Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
lượt xem 21
download
Đề tài “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” nhằm tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhưkhái niệm, phân loại, những ảnh hưởng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động và những vấn đề liên quan đến việc giao kết thỏa thuận này giữa các bên trong quan hệ lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế ĐINH THỊ DIỄM LỆ Hà Nội - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Đinh Thị Diễm Lệ Người hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Thư Hà Nội - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: ”Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ các nội dung tham khảo từ các công trình nghiên cứu khác như đã nêu rõ trong luận văn, các dữ liệu và kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã có từ trước. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hạ Long, ngày tháng năm Tác giả Đinh Thị Diễm Lệ
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ v CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ........................................... 9 1.1. Khái quát về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động .... 9 1.1.1.Khái niệm về hợp đồng lao động và thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động .................................................................................. 9 1.1.2.Ý nghĩa của thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ........................................................................................................... 13 1.1.3.Các loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh chủ yếu trong hợp đồng lao động ................................................................................................................. 15 1.1.4.Giới hạn của việc thiết lập thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động.................................................................................................. 23 1.2. Một số vấn đề pháp lý của thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ................................................................................................................... 25 1.2.1. Chủ thể giao kết .................................................................................... 25 1.2.2.Thời điểm phát sinh và thời hạn có hiệu lực của thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ............................................................. 26 1.2.3.Điều kiện hiệu lực của thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ........................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM ....................................................................................................... 35 2.1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ở một số nước. 35 2.1.1. Quy định của EU về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ............................................................................................................ 35 2.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ................................................................................................... 38
- iii 2.1.3. Quy định của Trung Quốc về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ........................................................................................... 40 2.1.4. Quy định của Đài Loan về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ................................................................................................... 42 2.1.5. Quy định của Campuchia về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ................................................................................................... 43 2.2. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động tại Việt Nam ... 44 2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ................................................................................ 45 2.2.2. Thực tiễn của Việt Nam về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động.................................................................................................. 53 CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................. 65 3.1. Bài học kinh nghiệm của các nước về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động .................................................................................................. 65 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động trong thời gian tới ............................................. 66 3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ............................................................................. 68 3.3.1. Quy định về chủ thể .............................................................................. 68 3.3.2. Quy định về hình thức của thoả thuận................................................ 69 3.3.3. Quy định về nội dung của thoả thuận ................................................. 70 3.3.4. Quy định về thời hạn có hiệu lực của thoả thuận .............................. 73 3.3.5. Quy định về các trường hợp loại trừ của thoả thuận hạn chế cạnh tranh ....................................................................................................... 73 3.3.6. Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp và vấn đề thời hiệu 75 3.3.7. Quy định về cơ chế đảm bảo thực thi .................................................. 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 80
- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 BLLĐ Bộ luật Lao động 2 NLĐ Người lao động 3 NSDLĐ Người sử dụng lao động 4 NCC Non – Compete Clause 5 CNC Covenant Not to Compete
- v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn pháp luật lao động Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động. Luận văn đã đạt được các kết quả như sau: - Đã phân tích được khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động. - Đã hệ thống hóa và phân tích được các vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động; - Đã phân tích và đánh giá được thực tiễn các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. Đánh giá được vấn đề về bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ đối ứng giữa NSDLĐ và NLĐ, giới hạn về mặt thời gian - địa lý, cũng như việc tiếp cận án lệ của toà án tối cao các nước về thỏa thận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật hiện hành. Về quy định của pháp luật Việt Nam, đã nhấn mạnh đến Quy định về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong BLLĐ 2012, chỉ ra được những nội dung chi tiết chưa được điều chỉnh, chẳng hạn: những loại công việc nào được áp dụng; thông tin nào được xem là bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xây dựng tiêu chí này dựa vào đâu; thời hạn cam kết là bao lâu; phạm vi về không gian; phạm vi về đối tượng cam kết và quyền lợi của NLĐ được hưởng như thế nào và giới hạn cho việc bồi thường nếu có vi phạm. Chỉ ra những bất cập chưa rõ ràng trong cơ chế đảm bảo thực hiện quy định. - Đã đưa ra được một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động như : sửa đổi một số điều luật có liên quan, bổ sung một chương mới quy định cụ thể vấn đề này trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn BLLĐ, hoàn thiện quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh phải đặt trong sự hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động; Xây dựng và áp dụng án lệ khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động.
- vi - Đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ở Việt Nam, như: về chủ thể; hình thức của thỏa thuận; về nội dung của thoả thuận; về thời hạn có hiệu lực của thoả thuận; quy định về các trường hợp loại trừ, phương thức giải quyết tranh chấp và vấn đề thời hiệu; về cơ chế đảm bảo thực thi.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) không còn là một vấn đề mới ở nước ta, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, khi mà sự cơ động của NLĐ gia tăng thì thỏa thuận này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thuật ngữ “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” đã được nhắc đến trong Luật Cạnh tranh 2004 nhưng chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nhằm chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ở một góc nhìn khác, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 cũng ghi nhận các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh nhưng lại chưa đi sâu vào điều chỉnh vấn đề mà đề tài đề cập đến. Tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 đã cho phép NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận với nhau những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Tuy nhiên, điều khoản nói trên chưa công nhận các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác và còn mang tính khái quát cao. Điều này đã gây khó khăn trong việc giải thích và áp dụng của cơ quan xét xử cũng như không tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho NSDLĐ khi thỏa thuận với NLĐ. Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, theo đó là sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa những NSDLĐ với nhau ngày càng trở nên gay gắt làm xuất hiện ngày càng nhiều các tranh chấp liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ lao động. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay là hoàn thiện pháp luật lao động về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm tạo hành lang pháp lý để hạn chế các rủi ro, bảo vệ lợi ích chính đáng của NSDLĐ, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế và làm hài hòa quan hệ lao động. Từ đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động, tác giả đã tìm thấy
- 2 một số công trình nghiên cứu sau: Tác giả Nguyễn Thị Tú Uyên với sách chuyên khảo “Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Luật Lao động trong nền kinh tế thị trường” và bài viết “Luật lao động với việc quy định “điều khoản cấm cạnh tranh” trong quan hệ lao động” đã nêu ra khái niệm thỏa thuận không cạnh tranh (điều khoản cấm cạnh tranh) và một số vấn đề liên quan đến thỏa thuận này bao gồm sự ảnh hưởng của thỏa thuận này trong quan hệ lao động, giới hạn của việc thiết lập điều khoản cấm cạnh tranh trong luật, thời điểm áp dụng và một số loại công việc nhất định áp dụng điều khoản cấm cạnh tranh, giải quyết vấn đề tài sản sau khi chấm dứt hợp đồng. Từ đó, tác giả đã đưa ra tính cấp thiết cần phải quy định về vấn đề này cũng như những khó khăn trong việc áp dụng nó. Tác giả Vũ Đình Khôi với luận văn “Xây dựng khung pháp lý cho thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động” đã đưa ra khái niệm, bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động thông qua việc xem xét ở nhiều góc độ. Trên cơ sở đó, tác giả bàn đến những nội dung cần phải có trong thỏa thuận này, xác định các điều kiện có hiệu lực của nó (tuân thủ các nguyên tắc của luật lao động Việt Nam, những hạn chế hợp lý về mặt không gian, thời gian,...) và dựa trên các căn cứ vào nội dung hạn chế hay thời hạn áp dụng để phân loại các thỏa thuận này. Bên cạnh đó, trong luận văn của mình tác giả đã chỉ ra được sự diễn ra thường xuyên của thỏa thuận này trong khi đó là sự thiếu vắng các quy định của pháp luật lao động để điều chỉnh thực trạng này. Mặt khác, trong bài viết này, tác giả cũng liên hệ kinh nghiệm lập pháp ở một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như đưa ra các phương án trong việc xây dựng quy định pháp luật về phạm vi và điều kiện áp dụng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (bao gồm trong thời hạn của hợp đồng lao động, sau khi hợp đồng lao động chấm dứt, giới hạn về mặt không gian, thời gian cũng như hoạt động mà NLĐ bị cấm, sự đền bù vật chất tương xứng cho NLĐ,...); về hình thức thể hiện của nó (hình thức bằng văn bản); về hiệu lực của thỏa thuận trong một
- 3 số trường hợp đặc biệt (trường hợp gia hạn hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới, trường hợp điều chuyển lao động,...); hậu quả pháp lý của việc vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh... Tuy nhiên, tác giả đề xuất tham khảo quy định pháp luật về thỏa thuận này trong hệ quy chiếu đa số là các nước Châu Âu với trình độ lập pháp phát triển là chưa phù hợp bởi lẽ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như văn hóa của Việt Nam và các nước này có sự khác biệt, từ đó làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu vấn đề này tại thời điểm chưa có các quy phạm pháp luật điều chỉnh nên nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại ở góc độ học thuật trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới và Dự thảo sửa đổi BLLĐ Việt Nam. Trong khóa luận với đề tài “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động”, tác giả Nguyễn Hoàng Yến đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động và quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó, đưa ra một số kiến nghị đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động Việt Nam. Trong đó, tác giả đã nêu được định nghĩa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động và thực tiễn quy định của pháp luật nước ta về thỏa thuận này từ trước khi có BLLĐ 2012 đến sau khi BLLĐ này có hiệu lực. Tuy nhiên, tác giả có tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia này có sự khác biệt đáng kể so với nước ta. Mặt khác, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để điều chỉnh thỏa thuận nhưng những kiến nghị này lại không bao quát hết các dạng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tác giả Nguyễn Hữu Chí với bài viết “Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2012 - Từ quy định đến nhận thức và thực hiện” đã bàn về những vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng lao động như nguyên tắc giao kết, loại hợp đồng lao động, nội dung của hợp đồng lao động. Trong đó, tác giả có đề cập đến sự thỏa thuận về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động. Tác giả khẳng định Điều 23 BLLĐ 2012 là nội dung hoàn toàn mới về thỏa thuận hạn chế cạnh
- 4 tranh xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, khi tác giả cho rằng nếu NLĐ đồng ý với điều khoản này khi ký kết hợp đồng lao động có nghĩa NLĐ chấp nhận từ bỏ quyền tự do việc làm của mình. Tác giả Nguyễn Thị Bích với bài viết “Bàn về một số quy định về ký kết hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động 2012” đã bàn về việc ký kết hợp đồng lao động theo quy định của BLLĐ 2012, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của các quy định về ký kết hợp đồng lao động trong BLLĐ hiện hành. Trong phạm vi bài viết này, tác giả có đề cập việc giữ văn bằng, giấy tờ nhằm đảm bảo việc NLĐ không tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh. Trong phạm vi bài viết “Bảo vệ quyền tự do việc làm của người lao động trong thỏa thuận hạn chế lao động cạnh tranh”, tác giả Lường Minh Sơn đã nhận định rằng pháp luật lao động Việt Nam chưa có những quy định thật sự rõ ràng, cụ thể về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và theo quan điểm của mình, tác giả cho rằng thỏa thuận này tồn tại trong các điều khoản về bảo mật thông tin và điều khoản không cạnh tranh. Từ đó, tác giả đã tiến hành phân tích hai loại điều khoản này nhằm làm rõ vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những nhận xét và kiến nghị đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật chẳng hạn như các điều khoản quy định về thời gian, không gian, nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,... Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả chưa đưa ra khái niệm thỏa thuận này trong lĩnh vực lao động, đồng thời cũng chưa nêu được những giải pháp thật sự để hoàn thiện quy định của pháp luật lao động Việt Nam (trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đặt vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện quy định pháp luật). Vì vậy, bài viết này mang tính chất khái quát, chưa đi sâu, làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận này. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Trong bài viết “Nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh trong quan hệ lao động”, hai tác giả Lê Thị Thúy Hương và Nguyễn Hồ Bích Hằng đã giải quyết được các vấn đề sau: đưa ra khái niệm bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ và những thông tin được xem là bí mật kinh doanh; chỉ ra một trong các nguyên nhân bí mật
- 5 kinh doanh của một doanh nghiệp có thể bị mất là do NLĐ tiết lộ cho bên thứ ba trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp hoặc đặc biệt là sau khi họ chấm dứt quan hệ lao động và chuyển sang làm việc cho một doanh nghiệp cạnh tranh khác; nêu lên các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ này trên thực tế: quy định trong nội quy lao động, đặt ra các thỏa thuận bảo mật thông tin hoặc thỏa thuận cấm cạnh tranh. Hai tác giả đi đến kết luận việc đặt ra yêu cầu bảo vệ bí mật kinh doanh từ NLĐ là cần thiết và đưa ra một số biện pháp hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài viết trên tạp chí, hai tác giả không thể giải quyết hết được các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chưa xem xét mối tương quan với quy định của các ngành luật có liên quan và đề ra các biện pháp cụ thể để điều chỉnh thỏa thuận này. Tác giả Đoàn Thị Phương Điệp với bài viết “Điều khoản bảo mật – hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động” đã đưa ra khái niệm, ý nghĩa, các quy định của pháp luật hiện hành về điều khoản bảo mật – hạn chế cạnh tranh, từ đó nêu một số đề xuất cho việc thi hành quy định của BLLĐ 2012 về điều khoản bảo mật – hạn chế cạnh tranh. Các giai đoạn hình thành và phát triển của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng được tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, định nghĩa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà tác giả đưa ra chưa bao quát các loại của thỏa thuận này như thỏa thuận cấm tiết lộ, cấm lôi kéo,... Mặc dù tác giả có đưa ra kiến nghị sửa đổi BLLĐ 2012 nhưng vẫn chưa cụ thế, rõ ràng và chỉ dừng lại ở việc kiến nghị một cách chung chung về giới hạn không gian, thời gian và bù đắp một khoản tiền hoặc vật chất. Trong luận văn “Các vấn đề pháp lý về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong quan hệ lao động”, tác giả Nguyễn Lộc Phúc đã khái quát về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong quan hệ lao động (khái niệm, đặc điểm, phân loại, hiệu lực của điều khoản), nêu lên vai trò của điều khoản này đối với NSDLĐ và NLĐ. Tác giả cũng đã đề cập đến thực tiễn áp dụng thỏa thuận này ở Việt Nam như nêu ra một số trường hợp ký kết thỏa thuận, khó khăn khi thiếu cơ chế bảo đảm, thực tiễn giải quyết tranh chấp, vấn đề hiệu lực,... Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra được ưu, nhược điểm của pháp luật lao động hiện hành về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và
- 6 một số kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, khi đề nghị bổ sung khái niệm chung về thỏa thuận này, khái niệm mà tác giả đưa ra chưa bao quát các loại của thỏa thuận như đã trình bày. Hơn nữa, trong các kiến nghị liên quan đến cơ chế đảm bảo thực thi thỏa thuận, giới hạn không gian mà tác giả đề xuất là quá rộng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLĐ. Hiện nay, trên thế giới, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động rất phổ biến và đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia cũng như có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề này. Chẳng hạn như các bài viết “Summary of Covenants Not To Compete: A Global Perspective” của Fenwick & West LLP, “Non-compete Clauses: An International Guide” của Lus Laboris,... Nhận thấy, các công trình nghiên cứu về đề tài này hiện nay còn khá ít. Trong đó, nguồn tài liệu tham khảo có thể chia làm hai nhóm: các tài liệu được viết trước và sau khi BLLĐ 2012 có hiệu lực. Đối với nguồn tài liệu được viết trước khi BLLĐ 2012 có hiệu lực, các tác giả đã nêu ra được những vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn, sự cần thiết và hướng hoàn thiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động Việt Nam. Đối với nguồn tài liệu được viết sau khi BLLĐ 2012 có hiệu lực, các tác giả chủ yếu phân tích và bình luận về điều khoản bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động. Xét thấy, đây là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị nhưng vẫn còn mang tính khái quát và chú trọng vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được ghi trong hợp đồng lao động. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để hệ thống một cách toàn diện, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho việc hướng dẫn thi hành và hoàn thiện BLLĐ hiện hành về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” nhằm tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như khái niệm, phân loại, những ảnh hưởng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động và những vấn đề liên quan đến việc giao kết thỏa thuận này giữa các bên trong quan
- 7 hệ lao động. Tìm hiểu thực trạng áp dụng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ lao động ở nước ta và xem xét các thỏa thuận này trên cơ sở đó phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam, tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới cũng như thực tiễn xét xử về vấn đề này. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Các vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động; - Các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ở nước ta và một số nước trên thế giới; - Quan điểm của các nhà nghiên cứu về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động; - Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thực tiễn giao kết hợp đồng lao động giữa NSDLĐ và NLĐ; - Thực tiễn giải áp dụng quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam và một số nước; - Hướng hoàn thiện của pháp luật Việt Nam liên quan đến thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Giải quyết các vấn đề về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động. Những quan hệ phát sinh ngoài lĩnh vực này sẽ không được luận văn nghiên cứu.
- 8 - Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu pháp luật Việt Nam. Pháp luật nước ngoài chỉ được sử dụng làm đối tượng so sánh, chứ không phải đối tượng nghiên cứu chính của luận văn. - Về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu pháp luật thực định của pháp luật Việt Nam, tức các quy định đang có hiệu lực thi hành, đặc biệt là Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật lao động năm 2012. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin như phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phân loại,... Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh luật, phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm nhằm tham khảo kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài phù hợp với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá một cách có hệ thống, làm nổi bật vấn đề đang được tiến hành nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động Chương 2. Thực trạng của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động ở một số nước và Việt Nam Chương 3. Bài học kinh nghiệm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động của một số nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam
- 9 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động và thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động 1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trước hết, nó là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình. Mặt khác, hợp đồng lao động là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc, tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc. Trên thế giới, hợp đồng lao động là một chế định truyền thống, ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của luật lao động. Hợp đồng lao động là một chương không thể thiếu của hầu hết các Bộ luật Lao động của các nước trên thế giới. Ở nước ta, ngay từ sắc lệnh số 29/SL, ngày 12-03-1947 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ghi nhận về hợp đồng lao động với tên gọi “khế ước làm công” hay “giao kèo” thuê mướn lao động. Sau này được sử dụng để tuyển dụng công nhân viên chức theo hình thức “phụ động” hay “tạm tuyển”. Tuy nhiên, sau đó, trong một thời gian dài, do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, chế định tuyển dụng vào biên chế Nhà nước theo nghị định 24/CP ngày 13- 03-1963 đã giữ vai trò chủ yếu trong việc hình thành quan hệ lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước. Hợp đồng lao động vẫn còn tồn tại nhưng chỉ với ý nghĩa “phụ trợ” cho chế độ tuyển vào biên chế. Bắt đầu từ năm 1985, nhất là sau khi có Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc khu vực quốc doanh, chế độ hợp đồng lao động mới được thừa nhận và tồn tại như một hình thức tuyển dụng lao động chủ yếu trong cả nước (Trường ĐH Luật Hà Nội,Giáo trình luật lao động Việt Nam, NXB Công an Nhân dân 2008, tr.123). Kể từ khi có Pháp lệnh hợp đồng lao động, nhất là từ khi trở thành một chương trong
- 10 Bộ luật Lao động năm 1994, và Bộ luật Lao động năm 20121 thì hợp đồng lao động mới là hình thức tuyển dụng lao động phổ biến để hình thành nên quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo quy định tại Điều 15 BLLĐ 2012, Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động, phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa hai bên chủ thể của quan hệ lao động, hình thức đó chính là hợp đồng lao động. Thực chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên là người lao động đi tìm việc làm, còn bên kia là người sử dụng lao động cần thuê mướn người làm công. Từ khái niệm về hợp đồng lao động, có thể rút ra những đặc trưng sau của hợp đồng lao động (Trường ĐH Luật Hà Nội,Giáo trình luật lao động Việt Nam, NXB Công an Nhân dân 2008, tr.124-145): - Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm; - Hợp đồng lao động được xác lập một cách bình đẳng, song phương, quan hệ hợp đồng được tạo ra bởi chính hành vi của các bên. Các bên vừa phải độc lập với nhau trong quá trình giao kết vừa phải căn cứ vào điều kiện, khả năng đáp ứng yêu cầu hay đòi hỏi những quyền lợi cho mình, mặt khác pháp luật cũng can thiệp để việc giao kết hợp đồng đảm bảo cho các bên những quyền lợi căn bản nhất mà không cần có sự nhượng bộ của bên kia; - Hành vi giao kết hợp đồng là điều kiện rằng buộc các chủ thể và vì vậy sự giao kết hợp đồng bao giờ cũng có tính đích danh. Điều này làm cho người lao động trở thành người lệ thuộc vào người sử dụng lao động và những trái vụ được tạo ra chỉ thuộc về người lao động tham gia vào hợp đồng mà không phải là người khác, ngay cả khi người đó có khả năng cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp, và do đó, người lao động không thể chuyển giao quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ lao 1 Các vấn đề pháp lý liên quan đến Hợp đồng lao động được quy định tại Chương III Bộ luật Lao động 2012
- 11 động cho những người thừa kế, còn những người thừa kế cũng không phải thực thi những trái vụ mà người lao động có nghĩa vụ đảm trách khi còn sống; - Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay trong một thời gian vô hạn định, trừ những trường hợp tạm ngưng theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian xác định mà người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý của mình. 1.1.1.2. Khái niệm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng lao động Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hiện nay. Do vậy, cũng không quá khó để hiểu rằng sẽ có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Theo Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đối về phía mình” (Nguyễn Thị Vân Anh 2012, tr.2). Hay Từ điển tiếng Việt định nghĩa rằng “cạnh tranh” là “cố gắng giành phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau” (Hà Thị Thanh Bình, Phạm Trí Hùng 2012, tr.9). Xét ở góc độ kinh tế, cạnh tranh là một quy luật cơ bản của cơ chế thị trường, đồng thời còn là thuộc tính mang tính tất yếu của kinh tế thị trường. Nó tồn tại ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với mọi chủ thể kinh tế đang hoạt động trên thị trường. Cũng chính vì thế mà ngay trong phương diện này, thuật ngữ “cạnh tranh” cũng được hiểu ở nhiều góc độ, tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học. Chẳng hạn, theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992, “cạnh tranh” được hiểu là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” hay từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cho rằng cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân,... nhằm giành lấy các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
- 12 Trong khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng khái niệm chung cho hiện tượng cạnh tranh. Điều này được thể hiện ở việc rất ít các quốc gia trên thế giới đưa ra định nghĩa cố định cho thuật ngữ cạnh tranh. Có thể tìm thấy một số nước đã giải thích khái niệm này như Điều 3 Luật Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ để quyết định các vấn đề kinh tế một cách độc lập (Nguyễn Thị Vân Anh 2012, tr.10). Tương tự như hệ thống pháp luật của đa số các quốc gia, pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành cũng không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào cho thuật ngữ “cạnh tranh”. Tại Điều 3 Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 có quy định hành vi hạn chế cạnh tranh là gì, theo đó, những hành vi này là “hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế”. Như vậy, có thể thấy rằng chủ thể của cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh là những chủ thể kinh tế độc lập, có cùng lĩnh vực hoạt động và cùng đối tượng hướng đến, với mục đích là giành lấy phần thắng về mình trong một môi trường cụ thể. Vấn đề đặt ra là trong quan hệ lao động, NSDLĐ và NLĐ không phải là chủ thể của hiện tượng cạnh tranh. Bởi với tư cách là một chủ thể có vị thế lệ thuộc vào NSDLĐ, NLĐ phải chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý, điều hành của NSDLĐ, họ không hướng đến cùng một đối tượng, cũng như không có mục đích giành lấy ưu thế cao hơn so với bên còn lại trên thị trường. Vậy tại sao trong quan hệ đó lại tồn tại một thỏa thuận với tên gọi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Và thỏa thuận này là gì? Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (non – competition clause/convenant not to compete) lần đầu tiên được nhắc đến trong một học thuyết về hạn chế thương mại (the restraint of trade doctrine) của hệ thống thông luật liên quan đến hiệu lực của những thỏa thuận trong hợp đồng nhằm hạn chế quyền tự do thương mại của một bên ký kết. Học thuyết cho rằng khi các bên tiến hành ký kết điều khoản này có nghĩa là một bên đã đồng ý bị hạn chế việc thực hiện một số quyền liên quan đến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 311 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 347 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 126 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 231 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 136 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 89 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 35 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 68 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 194 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 125 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn