Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatop hag us arg us Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế
lượt xem 21
download
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatop hag us arg us Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế nêu lên tổng quan tà liệu; vật liệu và phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đây là tài liệu hữu ích dành cho những bạn chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatop hag us arg us Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---@&?--- HOÀNG NGHĨA MẠNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ Mã số: 60.62.70 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO NHA TRANG - 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Nghĩa Mạnh I
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đình Mão. Tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Khoa Huy Sơn, anh Nguyễn Đức đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình bố trí thí nghiệm tại trại sản xuất giống và tại các ao nuôi thủy sản của gia đình. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học và sau đại học, Khoa thủy sản Trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô giáo trong và ngoài trường đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã có những chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các em sinh viên và gia đình đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. II
- MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cam đoan I Lời cảm ơn II Mục lục III Danh mục các chữ viết tắt VI Danh mục các bảng VII Danh mục các hình VIII MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) 4 2.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố 4 2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 5 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 6 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 7 2.1.5. Đặc điểm sinh sản 7 2.2. Tình hình nghiên cứu cá nâu- Scatophagus argus 8 2.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài của cá nâu 8 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng của cá nâu 9 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá nâu 11 2.2.4. Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá nâu 13 2.3. Tình hình khai thác và nuôi cá nâu ở Thừa Thiên Huế 15 2.3.1. Tình hình khai thác cá nâu ở Thừa Thiên Huế 15 2.3.2. Nuôi cá nâu ở Thừa Thiên Huế 15 2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn trong nuôi thủy sản 16 2.4.1. Thức ăn giàu protein sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 16 2.4.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của một số loại khô dầu 16 2.4.1.2. Đặc điểm của một số thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật 17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cá biển 19 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 III
- 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.2. Nội dung nghiên cứu 23 2.3. Vật liệu nghiên cứu 23 2.4. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài 25 2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 25 2.5.1. Thí nghiệm I: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein 25 khác nhau trong thành phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 2.5.2. Thí nghiệm II: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi lên sinh trưởng 27 và tỷ lệ sống của cá nâu 2.5.3. Thí nghiệm III: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên 27 sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 2.5.4. Quản lý chăm sóc cá trong giai, bể thí nghiệm 28 2.6. Phương pháp chế biến thức ăn 28 2.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 29 2.7.1. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường 29 2.7.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của cá 29 2.7.3. Các công thức xác định thông số thí nghiệm 29 2.7.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 3.1. Sự biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 31 3.1.1. Nhiệt độ 31 3.1.2. Độ mặn 32 3.1.3. pH 32 3.1.4. Oxy hòa tan 33 3.1.5. Khí NH3 33 3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần 34 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần 34 lên sinh trưởng của cá nâu 3.2.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong thành phần 40 lên tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu IV
- 3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 42 3.3.1. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu 42 3.3.2. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu 46 3.3.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau 47 3.4. Ảnh hưởng của các mức độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu 50 3.4.1. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu 50 3.4.2. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu 54 3.4.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các độ mặn khác nhau 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 67 V
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KL : Khối lượng. CD : Chiều dài. WS : (Start Weight) khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm. Ls : (Start Length) chiều dài của cá khi bắt đầu thí nghiệm. We : (End Weight) khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm. Le : (Start Length) chiều dài của cá khi kết thúc thí nghiệm. WG (%) : (Weight gain) mức tăng khối lượng tương đối. LG (%) : (Legth gain) mức tăng chiều dài tương đối. DGRw (g/ngày) : (Daily Growth Rate of Weight) tốc độ tăng trưởng khối lượng. DGRL (cm/ngày): (Daily Growth Rate of Length) tốc độ tăng trưởng chiều dài. Cv (%) : (Coefficient of variation) hệ số biến động. DGI (%/ngày) : (Daily Growth Index) chỉ số sinh trưởng hàng ngày. BC : Bột cá. BB : Bột bắp. ĐN : Bột đậu nành. CG : Cám gạo. BM : Bột mì. CT1 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 20% trong khẩu phần. CT2 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 25% trong khẩu phần. CT3 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 30% trong khẩu phần. CT4 : Công thức thức ăn có tỷ lệ protein 35% trong khẩu phần. FCR : (Feed conversion ratio) hệ số chuyển hóa thức ăn. FI : (Feed intake) lượng thức ăn cá ăn vào. SR : (Survival rate) tỷ lệ sống. RGL : (Raletive Gut Length) tương quan giữa chiều dài thân và chiều dài ruột. VI
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật 17 Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của nhóm thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật 17 Bảng 3: Các nhu cầu protein và năng lượng của một số loài cá biển 20 Bảng 4: Nhu cầu acid amin không thể thay thế của một số loài cá biển (%Protein) 21 Bảng 5: Nhu cầu lipid, acid béo, carbohydrate, vitamin và khoáng của cá biển 22 Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu dùng phối trộn thức ăn 25 Bảng 7: Thành phần nguyên liệu của các công thức thức ăn trong thí nghiệm 26 Bảng 8: Biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm 31 Bảng 9: Thành phần dinh dưỡng cơ bản của các loại thức ăn thí nghiệm 34 Bảng 10: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu trong thí nghiệm I 35 Bảng 11: Tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ở các nghiệm thức thức ăn 40 Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu trong thí nghiệm II 42 Bảng 13: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau 46 Bảng 14: Sự phân cỡ của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau 47 Bảng 15: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu trong thí nghiệm III 50 Bảng 16: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mức độ mặn khác nhau 54 Bảng 17: Sự phân cỡ của cá nâu ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau 55 VII
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang Hình 1: Bản đồ phân bố của cá nâu (Scatophagus argus) trên thế giới 5 Hình 2: Cá nâu (Scatophagus argus) 5 Hình 3: Một số loài thuộc họ cá Nâu – Scatopagiidae 9 Hình 4: Bể thí nghiệm 23 Hình 5: Giai nuôi thí nghiệm 24 Hình 6: Khung cho cá ăn 24 Hình 7: Sơ đồ nghiên cứu tổng thể của đề tài 25 Hình 8: Sự tăng trưởng khối lượng của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm I 37 Hình 9: Mức tăng khối lượng tương đối WG (%) ở thí nghiệm I 37 Hình 10: Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày DGRw (g/ngày) ở thí nghiệm I 37 Hình 11: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGI (%/ngày) ở thí nghiệm I 37 Hình 12: Sự tăng trưởng chiều dài của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm I 38 Hình 13: Mức tăng chiều dài tương đối LG (%) ở thí nghiệm I 38 Hình 14: Tốc độ tăng chiều dài hàng ngày DGRL (cm/ngày) ở thí nghiệm I 38 Hình 15: Tỷ lệ sống của cá nâu ở thí nghiệm I 38 Hình 16: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến mức tăng khối 39 lượng và chiều dài tương đối (WG và LG) của cá nâu Hình 17: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến tốc độ tăng trưởng 40 Hình 18: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến chỉ số 40 sinh trưởng của cá nâu Hình 19: Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến hệ số 40 chuyển hóa thức ăn của cá nâu Hình 20: Sự tăng trưởng khối lượng của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm II 44 Hình 21: Mức tăng khối lượng tương đối WG (%) ở thí nghiệm II 44 Hình 22: Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày DGRw (g/ngày) ở thí nghiệm II 44 Hình 23: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGI (%/ngày) ở thí nghiệm II 44 Hình 24: Sự tăng trưởng chiều dài của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm II 45 Hình 25: Mức tăng chiều dài tương đối LG (%) ở thí nghiệm II 45 VIII
- Hình 26: Tốc độ tăng chiều dài hàng ngày DGRL (cm/ngày) ở thí nghiệm II 45 Hình 27: Tỷ lệ sống của cá nâu ở thí nghiệm II 45 Hình 28: Sự phân cỡ về chiều dài của cá nâu ở các mật độ nuôi 48 Hình 29: Sự phân cỡ về khối lượng của cá nâu ở các mật độ nuôi 49 Hình 30: Sự tăng trưởng khối lượng của cá nâu các đợt kiểm tra thí nghiệm III 52 Hình 31: Mức tăng khối lượng tương đối WG (%) ở thí nghiệm III 52 Hình 32: Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày DGRw (g/ngày) ở thí nghiệm III 52 Hình 33: Chỉ số sinh trưởng hàng ngày DGI (%/ngày) ở thí nghiệm III 52 Hình 34: Sự tăng trưởng chiều dài của cá nâu các đợt kiểm tra ở thí nghiệm III 53 Hình 35: Mức tăng chiều dài tương đối LG (%) ở thí nghiệm III 53 Hình 36: Tốc độ tăng chiều dài hàng ngày DGRL (cm/ngày) ở thí nghiệm III 53 Hình 37: Tỷ lệ sống (%) của cá nâu ở thí nghiệm III 53 Hình 38: Sự phân cỡ chiều dài của cá nâu ở các mức độ mặn 57 Hình 39: Sự phân cỡ khối lượng của cá nâu ở các mức độ mặn 58 IX
- MỞ ĐẦU Cá nâu (Scatophagus argus) là một đối tượng có giá trị kinh tế. Cá có nhiều ưu điểm như giá trị thương phẩm cao, rộng muối, sức sống cao, thức ăn chủ yếu thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ và là đối tượng mang những nét đặc trưng riêng ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai [10]. Do tập tính ăn tạp của cá, nên loài c á n â u rất có triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài cá khác, nhất là trong mô hình tôm - rừng. Cá nâu còn được nuôi làm cá cảnh [4]. Hiện nay, nguồn lợi cá nâu tự nhiên ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giảm sút nghiệm trọng cần có những nghiên cứu để phát triển nuôi thương phẩm đối tượng này nhằm giảm tải khai thác nguồn lợi cá nâu từ tự nhiên [19]. Ngư dân vùng đầm phá Tam Giang từ lâu đã rất gần gũi với đối tượng này, với họ cá nâu được biết đến như một đối tượng nuôi ghép không thể thiếu trong các ao nuôi tôm. Trong những năm gần đây, sự thất bại trong nuôi tôm sú đã khiến nhiều ngư dân trắng tay thì cá nâu đã hiện diện như một đối tượng cứu giúp cho ngư dân. Tại Thừa Thiên Huế, nguồn giống cá nâu chủ yếu thu gom từ tự nhiên ở cửa biển Thuận An và Tư Hiền của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm [16; 34]. Nuôi cá nâu ở phá Tam Giang - Cầu Hai rất phổ biến và nuôi ở các mô hình nuôi nhỏ, nuôi trong ao và trong lồng. Việc đưa cá nâu vào nuôi rộng rãi sẽ góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi, giảm áp lực lên đối tượng tôm sú, đồng thời làm tăng tính hiệu quả và bền vững cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc tiến hành nuôi cá nâu hoàn toàn không đơn thuần với ngư dân, bởi người nuôi còn gặp nhiều khó khăn như (i) không chủ động con giống; (ii) sử dụng thức ăn chưa hợp lý; (iii) mật độ nuôi chưa phù hợp và (iv) năng suất, hiệu quả nuôi còn thấp. Có rất nhiều lý giải của các nhà khoa học về nguyên nhân của vấn đề này như hạn chế kiến thức về đặc điểm sinh học, môi trường sống và quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm đối tượng này. Minh chứng rõ nét cho khó khăn trong nuôi cá nâu là ngư dân thường thất bại trong việc ương nuôi, lưu giữ nguồn giống tự nhiên qua các mùa mưa lũ; đặc biệt, những năm vừa qua ngư dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gặp phải hiện tượng cá chết trắng trong ao nuôi vào các khoảng thời gian có sự thay đổi về độ mặn và nhiệt độ nước đầm nuôi. 1
- Sinh trưởng của cá liên quan đến sự sắp xếp của các mô cơ, mô mỡ, biểu mô và mô liên kết. Cá sinh trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào khẩu phần thức ăn, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như loài, giới tính, tuổi, mật độ nuôi, môi trường sống và điều kiện quản lý chăm sóc [1]. Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản thường chiếm 30 đến 60% chi phí sản xuất [45]. Thức ăn không chỉ tác động đến sinh trưởng của cá, mà còn tác động đến hiệu quả kinh tế của ngư dân. Mặt khác, các nghiên cứu về cá nâu còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả và một số dẫn liệu chung về sinh học, còn nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng và nuôi thịt cá nâu hầu như còn rất ít. Như vậy, để nuôi cá nâu đạt hiệu quả cao không chỉ cần con giống tốt mà thức ăn, mật độ nuôi và yếu tố sinh thái môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế” sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho nuôi thương phẩm cá nâu ở Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu được mức protein có trong khẩu phần ăn, mật độ nuôi và độ mặn thích hợp cho sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá nâu trong nuôi thương phẩm. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm giảm chi phí thức ăn bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và nâng cao tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá nâu bằng việc xác định nuôi với mật độ và độ mặn phù hợp nhằm tăng lợi nhuận cho người nuôi. Đồng thời, xây dựng nên các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi thương phẩm cá nâu phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Để đạt các mục tiêu trên đề tài đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau: 1- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 2- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 3- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu. 2
- Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo và các em sinh viên, cùng với sự nỗ lực của bản thân nhưng luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Nha Trang, tháng 12 năm 2010. 3
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) 2.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố • Phân loại Theo Mai Đình Yên (1992) cá nâu có tên khoa học (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) thuộc giống cá nâu Scatophagus Cuvier, 1830 và họ cá nâu Scatophagidae. Cá có hệ thống phân loại như sau [38]: Ngành phụ: Động vật có xương sống - Vertebrata Lớp: Cá xương - Osteichthyes Bộ: Cá Vược - Perciformes Họ: Cá Nâu - Scatophagidae Giống: Cá Nâu - Scatophagus Loài: Cá Nâu - Scatophagus argus Linnaeus, 1766 Tên phổ thông: Cá Nâu Tên địa phương: Cá Nâu, Cá Nầu. • Phân bố - Trên thế giới: Theo tài liệu FAO (1998), cá Nâu sống cùng các rạn san hô ở biển và phân bố cả ở nước ngọt, lợ và mặn. Chúng sống ở độ sâu từ 1- 4m, nhiệt độ phân bố 20- 280C. Trên thế giới chúng thường phân bố ở Ấn Độ, Ôxtrâylia, XriLanca, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Cămpuchia và Trung Quốc [41; 55]. - Ở Việt Nam: Cá Nâu phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cá Nâu thường sống ở các bãi đá ngầm, bến cảng, các vịnh tự nhiên, vùng rừng ngập mặn ven biển, vùng cửa sông và cả vùng hạ lưu các con suối [5; 19]. Ở Thừa Thiên Huế, cá Nâu có mặt ở tất cả hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, vùng ven biển và cửa sông. Cá có sản lượng lớn ở các địa phương có cửa sông thông ra biển như: Vinh Hiền (cửa Tư Hiền); Thuận An. Chúng có đặc tính phân bố theo bầy đàn, sống nơi có giá thể như các hốc, rễ cây trong các ao, đầm, sông, bãi triều và những vùng nước lợ, mặn [19]. 4
- Hình 1: Bản đồ phân bố của cá nâu (Scatophagus argus) trên thế giới [55]. 2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo Cá Nâu- Scatophagus argus có thân ngắn, cao và rất dẹp bên, nhìn ngang gần như tròn. Viền trước vây lưng dốc đứng xuống và có vết lõm sau mắt. Đầu nhỏ và ngắn. Miệng trước nhỏ, rạch nằm ngang, ngắn, không kéo dài tới viền trước mắt. Trên hàm có răng nhỏ, mịn. Rãnh sau môi trên gián đoạn ở giữa. Mắt lớn vừa nằm trên đường ngang kẻ từ góc miệng và gần như cách đều giữa mõm và điểm cuối nắp mang. Khoảng cách 2 mắt cong lồi và tương đương 1,5 lần đường hình mắt [19]. Hình 2: Cá nâu (Scatophagus argus) Lỗ mũi trước tròn, dẹt. Cạnh trước xương lệ có răng cưa, xương nắp mang có một gai. Màng mang hẹp và liền với eo. Rìa tia vây lưng và vây hậu môn gần như thẳng đứng. Viền đuôi thẳng đứng hoặc hơi lồi. Khởi điểm vây lưng nằm ngang phần cuối nắp mang, gai cứng nhọn, gai thứ IV, V và VI dài hơn các gai khác. Trước gốc vây 5
- lưng có một gai không cử động được, có hướng về phía đầu. Khởi điểm của vây hậu môn dưới phần gai cứng sau của tia vây lưng [19]. Vẩy lược nhỏ, phủ khắp thân, đầu, gốc vây hậu môn, vây lưng và vây đuôi. Đường bên hoàn toàn, từ lỗ mang cong lên phía lưng sau đó chạy vào giữa cán đuôi. Lưng có màu xanh nhạt, bụng trắng. Thân có các đốm tròn màu nâu lớn nhỏ, kích thước không giống nhau, sắp xếp xen kẽ trên cơ thể. Các đốm này nhạt dần về phía bụng. Rìa vây lưng đen thẫm, màng vây nhạt. Tia phân nhánh vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có vân đen nhạt [5]. 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng Theo Dương Thị Nga (2008) cấu trúc nhóm tuổi của cá nâu gồm 5 nhóm: nhóm tuổi 0+ chiếm 13,2% quần đàn, cá có chiều dài dao động từ 56 - 85 mm và khối lượng tương ứng từ 14 - 58g; nhóm tuổi 1+ chiếm 20,2% quần đàn, cá có chiều dài dao động từ 92 - 145 mm và khối lượng tương ứng 70 - 265 g; nhóm tuổi 2+ chiếm 31,7% quần đoàn, cá có chiều dài từ 143 - 200 mm và khối lượng tương ứng 270 - 745g; nhóm tuổi 3+ chiếm 29,3% quần đoàn, chiều dài từ 194 - 222 mm và khối lượng tương ứng 577 - 977g; nhóm tuổi 4+ chiếm 5,6% quần đàn, chiều dài từ 225 - 240 mm và khối lượng tương ứng là 780 - 1240g [19]. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá nâu cao nhất trong năm đầu đạt 97,7mm, năm thứ 2 tăng thêm 50,8mm (56,1%), năm thứ 3 tăng thêm 43,2mm (47,9%) và năm thứ 4 tăng thêm 28,6mm (31,6%). Như vậy, vào năm đầu của vòng đời cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, sau đó tốc độ tăng trưởng của cá theo chiều dài chậm dần. Trong cùng một nhóm tuổi, tốc độ sinh trưởng của cá ở các nhóm tuổi khác nhau cũng đồng đều nhưng có sự chênh lệch giữa con đực và con cái. Từ một đến hai năm tuổi con đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn con cái. Sang tuổi 3 và 4 tốc độ tăng trưởng của con cái lại nhanh hơn con đực [19]. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thể hiện qua phương trình hàm mũ của R.J.H Beverton-S.J Holt (1956): W = 0,0571 x L3,1453. Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy (1954) về chiều dài và khối lượng của cá nâu [19]: Về chiều dài: Lt = 328,9 [1 – e -0,25(t+0,88)] Về khối lượng: Wt = 2641,1 [1 – e -0,038(t+0,017)] 3,1453 . 6
- 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Thành phần thức ăn của cá Nâu rất đa dạng, gồm 28 loại đại diện cho 6 nhóm khác nhau (3 ngành Tảo và 2 ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophycophyta chiếm ưu thế về thành phần giống (15 giống), ngành Tảo Lam - Cyanophyta có 3 đại diện và ngành Tảo Đỏ - Rhodophycophyta có 1 đại diện. Trong thành phần thức ăn của cá Nâu còn gặp các đại diện của 2 ngành động vật không xương sống là ngành Giun đốt - Annelida và ngành Chân khớp - Arthropoda với mỗi ngành 4 đại diện [19; 34]. Cá Nâu ít chọn lọc thức ăn mà sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau có trong thuỷ vực. Thành phần thức ăn gồm cả thực vật lẫn động vật. Trong số những loài thức ăn phân tích được trong ống tiêu hóa, các ngành tảo chiếm ưu thế hơn về số lượng với 61,54 %, còn động vật chỉ chiếm 38,46 %. Điều đó cho thấy, cá Nâu thích ăn thực vật hơn động vật [19]. Các loại thức ăn như: Oscillatoria, Achnanthes, Polysiphonia, Amphora, Codonelliae, Cocconeis, Nitzschia,… có mặt nhiều và tần số bắt gặp khá cao trong ống tiêu hoá của những cá thể thuộc các nhóm kích thước khác nhau. Có thể nói đây là những loại thức ăn ưa thích của cá Nâu. Một số loại thức ăn chỉ bắt gặp ở nhóm cá kích thước nhỏ, không thấy ở nhóm kích thước lớn như Phronimidae, Lycaeopsidae. Ngược lại, các đại diện như: Daphniiae, Stephanopyxis lại không thấy có mặt trong ống tiêu hoá của nhóm kích thước nhỏ. Có lẽ, thành phần thức ăn cá Nâu còn phụ thuộc vào từng thời kỳ khác nhau trong quá trình phát triển cá thể [19; 34; 28]. 2.1.5. Đặc điểm sinh sản • Xác định giới tính Trong cùng một quần đàn cá Nâu thành thục, kích cỡ cá cái thường lớn hơn cá đực. Cá cái nhỏ nhất thành thục có chiều dài 10,3 cm tương đương với khối lượng 40,5 g. Trong quần đàn cá Nâu thì tỉ lệ cá cái cao hơn cá đực. Cá Nâu là loài cá khó xác định giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài. Tuy nhiên, có thể xác định bằng phương pháp giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục. Khi quan sát chúng ta có thể thấy được một vài đặc điểm như (i) Cá cái có tuyến sinh dục phát triển thường bụng có kích thước to hơn kích thước bụng cá đực; (ii) nhìn ngang thân cá đực thường ốm và thon 7
- dài hơn cá cái; (iii) xương trán cá đực phát triển, nhô cao hơn con cái và đây cũng là kết quả nghiên cứu của Barry và Fast (1992) [28; 41]. • Sức sinh sản Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối phụ thuộc chủ yếu vào hệ số thành thục và kích thước của cá. Cá có hệ số thành thục càng cao thì có sức sinh sản tuyệt đối càng lớn, đồng thời những cá có kích thước càng lớn thì sức sinh sản tương đối càng cao. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Nâu rất cao, trung bình 519.547 ± 237.776 trứng/cá thể (dao động từ 215.000 - 1.073.733 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối 1.915.579 ± 880.509 trứng/kg cá cái (dao động từ 891.505 - 3.365.934 trứng/kg cá cái) cho cá có khối lượng trung bình 294 ± 119 g/con. Sức sinh sản cá Nâu cao hơn đối với một số loài cá biển như cá Đối đất (Liza Subviridsis) 7.500-27.000 trứng/cá cái (Mohsin and Ambak, 1996) và cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 8.658 - 42.487 trứng/cá cái (P.Kungvankij và ctv., 1986) [28]. • Mùa vụ sinh sản Mùa vù sinh sản của cá tự nhiên vào tháng 4- 5 và tháng 7- 8 hàng năm. Hệ số thành thục trung bình quần thể theo tháng cao nhất đạt 16,4% và hệ số thành thục cá thể lớn nhất đạt 27,2% [28]. Theo kết quả điều tra phỏng vấn người dân ven biển Thừa Thiên Huế thì cá Nâu giống thường xuất hiện vào khoảng tháng 5- 7 và 9-12 âm lịch hàng năm [19; 34]. 2.2. Tình hình nghiên cứu cá nâu- Scatophagus argus 2.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài của cá nâu Cá Nâu đã được mô tả bởi các tác giả như: Mai Đình Yên (1992); Khóa định loại của FAO; Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2005) trong "Cá nước ngọt Việt Nam", tập 3; sách đỏ Việt Nam (1992), phần động vật. Về phân loại, Cá Nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) là loài duy nhất trong bốn loài thuộc họ Scatophagidae, bộ cá Vược Perciformes phân bố ở ven biển Việt Nam [5; 38; 55]. Họ cá Nâu - Scatophagiidae là một họ cá nhỏ thuộc bộ cá Vược Perciformes. Phân bố trên các vùng biển từ Ấn Độ đến Tây Thái Bình Dương. Họ cá Nâu có bốn loài (Hình 3). Ở một số địa phương cá Nâu còn có tên gọi khác như: Cá Nầu, cá nú, cá hói. Chúng thường phân bố ở vùng nước lợ và vùng cửa sông, là loài ăn thực vật (rong, tảo) phân hữu cơ và xác thối. 8
- Scatophagus argus Linnaeus, 1766 Selenotoca papuensis Fraser Brunner, 1938 Scatophagus tetracanthus Lacepede, 1802 Selenotoca multifasciata Richardson, 1846 Hình 3: Một số loài thuộc họ cá Nâu – Scatopagiidae [55]. 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng của cá nâu Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng cá nâu phân bố tại huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau. Kết quả khảo sát về đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng của cá nâu cho thấy cá có miệng nhỏ; rạch miệng nằm ngang và ngắn; môi co duỗi được; răng nhỏ và mịn; cá có bốn đôi cung mang và mỗi cung mang có hai hàng lược mang; màng mang hẹp và liền với eo mang; thực quản cá nhỏ và ngắn; dạ dày nhỏ, vách mỏng, mặt trong có nhiều nếp gấp; ruột nhỏ, vách mỏng và cuộn tròn. Tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá là 2,88, cho thấy rằng cá nâu có thuộc tính ăn tạp. Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày và ruột cá nâu cho thấy thức ăn mùn bã hữu cơ chiếm 97,75%, các loài tảo chiếm 2,25%. Trong các loài tảo cá nâu sử dụng, các loài Coscinodiscus, Nitzchia, Lygbia, Closteria và Navicula chiếm ưu thế. Khi phân tích phát hiện thấy ở đầu ống tiêu hóa các tế bào tảo chứa đầy nguyên sinh chất nhưng khi phân tích ở phần ruột sau thì hầu hết chỉ còn vỏ tảo; đối với các loài tảo sợi thì trật tự sắp xếp của các tế bào tảo bị biến đổi và hầu như lực liên kết giữa chúng hết sức lỏng lẻo điều này cho thấy thành phần thực vật được cá tiêu hóa tốt [27]. 9
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trịnh và ctv (1996) thì cá nâu ăn tạp thiên về thực vật, trong đó tảo lục Enteromophar và Chaetomophar có tần suất xuất hiện và khối lượng lớn trong ống tiêu hóa. Thức ăn tự nhiên của cá phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố có tính chất quyết định như cấu trúc ống tiêu hóa, thức ăn trong môi trường và giai đoạn phát triển của cá. Trên cơ sở giải phẩu hình thái cấu tạo ống tiêu hóa và kết quả của các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước có thể khẳng định cá nâu là loài ăn tạp thiên về thực vật [27]. Nguyễn thị Thư (2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng cá nâu phân bố tại đầm phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, ở tất cả các nhóm kích thước cá nâu khác nhau tỷ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân (RGL) RGL ≤ 1 (thể hiện tập tính ăn thịt) đều không bắt gặp ở một cá thể nào. Từ đó có thể kết luận cá Nâu không phải là loài ăn thịt. Ở nhóm cá có kích thước 2 - 5 cm tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân có sự biến động khá lớn. Trong khi tần số xuất hiện tỷ lệ RGL nằm trong khoảng từ 1 đến 3 (thể hiện tính ăn tạp) chiếm 74,07% thì tần số xuất hiện tỷ lệ RGL > 3 chỉ chiếm 25,93%. Như vậy, ở nhóm cá có kích thước 2 - 5 cm, cá ăn tạp là chủ yếu, chỉ một số ít là ăn tạp thiên về thực vật. Đối với nhóm cá có kích thước 5 - 10 cm, tỷ lệ RGL đã có sự thay đổi khá rõ, tần số xuất hiện tỷ lệ RGL nằm trong khoảng từ 1 đến 3 cho tính ăn tạp chiếm 43,33%, tần số xuất hiện RGL >3 thể hiện tính ăn tạp thiên về thực vật chiếm 56,67%. Nhóm có kích thước lớn hơn 10 cm, sự thay đổi tỷ lệ RGL càng thể hiện rõ nét hơn. Tần số xuất hiện RGL > 3 thể hiện tính ăn tạp thiên về thực vật chiếm 64%, tần số xuất hiện tỷ lệ RGL nằm trong khoảng từ 1 đến 3 cho tính ăn tạp chiếm chiếm 36%. Qua kết nghiên cứu, có thể kết luận rằng, khi kích thước tăng dần, cá Nâu chuyển dần từ tập tính ăn tạp sang ăn tạp thiên về thực vật [34]. Cá Nâu ít chọn lọc thức ăn mà sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau có trong thuỷ vực. Thành phần thức ăn gồm cả thực vật lẫn động vật. Trong số những loại thức ăn phân tích được, các ngành tảo chiếm ưu thế hơn về số lượng, còn động vật và mùn bã hữu cơ chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều đó cho thấy, cá Nâu thích ăn thực vật hơn động vật. Thành phần thức ăn của cá Nâu rất đa dạng, gồm 19 loại đại diện cho 6 nhóm khác nhau (4 ngành Tảo và 2 ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophycophyta chiếm ưu thế về thành phần (11 chi), ngành Tảo Lam - Cyanophyta có 1 chi, Ngành Tảo Lục - Chlorophyta có 2 chi và ngành Tảo 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình thức trình bày Luận văn Thạc sỹ - Dương Quý Phương
26 p | 1988 | 791
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội
158 p | 631 | 136
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kĩ thuật viễn thông: Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo mật cho mạng thông tin di động 4G-LTE
33 p | 462 | 116
-
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất
122 p | 391 | 102
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 3g và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing Công ty Vinaphone
26 p | 339 | 91
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu vai trò của một số Polyamine lên sự hình thành phôi vô tính cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) nuôi cấy in vitro
98 p | 297 | 90
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu khả năng sản xuất Etanol sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp
65 p | 266 | 84
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu khả năng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp của một số loài vi khuẩn vibrio trên tôm nuôi nước lợ tại một số tỉnh phía Bắc
64 p | 307 | 75
-
Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu và ứng dụng biến tần trong máy phát điện gió
85 p | 233 | 59
-
Danh mục luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Khoá 12 (Năm 2012-2014)
11 p | 214 | 52
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu việc đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống tính toán lưới - Nguyễn Văn Trung
111 p | 169 | 51
-
Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu và lập mô hình mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp
0 p | 240 | 48
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu ảnh hưởng biến động của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến sinh trưởng và năng suất lúa tại tỉnh Thái Nguyên - Nguyễn Thị Ngọc Thúy
96 p | 180 | 38
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu ứng xử của cầu treo dây võng trong giai đoạn khai thác đối với tải trọng động đất
45 p | 144 | 30
-
Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu công nghệ thi công bê tông cường độ cao theo phương pháp tự chèn cho các công trình thủy lợi thủy điện - Trường Đình Quân
25 p | 163 | 25
-
Báo cáo luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu thiết kế bộ thu định vị chính xác tích hợp GPS/INS
28 p | 122 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu chủng xạ khuẩn VN08A12 - Streptomyces toxytricini có tiềm năng ứng dụng trong xử lý bệnh bạc lá lúa và thân thiện với môi trường
17 p | 112 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn