intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại – thực trạng và kiến nghị

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

60
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại – thực trạng và kiến nghị" hướng đến việc làm rõ những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn về chữ ký điện tử tại Việt Nam, đồng thời có sự so sánh với pháp luật của một số nước phát triển nhằm làm rõ thực trạng, ý nghĩa của chữ ký điện tử tại nước ta hiện nay cũng như đề xuất các kiến nghị có thể giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phát huy vai trò của chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại – thực trạng và kiến nghị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH TÙNG PHÁP LUẬT VỀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH TÙNG PHÁP LUẬT VỀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Các quan điểm được kế thừa và trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mạnh Tùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Vì vậy, tác giả xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa Sau đại học trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề trong toàn khóa học đã luôn tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu Hiền – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đưa ra những nhận xét góp ý quý giá giúp tác giả có thể hoàn thành được luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn bên ngoài lại vô cùng sinh động, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các quý thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp, bạn bè. Tp. Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 08 năm 2023 Tác giả Nguyễn Mạnh Tùng
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề Pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại – thực trạng và kiến nghị. 2. Tóm tắt Hợp đồng ký kết thông qua hình thức chữ ký điện tử đang là một trong những giải pháp phù hợp và hiệu quả giữa thời đại công nghệ thông tin ngày một phát triển. Hiện nay theo pháp luật Việt Nam, các loại hợp đồng ký kết bằng chữ ký điện tử được thừa nhận như hợp đồng được ký kết dựa theo hình thức thông thường. Tháng 9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP, điều đó ngày càng đề cao ý nghĩa của việc phát triển các ứng dụng liên quan đến công nghệ điện tử trong hợp đồng thương mại, đặc biệt là của chữ ký điện tử nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế số. Pháp luật nước ta hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập trong việc thực thi áp dụng chữ ký điện tử vào các hợp đồng thương mại, tỷ lệ sử dụng chữ ký điện tử vào trong hợp đồng thương mại còn khá thấp. Chữ ký điện tử đã trở nên phổ biến đối với nhiều quốc gia trên thế giới mỗi khi tiến hành các hoạt động thương mại, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử kết nối nền kinh tế của các quốc gia với nhau. Vì thế rất cần những nghiên cứu về thực trạng pháp luật liên quan đến chữ ký điện tử nhằm tiếp tục tìm ra những đề xuất, kiến nghị liên quan đến chữ ký điện tử tại Việt Nam để ngày càng hoàn thiện pháp luật hơn về lĩnh vực này. 3. Từ khóa Chữ ký điện tử, hợp đồng thương mại, Luật giao dịch điện tử.
  6. iv ABSTRACT 1. Title Law on electronic signatures in commercial contracts - current situation and recommendations. 2. Abstract Contracts signed by electronic signatures are an appropriate and effective solution in the ever-evolving information technology. Currently, according to Vietnamese law, contracts signed by electronic signatures are recognized as contracts. consistent with the usual written form. In September 2019, the Politburo issued Resolution No. 52-NQ/TW on "A number of guidelines and policies to proactively participate in the fourth industrial revolution", setting a target that by 2030, the digital economy will account for all about 30% of GDP, that increasingly emphasizes the significance of developing electronic technology applications in commercial contracts, especially electronic signatures to meet the increasing requirements of the economy. digital economy. The current law of Vietnam still has many shortcomings in the implementation of the application of electronic signatures to commercial contracts. Electronic signatures have become popular in many countries around the world when conducting commercial activities, especially in the field of e-commerce connecting the economies of countries together. Therefore, it is necessary to study the legal situation related to electronic signatures in order to continue to find suggestions and recommendations related to electronic signatures in Vietnam to improve the law in the field of electronic signatures. 3. Keywords Electronic signatures, commercial contracts, electronic transaction law.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG VIỆT 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 CKĐT Chữ ký điện tử 3 DN Doanh nghiệp 4 GDĐT Giao dịch điện tử 5 HĐTM Hợp đồng thương mại 6 KDĐT Kinh doanh điện tử 7 LTM Luật Thương mại 8 QPPL Quy phạm pháp luật 9 TMĐT Thương mại điện tử
  8. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………...………………………….……...…... 01 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ………………………...……………………………... 13 1.1. Khái quát về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại …………………... 13 1.2. Các Luật mẫu của UNCITRIAL – Những thông lệ quốc tế chuẩn mực về chữ ký điện tử và thương mại điện tử ……………………………………….…..….….. 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ……………………………………. 32 2.1. Nội dung các quy định pháp luật Việt Nam về chữ ký điện tử trong các hợp đồng thương mại ở Việt Nam …………………………….……………….…………….. 32 2.2. Thực trạng pháp luật và những yếu tố tác động tới hiệu quả thực thi pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại ở Việt Nam ……….……….………… 38 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ………………………….……..……… 50 3.1. Các đề xuất hoàn thiện pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại………………………………………………………………………………… 50 3.2. Kiến nghị nhằm phát triển chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại tại Việt Nam ......................................................................................................................... 56 KẾT LUẬN …………………………………………………….….…......……. 64
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày nay đang tiến những bước dài trong kỷ nguyên số, điều này xảy ra ở tất cả các ngành nghề trong xã hội và mọi quốc gia. Một trong những tiến bộ lớn của lĩnh vực này là việc tiến hành áp dụng hình thức CKĐT vào trong các HĐTM. Chữ ký điện tử mang theo rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế, giúp các bên có thể dễ dàng thể hiện ý chí khi tham gia mối quan hệ về HĐTM mà không thể gặp mặt trực tiếp, đặc biệt ở khi các bên ở khoảng cách quá xa hay bị những điều kiện khách quan cản trở (thiên tai, dịch bệnh…). Khác với chữ ký tay, việc sử dụng CKĐT đặt ra vấn đề phải đảm bảo yêu cầu cả về mặt công nghệ cũng như pháp lý, tức là phải đảm bảo việc sử dụng CKĐT phải được tiến hành an toàn và thể hiện rõ ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng. Vậy làm thế nào để nhận dạng CKĐT hay còn được hiểu là, cần có biện pháp nào để các bên có thể xác định được đây chính là CKĐT của đối tác? Vấn đề này thiết nghĩ cần phải có cách thức giải quyết cả về mặt kĩ thuật và pháp lý, vì lẽ đó mà luận văn này sẽ đi sâu vào cả lý thuyết và thực tiễn để phân tích, đúc kết kinh nghiệm và tìm ra hướng giải quyết có tính xác đáng nhất. Thêm vào đó, với xu hướng phát triển của các giao dịch thương mại xuyên biên giới, so với một số nước thì pháp luật CKĐT ở nước ta còn khá non trẻ và nhiều hạn chế, cùng với đó là việc sử dụng CKĐT còn nhiều bất cập, rủi ro vì vậy rất cần những nghiên cứu sâu một cách toàn diện, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước và thông lệ quốc tế phổ biến (Luật mẫu) để có thêm những hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của CKĐT ở Việt Nam thì việc áp dụng CKĐT vào các HĐTM là hết sức cần thiết. Xã hội đã bước vào thiên niên kỉ XXI, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực với tốc độ chóng mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là về kinh tế - thương mại của mỗi
  10. 2 quốc gia. Các HĐTM ngày càng có xu hướng tăng cả về quy mô và số lượng, được tiến hành giữa rất nhiều chủ thể với nhau trong xã hội và đem lại rất nhiều giá trị cho nền kinh tế các quốc gia, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong đó nổi bật lên là xu hướng TMĐT nói chung và giao dich điện tử nói riêng. Môi trường mạng điện tử thực chất là môi trường “số hóa” môi trường “ảo”, vì vậy các GDĐT và hợp đồng điện tử cũng mang tính miêu tả và phi vật chất. Vì vậy, việc xác định được sự thỏa thuận của các bên chính là điều vô cùng cần thiết và một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết giao kết hợp đồng giữa các bên chính là CKĐT (electronic signature). CKĐT chính là ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao vào việc ký kết các dạng HĐTM bằng phương tiện điện tử vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tại thời điểm hiện nay, giá trị pháp lý của CKĐT (hay còn được gọi là chữ ký số) được công nhận rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy việc hiểu rõ những quy định của pháp luật về CKĐT trong HĐTM là một yêu cầu hết sức cấp bách và hữu ích đối với những chủ thể có liên quan, nhất là tại thời điểm xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Thêm vào đó những rủi ro về kinh tế thương mại rất dễ xảy ra trong hoạt động thương mại điện tử có liên quan đến CKĐT như nhiều DN, cá nhân không lấy được tiền hàng vì các đối tượng xấu giả mạo CKĐT, nhiều thông tin mật của cơ quan, tổ chức bị tiết lộ, phát tán và đặc biệt là nhiều vụ tranh chấp rơi vào bế tắc do không đủ bằng chứng mang tính pháp lý để bảo vệ bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Những khó khăn và thách thức trên hiện đã, đang và sẽ xảy ra một cách thường xuyên hơn, đặc biệt là đối với các cơ quan, DN cũng như từng cá nhân thực hiện giao dịch bằng CKĐT trong môi trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Để giúp tháo gỡ những khó khăn này Nhà nước cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn an toàn về GDĐT. Cụ thể như Luật GDĐT đầu tiên của nước ta có hiệu lực từ 01/03/2006, hay Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT cũng được ban hành, đặc biệt Chính phủ đã ban hành Nghị định số
  11. 3 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Trong các văn bản nói trên đều có quy định về việc thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ CKĐT và nhấn mạnh rằng CKĐT được xem là bảo đảm an toàn “khi đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực”. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có xu hướng phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bằng hợp đồng điện tử. Các quy định về CKĐT trên hợp đồng điện tử là hành lang pháp lý cần thiết để DN áp dụng và triển khai. Luận văn dưới đây sẽ cung cấp các quy định hiện hành về CKĐT trong các HĐTM quan trọng đối với DN cũng như một số chủ thể khác có mối quan hệ kinh tế tại Việt Nam. Qua đây luận văn có thể được sử dụng như là nguồn tư liệu dùng để nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật về CKĐT ở Việt Nam. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ hướng đến việc làm rõ những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn về CKĐT tại Việt Nam, đồng thời có sự so sánh với pháp luật của một số nước phát triển nhằm làm rõ thực trạng, ý nghĩa của CKĐT tại nước ta hiện nay cũng như đề xuất các kiến nghị có thể giúp các cá nhân, tổ chức, DN phát huy vai trò của CKĐT trong HĐTM. Để làm rõ mục tiêu trên, luận văn cần phải làm sáng tỏ những vấn đề sau: 1. Cơ sở lý thuyết về CKĐT và những vấn đề pháp lý có liên quan. 2. Thực trạng sử dụng CKĐT trong các HĐTM ở nước ta hiện nay. 3. Những kiến nghị và một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật về CKĐT tại Việt Nam trong tương lai. Trên đây chỉ là những mục tiêu cơ bản, còn những mục tiêu nhỏ xung quanh cần hướng tới để làm sáng tỏ và chi tiết về đề tài (ví dụ như những thành phần của CKĐT, mối quan hệ giữa CKĐT với HĐTM quốc tế...) sẽ được trình bày cụ thể hơn trong luận văn nhằm giúp những nhà nghiên cứu, nhà lập pháp và những người
  12. 4 làm việc trong lĩnh vực pháp luật góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn về CKĐT trong HĐTM. 3. Câu hỏi nghiên cứu Ứng với những mục tiêu nghiên cứu trên ta có những câu hỏi nghiên cứu cần phải tìm lời giải để làm rõ được ý nghĩa của CKĐT, những câu hỏi đó cần phải đúng trọng tâm và sát với thực tế trong HĐTM đang diễn ra hằng ngày. Có rất nhiều câu hỏi cần được giải quyết bao gồm: - Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CKĐT trong HĐTM là gì? Những nội dung, đặc điểm của pháp luật điều chỉnh về CKĐT là gì? Cơ chế đảm bảo việc áp dụng pháp luật về CKĐT trong HĐTM như thế nào? Trước hết cần phải xác định được chữ ký được hiểu theo những quan điểm khác nhau, quan điểm nào là hợp lý nhất hiện nay? Bên cạnh đó phải làm rõ nội dung, đặc điểm của pháp luật nước ta dùng để điều chỉnh CKĐT, và những cơ chế đảm bảo pháp luật về CKĐT được thực thi ở nước ta gồm những gì? Chỉ khi làm rõ những điểm này thì ta mới có cái nhìn hệ thống và bao quát nhất về cơ sở pháp lý của CKĐT. - Thực trạng sử dụng CKĐT trong HĐTM ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Khi đã hiểu rõ về CKĐT, thì việc sử dụng hiệu quả CKĐT vào HĐTM cũng là một yêu cầu quan trọng. Thực tế hiện nay CKĐT được thể hiện dưới rất đa dạng phong phú trong các HĐTM ở Việt Nam và những khó khăn, bất cập trong CKĐT là khó tránh khỏi. Do đó đặt ra yêu cầu pháp luật về CKĐT luôn phải cập nhật, bổ sung để bắt kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội hiện nay. - Điểm tích cực và hạn chế trong việc sử dụng CKĐT đối với các hợp động thương mại là gì? Làm gì để CKĐT có thể cải thiện và hiệu quả hơn khi phải đối mặt với những biến cố của đại dịch?
  13. 5 So với một số nội dung khác, CKĐT đến nay vẫn là một điểm mới trong pháp luật về thương mại. Do vậy tất nhiên vẫn còn vấp phải những khó khăn cho các cơ quan tư pháp cũng như các chủ thể xã hội có quan hệ về kinh tế muốn áp dụng hiệu quả CKĐT trong HĐTM. So sánh với thực tiễn nghiên cứu về CKĐT trong và ngoài nước, luận văn không chỉ nghiên cứu phân tích mà còn mong muốn kiến nghị, góp ý thêm một số nội dung của pháp luật về CKĐT tại nước ta hiện nay, tất cả đều chỉ nhằm mục đích nâng cao khả năng của CKĐT, giúp cho những quan hệ về kinh tế thương mại có liên quan ngày càng ổn định và phát triển. Xung quanh những câu hỏi lớn ở trên ta phải đi sâu vào nguồn gốc vấn đề, dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam cả trên quan điểm lý thuyết và thực tiễn trong HĐTM, cũng như tham khảo cả quy định của một số nước trên thế giới để tìm ra được mấu chốt của vấn đề, nhằm không chỉ giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu mà còn hiểu rõ bản chất và vai trò của CKĐT trong HĐTM ở nước ta. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến lý luận, pháp lý và thực tiễn về CKĐT theo quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành có giới hạn các văn bản pháp luật liên quan đến CKĐT trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại và một số luật chuyên ngành khác có liên quan. Về đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu pháp luật về GDĐT hiện hành của Việt Nam. Hiện nay, Luật giao dịch điện tử được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2006 (sau đây gọi tắt là Luật GDĐT 2005) đang được áp dụng. Tuy nhiên, ngày 22/06/2023, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử mới (sau đây gọi tắt là Luật GDĐT 2023) và luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình, Luận văn sẽ tập
  14. 6 trung phân tích các quy định của Luật GDĐT 2023 trên cơ sở có đối chiếu với quy định tương ứng trong Luật GDĐT 2005. Ngoài ra, Luận văn còn nghiên cứu một số quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan như LTM, BLDS và một số án lệ, nghị quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Luận văn cũng lựa chọn tham khảo Luật mẫu của UNCITRAL về CKĐT và pháp luật của một số nước, tiến hành việc so sánh với pháp luật Việt Nam để từ đó rút ra những đánh giá, kiến nghị cho quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về CKĐT. Về thời gian: Các văn bản, số liệu và thông tin được Luận văn thu thập và phân tích từ thời điểm Luật GDĐT 2005 có hiệu lực thi hành cho đến thời điểm hiện tại. Về không gian: Luận văn chủ yếu tập trung vào các HĐTM trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời có sự liên hệ, mở rộng đến HĐTM quốc tế về những nội dung pháp lý có liên quan đến CKĐT. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu CKĐT được coi là một trong những thành phần của GDĐT cũng như thương mại điện tử và được coi là một lĩnh vực mới mẻ trong các HĐTM tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ và tác động khá lớn đến các quan hệ kinh tế - thương mại không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, lĩnh vực này được khá nhiều chuyên gia kinh tế lẫn luật – tư pháp quan tâm nghiên cứu. Điển hình như: Luận án tiến sĩ “Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” của nghiên cứu sinh Lê Văn Thiệp bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam năm 2016. Luận án nghiên cứu về lý luận và một vài thực trạng áp dụng của pháp luật điện tử ở Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tổng hợp và chuyên sâu, đã chỉ rõ ra những khung pháp lý của hoạt động trong đó bao
  15. 7 gồm cả CKĐT. Tuy nhiên nghiên cứu gói gọn tập nhiều vào CKĐT trong việc ký kết các GDĐT mà chưa mở rộng ra các lĩnh vực HĐTM nói chung như là hợp đồng mua bán hàng hóa và kinh doanh dịch vụ. Bài viết “Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử” của Luật sư Trương Nhật Quang và Luật sư Huỳnh Thông trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 5 năm 2020. Bài viết đã phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thực tế xét xử của tòa án về ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử ở Việt Nam với những giá trị tham khảo về thực tiễn cao. Tuy nhiên, bài viết chưa giải thích rõ khung pháp lý của CKĐT, cũng như việc áp dụng các dạng CKĐT trong thực tiễn những HĐTM. Bài viết “Chữ ký điện tử trong hợp đồng giao kết điện tử” của TS. Trần Văn Biên trong tạp chí Luật học số 6/2012 có đề cập đến cách xác định CKĐT trong các loại hợp đồng, bên cạnh đó là việc so sánh chữ ký tay với CKĐT, dựa trên các khung pháp lý trong và ngoài nước để rút ra những kinh nghiệm, nguyên tắc xác thực CKĐT, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT. Bài viết tập trung vào CKĐT trong giao kết điện tử nhưng chưa đề cập nhiều đến cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia vào các HĐTM có sử dụng CKĐT và những khó khăn vướng mắc thực tế mà các chủ thể gặp phải khi sử dụng CKĐT trong giao dịch thương mại trên thực tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử: Kinh nghiệm các nước và giải pháp thực hiện ở Việt Nam” của trường ĐH Ngoại thương năm 2011 do GS.TS. Nguyễn Thị Mơ chủ nhiệm đề tài có đề cập chi tiết đến khái niệm và đặc điểm của các dịch vụ chứng thực CKĐT, cơ chế quản lý của nhà nước về dịch vụ CKĐT cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về tổ chức thực hiện dịch vụ chứng thực CKĐT. Đề tài chưa đề cập nhiều đến việc ứng dụng CKĐT trong các hoạt động giao dịch thương mại cụ thể cũng như các biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho HĐTM có sử dụng CKĐT trong thực tiễn.
  16. 8 Bài viết “Một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử ở Việt Nam” của ThS. Phí Mạnh Cường trong tạp chí Luật học số 8/2008 có phân tích cụ thể đến khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cũng như giá trị pháp lý của CKĐT được pháp luật Việt Nam quy định. Mặc dù bài viết đã cung cấp khá đầy đủ nội dung pháp lý về CKĐT ở nước ta nhưng chưa có sự tổng hợp so sánh với việc áp dụng CKĐT ngoài thực tiễn trong các HĐTM trong và ngoài nước, cũng như chưa có sự mở rộng thêm các văn bản pháp lý ngoài Luật GDĐT 2005. Sách chuyên khảo “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản”, do TS.Nguyễn Thị Dung viết năm 2022 được Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật phát hành có đề cập khá chi tiết đến những vấn đề thương mại điện tử và CKĐT trong hợp đồng thương mại điện tử, mặc dù không đề cập nhiều về thực trạng sử dụng CKĐT nhưng đây vẫn là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy khi nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật về CKĐT. Sách chuyên khảo “Chuyển đổi số - Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình cho Việt Nam”, của Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật do hai tác giả Bùi Quang Tuấn – Hà Huy Ngọc viết năm 2022 có trình bày cụ thể về lộ trình chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, mặc dù không có đề cập nhiều đến pháp luật về CKĐT nhưng có nhiều kiến nghị đề xuất đáng quý nhằm hướng tới việc phát triển CKĐT ở nước ta. Sách chuyên khảo “Đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo trong điều kiện công nghệ số ở Việt Nam”, của các tác giả Nguyễn Hải Thanh và Nguyễn Văn Quang được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản 2022 tuy không trình bày cụ thể các vấn đề liên quan đến pháp luật về CKĐT nhưng lại đưa ra những góc nhìn và quan điểm mới đáng lưu tâm về việc nâng cao và hoàn thiện bộ máy, tổ chức quản lý pháp luật về CKĐT ở nước ta trong thời đại chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ hiện nay.
  17. 9 Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được nghiên cứu, tác giả cho rằng CKĐT trong HĐTM sẽ ngày càng phổ biến và phát triển. có ý nghĩa lớn trong đến hiệu lực của hợp đồng khi giao kết, góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro, chi phí trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Nhìn chung có nhiều đề tài đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến các khía cạnh của CKĐT, nhưng trong bối cảnh giao dịch thương mại diễn ra ngày một đa dạng và phức tạp, lĩnh vực này cần thêm những nghiên cứu tin cậy, thỏa đáng. Đó là hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về pháp luật CKĐT trong HĐTM, tiếp tục nghiên cứu để giải quyết những vấn đề chưa phù hợp, hạn chế. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực trạng thực thi pháp luật, luận văn đề xuất quan điểm, định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CKĐT bảo đảm tính khả thi và mang lại hiệu quả thực hiện pháp luật đối với các HĐTM có sử dụng CKĐT trong bối cảnh công nghệ số phát triển đang mạnh mẽ như hiện nay. Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến pháp luật về CKĐT trong nước cũng như tham khảo thêm một số tài liệu nước ngoài trong thời gian gần đây, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu về CKĐT và pháp luật TMĐT các tác giả đều xây dựng khái niệm cơ bản về CKĐT nhằm phân biệt với chữ ký tay hay chữ ký truyền thống, mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với CKĐT… Trong nội dung nghiên cứu, các tác giả có nhấn mạnh đến vai trò của CKĐT trong việc ký kết hợp đồng, giao dịch TMĐT hay các yếu tố bảo mật và chứng thực CKĐT trong HĐTM. Thứ hai, kể từ khi Luật GDĐT 2005 ra đời và CKĐT được thừa nhận đã có nhiều công trình nghiên cứu về CKĐT dưới nhiều góc độ cách nhìn khác nhau, chủ yếu là dưới góc độ pháp lý và kinh tế xã hội của CKĐT, vị trí và trò của CKĐT đối với đời sống xã hội và xu hướng phát triển của CKĐT trong tương lai. Nhìn chung đa số các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều tập trung làm rõ các vấn
  18. 10 đề lý luận về CKĐT, đặc điểm của CKĐT, tính ưu việc cũng như xu hướng phát triển của CKĐT trong thời kỳ toàn cầu hóa trên tất cả các phương diện của thế giới hiện đại. Bên cạnh đó yếu tố quốc tế đối với những vấn đề chứng thực của CKĐT hay giải quyết tranh chấp xảy ra liên quan đến CKĐT cũng được nghiên cứu khá đầy đủ và được coi là khung cơ bản của các kiến nghị. Mặc dù các công trình nghiên cứu về CKĐT có thể không phải hoàn toàn dưới góc độ khoa học pháp lý, nhưng trong các kiến nghị được nêu ra luôn đặt vấn đề chính sách pháp luật, khung pháp luật cũng như yêu cầu hoàn thiện pháp luật luôn giữ vai trò quan trọng tiên quyết cho sự phát triển CKĐT tại Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, luận văn được tiếp cận theo các phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Đối với từng nội dung cụ thể, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học và phương pháp lịch sử để đúc kết, rút ra những kết luận chính xác nhất liên quan đến CKĐT trong việc ký kết các loại hợp đồng. Trong từng nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng một cách linh hoạt, cụ thể: - Phương pháp phân tích luận cứ, luận điểm về CKĐT được sử dụng để làm rõ khái niệm về CKĐT cũng như những nội dung, đặc điểm của pháp luật về CKĐT trong HĐTM ở nước ta hiện nay. - Phương pháp thu thập, thống kê, so sánh luật học các chứng cứ, số liệu thực tế của các DN đang sử dụng CKĐT nhằm chọn lọc dữ liệu, đối chiếu được những quy định của pháp luật so với thực tiễn áp dụng CKĐT tại Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các bài nghiên cứu về CKĐT nhằm đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, đồng thời
  19. 11 rút ra những kiến nghị, góp ý cho pháp luật về CKĐT sau khi tham khảo nhiều lý thuyết, thực tiễn và luật mẫu của các quốc gia trên thế giới. - Phương pháp lịch sử, quy nạp, diễn giải, chứng minh lý luận và thực tiễn áp dụng CKĐT ở nước ta để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản, đặc điểm và cơ chế thực thi của pháp luật về CKĐT trong các HĐTM. - Phương pháp dự báo, khái quát hóa các quan điểm và lý luận về CKĐT trên thế giới để xác định, đề xuất được những chủ trương, nguyên tắc hướng đến việc hoàn thiện pháp luật về CKĐT và nâng cao mức độ điều chỉnh của pháp luật CKĐT đối với HĐTM ở nước ta. 7. Nội dung và kết quả nghiên cứu Luận văn được thực hiện bao gồm các nội dung cốt lõi như sau: Về lý luận: Bao gồm khái niệm, lý thuyết về CKĐT, cùng với nội dung, đặc điểm, tính chất của CKĐT trong HĐTM Việt Nam. Bên cạnh đó là cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với CKĐT, những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật về CKĐT và những HĐTM có liên quan đến CKĐT mà luật quy định. Về thực tiễn: Tập trung vào việc CKĐT đang được áp dụng trên thực tế như thế nào, cách thức áp dụng cũng như những khó khăn vướng mắc trong từng trường hợp cụ thể. Đồng thời tìm hiểu pháp luật một số quốc gia trên thế giới về CKĐT cùng với một số văn bản pháp luật quốc tế có liên quan. Về kiến nghị: Sau khi có đầy đủ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn trình bày, góp ý thêm về một số điểm trong pháp luật về CKĐT, bàn luận tìm hướng giải quyết cho những vướng mắc, khó khăn còn tồn đọng trong pháp luật về CKĐT ở Việt Nam. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc phát triển CKĐT đang là xu thế tất yếu trong sự phát triển kinh tế thương mại, có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế quốc gia, nâng cao sự hội nhập chung vào nền kinh tế
  20. 12 quốc tế. Để đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về CKĐT cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tri thức lý luận về CKĐT cũng như pháp luật về TMĐT. Nội dung nghiên cứu cơ bản sẽ có những phần như sau: Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu khái niệm và đặc điểm của CKĐT, chỉ ra các nguyên tắc cơ bản của pháp luật CKĐT, yêu cầu thực hiện pháp luật và những nội dung chủ yếu của pháp luật CKĐT. Luận văn cũng nghiên cứu cơ chế thực hiện pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến CKĐT cũng như cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý nhà nước trong việc thực hiện, thực thi pháp luật về CKĐT. Ngoài ra, Luận văn cũng hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về pháp luật liên quan đến CKĐT. Thứ hai, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, Luận văn tiếp tục chỉ ra những vấn đề bất cập, hạn chế về lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi, học hỏi kinh nghiệm của các nước để từ đó đưa ra được những quan điểm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CKĐT nhằm bảo đảm tính khả thi và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về CKĐT ở Việt Nam. 8. Kết luận và kiến nghị Việc sử dụng CKĐT trong Luận văn đã góp phần giúp cho tác giả nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về CKĐT trong việc ký kết HĐTM hiện nay tại Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chữ ký điện tử trong hợp đồng thương mại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2