intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại Tại Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

76
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc về HĐTM, phát hiện ra những bất cập, tồn tại từ thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM của QNC, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM tại QNC, góp phần đưa QNC vượt qua khó khăn, tìm lại sự tăng trưởng và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại Tại Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế NGUYỄN ÁNH DƯƠNG Hà Nội-2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại Tại Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Nguyễn Ánh Dương Người hướng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Minh Hằng Hà Nội-2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Ánh Dương - Học viên Cao học khóa 2017-2019, Chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương Tác giả luận văn: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2018 TÁC GIẢ Nguyễn Ánh Dương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài, tác giả xin được trân trọng cảm ơn PGS, TS. Nguyễn Minh Hằng, Trưởng khoa Luật, Đại học Ngoại thương, Trọng tài viên VIAC cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp đang làm việc tại Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tác giả được học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và số liệu trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Hà Nội, tháng 12 năm 2018 TÁC GIẢ Nguyễn Ánh Dương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ - LƯU ĐỒ .......................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................8 1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại ...........................................................8 1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại ...........................................................9 1.2.1 Chủ thể của hợp đồng thương mại .................................................10 1.2.2 Đối tượng của hợp đồng thương mại..............................................10 1.2.3 Luật điều chỉnh hợp đồng thương mại ...........................................11 1.3 Các vấn đề chung về giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại ........12 1.3.1 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại................................12 1.3.2 Trình tự giao kết hợp đồng thương mại .........................................18 1.3.3 Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại ...............22 1.3.4 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại................25 1.4 Kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại nhằm giảm thiểu rủi ro ......29 1.5 Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại ................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................38 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH ........................................................................................................39 2.1 Giới thiệu chung về QNC ...........................................................................39 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................39 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ..........................................................................42 2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của QNC ....................44
  6. iv 2.2 Trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại QNC .............46 2.3. Hợp đồng thương mại mua hàng hóa, dịch vụ .......................................48 2.3.1 Thực tiễn giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại mua hàng hóa, dịch vụ ......................................................................................48 2.3.2 Các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại mua hàng hóa, dịch vụ ..................................50 2.4. Hợp đồng thương mại bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ........................54 2.4.1 Thực tiễn giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ .....................................................................54 2.4.2 Các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ..................55 2.5 Hợp đồng ủy thác xuất khẩu xi măng, clinke ..........................................58 2.5.1 Thực tiễn giao kết và thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu xi măng, clinke ..............................................................................................58 2.5.2 Các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu xi măng, clinke ....................................59 2.6 Đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật, quy định, quy trình nội bộ liên quan đến giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại tại QNC ............................................................................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH .............................................................66 3.1. Định hướng phát triển của QNC và xu thế giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại tại QNC .........................................................................................66 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại QNC ......................................................................................................68 3.2.1 Tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng thương mại ................................................................................................68
  7. v 3.2.2 Giải pháp sửa đổi bổ sung các quy trình, quy định của QNC liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại ....................70 3.2.3 Khảo sát kỹ thị trường và chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch trước khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại .....................................73 3.2.4 Gải pháp đào tạo nguồn nhân lực ..................................................74 3.2.5 Thành lập bộ phận hoặc phòng Pháp chế trong đó có nhân lực chuyên môn hóa về Luật kinh tế ..............................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81 PHỤ LỤC .................................................................................................................85
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BLDS : Bộ luật dân sự 2. LTM : Luật Thương mại 3. QNC : Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng ninh 4. UBND : Ủy ban nhân dân 5. HĐTM : Hợp đồng thương mại 6. TAND : Tòa án nhân dân 7. CISG : Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 ...................................44 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 ...................................45 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 ...................................45 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hết quý 3 năm 2018 ...................64
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ - LƯU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1- Tổ chức hoạt động của QNC ...................................................................43 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình bán hàng .........................................................................86 LƯU ĐỒ Lưu đồ 2.1: Lưu đồ hướng dẫn lựa chọn Nhà phân phối và ký hợp đồng bán hang 87 Lưu đồ 2.2: Lưu đồ thực hiện quy trình mua hàng ...................................................88 Lưu đồ 2.3: Lưu đồ thực hiện quy trình mua hàng phương thức chào hàng mức 2 .89 Lưu đồ 2.4: Lưu đồ thực hiện quy trình mua hàng phương thức chào hàng mức 3,4 ...................................................................................................................................90 Lưu đồ 2.5: Lưu đồ quy trình quản lý thực hiện hợp đồng nguyên, nhiên liệu ........91 Lưu đồ 2.6: Lưu đồ quy trình quản lý thực hiện hợp đồng thiết bị, vật tư phụ ........92 Lưu đồ 2.7: Lưu đồ quy trình quản lý thực hiện hợp đồng dịch vụ công nghiệp .....93 Lưu đồ 2.8: Lưu đồ quy trình quản lý thực hiện hợp đồng ngoại thương ................94
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Tên đề tài: “Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh” Kết quả nghiên cứu của luận văn: 1. Trình bày cụ thể các cơ sở lý luận về giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại, trong đó nêu rõ các khái niệm về hợp đồng thương mại, đặc điểm và trình tự giao kết, nguyên tắc giao kết, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại. 2. Luận văn đã đưa ra các kỹ năng cần thiết trong quá trình đàm phám hợp đồng thương mại nhằm giảm thiểu rủi ro, các kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp pháp của hợp đồng. 3. Luận văn đã trình bày được thực tiễn việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, trong đó giới thiệu khái quát được về Công ty; nêu bật trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại chung tại Công ty, các quy trình quy định liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty; trình bày cụ thể về thực tiễn giao kết và thực hiện cũng các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các loại hợp đồng thương mại tiêu biểu như hợp đồng nhập mua hàng hóa, dịch vụ, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hợp đồng ủy thác xuất khẩu xi măng, clinke. Trên cơ sở đó làm rõ các tồn tại hạn chế cần sửa đổi, bổ sung đối với từng loại hợp đồng, đồng thời chỉ ra chi tiết cách thức sửa đổi, khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế. 4. Từ thực tiễn đã nêu, Luận văn đưa ra các giải pháp hữu ích thúc đẩy hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh trong thời điểm hiện nay và trong quá trình phát triển tiếp theo trong đó có các giải pháp: Khảo sát kỹ thị trường và chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch trước khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại;
  12. x Các giải pháp cụ thể cho các loại hợp đồng tiêu biểu đã đề cập ở nội dung chính của luận văn; Đánh giá các quy trình, quy định và đề xuất giải pháp sửa đổi bổ sung các quy trình, quy định liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh; Đưa ra giải pháp trong việc đào tạo nguồn nhân lực đủ tâm, đủ tầm tham gia vào công tác giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại; Giải pháp thành lập bộ phận hoặc phòng Pháp chế trong đó có nhân lực chuyên môn hóa về Luật kinh tế để tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng thương mại. Tất cả các giải pháp đề tài nêu ra là các giải pháp căn bản nhất nhằm cải thiện và đi đến hoàn thiện cách thức, quy trình đồng thời nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước bằng các biện pháp, các chính sách hiệu quả, bằng hành lang pháp lý ổn định và phù hợp vì vậy các Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Kể từ khi gia nhập WTO thì hoạt động thương mại Việt Nam có nhiều thay đổi đáng kể và theo chiều hướng tích cực, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên hơn, chính vì vậy hợp đồng thương mại (HĐTM) cũng được xem trọng hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008, nền kinh tế Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng, phần lớn các doanh nghiệp “gạo cội” của Việt Nam bị trao đảo và rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả, đứng trước những thách thức to lớn. Quảng Ninh, một tỉnh chủ yếu phát triển ngành công nghiệp nặng (than, điện, xi măng, khai thác đá...) và du lịch, đa phần các doanh nghiệp lớn của Quảng Ninh được coi là lực lượng chủ lực của nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của ngành công nghiệp cả nước nói chung cũng không nằm ngoài vòng xoáy của tình trạng hoạt động kém hiệu quả hiện nay. Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (Tên gọi tắt là QNC), một doanh nghiệp đã từng là con chim đầu đàn của ngành xây dựng Quảng Ninh, của khối doanh nghiệp địa phương tỉnh Quảng Ninh cũng đang trong giai đoạn khó khăn nhất, sự khó khăn này đến từ nhiều phía song một trong những nguyên do cơ bản khiến QNC gặp khó khăn chính là việc song hành với các hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút hiệu quả, thói quen đơn giản hóa trong các hoạt động thương mại trước đây khiến lãnh đạo QNC chưa thực sự có cái nhìn đúng đắn và sự lưu tâm
  14. 2 cần thiết đến các hoạt động thương mại của đơn vị vì thế việc ký kết và thực hiện các HĐTM với các đối tác còn rất nhiều bất cập, còn có những lỗ hổng lớn mang lại nhiều rủi do cho QNC. Trong hai năm trở lại đây, lãnh đạo QNC đã phần nào ý thức được điều này song thực tế QNC còn thiếu một đội ngũ cán bộ có hiểu biết chuyên sâu về các quy định của pháp luật liên quan đến HĐTM, và còn thiếu một cái nhìn tổng quát liên quan đến các vấn đề còn tồn tại khi giao kết và thực hiện các loại HĐTM hiện nay. Phải khẳng định, hợp đồng chính là bằng chứng quan trọng nhất cho sự tồn tại của một mối quan hệ mua bán khi phát sinh tranh chấp, là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại, là phương tiện không thể thiếu để các chủ thể trong đó có các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Tính chặt chẽ, phù hợp của hợp đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại. Thực tế cho thấy, nhiều tranh chấp thương mại xuất phát từ những bất cập của hợp đồng, đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và tiến hành các hoạt động thương mại, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai bên lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng, gây thiệt hại cho bên kia. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã từng tìm hiểu về yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ và kết quả tìm hiểu phần lớn kết luận là tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng. HĐTM, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp, đối với QNC, HĐTM cũng đóng vai trò quan trọng tương tự. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm. Trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp thể hiện văn hoá và trình độ kinh doanh của mình. Cũng như nhiều doanh nghiệp, đối tác ký kết HĐTM với QNC rất đa dạng, sự chặt chẽ và chi tiết của các bản hợp đồng với đối tác thể hiện sự tôn trọng đối tác, thiết lập hình ảnh đẹp về QNC trong con mắt đối tác, quyết định thành công của QNC trong các giao dịch thương mại.
  15. 3 Để góp phần đưa QNC thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay thì việc xem xét chặt chẽ các nội dung ký kết và thực hiện các HĐTM đối với việc mua các hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và bán xi măng, clinke, gia công xi măng, ủy thác xuất khẩu xi măng, clinke, cung cấp các dịch vụ cho thuê đất, cơ sở hạ tầng... được coi là một trong những giải pháp trọng tâm và căn bản nhất của lãnh đạo QNC. Vì vậy, qua thời gian làm việc tại QNC, học tập và nghiên cứu tại khóa đào tạo Thạc sĩ Luật kinh tế 2017 - 2019, Đại học Ngoại Thương, tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thực tiễn giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh”. 2. Tình hình nghiên cứu Như tác giả đã khẳng định ở phần trên, việc giao kết và thực hiện HĐTM đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, là một trong những nguyên nhân quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên vấn đề giao kết và thực hiện HĐTM đã được nghiên cứu, đề cập khá nhiều trong các chương trình nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng hệ thống pháp luật và cả trong thực tiễn kinh doanh. Luật Thương mại (LTM) số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006 ra đời và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành đánh dấu kết quả của việc nghiên cứu các quy định điều chỉnh các quan hệ thương mại trong đó có quan hệ hợp đồng giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt Bộ luật Dân sự (BLDS) số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 đã có những quy định mới liên quan đến việc điều chỉnh mối quan hệ HĐTM. Trong những năm qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý đã có một số công trình, bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này với những phạm vi và mức độ khác nhau, ví dụ như các công trình “Cẩm nang hợp đồng thương mại” của VCCI năm 2010; “Cẩm nang văn bản pháp luật dành cho doanh nhiệp - phiên bản 3.0” của VCCI năm 2015, Những điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự (Theo Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015) của Bộ Tư pháp năm 2017 ...
  16. 4 Pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Xét trên phạm vi ngành, nghiên cứu việc giao kết và thực hiện HĐTM đã được quan tâm tại một số doanh nghiệp rong một số ngành, lĩnh vực có tầm cỡ, cụ thể đã có đề tài nghiên cứu “Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera trong bối cảnh hội nhập hiện nay”; đề tài nghiên cứu “Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC” của Phạm Thị Lan Phương, Khoa Luật, Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2006; đề tài nghiên cứu “Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex” của tác giả Vũ Phương Huyền lớp Luật kinh doanh K45 trường Đại học Kinh tế quốc dân ... Những công trình và đề tài trên đều chứng tỏ được tầm quan trọng của hợp đồng thương mại trong nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ngành xi măng nói chung, chưa có một nghiên cứu nào về giao kết và thực hiện HĐTM để giúp các doanh nghiệp xi măng có sự tham chiếu hữu ích khi tham gia ký kết và thực hiện các HĐTM nhằm giảm thiểu các rủi do trong kinh. Tại QNC nói riêng, cho đến nay cũng chưa hề có một nghiên cứu nào về thực tiễn giao kết và thực HĐTM của QNC, chính vì vậy trên thực tế có những nội dung kể từ quá trình đàm phán, thương thảo, ký kết, thực hiện đến khi giải quyết tranh chấp phát sinh mà từ cán bộ nghiệp vụ đến lãnh đạo cao nhất là người đại diện theo pháp luật của QNC đang không nắm rõ. Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu về thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC để giúp những người làm công tác tham mưu giúp việc soạn thảo, ký kết và thực hiện HĐTM cũng như các lãnh đạo QNC rút ra được các kinh nghiệm quý giá trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện; để hiểu và có cách thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia quan hệ thương mại với các đối tác trong và ngoài nước, giảm thiểu rủi do góp phần đưa QNC vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.
  17. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc về HĐTM, phát hiện ra những bất cập, tồn tại từ thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM của QNC, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM tại QNC, góp phần đưa QNC vượt qua khó khăn, tìm lại sự tăng trưởng và phát triển. Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là: Khái quát những vấn đề cơ bản về hợp đồng, HĐTM nói chung, các quy định pháp luật cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM; Phân tích thực tiễn việc giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC trong thời gian trước đây, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, từ đó phát hiện ra các điểm bất cập, các nguy cơ rủi ro mà QNC đã, đang và sẽ gặp phải ở từng loại hợp đồng; Đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm giải quyết các bất cập, rủi ro của việc giao kết và thực hiện HĐTM để nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện HĐTM với các đối tác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài là những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết và thực hiện HĐTM theo pháp luật Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn giao kết và thực hiện các HĐTM tại QNC. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về nội dung: Các loại hợp đồng hiện có tại QNC bao gồm các hợp đồng nhập khẩu hoặc mua trong nước các máy móc, thiết bị; các hợp đồng mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào; các hợp đồng mua các hàng hóa khác; các hợp đồng bán xi măng, clinke nội địa; các hợp đồng ủy thác xuất khẩu xi măng, clinke; các hợp đồng cung ứng dịch vụ cho thuê đất và cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp. Về không gian: luận văn nghiên cứu các HĐTM trên quy mô của một doanh nghiệp là QNC với các đối tác và đề xuất giải pháp cho QNC trong việc giao kết và thực hiện HĐTM.
  18. 6 Về thời gian: tác giả thu thập và phân tích các HĐTM của QNC được ký kết từ giai đoạn những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay. Đồng thời tác giả đề xuất các giải pháp cho QNC trong toàn bộ quá trình phát triển sau này. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Để thực hiện luận văn này, một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu được áp dụng như sau: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khảo sát thực tế. Cụ thể, chương 1 sử dụng phương pháp phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, điều kiện hiệu lực, trình tự giao kết, nguyên tắc giao kết và thực hiện HĐTM, trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, tổng hợp các vấn đề pháp lý cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM để tạo ra một hệ thống lý luận mang tính đầy đủ và lô gích hơn; tổng hợp các kỹ năng đàm phán, soạn thảo HĐTM. Tiếp theo, trong chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá thực tiễn giao kết và thực hiện từng loại HĐTM tại QNC nhằm làm rõ các vấn đề tồn tại trong việc giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC. Trong chương 3, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành, các quy trình, quy định nội bộ của QNC liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐTM, phân tích định hướng phát triển của QNC từ đó đề xuất các giải pháp hữu ích thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện HĐTM trong thời gian sớm nhất. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Với mục tiêu trên đây, tác giả hy vọng đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực, mang đến một cái nhìn tổng quát về các vấn đề còn tồn tại và cách thức khắc phục đối với việc giao kết và thực hiện HĐTM tại QNC, giúp cho lãnh đạo QNC, các phòng ban liên quan và cán bộ nghiệp có thêm cơ sở tham khảo cần thiết trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM với các đối tác. Qua đó nâng cao năng lực quản trị và thực hiện HĐTM, giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM của QNC.
  19. 7 Tác giả cũng đồng thời kỳ vọng đề tài của mình sẽ trở thành một trong những tham chiếu hữu ích cho các doanh nghiệp trong ngành Xi măng nói riêng trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM cũng như tạo một tham chiếu cho các tổ chức và cá nhân nói chung quan tâm đến thực tế giao kết và thực hiện HĐTM trong các ngành, lĩnh vực. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn này gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại. Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Chương III: Giải pháp thúc đẩy hiệu quả giao kết và thực hiện Hợp đồng thương mại tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh.
  20. 8 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại Hợp đồng là một hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất, là sự thể hiện ý chí của các chủ thể để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Theo Điều 385 BLDS 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. So với BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau hai từ “hợp đồng”, điều này giúp cho cách hiểu về khái niệm hợp đồng trong BLDS được rộng hơn, bao trùm cả hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay HĐTM, hợp đồng đầu tư... Quy định mới về khái niệm hợp đồng này là điểm mới đáng chú ý không những về mặt kỹ thuật lập pháp và còn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh của BLDS. Trong hợp đồng, ý chí của các chủ thể đóng vai trò quan trọng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ, nghĩa vụ này ràng buộc các chủ thể, buộc các chủ thể hợp đồng phải thực hiện. Như vậy, yếu tố thoả thuận, thống nhất ý chí đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập lên hợp đồng, tuy nhiên chỉ những thoả thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể mới tạo nên quan hệ hợp đồng. Hiện nay trong tất cả các văn bản pháp luật đều không có khái niệm về HĐTM, khái niệm đó chỉ tồn tại dưới dạng là một thuật ngữ pháp lý. Ngay trong LTM 2005 cũng không có khái niệm cụ thể thế nào là HĐTM nhưng có thể hiểu HĐTM là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự phục vụ cho mục đích kinh doanh. Như vậy HĐTM cũng là những giao dịch có bản chất dân sự, được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng của các bên, cùng hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung khi tham gia giao kết hợp đồng và đều có những vấn đề cơ bản của một hợp đồng dân sự, chỉ khác về mục đích là phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại. Tuy chỉ là một thuật ngữ pháp lý, nhưng xuất phát từ khái niệm hoạt động thương mại được qui định trong Khoản 1 Điều 3 LTM 2005 “Hoạt động thương mại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2