intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

26
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn "Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương" là làm sáng tỏ các quy định pháp luật Việt Nam về NQTM và thực tiễn áp dụng pháp luật về lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NQTM và nâng cao hiệu quả hoạt động NQTM ở Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN ĐĂNG THÀNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN ĐĂNG THÀNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN BÁ BÌNH BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tác giả. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tác giả thực hiện. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sử dụng, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực. Đề tài là sản phẩm mà tác giả đã nổ lực nghiên cứu trong quá trình học tập cũng như những lần tham khảo thực tiễn. Tác giả xin cam đoan nếu có vấn đề gì về đề tài này thì tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Đăng Thành i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu Chương trình Thạc sĩ Luật Kinh tế tại Trường Đại học Thủ Dầu Một và trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất từ Ban Giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo Viện đào tạo sau Đại học, Giám đốc Chương trình đào tạo Luật Kinh tế, của quý Thầy, Cô giáo và của tất cả học viên Lớp Cao học Luật Kinh tế (CH20LK02). Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo Viện đào tạo sau Đại học, Giám đốc Chương trình đào tạo Luật Kinh tế, đến quý Thầy, Cô giáo Viện đào tạo sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một và đặc biệt là quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá cho tác giả trong quá trình học tập Chương trình Thạc sĩ Luật Kinh tế để đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bành Quốc Tuấn - Giám đốc Chương trình đào tạo Luật Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng học tập, nghiên cứu cho tác giả và tác giả xin được bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Bá Bình - Trưởng khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội là Giáo viên hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác không chuyên sâu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý quý báu từ quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn. Tác giả xin chân thành cảm ơn./. Tác giả luận văn Nguyễn Đăng Thành ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 4 3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 4 3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................ 5 3.2.1. Luận án, Luận văn ............................................................................... 5 3.2.2. Sách tham khảo.................................................................................... 7 3.2.3. Bài báo khoa học ................................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10 6. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................. 11 7. Bố cục luận văn ............................................................................................... 11 iii
  6. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ................................................................................... 12 1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại .................................................... 12 1.1.1. Định nghĩa nhượng quyền thương mại .............................................. 12 1.1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại.......................................... 14 1.1.3. Các hình thức nhượng quyền thương mại ......................................... 16 1.1.4. Vai trò của nhượng quyền thương mại .............................................. 17 1.2. Khái niệm pháp luật về nhượng quyền thương mại ............................ 21 1.2.1. Định nghĩa pháp luật về nhượng quyền thương mại ......................... 21 1.2.2. Khái quát pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam...... 22 1.2.3. Khái quát pháp luật về nhượng quyền thương mại ở một số nước trên thế giới .................................................................................................................. 24 1.3. Khái quát nhượng quyền thương mại ở một số nước trên thế giới ... 27 1.3.1. Nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ ............................................. 28 1.3.2. Nhượng quyền thương mại tại Trung Quốc ...................................... 33 1.3.3. Nhượng quyền thương mại tại Singapore ......................................... 35 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................. 39 VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ......................................................... 39 2.1. Điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền ................... 39 2.2. Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại ............................................ 41 2.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại ................................................... 44 2.4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền ......... 47 2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền ....................................... 47 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền ............................................ 51 iv
  7. 2.5. Xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại .............................................................................................................................. 53 2.5.1. Chế tài hành chính ............................................................................. 54 2.5.2. Chế tài dân sự .................................................................................... 55 2.5.3. Chế tài hình sự ................................................................................... 56 2.6. Nhà nhượng quyền nước ngoài.............................................................. 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 59 Chương 3: THỰC TIỄN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................... 60 3.1. Thực tiễn nhượng quyền thương mại ở tỉnh Bình Dương .................. 60 3.1.1. Quá trình phát triển nhượng quyền thương mại ở tỉnh Bình Dương . 60 3.1.2. Một số đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật nhượng quyền thương mại ở tỉnh Bình Dương ........................................................................................ 64 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở tỉnh Bình Dương ............................................................. 71 3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại ...... 71 3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở tỉnh Bình Dương ................................................................. 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 82 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt Khu vực thương mại tự do 1 AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 2 APEC Cooperation Châu Á – Thái Bình Dương Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông 3 ASEAN Nam Á 4 ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu Đầu tư trực tiếp của nước 5 FDI Foreign Direct Investment ngoài 6 KCN Khu công nghiệp 7 NQTM Franchising/Franchise Nhượng quyền thương mại 8 SHTT Sở hữu trí tuệ 9 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh World Trade 10 WTO Tổ chức thương mại thế giới Organization 11 ĐKKD Điều kiện kinh doanh 12 CLB Câu lạc bộ vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.3.1. Mười hệ thống nhượng quyền hàng đầu của Mỹ.............................. 29 Bảng 1.3.2. Doanh thu và lợi nhuận của McDonald’s qua các năm .................... 33 Bảng 1.3.3. Doanh thu toàn cầu của Haier qua các năm...................................... 35 Bảng 1.3.4. Doanh thu của Breadtalk qua các năm ............................................. 37 Bảng 3.1.1. Các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm và ăn uống tại Bình Dương .................................................................................. 63 vii
  10. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1.2. Tỷ lệ các thương hiệu trong nước và thương hiệu nước ngoài trong hoạt động nhượng quyền ...................................................................................... 66 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài đang là một xu hướng phát triển mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ hiện đại,… của nước ngoài nhằm để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực đó vào việc phát triển đất nước. Trong đó, NQTM là một phương thức kinh doanh hiệu quả đã mang lại thành công cho nhiều thương hiệu nổi tiếng. Ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước và hình thức kinh doanh NQTM đã phát triển một cách nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có nền công nghiệp dịch vụ phát triển, trong đó, có lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đi cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ở Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ đã tạo điều kiện cho Việt Nam từng bước chuyển mình để trở thành một nước có môi trường kinh doanh đa dạng và năng động thu hút được nhiều công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài vào đầu tư. Đây là một bước tiến nổi bật thể hiện sự hội nhập kinh tế của Việt Nam và một lĩnh vực kinh doanh mới cũng đã xuất hiện ở nước ta với nhiều tiềm năng phát triển, đó là NQTM. NQTM là một phương thức kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận, thành công cho các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững cho nền kinh tế, là một sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì, ở những doanh nghiệp này (doanh nghiệp nhận nhượng quyền) tiềm lực về vốn, kinh nghiệm hoạt động và cầu nối phát triển còn hạn chế, do đó hình thức NQTM chính là một giải pháp để gỡ rối cho các vấn đề trên. Đồng thời, thông qua hoạt động nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền ngày càng phát triển, mở rộng thị trường mà vẫn không bị mất đi nhãn hiệu và bản sắc của mình. NQTM còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp xúc với các mô hình kinh doanh 1
  12. chuyên nghiệp, sử dụng lợi thế nhãn hiệu uy tín của các doanh nghiệp lớn với vốn đầu tư hợp lý. Nhằm giúp hoạt động kinh doanh NQTM nói chung và NQTM trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng phát triển tốt hơn, Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể như Luật thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), Luật Cạnh tranh 2014 (nay là Luật Cạnh tranh 2018) và các nghị định, các văn bản hướng dẫn thi hành. Có thể thấy, các văn bản trên đã và đang được áp dụng và mang lại kết quả khá tích cực, góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh NQTM ngày một phát triển trên rất nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bình Dương nói riêng. Đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của hoạt động NQTM trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, đã bước đầu có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là tại tỉnh Bình Dương sau hơn 25 năm phát triển thì hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, kinh tế, xã hội vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ, với nhiều chính sách phát triển kinh tế đã tạo ra cơ hội hấp dẫn cho các hình thức kinh doanh trong đó NQTM cũng được phát triển. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của quan hệ NQTM là quan hệ rất phức tạp, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng NQTM cũng hết sức đa dạng, được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, phương thức kinh doanh này vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức cần được nghiên cứu trước khi ra quyết định kinh doanh theo hình thức NQTM hoặc tham gia đầu tư vốn vào một hệ thống nhượng quyền.Vì vậy, việc tìm hiểu các quy định pháp luật về hoạt động NQTM ở Việt Nam, thực tiễn ở tỉnh Bình Dương như một trường hợp nghiên cứu điển hình. Qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn và có những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, về khía cạnh khoa học, nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến pháp luật NQTM ở trong và ngoài nước đã đóng góp rất nhiều đến 2
  13. quá trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn áp dụng pháp luật về NQTM. Tuy nhiên, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về NQTM, đặc biệt là nhìn nhận từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương vẫn chưa được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu. Với những lý do trên tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ luật kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ các quy định pháp luật Việt Nam về NQTM và thực tiễn áp dụng pháp luật về lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NQTM và nâng cao hiệu quả hoạt động NQTM ở Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về NQTM và pháp luật về NQTM; - Làm rõ các quy định pháp luật cơ bản của Việt Nam về NQTM; - Làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật NQTM ở tỉnh Bình Dương nói chung, trong đó chú trọng tới thực trạng NQTM giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NQTM và nâng cao hiệu quả hoạt động NQTM ở Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện Luận văn “Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: 3
  14. - Pháp luật Việt Nam về NQTM gồm những nội dung cơ bản nào? Những hạn chế nào cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện? - Thực tiễn áp dụng pháp luật NQTM tại tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của NQTM tại Bình Dương? - Những kiến nghị đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NQTM và nâng cao hiệu quả hoạt động NQTM? 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài NQTM là hình thức kinh doanh phát triển và thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, trải khắp nhiều ngành, nghề khác nhau. Đây là một trong những hình thức được các thương nhân lựa chọn để phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Trong những năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài này như: 3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Andrew J. Sherman (2006), “Nhượng quyền thương mại & cấp li-xăng”, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2006. Cuốn sách là công trình tổng hợp đầy đủ và chi tiết về hoạt động NQTM tại Mỹ, một trong những quốc gia phát triển hình thức kinh doanh này sớm nhất; tài liệu này cung cấp thông tin pháp lý và tài chính về NQTM, đồng thời thể hiện các chiến lược và cách thức kinh doanh cũng như tầm nhìn và ý tưởng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Carl Reader (2019), “Nhượng quyền kinh doanh con đường ngắn nhất ra biển lớn”, Nhà xuất bản Công Thương. Tác phẩm phân tích chi tiết về hoạt động kinh doanh đồng thời đưa ra các bài học cụ thể đối với từng chủ thể trong NQTM; Tác giả cũng phân tích quy trình nhượng quyền một cách đầy đủ, qua đó làm rõ ưu và khuyết điểm của hoạt động kinh doanh NQTM. Rick Grossmann và Michael J. Katz, Esq (2017), “Franchise Bible” (Kinh Thánh về Nhượng quyền), là phiên bản thứ 8 của Entrepreneur Press - Tạp chí Doanh nhân, đây được đánh giá là cuốn sách có bước đi toàn diện nhất, hướng dẫn vấn đề liên quan đến NQTM, là con đường dẫn đến thành công NQTM. 4
  15. Robert Hayes (2011), “Cẩm nang hướng dẫn nhượng quyền kinh doanh”, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Công trình nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ các mô hình nhượng quyền và lợi ích của các bên khi tham gia hoạt động kinh doanh NQTM; Cẩm nang nêu rõ mặt tích cực và hạn chế của các mô hình nhượng quyền đồng thời chỉ ra biện pháp hiệu quả để xây dựng thành công thương hiệu, lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp, đúng khả năng. Kathy Bowrey, Michael Handler, “Law and Creativity in the Age of the Entertainment Franchise”, Cambridge University Press, tác phẩm phân tích về quy định của pháp luật trong vấn đề nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực giải trí; những điểm cần lưu ý của bên nhận quyền và bên nhượng quyền khi thực hiện hoạt động kinh doanh NQTM. 3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 3.2.1. Luận án, Luận văn Nguyễn Bá Bình (2013) “The Role and Influence of Vietnam‟s Franchise Law on the Development of Franchising: a Multiple Case Study” , [“Vai trò và ảnh hưởng của Luật nhượng quyền thương mại Việt Nam đối với sự phát triển của nhượng quyền thương mại: một nghiên cứu đa tình huống”], Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học New South Wales, Australia. Công trình đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM đối với quá trình phát triển hoạt động NQTM ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu các thương vụ nhượng quyền cụ thể, Luận án đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển NQTM ở Việt Nam như các yếu tố về văn hóa, xã hội và điều kiện kinh tế của Việt Nam; những lĩnh vực nhượng quyền phù hợp với điều kiện Việt Nam và cuối cùng, Luận án đã khái quát hóa và có nghiên cứu toàn diện về thực trạng pháp luật NQTM nói chung ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và phương hướng hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động NQTM tại Việt Nam. 5
  16. Vũ Đặng Hải Yến (2008), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Công trình nghiên cứu chủ yếu làm rõ và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hoạt động NQTM ở Việt Nam, xây dựng định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực tiễn. Hạ Bích Phương (2020), “Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động NQTM trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm nhằm làm sáng tỏ khái niệm NQTM trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm; Khái quát hóa hệ thống pháp luật liên quan đến NQTM trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Từ đó phân tích một số vấn đề pháp lý còn hạn chế nhằm đưa ra các khuyến nghị để tháo gỡ các khó khăn gây hạn chế sự phát triển của hoạt động NQTM trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm trong thời gian tới. Phan Thanh Hải Tú (2007), “Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Thương mại, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh doanh nhượng quyền của TP HCM, trong đó chú trọng vào nghiên cứu ứng dụng của nhượng quyền ngành thực phẩm, không tập trung vào các ngành khác cũng được ứng dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền như bán lẻ, dịch vụ,... Thông qua đó, nhằm đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền của tại TP HCM và đặc biệt là ngành thực phẩm ngày một phát triển. Cao Nguyên Thắng (2019), “Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. Công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về NQTM, hợp đồng NQTM theo quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó Luận văn đề xuất 6
  17. một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng NQTM trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Vân (2011): “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu từ việc tiếp cận và đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng về NQTM và pháp luật về hợp đồng NQTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trần Như Ý (2007): Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích các cơ sở lý luận về NQTM; thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động NQTM tại TP HCM. 3.2.2. Sách tham khảo Liên quan đến lĩnh vực pháp luật Việt Nam về NQTM đã có một số cuốn sách, giáo trình đã được công bố mà tiêu biểu là các tác phẩm sau đây: Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cuốn sách đã cập nhật các quy định liên quan đến chế định hợp đồng của Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Bộ luật Dân sự,… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ đó cung cấp cho độc giả các kiến thức chuyên sâu về các loại hợp đồng trong hoạt động thương mại, đầu tư ở Việt Nam và những kỹ cơ bản khi soạn thảo, ký kết hợp đồng cùng các mẫu hợp đồng phổ biến trong hoạt động thương mại và đầu tư. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Viết Tý (2021), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp. Tại chương 19, giáo trình đã nêu lược sử ra đời và phát triển của hoạt động NQTM và pháp luật 7
  18. về NQTM; khái niệm, đặc điểm của hoạt động NQTM; khái quát về hợp đồng NQTM và sự chi phối của pháp luật cạnh tranh trong quan hệ hợp đồng NQTM. Lý Quý Trung (2006), “Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh”, Nhà xuất bản Trẻ. Cuốn sách đã giới thiệu một cách khái quát về NQTM; Quá trình phát triển của mô hình NQTM; cách thiết lập một hệ thống NQTM cơ bản; cách phát triển hệ thống NQTM ra thế giới; Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng NQTM và một số hệ thống NQTM điển hình trên thế giới và Việt Nam. 3.2.3. Bài báo khoa học Nguyễn Bá Bình (2008), “Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5/2008, tr.9-15. Bài viết đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng NQTM có yếu tố nước ngoài. Nguyễn Bá Bình (2021), “Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 10/2020, tr.59-71. Bài viết đã đánh giá những ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với pháp luật NQTM Việt Nam; những cam kết về hoạt động NQTM của Việt Nam khi gia nhập WTO; đồng thời, bài viết cũng đã đánh giá khái quát pháp luật về NQTM ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO và những chuyển biến của pháp luật về NQTM ở Việt Nam từ sự gia nhập WTO. Tạ Kiến Tường, Đỗ Thị Cẩm Vân (2022), “Nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Công thương, ngày 04/11/2022. Trong bài viết, tác giả đã đã phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm NQTM và hợp đồng NQTM theo pháp luật Việt Nam, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng NQTM. Hà Thu (2022), “Nhượng quyền thương mại và những vấn đề pháp lý đặt ra”, Tạp chí điện tử Doanh nhân và pháp lý, ngày 21/9/2022. Trong bài viết, tác 8
  19. giả đã trình bày một cách khái quát về NQTM, ưu điểm của NQTM đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vai trò của NQTM đối với bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, cũng như đề cập đến các thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khi tham gia hệ thống NQTM. Hoàng Thị Thúy (2016), “Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 6/2016. Trong bài viết, tác giả đã nêu thực trạng hoạt động NQTM ở Việt Nam, các thời cơ và thách thức trong hoạt động NQTM khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NQTM. Nhìn chung lại, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu, các bài viết tạp chí kể trên đã phản ánh khá đầy đủ bản chất, đặc điểm của hoạt động NQTM; các bước triển khai NQTM dưới góc độ là bên nhượng quyền và bên nhận quyền; phân tích các thương hiệu đã thành công điển hình trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt NQTM nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một cách khái quát nhất về hoạt động NQTM hoặc chỉ tập trung nghiên cứu thực tế của hoạt động NQTM ở một số thương hiệu lớn trên TP HCM mà chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan đến hoạt động NQTM trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống tại tỉnh Bình Dương. Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá các công trình nghiên cứu, có thể thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về hoạt động NQTM trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Bình Dương. Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận văn không bị trùng lặp và có ý nghĩa lý luận lẫn thực tiễn. Dù vậy, các nghiên cứu đã được rà soát này là những tài liệu tham khảo quan trọng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động NQTM nói chung và hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng. 9
  20. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước về NQTM; pháp luật Việt Nam về NQTM; các văn bản pháp luật, các báo cáo sơ kết, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan về NQTM và thực trạng áp dụng pháp luật NQTM tại tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM. Đề tài cũng tập trung nghiên cứu thực trạng NQTM giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống tại tỉnh Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam về NQTM từ khi có Luật Thương mại 2005 đến nay và khảo sát, nghiên cứu thực tế hoạt động nhượng quyền từ các doanh nghiệp nhận nhượng quyền trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ 2015 đến năm 2021. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về NQTM ở Việt Nam và nghiên cứu hoạt động NQTM ở tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về NQTM và pháp luật về NQTM. Phương pháp thống kê được sử dụng để làm rõ số lượng hệ thống NQTM ở tỉnh Bình Dương. Đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát ở gần 50 doanh nghiệp nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
51=>0