Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biểu hiện của các gen liên quan đến tính kháng hóa chất diệt côn trùng (pyrethroid) của muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus truyền bệnh sốt xuất huyết
lượt xem 5
download
Đề tài đánh giá sự tương đồng giữa kết quả của thử nghiệm sinh học và các phân tích chuyên sâu về sinh học phân tử, là cơ sở cho các cho việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng phù hợp nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biểu hiện của các gen liên quan đến tính kháng hóa chất diệt côn trùng (pyrethroid) của muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus truyền bệnh sốt xuất huyết
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Đoàn Minh Khiết NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG (PYRETHROID) CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MUỖI AEDES ALBOPICTUS TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Đoàn Minh Khiết NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG (PYRETHROID) CỦA MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ MUỖI AEDES ALBOPICTUS TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Chuyên nghành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hướng dẫn 1: PGS.TS Trương Xuân Lam Hướng dẫn 2: PGS.TS Nguyễn Thị Hương Bình Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi và các cộng sự. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Trong thời gian nghiên cứu tôi chấp hành đúng các quy định về y đức. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Học viên Đoàn Minh Khiết
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Trương Xuân Lam, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Thị Hương Bình, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Học Viện Khoa học và Công nghệ đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập tại đây. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo Khoa và tập thể cán bộ Khoa Hóa thực nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện tốt luận văn. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Học viên Đoàn Minh Khiết
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ SỐ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết giải nghĩa Ký hiệu tiếng Anh tiếng Việt Ae. aegypti Aedes aegypti Ae. albopictus Aedes epiroticus MĐM Mật độ muỗi NCM Nhà có muỗi NCBG Nhà có bọ gậy DCBG Dụng cụ có bọ gậy BI Breteau index Chỉ số BI PTN Phòng thí nghiệm MNTN Mồi người trong nhà MNNN Mồi người ngoài nhà TN Trong nhà SXHD Sốt xuất huyết Dengue World Health WHO, TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới Organization
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị của hệ số tương quan và ý nghĩa ......................................... 32 Bảng 3.1. Kết quả thu thập và nuôi muỗi Aedes aegypti ................................ 33 Bảng 3.2. Kết quả thu thập và nuôi muỗi Aedes albopictus ........................... 33 Bảng 3.3. Chỉ số muỗi , bọ gậy Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu năm 2015 và 2016 ................................................................................................... 34 Bảng 3.4. Chỉ số muỗi, bọ gậy Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu năm 2015 và 2016 ................................................................................................... 35 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ nhậy cảm với hóa chất diệt côn trùng ........... 37 của muỗi Ae. aegypti ....................................................................................... 37 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá độ nhậy cảm với hóa chất diệt côn trùng ........... 40 của muỗi Ae. albopictus .................................................................................. 40 Bảng 3.7. Giá trị CT của locus gen CYPJ26, CYPJ28 với các quần thể muỗi Aedes aegypti nghiên cứu................................................................................ 43 Bảng 3.8. Giá trị CT của locus gen CYP6BB2, CYP9M6 với các quần thể Aedes aegypti nghiên cứu............................................................................... 45 Bảng 3.9. Giá trị CT của locus gen CYPJ26, CYPJ28 với các quần thể muỗi Ae. albopictus nghiên cứu ............................................................................... 47 Bảng 3.10. Giá trị CT của locus gen CYP6BB2, CYP9M6 với các quần thể Aedes albopictus nghiên cứu ........................................................................... 48 Bảng 3.11. Kết quả xác định các đột biến trên gen VGSC của các quần thể muỗi Ae. Aegypti ............................................................................................. 51 Bảng 3.12. Kết quả xác định các đột biến trên gen VGSC của các quần thể muỗi Ae. Albopictus ........................................................................................ 54 Bảng 3.13. Tương quan giữa thử nghiệm sinh học và xác định mức độ khuếch đại các locus gen P450 của các quần thể Ae. aegypti ..................................... 56
- Bảng 3.14. Tương quan giữa thử nghiệm sinh học và xác định mức độ khuếch đại các locus gen P450 của các quần thể Ae. albopictus ................................ 57 Bảng 3.15. Tương quan giữa thử nghiệm sinh học và đột biến điểm trên gen VGSC của các quần thể Ae. aegypti ............................................................... 58 Bảng 3.16. Tương quan giữa thử nghiệm sinh học và đột biến điểm trên gen VGSC của các quần thể muỗi Ae. albopictus ................................................. 59
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tình trạng kháng với hóa chất diệt côn trùng của Ae. aegypti ....................................................................................................... 41 Hình 3.2. Kết quả phản ứng real-time PCR với locus gen CYPJ26 ............... 42 Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tình trạng khuếch đại các locus gen của các quần thể muỗi Ae. aegypti nghiên cứu bằng kỹ thuật real-time PCR ...................... 44 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tình trạng khuếch đại các locus gen của các quần thể muỗi Ae. albopictus nghiên cứu bằng kỹ thuật real-time PCR ................. 49 Hình 3.5. Minh họa đột biến kháng Ala1007Gly phát điện được tại quần thể Ae. aegypti thu thập tại Khánh Hòa ................................................................ 52 Hình 3.6. Minh họa đột biến kháng Phe1007Cys phát điện được tại quần thể Ae. aegypti thu thập tại Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Nội .................................. 52 Hình 3.7. Minh họa đột biến kháng Tyr1007His phát điện được tại các quần thể Ae. Albopictus............................................................................................ 55
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 3 1.1. SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.......................................................................... 4 1.2.1. Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trên thế giới..................................... 4 1.2.2. Tình hình sốt xuất huyết ở Việt Nam ...................................................... 5 1.2.3. Tình hình sốt xuất huyết tại các tỉnh nghiên cứu .................................... 7 1.2.3.1. Tình hình sốt xuất huyết tại Hà Nội ..................................................... 7 1.2.3.2. Tình hình sốt xuất huyết tại Thanh Hóa............................................... 7 1.2.3.3. Tình hình sốt xuất huyết tại Thanh Hóa............................................... 7 1.2.3.4. Tình hình sốt xuất huyết tại Khánh Hòa .............................................. 7 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM............................................................ 8 1.3.1. Vai trò truyền bệnh của Ae. aegypti và Ae. albopictus ........................... 8 1.3.2. Tính kháng hóa chất diệt côn trùng của Ae. aegypti và Ae. albopictus .. 9 1.3.2.1. Hóa chất diệt côn trùng ....................................................................... 9 1.3.2.2. Cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng ............................................... 10 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam14 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 17 2.1. THỜI GIAN ............................................................................................ 17 2.2. ĐỊA ĐIỂM............................................................................................... 17 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 17 2.4 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... 18 2.4.1 Vật liệu thu thập muỗi tại thực địa ......................................................... 18
- 2.4.2 Dụng cụ, vật liệu cho thử nghiệm độ nhạy cảm tại phòng thí nghiệm và thực địa ............................................................................................................ 18 2.4.3 Dụng cụ vật liệu cho kỹ thuật real-time PCR đánh giá biểu hiện của gen P.450 ............................................................................................................. 19 2.4.4. Dụng cụ, vật liệu cho kỹ thuật giải trình tự xác định các đột biến điểm trên gen quy định tính kháng knock down ...................................................... 20 2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 20 2.5.1.Thu thập muỗi tại các điểm nghiên cứu ................................................. 20 2.5.1.1 Chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................... 21 2.5.1.2 Các bước tiến hành ............................................................................. 21 2.5.1.3 Biến số và đo lường biến số ................................................................ 22 2.5.1.4. Các chỉ số đánh giá: .......................................................................... 22 2.5.1.5 Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu: ................ 22 2.5.1.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: ............................................ 22 2.5.2. Đánh giá độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt côn trùng ............... 22 2.5.2.1. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................ 23 2.5.2.2. Các bước tiến hành ........................................................................... 23 2.5.2.3 Chỉ số đánh giá ................................................................................... 27 2.5.2.4 Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu: ................ 27 2.5.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: ............................................ 27 2.5.3 Xác định biểu hiện của gen P450 bằng kỹ thuật real-time PCR ............ 28 2.5.3.1 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................. 28 2.5.3.2 Các bước tiến hành ............................................................................. 28 2.5.3.3 Chỉ số đánh giá ................................................................................... 29 2.5.3.4 Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu: ................ 29 2.5.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................. 29
- 2.5.4 Xác định các đột biến điểm trên kênh vận chuyển natri liên quan đến tính kháng hóa chất của Aedes aegypti và Aedes albopictus. ......................... 29 2.5.4.1 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................. 29 2.5.4.2 Các bước tiến hành ............................................................................. 30 2.5.4.3 Chỉ số đánh giá ................................................................................... 31 2.5.4.4 Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số trong nghiên cứu: ................ 31 2.5.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: ............................................ 31 2.5.5. Đánh giá mối tương quan giữa 3 phương pháp đánh giá độ nhạy cảm, tính kháng hóa chất của các quần thể nghiên cứu. .......................................... 31 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 33 3.1. KẾT QUẢ THU THẬP MUỖI TỪ CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..... 33 3.1.1. Số lượng muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus thu thập tại các điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 33 3.1.2. Chỉ số muỗi và bọ gậy của Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 34 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM SINH HỌC. ... 37 3.3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG VỚI HÓA CHẤT BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR ......................................................................... 42 3.3.1. Kết quả nghiên cứu đối với các quần thể muỗi Aedes aegypti ............. 42 3.3.2. Kết quả nghiên cứu đối với các quần thể muỗi Aedes albopictus ........ 46 3.4. KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CÁC ĐỘT BIẾN ĐIỂM TRÊN GEN VGSC......................................................................................... 51 3.4.1. Kết quả nghiên cứu trên các quần thể muỗi Aedes aegypti .................. 51 3.4.2. Kết quả nghiên cứu trên các quần thể muỗi Aedes albopictus ............. 53 3.5. ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG VỚI HÓA CHẤTDIỆT CÔN TRÙNG ...... 56
- 3.5.1. Mối tương quan giữa phương pháp thử nghiệm sinh học và xác định mức độ biểu hiện của các gen giải độc bằng kỹ thuật real-time PCR ............ 56 3.6. ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG ..... 58 3.6.1. Mối tương quan giữa thử nghiệm sinh học và các đột biến điểm liên quan đến tính kháng thuốc trên gen VGSC của các quần thể Ae. aegypti ...... 58 3.6.2. Mối tương quan giữa thử nghiệm sinh học và các đột biến điểm liên quan đến tính kháng thuốc trên gen VGSC của các quần thể muỗi Ae. albopictus ........................................................................................................ 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61 4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 61 4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
- MỞ ĐẦU Sốt xuất huyết do arbovirus gây ra là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi nguy cơ tử vong cao trên thế giới hiện nay. Sốt xuất huyết lây lan rộng ở các vùng đô thị nhiệt đới và cận nhiệt đới trong những thập kỷ qua, bao gồm các nước Đông Nam Á, Thái Bình dường, Châu Mỹ Latinh. Sốt xuất huyết xảy ra ở hơn 100 nước với 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh (WHO, 2009; 2012). Cho đến nay vẫn chưa có Vắc - xin phòng chống bệnh sốt xuất huyết, vì vậy việc giám sát và kiểm soát Véc - tơ là lựa chọn duy nhất hiện nay cho công tác phòng chống dịch. Aedes aegypti và Aedes albopictus được biết đến là các Véc - tơ truyền bệnh sốt xuất huyết chính trên thế giới (Oppenoorth, 1985). Tuy nhiên, rất ít biện pháp kiểm soát muỗi trưởng thành được đưa ra. Hiện nay, xử lý hóa học là một phần quan trọng nhất trong chiến dịch tích hợp phòng chống bệnh sốt xuất huyết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2000). Với biện pháp kiểm soát hiện nay bằng hóa chất diệt lại dẫn đến một nguy cơ mới đó là sự hình thành tính kháng hóa chất diệt ở quần thể muỗi. Vì vậy, mức độ nhạy cảm với hóa chất sử dụng lên Ae. aegypti và Ae. albopictus phải liên tục được sàng lọc ở những vùng địa lý khác nhau để nâng cao hiệu quả của chiến lược kiểm soát. Tính kháng vị trí đích và tính kháng chuyển hóa được biết đến như là hai cơ chế kháng chính ở muỗi (Hemingway et al., 2004; Nkya et al., 2013). Các đột biến dẫn đến vị trí đích không nhạy cảm trên protein của kênh vận chuyển natri xuyên màng và đột biến trên enzym acetylcholinesterase là đặc trưng nổi bật cho tính kháng vị trí đích ở muỗi. Tính kháng chuyển hóa được báo cáo trên thế giới có liên quan đến các enzym giải độc như cytochrome P450 monooxygenases (P450s hoặc CYPs đối với gen), carboxy/cholinesterases (CCEs), glutathione S-transferases (GSTs) và UDP glucosyl-transferases (UGTs) (Hemingway et al., 2004; Feyereisen et al., 2005; Li et al., 2007; Nkya et al., 2013). Chính vì vậy, chúng tôi chon mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: 1
- - Xác định mức độ biểu hiện của các gen P450 liên quan đến tính kháng hóa chất diệt của quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở một số địa điểm của Việt Nam. - Xác định các đột biến trên gen VGSC liên quan đến tính kháng hóa chất diệt của quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở một số địa điểm của Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, Khánh Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa. Đề tài được tiến hành thu thập mẫu tại Hà Nội, Khánh Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa. Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương và Viện nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu đánh giá đồng bộ tính kháng hóa chất của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus bằng phương pháp thử nghiệm sinh học và chuyên sâu về sinh học phân tử. Về thực tiễn đề tài đánh giá sự tương đồng giữa kết quả của thử nghiệm sinh học và các phân tích chuyên sâu về sinh học phân tử, là cơ sở cho các cho việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng phù hợp nhất. 2
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch chủ động, nhưng dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng trở lại ở Việt Nam. Có bốn chủng virus sốt xuất huyết Dengue đã được xác định là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, chủ yếu lây truyền qua muỗi thuộc giống Aedes, loài Ae. aegypti được coi là Véc - tơ chính truyền sốt xuất huyết ở đô thị và Ae. albopictus ở nông thôn [1], [2], [4]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vùng phân bố của Ae. albopictus ngày càng mở rộng ở Việt Nam. Ở hầu hết các điểm nghiên cứu có ghi nhận sự lưu hành của cả 2 loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, đặc biệt là vụ dịch ở huyện Hương Khê, tỉnh Thanh Hóa chỉ thu thập được Ae. albopictus. Các địa bàn nghiên cứu trước đây vốn chỉ ghi nhận có sự lưu hành của Ae. albopictus như xã Bát Tràng, huyện Gia lâm, Hà Nội cũng có 2 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trong năm 2007. Tại một số nơi như xã Hát Môn huyện Phúc Thọ và xã Cao Viên huyện Thanh Oai, theo điều tra của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, chỉ bắt được Ae. albopictus nhưng vẫn có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại địa phương [3], [5], [6]. Những kết quả nghiên cứu cho thấy đã có sự thay đổi về sự phân bố cũng như khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết của hai loài muỗi này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các Véc - tơ truyền bệnh sốt xuất huyết thường trùng vùng phân bố nhưng lại có vai trò khác nhau [5], [6], [8]. Vì vậy, để có được những biện pháp chủ động và có hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết thì việc nghiên cứu về muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 3
- 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 390 triệu người bị nhiễm sốt xuất huyết - đây là căn bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới. Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Bệnh lưu hành tại trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ (WHO, 11) [60]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5% tương đương khoảng 25.000 người mỗi năm [6], [8], [60]. Vụ dịch SXHD đầu tiên dược ghi nhận với tác nhận rõ ràng tại Úc năm 1897, tiếp đến tại Hy Lạp vào năm 1928 và Đài Loan 1931. Một số vụ đại dịch SXH xảy ra ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1953- 1954, dịch SXH Dengue cũng được phát hiện tại Phillippine, sau đó dịch tiếp tục được lan rộng tại khắp các vùng lãnh thổ châu Á bao gồm Ấn Độ, Indonéia, Myanmar, Srilanka và Thái Lan. Trước năm 1970, chỉ có 9 nước có dịch SXHD, ngày nay đã lan trộng ra trên một trăm quốc gia [4], [8], [60] Phần lớn dân số mắc SXHD sống tại các đô thị có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi phù hợp cho muỗi Aedes phát triển. Mặc dù trước kia bệnh SXH được cho là chỉ xuất hiện ở khu vực thành thị, nhưng ngày nay bệnh đã trở nên phổ biến hơn tại khu vực nông thôn đặc biệt là vùng nông thôn của các nước Đông Nam Á [8], [12] . Theo TCYTTG, số trường hợp bệnh SXHD được báo cáo trong khoảng thời gian 55 năm qua đã tăng tới 2.427 lần. Giai đoạn 1955-1959 mỗi năm có khoảng 908 trường hợp bệnh. Đến giai đoạn 1960-1969 số trương hợp bệnh 4
- đã tăng gấp 15 lần so với giai đoạn trước đó và tiếp tục tăng cao trong những giai đoạn tiếp theo [60] . Những năm 2001-2011, gần 10 triệu ca sốt xuất huyết đã được báo cáo ở Châu Mỹ Latinh, gần 60% trường hợp này là ở Brazil. Năm 2012, châu Âu đã trải qua đợt sốt xuất huyết bùng phát lớn nhất từ sau năm 1920 đến nay với khoảng 2.000 người bị nhiễm ở quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha [12], [22]. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 70% các trường hợp sốt xuất huyết nghiêm trọng trên thế giới tập trung ở châu Á, trong đó Ấn Độ chiếm tới 34%. Năm 2014, tình hình sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia khu vực. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 22/4/2014 (WHO, 2014) [60], sốt xuất huyết đang tăng gia tại các nước Campuchia, Singapore, Malaysia và Australia. Có thể nói SXHD là một trong những bệnh truyền nhiễm gây khó khăn lớn nhất và y tế công cộng cho khu vực Đông Nam Á, với 7 trong số 10 nước của khu vực bị SXHD nặng nề; SXHD là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dẫn ddén tử vong của trẻ em tại các khu vực này; Tỷ kệ mắc SXHD trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại đây số trường hợp mắc SXHD đã tăng lên gần 5 lần so với 30 năm và trước, và hầu như tất cả các quốc gia trong khu vực đều có dịch SXHD [8], [22], [60]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có chủng ngừa hoặc loại thuốc cụ thể nào điều trị sốt xuất huyết được phê duyệt chính thức.Với mức độ nghiêm trọng của bệnh như vậy, việc kiểm soát Véc - tơ truyền bệnh ở các nước vùng dịch và các nước có nguy cơ cao được đặt ra hết sức cấp thiết. 1.2.2. Tình hình sốt xuất huyết ở Việt Nam Ở Việt Nam, tình hình nhiễm sốt xuất huyết không ổn định nhưng thời kỳ cao điểm của dịch sốt xuất huyết là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Trung bình mỗi năm cả nước ghi nhận khoảng 100.000 trường hợp mắc và gần 100 trường hợp tử vong. Trên 85% ca mắc và 90% ca tử vong do sốt xuất huyết là ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Khoảng 90% số ca tử vong do sốt xuất huyết là ở nhóm tuổi dưới 15. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo 5
- chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng liên tục, năm 2000 là 24.434 ca lên 105.370 ca năm 2009, và năm 2011 là 69.680 ca. Năm 2013, cả nước ghi nhận 10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40 tỉnh/thành phố, trong đó có 10 ca tử vong. Năm 2014, cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh. So với năm 2015 năm 2016 số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần, trong đó tình hình tại 4 tỉnh Tây Nguyên có diễn biến đặc biệt nghiêm trọng. Đến tháng 8 năm 2016, cả nước có gần 50.000 ca mắc sốt xuất huyết tại 48 tỉnh thành, 17 trường hợp đã tử vong. Tại 4 tỉnh Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, tình hình dịch SX HD đang diễn ra hết sức nghiêm trọng chiếm gần 75% số ca mắc cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, 60/63 tỉnh thành trong cả nước có tổng số trên 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018, nhiều trường hợp đã tử vong [4], [5] . Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, các địa phương có số ca mắc bệnh cao tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam. Tại 20 tỉnh thành khu vực phía Nam đã có gần 50.000 người mắc bệnh, cao hơn năm 2018 lên tới hơn 20.000 người tức tăng đến 139% và đã có 6 trường hợp tử vong được ghi nhận.Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát hiện nhiều ca mắc bệnh nhất với hơn 24.000 ca. Tỉnh An Giang là địa phương có số người bệnh đứng thứ 7 khu vực phía Nam chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Bình Phước.Ngoài ra, tại khu vực Đắk Lắk toàn tỉnh phát hiện có hơn 3.000 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ và khu vực phía Bắc thống kê cho thấy tại Thành phố Hà Nội đã ghi nhận được gần 1000 ca nhiễm bệnh nhưng không có tử vong [5]. Những năm gần đây, mỗi năm trung bình có khoảng 100.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và dự báo năm 2019 số ca mắc bệnh này có thể tăng vượt con số này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa đạt nhiều thành công trong việc giảm số ca mắc sốt xuất huyết. 6
- 1.2.3. Tình hình sốt xuất huyết tại các tỉnh nghiên cứu 1.2.3.1. Tình hình sốt xuất huyết tại Hà Nội Hà Nội đã ghi nhận nhiều dịch SXHD lớn tại trong 20 năm trở lại đây như dịch năm 1998. Năm 2009 số ca mắc SXH tại Hà Nội là 16.090 trường hợp /18.845 trường hợp mắc bệnh trên toàn miền Bắc chiếm 87% có 4 trường hợp tử vong. Năm 2015, Hà Nội có 15.412 trường hợp bệnh chiếm 90% trường hợp bệnh của toàn miền Bắc. Từ đầu năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.399 trường hợp mắc sốt xuất huyết nhưng chưa có trường hợp tử vong, phân bố tại 145 xã, phường, thị trấn của 26 quận, huyện, thị xã [4]. 1.2.3.2. Tình hình sốt xuất huyết tại Thanh Hóa Năm 2016, tình hình SXHD tăng cao tại tỉnh Thanh Hóa cả tỉnh có 171 bệnh nhân mắc SXHD trong đó có 109 trường hợp bệnh ngoại lai, 62 trường hợp mắc tại địa phương. Chỉ sau một năm, 2017 tình hình bệnh sốt rét đã tăng cao lên gấp hơn 20 lần ghi nhận 3.374 trường hợp bệnh trong đó chỉ co 10,34% tương đương với 349 trương hợp bệnh nội địa. Tập trung tại huyện Tĩnh Gia và Hoằng Hóa [5]. 1.2.3.3. Tình hình sốt xuất huyết tại Thanh Hóa Số bệnh nhân SXHD không nhiều, tăng giảm thất thường số trường hợp bệnh SXHD năm 2016 là 39 trường hợp giảm 33,8% so với cùng kỹ năm 2015. Năm 2017 số trường hợp bệnh sốt rét tăng gấp 400% so với năm 2016 có 194 trường hợp mắc bệnh [4]. 1.2.3.4. Tình hình sốt xuất huyết tại Khánh Hòa Khánh Hòa là điểm nóng về SXHD ở miền trung Việt Nam trong hơn 30 năm. Năm 2015, Khánh Hòa đã ghi nhận gần 5.500 ca mắc SXHD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tỉnh có 170 ca SXHD nặng và đã có 2 trường hợp tử vong ở huyện Vạn Ninh. Tất cả các huyện thị có số ca mắc SXHD đều tăng so với năm 2014: Cụ thể, huyện Diên Khánh tăng hơn 13 lần (hơn 1.000 ca); huyện Vạn Ninh tăng hơn 8 lần (gần 1.000 ca); thị xã 7
- Ninh Hòa tăng hơn 7 lần (hơn 1.300 ca); Nha Trang tăng hơn 4 lần (hơn 1.300 ca)… Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh đến nay đã ghi nhận hơn 3.668 ca mắc SXH, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, TP. Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Diên Khánh là 3 địa phương có số mắc mới cao nhất trong các tháng đầu năm 2019. Có thể nói, dịch SXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang diễn biến rất phức tạp, số ca mắc bệnh tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.3.1. Vai trò truyền bệnh của Ae. aegypti và Ae. albopictus Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus được biết đến là Véc - tơ truyền một số bệnh ở người trong đó có bệnh sốt xuất huyết, một trong những bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết của muỗi Aedes đã được chứng minh. Trong đó loài Ae. aegypti được xác định là Véc - tơ quan trọng nhất, Ae. albopictus cũng được nghiên cứu ở một số nước trong nhiều năm qua, tuy nhiên số liệu còn chưa đầy đủ [7], [8], [12]. Những nghiên cứu đầu tiên ghi nhận 2 loài muỗi này có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết vào những năm 1778-1780 ở châu Á, đến năm 1953 ở khu vực Đông Nam Á khi có dịch sốt xuất huyết bùng phát thì loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus được xác định là Véc - tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành dịch (Oppenoorth, 1985). Trên lục địa châu Á và quần đảo Indonesia, các vụ dịch sốt xuất huyết thường cho thấy có sự phù hợp với sự phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. Albopictus [12], [60], [61]. Trong những năm gần đây đã có nhiều kỹ thuật mới như PCR sao chép ngược; kết hợp PCR sao chép ngược với PCR định lượng, LAMP được phát triển đã xác định các chủng virus sốt xuất huyết trong muỗi và khẳng định vai trò trung gian truyền bệnh của các loài muỗi này (Kamgang., 2011; 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 183 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 150 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 164 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 69 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn