảo vệ quyền của lao động nữ .............................24 1.2.6.1. Biện pháp kinh tế ...............................................................................24 1.2.6.2. Biện pháp liên kết và thông qua tổ chức để tự bảo vệ .......................25 1.2.6.3. Biện pháp tư pháp ..............................................................................27
- iv CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH ....................29 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ ................29 2.1.1. Quyền bình đẳng về cơ hội làm việc và thu nhập....................................29 2.1.1.1. Quyền bình đẳng về cơ hội làm việc ..................................................29 2.1.1.2. Quyền bình đẳng về thu nhập ............................................................33 2.1.2. Quyền làm mẹ .................................................................................................36 2.1.2.1. Về bảo vệ sức khỏe sinh sản của lao động nữ ...................................36 2.1.2.2. Về bảo đảm việc làm cho lao động nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ ............................................................................................................38 2.1.2.3. Về bảo đảm thời gian nghỉ thai sản cho người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ ........................................................................................40 2.1.3. Quyền nhân thân ............................................................................................43 2.1.3.1. Quyền về an toàn tính mạng và sức khỏe của lao động nữ ...............43 2.1.3.2. Về danh dự, nhân phẩm của lao động nữ ..........................................46 2.1.4. Các biện pháp cơ bản bảo vệ quyền của lao động nữ ..................................48 2.1.4.1. Biện pháp kinh tế................................................................................49 2.1.4.2. Biện pháp liên kết và thông qua tổ chức để tự bảo vệ .......................50 2.1.4.3. Biện pháp tư pháp ..............................................................................51 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lao động nữ tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................53 2.2.1. Tổng quan về thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh...................................53 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................53 2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................54
- v 2.2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lao động nữ ......................................................55 2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................57 2.2.2.1. Bảo vệ quyền được đảm bảo làm việc, thu nhập của lao động nữ ....57 2.2.2.2. Bảo vệ quyền làm mẹ .........................................................................60 2.2.2.3. Bảo vệ quyền nhân thân .....................................................................62 2.2.2.4. Các biện pháp cơ bản bảo vệ quyền của lao động nữ .......................64 2.2.3. Đánh giá chung .........................................................................................65 2.2.3.1. Kết quả đạt được của thành phố Uông Bí trong việc bảo vệ quyền lao động nữ ...........................................................................................................65 2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .........................................................67 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH ...........72 3.1. Định hướng nâng cao khả năng bảo vệ quyền của lao động nữ trong bối cảnh hiện nay ...........................................................................................................72 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động bảo vệ quyền của lao động nữ ..............................................................................................................................74 3.3. Một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ................................79 3.3.1. Giải pháp thực hiện tốt các quy định về quyền làm mẹ ..........................79 3.3.2. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của các bên ..................................79 3.3.2.1. Đối với lao động nữ ................................................................................79 3.3.2.2. Đối với các chủ thể khác ....................................................................80 3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn ................................83 3.3.4. Giải pháp phát triển kinh tế tạo việc làm .................................................84
- vi KẾT LUẬN ...............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động HĐND Hội đồng Nhân dân LLLĐ Lực lượng lao động NLĐ Người lao động NLĐN (LĐN) Người lao động nữ (Lao động nữ) NSDLĐ Người sử dụng lao động TP Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân LHQ Liên hợp quốc CHR Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc ILO Tổ chức Lao động quốc tế CEDAW Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ với các nội dung: Một số khái niệm liên quan đến lao động nữ và quyền của lao động nữ; vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền của lao động nữ; quyền của lao động nữ xem xét trên các phương diện: quyền của lao động nữ, quyền được bình đẳng về cơ hội việc làm, thu nhập, quyền làm mẹ, quyền nhân thân. Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ với các nội dung: quyền được bình đẳng về cơ hội làm việc và thu nhập, quyền làm mẹ, quyền nhân thân và nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với các nội dung: tổng quan về thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lao động nữ; thực trạng bảo vệ quyền của lao động nữ trên thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trên các nội dung: Bảo vệ quyền được đảm bảo làm việc, thu nhập, bảo vệ quyền làm mẹ, bảo vệ quyền nhân thân; những thành tịu đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của thực trạng bảo vệ quyền lao động nữ ở thành phố Uông Bí. Luận văn đưa ra một số định hướng, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao động nữ trong bối cảnh hiện nay, một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ và đưa ra một số giải pháp thực thi pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, phụ nữ luôn là một bộ phận đóng vai trò không thể thiếu đối với gia đình và xã hội. Chiếm một phần hai dân số thế giới, phụ nữ được coi là bộ phận quan trọng trong hệ thống lao động nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần thúc đẩy sự tiến bộ của thế giới nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng. Điều này cho thấy vị trí, tầm quan trọng của người phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng trong xã hội. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường và khoa học, công nghệ ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày một nâng cao thì ý thức bảo vệ quyền lợi cho nữ giới - phái yếu trong xã hội được xem là một trong những vấn đề có yếu tố nền tảng của xã hội, là trách nhiệm của toàn thể nhân loại. Do đó, bên cạnh việc thực hiện những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã dần hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ. Tiêu biểu là sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1994, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, các chương trình, mục tiêu quốc gia về phụ nữ… Cùng với xu thế hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế trên thế giới, lao động nữ đã có những đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên với những quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, cùng với những quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ”, đồng thời do những đặc điểm khác biệt về sức khỏe, giới tính, thể lực và xuất phát từ những đặc điểm riêng về giới nên quyền lợi của lao động nữ nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần được hỗ trợ bằng các quy định đặc thù của pháp luật, pháp luật cần có những cơ chế, biện pháp riêng đối với lao động này để quyền của lao động nữ được thực thi trên thực tế. Hiện nay, những quyền cơ bản của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. BLLĐ năm 2012 ra đời đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền của lao động nữ nhằm đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt với lao động nam. Không thể phủ nhận rằng, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của lao động
- 2 nữ trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện đáng kể nhưng về cơ bản quy định về bảo vệ quyền lao động nữ còn thiếu tính linh hoạt, nhiều quy định chưa được thực hiện triệt để, trong quá trình thực hiện, một số quy định vẫn còn những thiết sót, chưa phù hợp với thực tiễn gây ảnh hưởng tới quyền lợi của lao động nữ. Cùng với sự nỗ lực chung của cả nước trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ, trên địa bàn Thành phố Uông Bí trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nói chung, trong đó có việc thực hiện pháp luật lao động về nữ giới, nhất là bảo vệ lao động nữ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở và các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện một cách nghiêm túc. Phụ nữ đã tham gia ngày càng nhiều trong hoạt động tại các cơ quan, đơn vị cũng như trong các hoạt động xã hội, nhiều người đã được bố trí giữ các cương vị chủ chốt trong bộ máy của hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp, tổ chức… tiếng nói, tầm ảnh hưởng của nữ giới cũng như lao động nữ trong các hoạt động xã hội trên địa bàn Thành phố ngày càng được mở rộng… Mặc dù vậy, thực tế tình trạng phân biệt đối xử đối với lao động nữ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp…trên địa bàn Thành phố vẫn tồn tại và việc bảo đảm, bảo vệ quyền của lao động nữ vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo quyền của LĐN được thực thi trên thực tiễn một cách đầy đủ, như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12, 2010 của tác giả Nguyễn Đức Minh về Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người; Dự án đa quốc gia, Bộ tài liệu tập huấn, năm 2010 về Quyền lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Luận án Thạc sĩ luật học 2013 của tác giả Vũ Thị Thảo, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, với đề tài Bảo vệ lao động nữ theo pháp luật Việt Nam... và nhiều nghiên cứu khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về bảo vệ quyền của LĐN trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thi
- 3 hành tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” để làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ luật học, ngành Luật kinh tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền của lao động nữ, pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ. Trên cơ sở đó luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, Luận văn có các nghiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận như: khái niệm liên quan đến lao động nữ và quyền của lao động nữ, nội dung của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ (gồm có pháp luật bảo đảm quyền của lao động nữ và pháp luật về biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ). - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi bảo đảm và bảo vệ quyền của lao động nữ tại Thành phố Uông Bí, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế đó. - Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam về bảo vệ quền của lao động nữ, thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn được triển khai nghiên cứu theo nghĩa rộng của “bảo vệ quyền của lao động nữ”, nghĩa là không chỉ tập trung vào nghiên cứu việc
- 4 bảo vệ quyền của lao động nữ khi bị vi phạm mà còn nghiên cứu các nội dung pháp luật về đảm bảo quyền của lao động nữ. Trong đó tập trung vào hai nội dung chính: bảo đảm quyền của lao động nữ và các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ. Do hạn chế về thời gian, Luận văn tập trung nghiên cứu vào các nhóm quyền cơ bản của lao động nữ là: quy định về việc làm, thu nhập; quy định về quyền làm mẹ, quyền nhân thân, các biện pháp cơ bản bảo vệ quyền lao động nữ. - Về không gian, thời gian: Luận văn triển khai nghiên cứu việc thực hiện các quy định về bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam tại một số một số cơ quan hành chính, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2018. Khi đề xuất giải pháp, Luận văn đề xuất giải pháp từ nay đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin như: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: Phương pháp so sánh luật học chủ yếu được sử dụng trong Chương 1, từ đó chỉ ra những hạn chế trong chương 2 và đề ra các giải pháp trong chương 3 của Luận văn. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở hầu hết các chương mục của Luận văn, nhằm phân tích làm rõ các luận điểm và đi đến tổng kết, rút ra kết luận nghiên cứu. Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong Chương 2, nhằm làm rõ thực trạng bảo vệ quyền của lao động nữ tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- 5 5.1. Ý nghĩa lý luận: Làm rõ các nội dung liên quan đến quyền của lao động nữ cũng như pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ, qua đó đánh giá thực trạng bảo vệ quyền của lao động nữ tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đưa ra được những hạn chế cũng như bất cập trong pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ tại thành phố Uông Bí, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Một số định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LAO ĐỘNG NỮ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ 1.1. Một số khái niệm liên đến lao động nữ và quyền của lao động nữ 1.1.1. Khái niệm lao động nữ Lao động là nhân tố quyết định đối với sự phát triển xã hội loài người. Theo Ăng-ghen thì lao động đã tạo ra chính bản thân con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong đó, nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ngày càng nhiều và thường làm nhiều công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn nam giới. Lao động nữ mang những đặc tính về sức khỏe, tâm sinh lý riêng mà chỉ bản thân LĐN mới có, điều đó tạo nên sự khác biệt giữa lao động nam và LĐN, do đó pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật lao động các nước nói riêng luôn có những cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo đầy đủ nhất quyền lợi cho nhóm lao động đặc thù này. Như vậy, có thể xem xét khái niệm LĐN dưới các góc độ sau: Thứ nhất, xét về mặt sinh học thì LĐN là người lao động có “giới tính nữ”. Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người hay toàn bộ những người trong xã hội một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở. Sự xác định giới tính này là đặc điểm riêng biệt nhất để phân biệt nam và nữ và chỉ có người phụ nữ mới có thiên chức làm mẹ, có khả năng mang thai và sinh con. Thứ hai, xét về mặt pháp lý thì LĐN là “người lao động”, là người làm công ăn lương. Về mặt bản chất, LĐN khi tham gia quan hệ lao động được xác định là người lao động, nghĩa là họ có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận cho họ có quyền được làm việc, được trả công và được thực hiện những nghĩa vụ của người lao động. Năng lực hành vi lao động là khả năng của cá nhân bằng chính hành vi của mình trực tiếp tham gia các quan hệ lao động, tự hoàn thành mọi nhiệm vụ, gánh vác nghĩa vụ và hưởng mọi quyền lợi của người lao động. Như vậy, lao động nữ được hiểu là người lao động có những đặc điểm riêng biệt so với lao động nam về tâm sinh lý và thể lực, mang những đặc trưng riêng về
- 7 giới khi tham gia quan hệ lao động. 1.1.2. Khái niệm quyền của lao động nữ Thế giới có nhiều văn kiện quy định bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của người LĐN nói riêng: Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 xác nhận những nhân quyền cơ bản, tôn trọng các quyền tự do, phẩm cách và giá trị con người cũng như quyền bình đẳng nam nữ để đảm bảo sự thừa nhận này được thực thi trên bình diện quốc gia và quốc tế. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của Liên hợp quốc quy định việc nam và nữ có quyền bình đẳng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa đồng thời cần dành sự bảo hộ đặc biệt cho các bà mẹ trong một khoảng thời gian thích đáng trước và sau khi sinh con, trong khoảng thời gian đó, các bà mẹ cần được nghỉ có lương hoặc nghỉ với đầy đủ các phúc lợi an sinh xã hội. Công ước CEDAW- Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women) là văn kiện quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ và xây dựng một chương trình hành động nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ …Tất cả những văn kiện đó đều không nằm ngoài mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội, bảo vệ các quyền lao động và quyền con người của người lao động, đặc biệt là LĐN (Đặng Thị Thơm, Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ, 2016). Khi nói đến quyền của phụ nữ là nói đến quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về nguyên tắc, quyền phụ nữ phụ thuộc vào thành quả của quá trình biến đổi, phát triển của xã hội và việc thừa nhận bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền của phụ nữ là điều kiện không thể thiếu đối với việc bảo đảm và thực hiện các quyền của con người và quyền của cộng đồng dân tộc, quốc gia, quốc tế nói chung. Quyền phụ nữ cũng có tất cả những đặc trưng của quyền con người như tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể chia cắt… Quyền phụ nữ vừa là sản phẩm của phát triển và tiến bộ xã hội, cũng đồng thời là kết quả được tạo ra từ sự nỗ lực, tự giải phóng, tự đấu tranh của phụ nữ. Quyền lao động và quyền của LĐN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quyền lao động vừa là quyền con người đồng thời cũng là quyền cơ bản của công
- 8 dân được Hiến pháp và pháp luật lao động ghi nhận và bảo vệ. Quyền của LĐN là sự cụ thể hóa quyền lao động đối với LĐN căn cứ vào yếu tố đặc thù của giới. Quyền của LĐN là khả năng mà pháp luật cho phép LĐN được tiến hành hay đó là thước đo hành vi được phép của LĐN trong quan hệ lao động với mục đích thỏa mãn lợi ích của mình và được bảo đảm bởi nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng lao động hoặc Nhà nước. Quyền của LĐN được quy định để tạo điều kiện cho LĐN được phát triển mọi tiềm năng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ cả về vật chất và tinh thần. Quyền của LĐN là một phạm trù pháp lý có giới hạn. Bởi trong một quan hệ pháp luật cụ thể thì quan hệ lao động bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của người sử dụng lao động và ngược lại nên để đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thì bên cạnh việc thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho mình, LĐN còn phải thực hiện các nghĩa vụ nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể đối tác trong cùng quan hệ pháp luật. Như vậy, Quyền của lao động nữ là khả năng pháp lý mà Nhà nước thừa nhận và quy định cho lao động nữ có chú ý đến đặc thù về giới trong lĩnh vực lao động, việc làm và các vấn đề liên quan, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định. 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ 1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ lao động nữ Xã hội ngày càng phát triển thì phụ nữ càng khẳng định được vai trò của mình, LĐN đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. LĐN luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, LĐN là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người, LĐN còn “sản xuất” ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Ngoài ra, nền văn hóa dân gian của bất kì đất nước hay dân tộc nào cũng có sự tham gia của đông đảo phụ nữ bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao động như nam giới thì LĐN còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ nên có những đặc điểm riêng về sức khỏe, tâm sinh lý, do đó việc bảo vệ quyền của LĐN là hết sức cần thiết, điều này xuất phát từ những lý do sau đây:
- 9 Xét về thể lực, do những đặc thù không thể thay đổi về cấu trúc cơ thể, so với lao động nam thì LĐN thường gặp nhiều trở ngại về sức khoẻ, cũng như độ dẻo dai do những ảnh hưởng của giới tính, điều này vô hình chung đã hạn chế quyền được tham gia lao động bình đẳng với nam giới. Bù lại so với lao động nam thì LĐN lại khéo léo, bền bỉ, kiên trì hơn trong công việc, do đó những công việc mang vác nặng nhọc thường do lao động nam đảm nhận còn những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo do LĐN đảm nhận. Mặc dù ngày nay, quyền bình đẳng giữa hai giới đã được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ nhưng trong suy nghĩ của NSDLĐ cũng như đa phần mọi người đều cho rằng nam giới nhanh nhạy hơn cũng như khả năng tiếp cận công việc nhanh hơn nữ giới. Về mặt tâm lý, nhất là các nước Châu á, đa phần là những phụ nữ sống ở thành phố, đã tiếp thu những luồng tư tưởng mới, phù hợp với sự phát triển hiện đại của kinh tế - xã hội thì vẫn còn một bộ phận LĐN chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, mang nặng tâm lý trọng nam kinh nữ, do đó người phụ nữ ít được tham gia vào các quan hệ xã hội, ít được học hành. Trong thực tế đời sống hiện nay thì tư tưởng đó gần như đã được xóa bỏ, vị thế của người LĐN được nâng cao và vai trò của họ đã được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên ở một số nơi phụ nữ vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn, như một số vùng nông thôn hay các tỉnh miền núi nhiều phụ nữ vẫn không có việc làm hoặc phải làm những công việc nặng nhọc, quá sức. Một số doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước không muốn tiếp nhận LĐN vào làm việc; trên các thông tin đăng tuyển việc làm trên mạng xã hội, nhiều doanh nghiệp còn chú thích rõ: chỉ tuyển lao động nam. Giải thích về vấn đề này các doanh nghiệp thường ngụy biện rằng do yêu cầu công việc nên không tuyển LĐN, hoặc số lượng nhân viên đã đủ LĐN nên không tuyển. Mặc dù thực tế cho thấy LĐN hoàn toàn có thể làm các công việc này, có khi còn làm tốt hơn nam giới. Chính vì những đặc điểm trên dẫn tới vị thế của LĐN khá thấp trong quan hệ lao động: so với nam giới, sự khác biệt khá lớn về thể lực cũng như tâm sinh lý gây khó khăn cho LĐN, hơn nữa do sức khỏe yếu hơn lao động nam nên trong quá trình tham gia lao động, LĐN dễ có khả năng bị ốm, mắc các bệnh nghề nghiệp cao hơn, nhất là đối với môi trường lao động độc hại, nguy hiểm. Chính yếu tố này
- 10 cũng hạn chế sự lựa chọn việc làm trong những ngành độc hại - những ngành có thu nhập cao, hạn chế cơ hội tuyển dụng của đối tượng này. Bên cạnh đó, sự bất ổn định về công việc của LĐN cũng cao hơn lao động nam bởi do thiên chức làm mẹ, người LĐN phải nghỉ sinh, hoặc chăm sóc con cái khi đau ốm, bệnh tật… điều này làm gián đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp nên NSDLĐ thường mang tâm lý ngại sử dụng LĐN. Quan niệm về bất bình đẳng giới đã tồn tại hàng ngàn năm qua nên để xoá bỏ không phải đơn giản. Chính những đặc trưng riêng về xã hội cùng những bất cập còn tồn tại làm cản trở NLĐ trong tiến trình giải phóng bản thân, năng lực để đóng góp cho xã hội. Vì vậy, cần bảo vệ quyền của LĐN để đảm bảo sự phân công hợp lý LĐN trong các ngành nghề, giúp họ vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình. 1.2.2. Quyền được bình đẳng về cơ hội làm việc, thu nhập 1.2.2.1. Bình đẳng về cơ hội làm việc Quyền có việc làm được coi là quyền hiến định trong pháp luật quốc tế, cụ thể, Điều 23 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 ghi nhận: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm...”; trong Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 cũng xác định các yếu tố của quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn và chấp nhận việc làm. Quyền có việc làm chính là tiền đề, điều kiện quan trọng để thực hiện các quyền khác của NLĐ nói riêng và các quyền của con người nói chung. Quyền phụ nữ, quyền bình đẳng là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời là những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng. Thực chất của việc thực hiện quyền của LĐN là tạo ra khuôn khổ pháp lý và đạo lý khẳng định các quyền được đối xử công bằng, bình đẳng xã hội của LĐN và tạo điều kiện cơ hội để LĐN có đủ năng lực thực hiện các quyền đó. Trong thế giới hiện đại, xu hướng phát triển của luật quốc tế về quyền con người đang ngày càng tăng và mở rộng quyền bình đẳng cho phụ nữ. Công ước CEDAW được xây dựng nhằm bảo vệ ở phạm vi rộng lớn các quyền của phụ nữ. Khái niệm bình đẳng trong các công ước quốc tế về quyền con người mang một ý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 311 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 347 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 126 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 231 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 136 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 89 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 35 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 68 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 194 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 125 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn