intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông và Dao của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá đa dạng nguồn cây có ích được sử dụng trong cộng đồng hai dân tộc H’Mông và Dao tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật có ích và vốn kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông và Dao tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông và Dao của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY CÓ ÍCH CỦA ĐỒNG BÀO H’MÔNG VÀ DAO TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC Hà Nội - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ VÀ ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ VÂN ANH ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY CÓ ÍCH CỦA ĐỒNG BÀO H’MÔNG VÀ DAO TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI CHUYÊN NGÀNH: THỰC VẬT HỌC MÃ SỐ: 60 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Văn Thanh Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của TS. Bùi Văn Thanh, qua đây tôi xin gửi lời cảm trân thành và sâu sắc tới người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bộ phận Đào tạo, Phòng Thực vật dân tộc học đã khích lệ động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học. Trong suốt thời gian thực hiện việc điều tra tại địa phương, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của UBND xã Ý Tý, UBND xã Dền Sáng, UBND xã Sàng Ma Sáo, UBND xã Trung Lèng Hồ và người dân tại khu vực nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn. Để có được kết quả của đề tài này, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng Thực vật học – Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình đó. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Vân Anh
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC HÌNHd DANH MỤC BẢNG LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 3 DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. Tình hình sử dụng và nghiên cứu cây có ích trên Thế giới..................................... 3 1.1.1. Tình hình sử dụng các nhóm cây có ích trên Thế giới......................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu các nhóm cây có ích ở Việt Nam ...................................... 10 1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội ở huyện Bát Xát ................................. 13 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 13 1.3.2. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................... 14 1.3.3. Kinh tế xã hội................................................................................................... 16 1.3.4. Vài nét về dân tộc H’Mông .............................................................................. 17 1.3.5. Vài nét về dân tộc Dao ..................................................................................... 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 19 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 19 2.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19 2.4.1. Phương pháp thực vật học ................................................................................ 19 2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng ...................................................................... 21
  5. Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 23 3.1. Nguồn tài nguyên cây có ích được dân tộc H’Mông và Dao huyện Bát Xát sử dụng........................................................................................................................... 23 3.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon ........................................................................ 23 3.1.2. Đa dạng về dạng thân của nguồn cây có ích ở huyện Bát Xát, Lào Cai............. 29 3.2. Kinh nghiệm sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông, Dao ở huyện Bát Xát, Lào Cai .............................................................................................................. 30 3.2.1. Các nhóm cây có ích được sử dụng .................................................................. 30 3.2.2. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chữa bệnh cho người...................................... 32 3.2.3. Tri thức sử dụng cây ăn được ........................................................................... 47 3.3. Những loài cây thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhân được tại huyện Bát Xát được đồng bào dân tộc H'Mông và Dao sử dụng ................................................. 52 3.3.1. Một số loài cây có ích thuộc diện được bảo tồn ở Bát Xát được đồng bào dân tộc H'Mông và Dao sử dụng ............................................................................................ 52 3.3.2. Một số loài cây có ích thuộc diện được bảo tồn ở Bát Xát được đồng bào dân tộcH’Mông và dao sử dụng ........................................................................................ 54 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 59 1. Do điều kiện của đề tài hạn chế, vùng tài nguyên còn đa dạng nên đê nghị cần có nghiên cứu điều tra tổng thể và chuyên sâu hơn. ........................................................ 59 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ........... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 61
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cấu trúc hệ thực vật được sử dụng ............................................................. 24 Hình 3.2. Số lượng taxon trong ngành Mộc lan .......................................................... 25 Hình 3.3. Tỷ lệ các taxon giầu loài trong ngành Mộc lan ........................................... 26 Hình 3.4. Tỷ lệ loài trong chi đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu .............................. 28 Hình 3.5. Đa dạng về dạng thân của các loài làm thuốc ............................................. 29 Hình 3.6. Nhóm cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông, Dao tại Bát Xát .............. 31 Hình 3.7. Tỷ lệ loài cây thuốc được người H’Mông và Dao sử dụng.......................... 32 Hình 3.8. Tỷ lệ bộ phận làm thuốc theo kinh nghiệm của hai dân tộc H’Mông, Dao ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai....................................................................................... 34 Hình 3.9. Tỷ lệ các nhóm bệnh được điều trị.............................................................. 37 Hình 3.10. Mục đích sử dụng các cây người ăn được ................................................. 48
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Cấu trúc hệ thực vật được sử dụng ............................................................. 23 Bảng 3.2. Tỷ lệ các taxon trong ngành Mộc lan. ........................................................ 24 Bảng 3.3. Tỷ lệ các taxon trong ngành Mộc lan ......................................................... 26 Bảng 3.4. So sánh các họ giầu loài có ích ở KVNC (1) với các họ giầu loài của hệ thực vật Việt Nam (2) ........................................................................................................ 27 Bảng 3.5. Các chi đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu ............................................... 28 Bảng 3.6. Đa dạng về dạng cây của các loài có ích .................................................... 29 Bảng 3.7. Các nhóm cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông, Dao tại Bát Xát........ 30 Bảng 3.8. Số loài cây thuốc được người H’Mông và Dao sử dụng ............................. 32 Bảng 3.9. Sự đa dạng về các bộ phận sử dụng làm thuốc ........................................... 33 Bảng 3.10. Các nhóm bệnh được điều trị. .................................................................. 36 Bảng 3.11. Phương thức sử dụng cây thuốc của đồng bào H’Mông và Dao tại Bát Xát, Lào Cai ...................................................................................................................... 39 Bảng 3.12. Các bài thuốc được đồng bào dân tôc H'Mông sử dụng. ........................... 40 Bảng 3.13. Các bài thuốc đồng bào dao sử dụng ........................................................ 40 Bảng 3.14. Các cây thuốc có công dụng mới.............................................................. 42 Bảng 3.15. Một số cây thuốc được cả hai dân tộc Dao và H’Mông sử dụng ............... 44 Bảng 3.16. Mục đích sử dụng các cây người ăn được................................................. 48 Bảng 3.17. Một số cây ăn quả được sử dụng tại huyện Bát Xát. ................................. 48 Bảng 3.18. Các cây làm rau ăn ở huyện Bát Xát. ....................................................... 50 Bảng 3.19. Các cây dùng làm thức ăn gia súc ở huyện Bát Xát. ................................. 51 Bảng 3.20. Các loài cây bị đe dọa ở huyện Bát Xát. ................................................... 52
  8. 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở Châu Á, được đánh giá là một trong những nước rất phong phú và đa dạng về sinh vật [9]. Hệ Thực vật Việt Nam cũng được biết đến rất đa dạng và phong phú. Theo nghi nhận của Phạm Hoàng Hộ có khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch và dự đoán có đến 12.000 loài; trong đó, số loài cây có ích có khoảng 6.000 loài (Cây cỏ có ích – Võ Văn Chi) chiếm 50% tổng số. Đồng thời, Việt Nam còn là Quốc gia đa dạng về nền văn hóa với 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp các lãnh thổ. Mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những tri thức khác nhau về cách sử dụng cây cỏ để phục vụ cuộc sống của họ. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật, về văn hóa như vậy, chúng ta đang kế thừa một kho tàng tài nguyên quý giá của các dân tộc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Việt Nam là Quốc gia có 3/4 là diện tích rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây có ích và là nơi cư trú của 54 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số Quốc gia [26].Chính sự đa dạng về tộc người cùng với khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng về những kinh nghiệm gia truyền trong việc sử dụng những cây cỏ xung quanh mình. Việc sử dụng kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc. Bát Xát là huyện có tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích rừng là 46.412,2 ha chiếm 33,7% tổng diện tích rừng của toàn tỉnh, chủ yếu là rừng thứ sinh. Hệ sinh thái ở Bát Xát còn tương đối tốt, nhiều động, thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt là ở vùng cao Ý Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và Nậm Pung. Huyện Bát Xát có 23 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 22 xã. Người dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số gồm 14 dân tộc nhưng chủ yếu là H’Mông, Dao, Hà Nhì, Dáy trong đó đời sống người H’Mông và Dao có quan hệ mật thiết với tài nguyên thiên nhiên. Nguyễn Thị Vân Anh
  9. 2 Cho đến nay, tuy đã có một số nghiên cứu về tri thức bản địa của đồng bào H’Mông và Dao nhưng chủ yếu tập chung ở một số nơi như Sa Pa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Nội), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)... nhưng chưa có nhiều công bố về tri thức sử dụng cây có ích đồng bào H’Mông và Dao ở Bát Xát, do đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông và Dao của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai” Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá đa dạng nguồn cây có ích được sử dụng trong cộng đồng hai dân tôc H’Mông và Dao tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bảo tồn nguồn tài nguyên thực vât có ích và vốn kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc H’Mông và Dao tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nguyễn Thị Vân Anh
  10. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sử dụng và nghiên cứu cây có ích trên Thế giới 1.1.1. Tình hình sử dụng các nhóm cây có ích trên Thế giới Lịch sử hình thành con người luôn gắn với Thế giới tự nhiên, ngay từ thủa sơ khai họ đã biết khai thácnguồn tài nguyên thực vậtđể phục vụ đời sống của mình. Người dân sử dụng cây cỏ với nhiều mục đích khác nhau như thực phẩm, y học dân tộc, thức ăn gia súc, nhiên liệu, thuốc nhuộm, tannin, sợi, nhựa, sản xuất công cụ công nghiệp và săn bắn. Trong đó nhóm cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là cây thuốc và cây cho hương thơm được coi là một thứ hàng hóa miễn phí được thu thập từ thiên nhiên tại Nepan [53]. Từ ngàn năm trước, gỗ đã được con người sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, chúng không chỉ được sử dụng làm nhiên liệu hoặc vật liệu xây dựng nhà cửa, mà chúng còn được sử dụng để chế tạo những công cụlao động sơ khai, vũ khí săn bắt đơn giản đến những công trình nghệ thuật thậm chí là làm giấy. Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Tại Nepan hơn 87% nhu cầu năng lượng của quốc gia được đáp ứng bởi các sản phẩm từ rừng và mỗi người tiêu thụ một mét khối gỗ mỗi năm cho mục đích này [10, 53]. Trên Thế giới, thực vật cho sợi có khoảng 425 loài (chỉ riêng Đông Phi đã thống kê được 352 loài cây cho sợi) thuộc 134 chi trong 41 họ, trong đó có nhiều loài quý được sử dụng gần như toàn cầu, như các loài trong chi bông. Ngoài ra, tùy theo thói quen, các dân tộc còn lấy sợi từ các cây bản địa, như người Philippin dùng cây chuối sợi, người Mêhicô, Giava và châu Phi dùng các loài của chi Thùa, Ấn Độ là trung tâm sản xuất sợi đay, Trung Quốc sản xuất sợi gai, châu Âu sản xuất sợi lanh.Một số loài trong họ gai được sử dụng để lấy sợi vì sợi gai bền, chắc, chịu lực, chịu mặn. Người ta sử dụng sợi gai để sản xuất các loại hàng như dệt vải, may mặc, lưới đánh cá, vải lót lốp xe đạp, ô tô, dây cua roa, chỉ khâu giầy... Sản lượng gai hàng năm trên Thế giới khoảng 130.000 tấn. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nhất khoảng 100.000 tấn, tiếp theo đến Braxin là 16.000 tấn. Ở Việt Nam ngành này không phát triển mạnh mà chỉ là ngành thủ công ở một số ít địa phương [10, 19]. Nguyễn Thị Vân Anh
  11. 4 Cây cho nhựa mủ được sử dụng rộng rãi là cây cao su, nó được thổ dân ở châu Mỹ khai thác và sử dụng từ rất lâu đời, nhưng nhựa cao su chỉ được sử dụng đa dạng vào năm 1934, khi người Tây Ban Nha dùng chế ra các vật chống thấm, che mưa. Con người đem hạt trồng rộng rãi khắp các châu lục nhiệt đới (chủ yếu là ở châu Phi và Đông Nam Á). Cây cao su hiện chiếm vị trí thứ nhất và ngành công nghiệp cao su được xếp vào hàng thứ tư trong nền công nghiệp toàn cầu (sau dầu mỏ, than đá, gang thép) [10]. Cây có dầu thơm được loài người khai thác từ lâu đời, bắt nguồn từ các dân tộc phương Đông. Từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên (TCN), các nguyên liệu dầu thơm lấy từ các cây cỏ đã được người Ấn Độ, Ai Cập sử dụng. Ngoài ra, người Ai Cập cổ đại đã biết dùng tinh dầu và những cây có tinh dầu để ướp xác các vua chúa hoặc làm nước thơm từ 4000 năm trước công nguyên. Ở Trung Hoa, khi khai quật các ngôi mộ cổthời tiền Hán (có niên đại trên 100 năm TCN) vào nửa đầu thế kỉ XX, người ta đã phát hiện nhiều loại tinh dầu thảo mộc như thông, bạc hà, hoàng đàn... Ngoài ra, trong các gia đình ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và kể cả Việt Nam đã có thói quen dùng tinh dầu làm thuốc hay gia vị [28]. Ngược lại với phương Đông, các dân tộc châu Âu biết đến và sử dụng nguồn tinh dầu rất muộn, nhưng cách sử dụng và nguồn nguyên liệu của họ không vì thế mà nghèo nàn, kém phong phú. Cho đến cuối thời Trung Cổ (TK 14-15) họ mới sản xuất ra được các loại dầu thơm từ cây bách xù, hương thảo, oải hương, thông... Sau này các dân tộc Bắc Mỹ cũng sản xuất dầu thơm từ cây bạc hà, cam, chanh. Năm 1985, ước tính tổng sản lượng tinh dầu của Thế giới vào khoảng 36.500 tấn (con số này chưa bao gồm nhựa thông, nhựa thông năm 1985 đã có khoảng 250.000 tấn). Năm 1993, sản xuất dầu cam được ước tính khoảng 26.000 tấn (trị giá 58,5 triệu USD) [10, 54]. Các cây cho màu dùng để nhuộm cũng được loài người sử dụng lâu đời. Màu sắc vải nhuộm để cuốn các xác ướp trong các ngôi mộ cổ đã chỉ rõ điều này, thường màu vàng lấy từ đầu nhụy cây nghệ tây, màu đỏ từ hoa cây hồng hoa, còn màu xanh lấy từ cây chàm. Bên cạnh nhuộm thực phẩm, việc tạo màu cho nước uống cũng được chú ý để làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng. Các loài cây thường được sử dụng để tạo màu cho nước uống gồm: Quả dâu tây (Fragaria), quả sim (Rhodomyrtus tomentosa) và thân gỗ một số loài cây gỗ có màu (Gạc nai, Rè đẹp...) [10, 15]. Nguyễn Thị Vân Anh
  12. 5 Người xưa nói “dân dĩ thực vi thiên” (dân lấy ăn làm trời). Điều đó muốn nói thực vật là thứ không thể thiếu được trong sinh hoạt con người. Cây ngô là một trong những cây lương thực được loài người sử dụng lâu đời nhất. Các thổ dân châu Mỹ đã gây trồng, chế biến ngô làm lương thực từ trước khi Columbus đặt chân lên châu Mỹ. Con người biết trồng cây lúa mì từ 5.000 năm TCN ở thung lũng sông Nin. Người Trung Hoa trồng cây lúa mì từ 2.500 năm TCN. Có 261 loài trong 90 chi và 50 họ thực vật với nhiều loài cho củ trở thành cây lương thực chính như khoai tây, sắn, khoai lang. Người Tây Ban Nha phát hiện ra khoai tây năm 1535, hiện tại khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng nhất trên Thế giới. Khoai lang lần đầu tiên được phát hiện trong vùng biển Carribbean, hiện tại nó là một trong 15 cây lương thực và Trung Quốc là nơi cung cấp khoảng 80% khoai lang trên toàn Thế giới. Sắn là một trong các cây trồng quan trọng nhất tại Nam Mỹ, đây là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời vì nó có thể được lưu giữ trong đất nhiều năm sau khi đã trưởng thành [10, 55]. Các loài đậu ăn hạt cũng cung cấp nguồn lương thực vô cùng quý giá cho con người. Những loại đậu ăn hạt phần lớn thuộc phân họ đậu Papilionoideae với 450 chi và hơn 10.000 loài. Theo thống kê của FAO (1988) từ năm 1889 đến năm 1987 thì sản lượng đậu không có dầu trên thế giới lên tới 39.382.000 tấn/ năm với diện tích trồng sấp xỉ 57.000.000 ha. Riêng sản lượng đậu tương và lạc lần lượt là 90.603.184 và 18.469.728 tấn/ năm với diện tích mỗi loại là 51.448.816 ha [34]. Từ thời xa xưa, loài người ra sức tìm kiếm các loài cây hoang dại trong các cánh rừng già phương Đông để phát hiện các sản phẩm nhằm tăng hương vị cho các món ăn đồ uống. Các loài cây làm gia vị trên Thế giới có 213 loài thuộc 83 chi của 31 họ thực vật, trong đó nổi bật hơn cả là cây hồ tiêu, sau đó là cây ớt [10]. Trong lịch sử phát triển các dân tộc, các Quốc gia cũng như sự phát triển của xã hội loài người trên toàn Thế giới gắn liền với lịch sử phát hiện và sử dụng cây thuốc. Cây thuốc là một trong những nhóm tài nguyên thực vật có giá trị quan trọng hàng đầu và đây là tài sản vô cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia. Ngoài việc được ghi chép lại trong sách vở thì y học cổ truyền còn được lưu truyền qua từng thế hệ bằng lời nói và thực hành ở nhiều nơi trên Thế giới. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700 cây thuốc, trong đó có Lô Nguyễn Thị Vân Anh
  13. 6 hội, Kỳ nam, Gai đầu... Người Trung Quốc cổ đại đã ghi chép trong bộ Thần nông bản thảo (khoảng 5.000 năm trước đây) với 365 vị thuốc và loài cây làm thuốc, người Ấn độ cổ đại đã nghi chép nền y học của các bộ tộc Hindu khoảng 2000 năm trước, trong đó có các loài cây gây buồn ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn...[51]. Trong hệ thống y học của người Trung Quốc, 80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực vật bậc cao. Sử dụng thực vật làm thuốc khá phổ biến ở các nước Châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonexia, Malaixia cũng như ở Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, SriLanka và Nê Pan (Husain, 1991). Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân số sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động chữa bệnh với tổng giá trị của y học cổ truyền lên đến 150 triệu USD/ năm (1983) [51].Tại Ấn Độ, có 400 loài trong tổng số 7.500 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc nhỏ và khoảng 540 loài cây thuốc thường được sử dụng ở các bài thuốc khác nhau trong hệ thống y học Ayuveda, Unani và Siddha. Xuất nhập khẩu cây thuốc của Ấn Độ tăng 3 lần, trong thập niên 90 của thế kỉ XX; doanh thu từ hoạt động buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu đạt 1 tỷ USD/năm [51]. Trong những năm gần đây, Thế giới đặc biệt chú ý đến cây thuốc và các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, do phát hiện ra các tác dụng không mong muốn của nhiều loại thuốc được sản xuất bằng con đường tổng hợp hóa học: hiệu suất nghiên cứu sản xuất thuốc mới từ cây thuốc dân tộc là 1/125, trong khi hiệu suất sản xuất thuốc mới theo phương pháp tổng hợp hóa học ngẫu nhiên là 1/10.000 (Farnsworth, in Chadwick and Marsh, 1994). Đối với việc sàng lọc các loài cây thuốc kháng HIV hiệu quả sàng lọc từ kinh nghiệm dược học dân tộc là 1/5 trong khi hiệu quả sàng lọc ngẫu nhiên là 1/18 (Bialick Michael J..1990). Chính vì vậy mà nhu cầu của Thế giới về cây thuốc ngày càng tăng cao, kèm theo đó mức độ quan tâm của toàn Thế giới đối với tài nguyên thực vật này càng trở nên sâu sắc và rộng lớn. Theo tài liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như thực vật bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ được biết có 6.500 loài, Trung Quốc có 5.136 loài, riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2.000 loài là cây thuốc. Khoảng 80% dân số Thế giới sử dụng các loại cây thuốc cho chăm sóc sức khỏe ban đầu và khoảng 70-80% dân số ở các vùng nông thôn lấy cây thuốc làm nguồn thuốc Nguyễn Thị Vân Anh
  14. 7 chữa bệnh chủ yếu. Ở Trung Quốc, số dược liệu sử dụng trong y học cổ truyền hàng năm từ 0,7-1,0 triệu tấn, với giá trị vào khoảng 1,4 tỷ USD, khoảng 1.000 loài thực vật được sử dụng trong các chế phẩm thuốc Trung Quốc trong đó hơn ba phần tư trong số này được thu thập từ thiên nhiên. Ở Nepan, đã có 3.448 tấn các loại thảo mộc được thu thập cho các mục đích thương mại và công nghiệp trong hai năm 1989- 1990, 6.217 tấn trong năm 1990- 1991. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, cây thuốc ở các nước công nghiệp phát triển năm 1976 đã nhập khẩu 355 triệu USD, đến năm 1980 đã tăng lên 551 triệu USD (O. Akerele, 1991). Chỉ tính riêng 12 loại thảo dược có nhu cầu sử dụng cao ở Mỹ là bạch quả, Hypericum perforatum, sâm Triều tiên, tỏi, Kawa… năm 1998 đã đạt doanh số bán lẻ là 552 triệu USD [14, 17, 53, 58, 60]. Từ những cơ sở nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng của các dân tộc trên Thế giới, nhiều sản phẩm có giá trị đã được sản xuất phục vụ nhu cầu của con người: Từ kinh nghiệm sử dụng cây Nhàu (Quả Noni- Morinda citrifolia) làm thuốc và dùng trong các bữa ăn kiêng của cư dân bản địa tại đảo Tahiti, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra những giá trị chữa bệnh và dinh dưỡng của cây này, tập đoàn Tahition Noni International (TNI) đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu để sản xuất các loại nước ép trái cây, mặt hàng này giúp cho TNI trở thành tập đoàn hàng đầu Thế giới về nước ép trái cây; tại Sudan, tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum) thu được bằng cách chưng cất được sử dụng trong nước hoa và sản xuất hương thơm [56, 57]. Cùng với việc tìm hiểu mặt có lợi của cây cỏ từ lâu người ta đã quan tâm mặt trái của vấn đề này, đó là những tác hại của cây độc đối với con người và gia súc. Người ta đã sử dụng nhiều cây độc làm cây thuốc như cà độc dược, mã tiền, hoàng đàn, trúc đào, ô đầu, bách bộ… bởi vì hoạt chất của những cây này có tác dụng chữa bệnh khi dùng đúng bệnh và liều lượng. Các họ thực vật có nhiều cây độc là họ thầu dầu, họ trúc đào, họ cà, họ đậu, họ mã tiền... số loài cây độc ở vùng nhiệt đới nhiều hơn vùng ôn đới và hàn đới [25]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu các nhóm cây có ích trên Thế giới Kinh nghiệm sử dụng các loài cây có ích không chỉ được lưu truyền trong đời sống mà còn được ghi chép lại dưới dạng các cuốn sách. Charles Pickering trong cuốn Nguyễn Thị Vân Anh
  15. 8 “Lịch sử niên đại cây cỏ” đã chỉ rõ: từ 4.271 năm TCN, người dân vùng Trung Cận Đông đã biết sử dụng nhiều loại cây phục vụ mục đích kinh tế như các loài cau, dừa, sung, vả, cây có nhựa, cây có sợi... trong các ngôi mộ cổ Ai Cập, các xác chết được ngâm tẩm bởi các loại dầu, hương liệu thực vật và được quấn bằng vải cây lanh. Điều này chứng tỏ trên 4.000 năm trước người Ai Cập chắc chắn đã biết khai thác tinh dầu và dệt vải. Cũng vào thời gian này người Trung Hoa đã biết sản xuất giấy từ các loài cây có sợi [10]. Kiến thức về cây cỏ được loài người ghi chép và lưu lại sớm nhất có lẽ là tác phẩm của Aristore (384-322 TCN), tiếp đó là tác phẩm “Lịch sử thực phẩm” của Theophraste (khoảng năm 340 TCN), mô tả giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ dẫn về nơi mọc và công dụng [10]. Vào thời kì phục hưng (đầu TK15) chủ nghĩa tư bản phát triển, mở rộng buôn bán giao lưu qua nhiều nước, các loài cây có ích lại được nghiên cứu. Các bộ bách khoa toàn thư về cây cỏ được biên soạn ở nhiều quốc gia, đóng góp rất lớn cho việc phát triển thêm các loài cây có ích và mở rộng việc gây trồng ở các vùng đất khác nhau. Nhà thực vật học Ý Prospiero Alpini (1533-1617) lần đầu tiên đã mô tả cây cà phê, loài cây có hạt làm thức uống đặc sắc thời bấy giờ [10]. Trong hàng ngàn công trình nghiên cứu về cây có ích, đóng góp to lớn nhất thuộc về nhà thực vật học Thụy Sỹ Alphonse de Camdolle. Trong tác phẩm “ Địa lý học thực vật” (1855) và “Nguồn gốc cây trồng” (1883) ông đã thống kê các loài cây có ích được gây trồng trên Thế Giới, đồng thời cũng xác định nguồn gốc phát triển của chúng [10]. Trong các nghiên cứu về cây có ích, được nghi chép và tìm hiểu nhiều nhất phải kể đến các cây có công dụng làm thuốc. Ngày nay, việc phát hiện thêm các loài cây có ích từ các loài hoang dại vẫn đang đươc tiếp tục nhằm bổ sung cho khoảng trống kiến thức về các loài cây có ích, cây tài nguyên của nhân loại, đặc biệt là các loại cây thuốc với các bài thuốc dân gian của các dân tộc ít người trên nhiều vùng đất đai khác nhau. Rất nhiều các tác phẩm từ thời xưa đã ghi lại những kiến thức về y học và sử dụng cây thuốc như “Kinh vệ đà” tại Ấn Độ ghi lại những dược liệu hay dùng trong y học Ấn Độ là ba gạc, tỏi, tiêu, Nguyễn Thị Vân Anh
  16. 9 gừng, thầu dầu, me…, “Thần nông bản thảo kinh” trong sách chú ý ghi chép các thực vật bổ ích, lành mạnh thân thể, chống suy nhược và phòng bệnh cho người già; “Bản thảo cương mục” ghi khoảng 500 vị thuốc các loại ngũ cốc, rau quả, loài có vảy, loài chim, loài thú dùng làm thực liệu. Năm 1952 các nhà thực vật học và tài nguyên thực vật học người pháp cho biết: Đông Dương có 1.350 loài cây thuốc thuộc 160 họ thực vật khác nhau đã được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm thuốc, ngày nay số lượng cây thuốc đã biết đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên không phải tất cả trong số đó được sử dụng với số lượng lớn. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, 9.905 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thì chỉ có khoảng 500 loài thường được sử dụng với số lượng đáng kể (Natural Medicine Marketing, 1996) [11, 18, 59]. Một bước phát triển lớn của ngành y học là các sản phẩm và dịch triết tự nhiên liên quan đến chữa bệnh đã được quan tâm nghiên cứu nhiều, đặc biệt là việc xác định thành phần hóa học và cấu trúc hóa học của các hợp chất. Đánh giá về danh sách một số dược phẩm ở một số nước cho thấy ít nhất có khoảng 120 hợp chất khác nhau từ thực vật được sử dụng như những loại biệt dược để cứu sống con người [53]. Các hợp chất này được sàng lọc mới chỉ khoảng 6% tổng số các loài thực vật. Như vậy, nguồn tài nguyên thực vật chưa khai thác cần được điều tra để chữa các bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư, đái đường… là vô cùng lớn. Những hợp chất được tách ra từ các bài thuốc cây cỏ của Trung Quốc đã được đưa vào thị trường Tây Âu là Ephedrin, tiếp theo là artemisinin được tách ra từ cây Thanh hao hoa vàng, có tính năng lớn trong điều trị sốt rét. Năm 2003, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện giai đoạn 2 thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc có tên là Kanglaite từ - iijen (Coix Iachryma – jobi), để điều trị các tế bào ung thư phổi[50]. Đây là những loại thuôc đầu tiên từ y học cổ truyền Trung Quốc được đưa vào thử nghiệm điều trị bệnh ở Mỹ. Năm 2002, người ta thống kê được có khoảng 1141 loại thuốc thực vật truyền thống khác nhau có hoạt tính chữa bệnh, trong đó có một số hoạt chất mới từ thực vật như artemisinin (chống sốt rét), indirubin (chống ung thư),vv… Nguyễn Thị Vân Anh
  17. 10 1.2. Tình hình nghiên cứu các nhóm cây có ích ở Việt Nam Ở Việt Nam nhóm tài nguyên thực vật cho gỗ chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Trong tổng số khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch, nhóm cây cho gỗ có đến 2.500 loài, phân bố trong các họ thực vật lớn như họ cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae)… hoặc trong các họ tuy số loài ít nhưng số cá thể lớn, tạo nên các kiểu thảm thực vật tối ưu như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đước (Rhizophoraceae) [23]. Các cây chứa tinh dầu là một trong những nhóm tài nguyên thực vật quan trọng nhất trong hệ thực vật Việt Nam, không chỉ bởi chúng có số lượng loài lớn mà còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện đã phát hiện 621 loài thuộc 110 họ thực vật của nước ta chứa tinh dầu. Những năm trước đây, một số loài cây tinh dầu được đưa vào trồng với diện tích lớn (hàng nghìn hecta) phục vụ cho mục đích trong nước và xuất khẩu (Mentha arvensis, Ocimum basilicum, O.gratissimum, Cymbopogon winterianus). Bên cạnh những loài đã được đưa vào trồng cấy, chúng ta có những vùng phân bố tập trung của một số loài cây tinh dầu với diện tích lớn. Vùng phân bố tập trung một số loài thông (Pinus merkusii, P. khaysia) tại cao nguyên Trung bộ được coi là vùng có thông phân bố tập trung lớn nhất Đông Nam Á. Vùng Tràm (Melaleuca leucadendron) tại Nam Bộ (ước tính 180.000-200.000 ha) là nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất cineol rất lớn.Sản lượng các loại tinh dầu (bạc hà, hương nhu, hương quế, sả…) đạt hàng trăm tấn trong năm. Tinh dầu từ các loài Màng tang (Litsea cubeba), Húng quế(Ocimum basilicum), Tràm(Melaleuca leucadendron)... dùng để phục vụ cho công nghiệp tách chiết, tổng hợp các hợp chất làm thuốc [13, 29]. Theo số liệu thống kê của tác giả Lưu Đàm Cư và cộng sự (2003), ở Việt Nam thống kê được trên 200 cây cho chất nhuộm màu trong đó có 57 loài (thuộc 28 họ) đã được sử dụng và phân bố phổ biến ở nước ta [12, 15]. Đây là nguồn tài nguyên quý để khắc phục nhược điểm của các sản phẩm nhuộn mầu tổng hợp như gây ung thư, rối loạn thần kinh, ngộ độc hay chất thải từ các sản phẩm này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, đã có một và công trình nghiên cứu về các loài thực vật cho chất nhuộm mầu từ việc điều tra tri thức cho đến việc thử nghiệm ứng dụng vào thực tiễn. Năm 2012, Lưu Đàm Ngọc Anh và cộng sự đã nghiên cứu về cây thuốc nhuộm truyền Nguyễn Thị Vân Anh
  18. 11 thống của người Thái đen tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, công trình đã chỉ ra được 22 loài cho chất nhuộm mầu thực phẩm, 12 loài dùng để nhuộm mầu quần áo, nhuộm đồ dùng là 2 loài và mĩ phẩm là 1 loài [1]. Hay trong 1 công trình khác Lưu Đàm Ngọc Anh và cộng sự đã chỉ ra 10 loài được đồng bào Mạ ở Tỉnh Đắc Nông sử dụng để nhuộm vải [2]. Lương thực, rau quả là một phần không thế thiếu trong cuộc sống con người. Ở Việt Nam, nguồn cung cấp rau chủ yếu ở các thành thị là các loại rau trồng với các nhóm như rau xanh, nhóm rễ củ hay nhóm cho quả. Nhưng ở vùng núi rừng, ngoài một số loại cây được trồng làm ra, còn nhiều loài cây khác được thu hái trong tự nhiên cũng được thu về làm rau. Nguyễn Quốc Bình và cộng sự trong một nghiên cứu ở Đăk Lak và Gia Lai (2013) đã thống kê 234 loài thuộc 169 chi, 71 họ được sử dụng làm rau ăn, trong đó có một số ít loài trồng còn lại chủ yếu là thu hái ngoài tự nhiên [8]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Ninh Khắc Bẩy (2013) và cộng sự đã chỉ ra các nhóm cây ăn được trong hệ thực vật của tỉnh Phú Thọ. Trong đó cây làm rau (bao gồm cả cây gia vị) có 113 loài thuộc 96 chi 48 họ, cây ăn quả có 115 loài thuộc 77 chi, 36 họ, cây làm lương thực có 10 loài thuộc 7 chi 5 họ [6]. Ở nước ta từ trước đến nay có gây trồng sản xuất nhiều loại sợi từ các loài cây khác nhau, tập trung hơn cả có cây bông, sau đó đến cây đay, cây gai và các loại cói... trước đây trong thế chiến thứ hai, người Nhật đã bắt nhân dân ta bỏ trồng lúa, mở rộng diện tích trồng đay, lấy nguyên liệu đưa về Nhật Bản sản xuất bao bố [10]. Nguồn cây thuốc ở Việt Nam đặc biệt phong phú và đa dạng về thành phần loài. Dường như tất cả các nhóm và ngành thực vật (kể cả nấm) đều có các loài được sử dụng để làm thuốc. Đặc biệt là trong thực vật bậc cao các ngành có mạch, so với 10.386 loài đã biết thì cây làm thuốc chiếm tới trên 37,26%. So với một số nhóm cây có ích khác như: cây gỗ 700 loài, cây chứa tinh dầu 657 loài, song mây và tre nứa trên 130 loài ... rõ ràng số loài cây được sử dụng làm thuốc lớn hơn rất nhiều. Ngay từ thời cổ xưa nhân dân đã biết sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay nền y học cổ truyền của ta đã phát triển khá mạnh. Để đạt được những thành tựu này, chúng ta không thể không kể đến công của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… [18]. Tuệ Tĩnh sinh ra vào đời Trần, trong lúc triều đình và giới quan lại quyền quý sính dùng thuốc Bắc thì thầy thuốc Tuệ Tĩnh với tinh thần độc lập tự chủ đã đề xưởng Nguyễn Thị Vân Anh
  19. 12 ra quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” qua tác phẩm “Nam dược thần hiệu” (được bổ sung và in lại vào 1761) với những phương thuốc giản dị và có sẵn ở Việt Nam [18]. Đến Thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã tổng hợp những thành tựu của nền y học phương đông, áp dụng sáng tạo vào điều kiện tự nhiên và bệnh tật ở nước ta thành bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập chia thành 66 quyển [18]. Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong nhưng năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về cây thuốc cổ truyền của các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, H’Mông, Hoa,… đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu về cây thuốc dân tộc ở Việt Nam. Từ lâu Chính phủ ta đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong đó có bảo vệ sự đa dạng các loài sinh vật của đất nước. Chưa đến 10 năm, sau cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, năm 1962, Chính phủ nước ta đã kí quyết định thành lập vườn quốc gia đầu tiên của đất nước- vườn quốc gia Cúc Phương và Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ký vào công ước Quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh vật tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro (Brazin) vào năm 1992. Đến tháng 5/2005, số lượng khu bảo tồn và vườn quốc gia trong cả nước đã lên tới 138. Đồng thời với điều đó, chính sách đóng cửa rừng cũng đã được công bố nhằm góp phần bảo vệ đa dạng sinh vật, bảo vệ tài nguyên và môi trường của đất nước. Từ ngày hòa bình lặp lại ở miền Bắc và sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều đến dược liệu, khuyến khích điều tra nghiên cứu nguồn cây thuốc nước nhà. Rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này và bỏ công sức ra nghiên cứu tìm hiểu. Đáng chú ý là tác phẩm “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” của Viện Dược liệu đã nghiên cứu về các mặt danh pháp, phân loại thực vật, phân bố sinh thái, trồng trọt, hóa học chuyển biến, dược lý công dụng những cây thuốc đã được khai thác và sử dụng lâu đời trong dân gian. Từ năm 1962-1965 GS. TS Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, động vật và khoáng vật. Lần tái bản năm 2003 ông mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học 792 loài cây thuốc, chia tất Nguyễn Thị Vân Anh
  20. 13 cả các cây thuốc theo nhóm bệnh khác nhau. Năm 2004, Viện Dược liệu xuất bản tài liệu “Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được ở Việt Nam có: 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 3.800 loài thực vật bậc cao và thấp (kể cả nấm) được dùng làm thuốc. Sách đã giới thiệu 63 loại bệnh được chữa trị bằng cây thuốc. Năm 2012, Võ Văn Chi tái bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, theo thống kê ở Việt Nam có hơn 4.700 loài cây cỏ dùng làm thuốc [5, 11, 27, 44]. Tác phẩm nói về cây có ích phải kể đến “Cây cỏ có ích ở Việt Nam (sách có nhiều tập)” đã đề cập đến 9 ngành thực vật với 15 lớp, bao gồm 314 họ khác nhau có các đại diện là cây có ích trong hệ thực vật nước ta. Mỗi loài cây gồm tên Việt Nam, tên khoa học, tên khác, mô tả, phân bố, sinh thái, công dụng, ghi chú [10]. Theo đánh giá của viện Dược liệu, năm 1988 cần 30.000 tấn dược liệu cung cấp cho hệ thống y học cổ truyền và 20.000 tấn cho công nghiệp dược và xuất khẩu. Công tác trọng tâm trong chiến lược ngành dược nước nhà giai đoạn 2001-2005 phải đảm bảo 40% và năm 2010 là 60% thuốc thiết yếu sản xuất từ nguyên liệu trong nước [17]. 1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội ở huyện Bát Xát 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Vị trí địa lý Bát Xát là huyện vùng cao biên giới cách thành phố Lào Cai 12 km về phía tây bắc. - Phía bắc giáp huyện Kim Bình (Trung Quốc). - Phía nam giáp huyện Sa Pa. - Phía đông giáp thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc). - Phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu). Diện tích toàn huyện là 1.061,89 km2 trên 70% là đồi núi, dân số 74.138 người [44]. Huyện Bát Xát có cửa khẩu Bản Vược và Ý Tý với 99,8 km đường biên giới với Trung Quốc. Khí hậu nằm trong vùng nóng ẩm mưa nhiều, do ảnh hưởng của địa Nguyễn Thị Vân Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2