intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân qua thực tế thi hành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGĐ, CN và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quản Ninh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGD, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân qua thực tế thi hành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế LÊ TUẤN ANH Hà Nội - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Học viên Cao học: Lê Tuấn Anh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Hà Nội - 2019
  3. i LỜI CẢM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn có trích nguồn rõ ràng, đầy đủ, các kết quả nghiên cứu là xác thực và trung thực của tác giả. Tác giả luận văn Lê Tuấn Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành nhất tới sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của GS. TS Nguyễn Thị Mơ, trường Đại học Ngoại thương Tôi cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ, giảng viên của Cơ sở Quảng Ninh, Khoa Luật, Khoa sau đại học của Nhà trường, về sự tận tình, tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Tuấn Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM KẾT ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ ................ ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN .......8 1.1. Khái niệm về đất đai và phân loại đất đai ....................................................8 1.1.1. Khái niệm về đất đai ................................................................................8 1.1.2. Phân loại đất đai ......................................................................................8 1.2. Khái niệm và căn cứ pháp lý để thu hồi đất ...............................................10 1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất .......................................................................10 1.2.2. Căn cứ pháp lý để thu hồi đất ...............................................................11 1.3. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất....................................................................................................................13 1.3.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ............................13 1.3.2. Đặc điểm của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất....................14 1.3.3. Ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ......................16 1.4. Khái niệm và đặc điểm và cơ cấu của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân ..................................................18 1.4.1. Khái niệm về hộ gia đình, cá nhân .......................................................18 1.4.2. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân .............................................................................................20 1.4.3. Đặc điểm của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân ........................................................................................21 1.4.4. Cơ cấu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân ...................................................................................................22
  6. iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢN NINH ........................................................................................................................26 2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân ..................................................................................................26 2.1.1. Quy định về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân ........................................................................................26 2.1.2. Quy định về căn cứ và nội dung bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân ..........................................................................28 2.1.3. Quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân ..........................................................................32 2.1.4. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân .....................................35 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...............37 2.2.1. Thực tiễn thi hành các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..........................................................................................................................37 2.2.2. Thực tiễn thực thi các quy định về điều kiện và nội dung bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................38 2.2.3. Thực tiễn thực thi các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................45 2.2.4. Thực tiễn giải quyết khiếu nại về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .....................................................................................................49
  7. v 2.2.5. Đánh giá về thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .....................................................................................................52 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ..........................55 3.1. Nhu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gi đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Hạ Long ...55 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gi đình, cá nhân từ thực tiễn thành phố Hạ Long ................55 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Hạ Long ........................................................57 3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân ..................................................................60 3.2.1. Tiếp tục sửa đổi Luật Đất đi năm 2013 ................................................60 3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định ..........................................................................................................................62 3.2.3. Bổ sung quy định bồi thường cho HGĐ, CN bị thu hồi đất gắn với an sinh xã hội, bảo đảm đời sống lâu dài của họ ................................................63 3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................64 3.3.1. Thực hiện quy trình công khai, minh bạch, dân chủ trong công khai các dự án đầu tư, bồi thường khi thu hồi đất ................................................64 3.3.2. Tăng cường tuyên truyền Luật Đất đai 2013 và các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ........................................................65 3.3.3. Thực hiện các phương thức và nâng cao trách nhiệm của tổ chức và đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật ...................................................................67
  8. vi 3.3.4. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................68 3.3.5. Đảm bảo chính sách an sinh xã hội cho người bị thu hồi đất ............68 3.4. Một số kiến nghị ............................................................................................69 3.4.1. Kiến nghị đối với Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long .69 3.4.2. Kiến nghị đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, truyền thông và cộng đồng ....................................................................................................71 3.4.3. Kiến nghị đối với nhà đâu tư hay các tổ chức được giao đất ..............72 3.4.4. Kiến nghị đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất .........................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 HGĐ Hộ gia đình 2 CN Cá nhân 3 UBND Uỷ ban nhân dân 4 TA Toà án 5 NCKH Nghiên cứu khoa học 6 SDĐ Sử dụng đất 7 SH Sở hữu 8 CSH Chủ sở hữu 10 DS Dân sự 11 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12 CTNC Công trình nghiên cứu
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng giá đất ở, đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh............43 phi nông nghiệp tại một số khu vực trên địa bàn thành phố hạ Long .......................43 năm 2015 – 2019 .......................................................................................................43 Bảng 2.2. Thống kê về các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hạ ong giai đoạn 2013 - 2017 ..................................................................47 Bảng 2.3. Khái quát tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long...........................................48 Bảng 2.4. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long................................................................49 Bảng 2.5. Kết quả thống kê về các vụ việc khiếu nại về đất đai trong trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2013 – 2017 ...............................................................50
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tại luận văn: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân qua thực tế thi hành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. 1. Kết quả đạt được của Luận văn - Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như: Khái niệm về đất phi nông nghiệp; khái niệm và căn cứ để Nhà nước thu hồi đất; khái niệm và đặc điểm của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. - Luận văn đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGĐ, cá nhân, bào gồm: (i). Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN; (ii). Căn cứ để bồi thường và cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN; (iii). Trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN (iv). Giải quyết khiếu nại về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. - Luận văn đã phân tích và làm rõ thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp của các HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật; - Luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 2. Khả năng ứng dụng thực tiễn của Luận văn - Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGĐ, CN.
  12. x - Luận văn là tài liệu có tính ứng dụng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp của các HGD, CN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan cấp tỉnh nói chung trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có tầm quan trọng to lớn đối với người dân cả về phương diện nơi ở lẫn tư liệu sản xuất. Ở nước ta, Hiến pháp quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là người quản lý. Dựa vào quy định của pháp luật, Nhà nước cho dân quyền SDĐ. Từ khi chính thức giao đất cho người dân nói chung và HGĐ, CN nói riêng, Nhà nước đã tuyên bố bảo hộ quyền SDĐ của họ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, CNH, HĐH nói riêng, trên lãnh thổ nước ta đã, đang và sẽ có hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng chiếm đất ở và đất sản xuất của HGĐ, CN. Sự xuất hiện của các công trình này là tất yếu bởi chúng cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện chung, nhưng HGĐ, CN bị thu hồi đất thì bị thiệt thòi và cuộc sống bị xáo trộn. Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, trong những năm gần đây Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Điều này đã giúp cho HGĐ, CN bị thu hồi đất bước đầu ổn định, trở lại cuộc sống. Mặc dù Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành, được sửa đổi thường xuyên trong những năm vừa qua, trên thực tế việc áp dụng những quy định này đang gặp phải rất nhiều vướng mắc như: Điều kiện được bồi thường, giá trị được bồi thường về đất, nhà ở và các tài sản trên đất, các vấn đề về tái định cư tái định cư và điều kiện sinh hoạt của người dân phải di dời, các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện các chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại nhiều địa phương trong thời gian qua vẫn còn cứng nhắc, bị động, thiếu sự linh hoạt và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh không phải là ngoại lệ. Nằm trong bối cảnh chung đó, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy công tác bồi thường trong những năm gần đây ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được cải thiện hơn trước rất nhiều, nhưng cả trong nội dung của pháp luật lẫn trong việc tổ chức thực thi pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc. Tình
  14. 2 trạng này nếu như không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của HGĐ, CN có đất bị thu hồi và làm mất lòng tin của họ. Vì thế, việc tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề quan trọng đối với thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, để có những giải pháp phù hợp thì cần có sự nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể. Với ý nghĩa đó, người viết đã chọn vấn đề “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân qua thực tế thi hành tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” để làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau. Có thể đề cập đến một số công trình, bài báo tiêu biểu sau đây: Năm 2007, đề tài NCKH cấp Bộ (do Viện nhiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường thực hiện) đã được nghiệm thu với tiêu đề “Xây dựng cơ chế pháp lý để bảo vệ đất nông nghiệp trong điều kiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Đề tài này phân tích thực trạng cơ chế pháp lý về bảo vệ đất nông nghiệp với tư cách là một nguồn tài nguyên, từ đó lồng ghép các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đất nông nghiệp trong quá trình quy hoạch, khai thác, sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đề tài này không đề cập đến vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2008, tác giả Phan Thúy Hiền có bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 12/2008) có tên gọi “Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt Nam”. Trong đó, tác giả này đã phân tích và làm rõ các quy định của Hiến pháp Việt Nam liên quan đến quyền thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt Nam. Mặc dù hiện nay là Hiến pháp năm 2013 nhưng những phân tích về cơ sở về
  15. 3 thu hồi đất vì mục đích công cộng vẫn có giá trị về mặt lý luận để người viết thực hiện luận văn. Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Nga có bài viết đăng trên Tạp chí Luật học (số 11/ 2010) với tiêu đề “Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc trong quá trình áp dụng”. Trong đó, tác giả phân tích nội dung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung theo quy định của Luật Đất đai 2003 và chỉ ra những bất cập. Tuy nhiên, đến nay những bất cập đó đã được sửa đổi trong Luật Đất đai năm 2013. Năm 2013, đề tài NCKH cấp trường (do TS. Nguyễn Thị Nga làm chủ nhiệm) về “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – thực trạng và hướng hoàn thiện”. Đề tài đã cung cấp bức tranh khá sinh động của những vụ việc phát sinh có thật trong thực tế, đồng thời thể hiện những vướng mắc, những câu hỏi mà bản thân pháp luật hiện hành chưa có lời giải. Các kinh nghiệm thực tiễn của quá trình tổ chức thực thi pháp luật cũng được phân tích, làm sáng tỏ trong đề tài này. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này phân tích thực trạng pháp luật nói chung, không phân tích về thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, còn có một số bài báo khoa học liên quan đến đề hướng nghiên cứu của Luận văn được công bố trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành như: TS. Trần Quang Huy với bài viết “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” đăng trên Tạp chí Luật học (số 10/2010); TS. Nguyễn Quang Tuyên có bài viết “Công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất” đăng trên Tạp chí Luật học (số 3/2012); năm 2013, TS. Doãn Hồng Nhung công bố cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam” (do NXB Tư pháp xuất bản). Bên cạnh đó còn có các CTNC tiêu biểu như: chuyên đề “Bình luận và góp ý đối với các uy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất trong Dự thảo Luật đất đai sửa đổi” do PGS. TS Nguyễn Quang Tuyến (đăng trong Hội thảo Khoa học “Góp ý Dự thảo Luật đất đai sửa đổi” (tại Đại học Luật Hà Nội năm 2013).
  16. 4 Các công trình NCKH của các tác giả nói trên là nguồn tài liệu quý giá để tác giả Luận văn tham khảo khi thực hiện Luận văn này về các vấn đề như: cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. Tuy nhiên, chưa có công rình nào nghiên cứu cụ thể pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN từ thực trạng áp dụng tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Do đó, đây là Luận văn Thạc sĩ Luật học đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGĐ, CN và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quản Ninh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGD, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể như sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân. - Phân tích thực trạng pháp luật để chỉ ra những bất cập của pháp luật trong các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân. - Phân tích thực trạng thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân.
  17. 5 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất và việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các HGĐ, CN. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn còn bao gồm cả các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường nói chung và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có nội dung rất rộng, bao gồm vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có những quy định rất riêng biệt. Do đó, trong phạm vi của Luận văn, Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp của HGĐ, CN; không nghiên cứu vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Liên quan đến đất phi nông nghiệp, pháp luật đất đai chia ra nhiều loại đất khác nhau như: Đất ở, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, đất sản xuất, đất sử dụng vào mục đích công cộng,… và việc thu hồi những loại đất này đều có những điểm riêng. Tuy nhiên, Luận văn không phân tích từng điểm riêng đó mà chỉ nghiên cứu vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nói chung. Khi nghiên cứu pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp của HGĐ, CN, Luận văn chỉ phân tích 4 vấn đề là: (i). Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN; (ii). Căn cứ để bồi thường và cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN; (iii). Trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN (iv). Giải quyết khiếu nại về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. - Về phạm vi không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định về bồi thường cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng
  18. 6 tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay. Khi đề xuất các giải pháp, các giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ được áp dụng từ nay cho đến năm 2025và xu hướng đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh luật học để phân tích các qui phạm pháp luật nhằm làm rõ nội dung của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN, từ đó chỉ ra ưu điểm cũng như những bất cập trong pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn áp dụng tại thành phố hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Các phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau: Tại Chương 1, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh luật hoc được sử dụng để phân tích các quy định của pháp luật nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như: Khái niệm về đất phi nông nghiệp; khái niệm và căn cứ để Nhà nước thu hồi đất; khái niệm và đặc điểm của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN. Tại Chương 2, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tại Chương 3, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để luận giải cho phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của HGĐ, CN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 6. Kết cấu của luận văn
  19. 7 Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ gia đình cá nhân tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  20. 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm về đất đai và phân loại đất đai 1.1.1. Khái niệm về đất đai Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất, gồm tất cả các cấu thành ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động vật và thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khử và hiện tại để lại. Dưới góc độ Luật học, đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất. Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013 đưa ra định nghĩa về thửa đất như sau: “Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”. 1.1.2. Phân loại đất đai Về phân loại đất đai, căn cứ vào mục đích sử dụng đất Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 phân loại đất thành 3 nhóm dưới đây: Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một số mục đích khác. Nhóm này bao gồm các loại đất sau đây: (i). Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; (ii). Đất trồng cây lâu năm; (iii). Đất rừng sản xuất; (iv). Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; (v). Đất nuôi trồng thủy sản; (vi). Đất làm muối; (vii). Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2