Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) thu thập tại tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, sự có mặt và thay đổi hàm lượng các chất liên quan đến sự phân bố của loài Hồng trâu tại tỉnh Vĩnh Phúc và Nghệ An; xác định được mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu, làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo tồn và bổ sung tư liệu về loài thực vật này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) thu thập tại tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ HÀ GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC, MẬT ĐỘ VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI HỒNG TRÂU (Capparis versicolor Griff.) THU THẬP TẠI TỈNH NGHỆ AN VÀ VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ HÀ GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC, MẬT ĐỘ VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI HỒNG TRÂU (Capparis versicolor Griff.) THU THẬP TẠI TỈNH NGHỆ AN VÀ VĨNH PHÚC Ngành: SINH THÁI HỌC Mã số: 8 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. SỸ DANH THƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn:“Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) thu thập tại tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Thị Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo: PGS. TS. Sỹ Danh Thường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS. Phạm Văn Khang, giảng viên khoa Hóa học đã hướng dẫn em về tách chiết và định tính các chất hóa học. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm khoa Sinh Học, phòng Hóa hữu cơ - Khoa Hóa học đã tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình nghiên cứu. Do trong thời gian có hạn và sự bỡ ngỡ bước đầu nên dù đã có rất nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 09 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Thị Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Khái quát về vị trí phân loại và giá trị sử dụng của họ Màn màn ................ 3 1.2. Tổng quan về chi Bạch hoa (Capparis) ở Việt Nam .................................... 3 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chi Bạch hoa .............................................. 3 1.2.2. Đặc điểm sinh học của chi Bạch hoa ......................................................... 5 1.3. Giá trị sử dụng của chi Bạch hoa.................................................................. 5 1.3.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6 1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6 1.4. Những nghiên cứu về mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của cây thuốc ....... 7 1.5. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Bạch hoa .............................................................................................................. 9 1.5.1. Trên thế giới .............................................................................................. 9 1.5.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10 1.6. Những nghiên cứu về loài Hồng trâu (Capparis versicolor) ..................... 10 1.6.1. Trên thế giới ............................................................................................ 10 1.6.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 13 2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC):....................... 13 2.3.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ................................................................ 14 2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu vật .............................................................. 14 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu cấu tạo giải phẫu hiển vi................................. 14 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học......................................... 15 2.3.6. Phương pháp xác định mật độ cây........................................................... 16 2.3.7. Phương pháp xác định mật độ cây, chất lượng, nguồn gốc và tổ thành cây tái sinh ......................................................................................................... 16 2.3.8. Phương pháp khảo sát định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp bằng phản ứng hóa học ...................................................................................... 17 2.3.9. Phương pháp sắc ký lớp mỏng. ............................................................... 19 2.3.10. Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn. ..................................... 19 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ...... 22 3.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nghệ An ......................................................... 22 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 22 3.1.2. Địa hình ................................................................................................... 22 3.1.3. Thổ nhưỡng.............................................................................................. 22 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn..................................................................................... 24 3.1.5. Tài nguyên rừng....................................................................................... 25 3.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 25 3.2. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................... 26 3.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 26 3.2.2. Địa hình ................................................................................................... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.3.3. Thổ nhưỡng.............................................................................................. 28 3.3.4. Khí hậu, thủy văn..................................................................................... 29 3.3.5. Tài nguyên rừng....................................................................................... 29 3.3.6. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................... 30 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 33 4.1. Đặc điểm hình thái của loài Hồng trâu ....................................................... 33 4.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài ......................................................................... 33 4.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo hiển vi .......................................................... 34 4.2. Định tính được các nhóm chất hữu cơ thường gặp bằng phản ứng hóa học.... 38 4.2.1. Định tính polyphenol ............................................................................... 38 4.2.2. Định tính các flavonoit ............................................................................ 40 4.2.3. Định tính các cumarin.............................................................................. 40 4.2.4. Định tính ancaloit .................................................................................... 41 4.2.5. Phân tích thành phần các hợp chất tự nhiên trong các phân đoạn dịch chiết loài Hồng trâu bằng sắc kí lớp mỏng. ....................................................... 42 4.3. Hàm lượng một số chất của loài Hồng trâu ở tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc..... 43 4.4. Mật độ, môi trường sống của loài Hồng trâu tại Nghệ An và Vĩnh Phúc...... 49 4.4.1. Mật độ ...................................................................................................... 49 4.4.2. Môi trường sống ...................................................................................... 51 4.5. Cấu trúc tổ thành, nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh của loài Hồng trâu tại Nghệ An và Vĩnh Phúc.......................................................................... 52 4.5.1. Cấu trúc tổ thành...................................................................................... 52 4.5.2. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh ..................................................... 53 4.6. Hoạt tính kháng khuẩn của loài Hồng trâu ................................................. 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 63 1. Kết luận .......................................................................................................... 63 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 64 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ LB Môi trường nuôi cấy chủng vi sinh vật LC Sắc ký lỏng m/z Tỉ số giữa khối lượng và điện tích MS Phương pháp sắc ký khối phổ MS/MS Phương pháp khối phổ Nxb Nxb ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khối lượng cặn chiết thu được từ loài Hồng trâu (Capparis versicolor).......................................................................................... 15 Bảng 2.2. Thành phần môi trường LB trong 1 lít nước cất ............................... 20 Bảng 2.3. Nồng độ hòa tan cao chiết với DMS ................................................. 21 Bảng 4.1. Một số yếu tố khí hậu của tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc ................... 44 Bảng 4.2. Thành phần các hợp chất của loài Hồng trâu thu tại Nghệ An và Vĩnh Phúc .......................................................................................... 45 Bảng 4.3. Thành phần các hợp chất giống nhau mẫu loài Hồng trâu thu tại Nghệ An và Vĩnh Phúc...................................................................... 46 Bảng 4.4. Thành phần các hợp chất khác nhau mẫu loài Hồng trâu thu tại Nghệ An và Vĩnh Phúc...................................................................... 47 Bảng 4.5. Mật độ loài loài Hồng trâu tại Vĩnh Phúc ......................................... 50 Bảng 4.6. Mật độ loài loài Hồng trâu tại Nghệ An ........................................... 50 Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành loài cây tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 52 Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành loài cây tỉnh Nghệ An........................................... 53 Bảng 4.9. Nguồn gốc, mật độ và chất lượng cây tái sinh của Hồng trâu tại Vĩnh Phúc .......................................................................................... 54 Bảng 4.10. Nguồn gốc, mật độ và chất lượng cây tái sinh của Hồng trâu tại Nghệ An............................................................................................. 55 Bảng 4.11. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế của 3 chủng vi sinh vật............. 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Ảnh hình thái ngoài của loài Hồng trâu - Capparis versicolor Grift. ....... 34 Hình 4.2. Ảnh cấu tạo giải phẫu thân loài Hồng trâu....................................... 35 Hình 4.3. Ảnh cấu tạo giải phẫu cuống lá loài Hồng trâu ................................ 36 Hình 4.4. Ảnh cấu tạo giải phẫu lá loài Hồng trâu........................................... 38 Hình 4.5. Phản ứng với muối sắt (III) tỉnh Nghệ An ......................................... 39 Hình 4.6. Phản ứng với muối sắt (III) tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 39 Hình 4.7. Tác dụng với H2SO4 đặc tỉnh Nghệ An .............................................. 39 Hình 4.8. Tác dụng với H2SO4 đặc tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 39 Hình 4.9. Định tính các flavonoit tỉnh Nghệ An ................................................ 40 Hình 4.10. Định tính các flavonoit tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 40 Hình 4.11. Phản ứng với HCl đặc tỉnh Nghệ An ............................................... 41 Hình 4.12. Phản ứng với HCl đặc tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 41 Hình 4.12. Định tính các ancaloit tỉnh Nghệ An ............................................... 41 Hình 4.13. Định tính các ancaloit tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 41 Hình 4.14. Sắc ký đồ cao chiết ethanol trong hệ dung môi Diclometan : n- hexan (1:1)......................................................................................... 43 Hình 4.15. Sắc ký đồ cao chiết ethanol trong hệ dung môi n-hexan : acetone (3:1)...................................................................................... 43 Hình 4.16. Sắc ký đồ cao chiết ethanol trong hệ dung môi Diclometan : methanol (15:1) ................................................................................. 43 Hình 4.20. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Baccillus subtilis Nghệ An (M1, M2, M3) .................................................................................... 57 Hình 4.21. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Baccillus subtilis Vĩnh Phúc (M1, M2, M3) .................................................................................... 57 Hình 4.22. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Baccillus subtilis Nghệ An (M4, M5, M6) .................................................................................... 57 Hình 4.23. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Baccillus subtilis Vĩnh Phúc (M4, M5, M6) .................................................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Hình 4.24. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Baccillus subtilis Nghệ An (M7, M8, M9) .................................................................................... 57 Hình 4.25. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Baccillus subtilis Vĩnh Phúc (M7, M8, M9) .................................................................................... 57 Hình 4.26. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Sarcina lutea Nghệ An (M1, M2, M3) ............................................................................................. 59 Hình 4.27. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Sarcina lutea Vĩnh Phúc (M1, M2, M3) ............................................................................................. 59 Hình 4.28. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Sarcina lutea Nghệ An (M4, M5, M6) ............................................................................................. 59 Hình 4.29. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Sarcina lutea Vĩnh Phúc (M4, M5, M6) ............................................................................................. 59 Hình 4.30. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Sarcina lutea Nghệ An (M7, M8, M9) ............................................................................................. 59 Hình 4.31. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Sarcina lutea Vĩnh Phúc (M7, M8, M9) ............................................................................................. 59 Hình 4.32. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum Nghệ An (M1, M2, M3) ..................................................................... 61 Hình 4.33. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum Vĩnh Phúc (M1, M2, M3) ........................................................................... 61 Hình 4.34. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum Nghệ An (M4, M5, M6) ..................................................................... 61 Hình 4.35. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum Vĩnh Phúc (M4, M5, M6) ........................................................................... 61 Hình 4.36. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum Nghệ An (M7, M8, M9) ..................................................................... 61 Hình 4.37. Thử hoạt tính với chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum Vĩnh Phúc (M7, M8, M9) ........................................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng. Điều kiện tự nhiên đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng với nhiều loài sinh vật, đặc biệt một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây là nguồn dược liệu quan trọng để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người. Theo những nghiên cứu mới đây, ở Việt Nam có khoảng hơn 12000 loài thực vật, trong đó có trên 5000 loài cây được dùng làm thuốc. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài thực vật làm thuốc. Đây là lĩnh vực được các nhà khoa học coi là một tiềm năng trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai. Việc nghiên cứu này đem lại nhiều hiểu biết về giá trị cây thuốc ít được sử dụng, cung cấp thêm nguồn thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Các số liệu cho thấy, có khoảng 60% dược phẩm được dùng để trị bệnh hiện nay hoặc đang thử lâm sàng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các cây được sử dụng để làm thuốc trong dân gian chưa được nghiên cứu đầy đủ một cách có hệ thống về đặc điểm hình thái cũng như thành phần hóa học, hoạt tính sinh học mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian. Vì thế chưa phát huy được hết hiệu quả của nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) hay còn gọi là cây Mề gà, Khua mật là một loài thuộc họ Màn màn (Capparaceae), chi Bạch hoa (Capparis). Loài Hồng trâu phân bố tương đối rộng lớn ở Việt Nam, gặp ở các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Nghệ An vào tới Khánh Hòa. Cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh vùng núi đá vôi, thảm cây bụi hoặc ven rừng, ở độ cao từ 100-1000m. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Theo kinh nghiệm dân gian, rễ, lá và hạt của loài Hồng trâu được sử dụng làm thuốc trị đau họng; hạt dùng trị nóng miệng, đau họng hoặc sởi [9]. Những công trình nghiên cứu về loài thực vật này ở Việt Nam chủ yếu đi sâu mô tả đặc điểm hình thái hoặc liệt kê giá trị sử dụng. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc điểm thành phần hóa học, đặc biệt là sự có mặt hay sự thay đổi hàm lượng của các chất liên quan đến sự phân bố của loài, mật độ và khả năng tái sinh để định hướng khai thác và phát triển, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là nội dung nghiên cứu thiết thực, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) thu thập tại tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, sự có mặt và thay đổi hàm lượng các chất liên quan đến sự phân bố của loài Hồng trâu tại tỉnh Vĩnh Phúc và Nghệ An. - Xác định được mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu, làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo tồn và bổ sung tư liệu về loài thực vật này. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm thực vật học, thành phần hóa học, mật độ, khả năng tái sinh tự nhiên của loài Hồng trâu (Capparis versicolor Griff.) trong phạm vi tại tỉnh Nghệ An và Vĩnh Phúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về vị trí phân loại và giá trị sử dụng của họ Màn màn Trước khi họ Màn màn được thành lập, Linnaeus (1753) đã đặt tên cho một số chi và loài, mà sau này được xếp trong họ Màn màn như chi Capparis, Crateva và Cleome [48]. Jussieu (1789) chính thức đặt tên họ Màn màn là Capparaceae gồm các chi: Cleome, Cadaba, Capparis, Sodada, Crateva, Morisonia [45]. Về vị trí của họ Màn màn (Capparaceae) trong ngành Hạt kín (Magnoliophyta) có nhiều quan điểm khác nhau. Hầu hết các tác giả đều thống nhất xếp họ Màn màn thuộc phân lớp Sổ (Dilleniidae), bộ Màn màn (Capparales) [25]. Theo các hệ thống phân loại hiện đại hiện nay trên cơ sở kết hợp đặc điểm hình thái và trình tự gen, Capparaceae được chuyển thành phân họ Capparoideae thuộc họ Cải (Brassicaceae) [50]. Về giá trị sử dụng: Họ Màn màn (Capparaceae) ở Việt Nam có nhiều giá trị sử dụng khác nhau bao gồm: làm thuốc, làm cảnh, làm thực phẩm, lấy gỗ, làm hương, làm thuốc nhuộm. Trong đó riêng giá trị sử dụng làm thuốc có 20 loài [25]. 1.2. Tổng quan về chi Bạch hoa (Capparis) ở Việt Nam 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chi Bạch hoa Công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về chi Cáp ở Việt Nam là của Gagnepain (1908) trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” (Flore general de L’ Indochine). Tác giả đã lập khóa định loại, mô tả đặc điểm hình thái cho 22 loài thuộc chi này [38]. Đến năm 1943, trong “Supplement Flore general de L’ Indochine ", ông đã chỉnh lý một số thông tin và bổ sung một số taxon, nâng tổng số loài thuộc chi Capparis là 37 loài [39]. Phạm Hoàng Hộ (1970) trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã tóm tắt đặc điểm nhận biết cho 14 loài thuộc chi Cáp [16]. Đến năm 1999 trong "Cây cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Việt Nam" ông đã chỉnh lý danh pháp và bổ sung một số loài, đưa tổng số taxon của chi Cáp ở Việt Nam là 27 loài, 6 phân loài, 2 thứ [18]. Nguyễn Tiến Bân & D. I. Dorofeev (2003) trong “Danh lục các loài Thực vật Việt Nam” đã tóm tắt các thông tin ngắn gọn như tên khoa học, tên Việt Nam, tên đồng nghĩa, phân bố, dạng sống và sinh thái, giá trị sử dụng (nếu có) của 30 loài, 4 phân loài, 2 thứ thuộc chi này [1]. Sỹ Danh Thường (2015) trong báo cáo khoa học “Khóa định loại các loài trong chi Cáp - Capparis L. thuộc họ Màn Màn (Capparaceae Juss.) ở Việt Nam” tại hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái lần thứ 6 đã xây dựng khóa định loại lưỡng phân cho 36 loài thuộc chi Capparis ở Việt Nam [26]. Đỗ Huy Bích & cộng sự (2004) đã thống kê giá trị làm thuốc của loài Capparis micracantha thuộc chi Capparis. Tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái, mùa hoa quả, phân bố sinh thái, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị và công năng, công dụng và một số bài thuốc liên quan đến loài Capparis micracantha ở Việt Nam [3]. Võ Văn Chi (1991) trong “Cây thuốc An Giang” cũng đã trích dẫn một số thông tin làm thuốc của loài Capparis micracantha. Tác giả đã mô tả đặc điểm nhận biết, mùa hoa quả, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính chất và tác dụng, công dụng [5]. Võ Văn Chi (1997) đã thống kê 5 loài thuộc chi Capparis dùng làm thuốc bao gồm: Capparis zeylanica, C. sepiaria, C. grandis, C. flavicans, C. pranensis. Với mỗi loài, tác giả cung cấp một số thông tin bao gồm: mô tả, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng, công dụng từng bộ phận của cây [6]. Võ Văn Chi (2003-2004) [8] trong “Từ điển thực vật thông dụng” thống kê 11 loài thuộc chi Capparis có giá trị sử dụng là Capparis cantoniensis, C. flavicans, C.grandis, C. henry, C. micracantha, C. sepiaria, C. pranensis, C. tonkinensis, C.versicolor, C. trinervia, C. zeylanica. Tác giả cũng mô tả đặc điểm nhận biết, phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng của từng loài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Valkenburg J. L. C. H. & N. Bunyapraphatsara (2001) [57] trong “Prosea - Plant Resources of South-East Asia (Medicinal and poisonous plants 2) đã mô tả đặc điểm hình thái, phân bố và giá trị sử dụng làm thuốc của 4 loài thuộc họ Màn màn là Capparis micracantha, C. pyrifolia, C. sepiaria, C. zeylanica. Verheij E. W. M & R. E. Coronel (1991) [58] trong “Prosea - Plant Resources of South-East Asia (Edible fruits and nuts)” đã mô tả đặc điểm hình thái, phân bố và giá trị sử dụng của loài Capparis zeylanica. Quả của loài này ăn được, nhưng ăn nhiều có thể bị say. Ngoài ra, lá còn dùng để đắp trị nhọt sưng tấy và bệnh trĩ. 1.2.2. Đặc điểm sinh học của chi Bạch hoa Đặc điểm hình thái: Cây bụi đứng, bụi trườn, cây gỗ nhỏ hoặc dây leo; cành nhẵn hoặc lúc đầu có lông. Lá kèm dạng gai, xếp thành từng cặp ở 2 bên cuống lá, sau tồn tại ở trên thân, gai thẳng hoặc cong, đôi khi không có gai. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp thành hàng ở trên nách lá, mọc đơn độc hay tập hợp thành cụm hoa chùm, tán, ngù, chùy, ở nách lá hay ở đỉnh cành. Lá bắc nhỏ, sớm rụng. Lá đài 4, đều hoặc gần đều, xếp thành 2 vòng, vòng ngoài thường dày. Tràng 4 cánh, xếp thành 2 cặp; đôi khi 4 cánh tràng đều xếp tỏa tròn quanh hoa. Nhị nhiều, từ 6- 120. Cuống bầu dài bằng chỉ nhị; khi hình thành quả cuống bầu dày lên và hoá gỗ, đôi khi kéo dài thêm về kích thước. Bầu 1 ô, giá noãn từ 2- 6(8), mang nhiều noãn. Quả mọng, hình cầu, hình bầu dục. Hạt 1 hoặc nhiều, hình thận. Đặc điểm phân bố và sinh thái: Chi có khoảng 250 - 400 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở vùng nóng ở độ cao dưới 1700 m. Ở Việt Nam có 40 loài, 3 phân loài và 2 thứ. Mùa hoa và quả khác nhau tùy từng loài. phân bố rải rác khắp cả nước, thường gặp ở ven rừng, ven đường. 1.3. Giá trị sử dụng của chi Bạch hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.3.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Capparis trên thế giới còn rất ít, chủ yếu được liệt kê trong các tài liệu thực vật chí của các nước như: Tên chi Capparis được lấy từ chữ Hy Lạp kapparis (tên của cây), dẫn xuất từ chữ Ả Rập kabar tên gọi nụ hoa của cây được dùng làm gia vị sau khi giầm trong dấm. Hu - Qiming trong Thực vật chí Hồng Kông đã giới thiệu 2 loài thực vật có giá trị làm thuốc thuộc chi Capparis là C. cantoniensis và C. acutifolia. Tác giả mới chỉ đề cập đến có giá trị sử dụng làm thuốc trong dân gian nhưng chưa nói cụ thể là chữa những bệnh gì [43]. Rhansvan trong Thực vật chí Ấn Độ đã nêu công dụng cụ thể của 1 số loài thuộc chi này như: loài Capparis assamica với hình dáng bụi nhỏ, hoa đẹp và quả đỏ nên được trồng làm cảnh ở các công viên và vườn hoa. Loài Capparis brevispinia, C. cleghrnii có quả ăn được. Nụ hoa và quả của loài C. decidua được dùng làm rau hoặc muối dưa, các bộ phận của cây đun lên có tác dụng chữa các bệnh ngoài da [54]. 1.3.2. Ở Việt Nam Giá trị sử dụng của chi Capparis được chia ra thành các nhóm giá trị chính như sau [24]: Làm thuốc: Có 8 loài được sử dụng làm thuốc đó là Cáp vàng (Capparis flavicans), Cáp to (Capparis grandis), Cáp gai nhỏ (Capparis micracantha), Cáp lá xá xị (Capparis pyrifolia), Cáp hàng rào (Capparis sepiaria), Cáp xiêm (Capparis siamensis), Cáp sikkim (Capparis sikkimensis) và Cáp gai đen (Capparis zeylanica). Đặc biệt là các loài có giá trị như: - Cáp gai đen (Capparis zeylanica): Vỏ rễ có vị đắng, có tác dụng làm dịu, lợi tiêu hoá, lợi mật. Lá chống kích thích. Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ. - Cáp hàng rào (Capparis sepiaria): Ở Campuchia, thân cây được dùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- làm thuốc điều hoà kinh nguyệt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng cường sức khỏe và dùng trị các bệnh ngoài da. - Cáp to (Capparis grandis): Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ và lá pha uống chữa phù và phát ban. - Cáp vàng (Capparis flavicans): Người ta dùng hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng. Lá làm tăng sự tiết sữa. Làm rau ăn: Có nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm rau ăn như lá (Capparis flavicans - Cáp vàng), hoa và nụ hoa (Capparis flavicans - Cáp vàng), ngọn non (Capparis tonkinensis - Cáp Bắc bộ). Lấy gỗ: Họ Màn Màn còn có nhiều loài cho gỗ có giá trị như Cáp to (Capparis grandis - Cáp to), gỗ có màu trắng, cứng và bền được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dùng trong xây dựng, đóng đồ gỗ nội thất, tạc tượng, chế tạo các công cụ Công dụng khác: Vỏ dùng làm nhang (Capparis grandis - Cáp to). 1.4. Những nghiên cứu về mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của cây thuốc Võ Đại Hải (2010) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã xác định: vối thuốc là loài cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có khả năng tái sinh tự nhiên từ chồi và hạt rất tốt. Vối thuốc là loài có khả năng tái sinh rất mạnh với hệ số tổ thành có nơi lên tới 5,3 đối với trường hợp Vối thuốc tái sinh dưới tán rừng trạng thái IIa và biến động từ 2,1- 3,0 đối với trạng thái rừng IIb; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trung bình đạt 56%; tỷ lệ cây Vối thuốc tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm tỷ lệ rất cao từ 86%-100%; cây tái sinh có chiều cao dưới 1m chiếm tỷ lệ 48%-53%; mạng hình cây tái sinh có phân bố đều. Vỏ và rễ cây được dùng làm thuốc và sản xuất các chế phẩm công nghiệp [15]. Hoàng Lộc (2017) đã nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Lười Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ươi (Scaphium macropodim) dưới tán rừng kín thường xanh trên núi thấp tại vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Hạt của loài này được sử dụng trong y học cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, trị rối loạn tiêu hóa và làm mát cổ họng. Mật độ cây tái sinh 14.375 cây/ha. Trong thành phần cây tái sinh, cây Lười ươi 4.875 chiếm 33,91%, cây mục đích gồm những cây có giá trị: Giổi, Sao, Gõ, Dẻ, Dó trầm, Bời Lời.... là .6.375 cây chiếm 44,35%, các cây khác như Trâm, Cày... đóng góp 3.125 cây chiếm 21,74%. Trong tổng số 4.875 cây tái sinh/ha: số cây có chiều cao (H) ≤ 1m là 2.750, H: từ 1- ≤ 2m là 1.250, H từ: 2- ≤ 3m là 500 và H > 3m là 375 cây. Cây có chất lượng tốt và trung bình tương đối cao là 3.500 cây, chiếm tỷ lệ 71,79%. Phân bố cây tái sinh của cây Lười ươi trên mặt đất là phân bố cụm. Kiểu phân bố này có mối liên hệ với kiểu cách phát tán quả trong phạm vi hình chiếu tán cây mẹ, sự không đồng nhất của môi trường cũng như sự phát triển mạnh của cây cỏ và cây bụi [20]. Lê Thị Diên và cộng sự (2010) khi nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài Re hương ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã đưa ra nhận xét: Các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39 loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim... với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản có diện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài. Mặc dù vậy, số lượng chồi Re hương tái sinh trên mỗi gốc là rất lớn. Phần lớn các cây tái sinh Re hương có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọng nhưng các cây này vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hương trong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt [11]. Bùi Thế Đồi (2019) [14] khi nghiên cứu về cây Hlor (Mahonia nepalensis DC.) đã đưa ra nhận xét: Cây Hlor thích hợp khu vực mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 17 - 20ºC. Cây xuất xứ Lâm Đồng, Hà Giang và Sơn La có triển vọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- nhất. Trong đó xuất xứ Lâm Đồng và Hà Giang đều cho kết quả tốt ở cả ba khu vực nghiên cứu về sinh trưởng và hàm lượng berberin; xuất xứ Sơn La có khả năng sinh trưởng khá tốt ở Tây Bắc nhưng các vùng khác thì kém hơn. Cây được trồng dưới tán rừng ở những nơi có độ tàn che 0,3 - 0,5, tốt nhất là độ tàn che 0,5, không nên trồng ở nơi trống trải và những nơi có nhiệt độ cao, mùa hè nóng. 1.5. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Bạch hoa 1.5.1. Trên thế giới Attila Akgül & Musa özcan (1999) đã nghiên cứu các thành phần của hạt loài Capparis spinosa L. var. spinosa và Capparis ovata Desf var. canescens bao gồm: Kích thước, khối lượng, độ ẩm, hàm lượng protein, hàm lượng lipit và chất xơ [31]. Haifeng Zhou và cộng sự (2010) đã nghiên cứu tác dụng chống viêm từ các chất hóa học được tách ra từ dịch chiết của quả loài Capparis spinosa là CSF1, CSF2, CSF3 trên đối tượng chuột. Kết quả cho thấy, các chất có tác dụng hiệu quả ức chế phù nề chân của chuột. Bên cạnh đó còn có các hợp chất khác được phát hiện từ dịch chiết là flavonoids, indole và axit phenolic [40]. Cristina Inocencio và cộng sự (2000) đã tách chiết được các hợp chất flavonoid từ nụ hoa của 3 loài Capparis spinosa, Capparis sicula và Capparis orientalis. Các hợp chất được xác định là kaempferol 3-rhamnosyl-rutinoside, quercetin 3-ru-tinoside và kaempferol 3-rutinoside [34]. Lather Amid và cộng sự (2010) khi nghiên cứu dịch chiết từ loài Capparis zeylanica đã chỉ ra được các hợp chất bao gồm axit fatty, flavonoids, tannins, alkaloids, axit E-octadec-7-en-5-ynoic, saponins glycosides, terpenoids, saponin và axit coumanic [47]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro
75 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam
77 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus)
75 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu vực Hải Phòng
101 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 64 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
84 p | 38 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn