intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

luận văn thiết kế cầu trục, chương 19

Chia sẻ: Nguyen Van Luong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

226
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mạch điều khiển cơ cấu nâng: Sơ đồ mạch điều khiển như hình 4.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển này như sau: Công tắc tơ 1K, 2K để điều khiển đóng mở các tiếp điểm thường đóng và thường mở của nó khi làm việc trên mạch điều khiển. Máy biến áp (MBA) để hạ thế cung cấp điện cho khởi động từ (KĐT) điều khiển hoạt động của cơ cấu nâng. Rơle nhiệt để bảo vệ sự quá tải cho động cơ khi xảy ra sự cố. Đóng cầu dao (CD) cung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: luận văn thiết kế cầu trục, chương 19

  1. Chương 19: Thiết kế mạch điều khiển cho các cơ cấu công tác 4.2.3.1. Mạch điều khiển cơ cấu nâng: Sơ đồ mạch điều khiển như hình 4.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển này như sau: Công tắc tơ 1K, 2K để điều khiển đóng mở các tiếp điểm thường đóng và thường mở của nó khi làm việc trên mạch điều khiển. Máy biến áp (MBA) để hạ thế cung cấp điện cho khởi động từ (KĐT) điều khiển hoạt động của cơ cấu nâng. Rơle nhiệt để bảo vệ sự quá tải cho động cơ khi xảy ra sự cố. Đóng cầu dao (CD) cung cấp điện 3 pha cho mạch, nhấn nút thường mở (CK) khởi động từ nhận được điện và sẵn sàng làm việc, tuy nhiên ở thời điểm này cơ cấu nâng chưa làm việc. a. Điều khiển theo chiều nâng Khi điều khiển theo chiều nâng ta nhấn nút nâng (N), công tắc tơ 1K có điện sẽ đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của nó cung cấp điện cho động cơ điện làm động cơ quay theo chiều nâng vật, do phanh mắc đồng trục với động cơ điện nên đồng thời lúc đó phanh nhận điện và làm việc sẽ mở phanh (loại phanh điện thường đóng). Khi thả nút nâng N, sẽ
  2. ngừng cung cấp điện cho động cơ, đồng thời phanh đóng lại và kết thúc quá trình nâng. b. Điều khiển theo chiều hạ Ta nhấn nút hạ (H), công tắc tơ 2K có điện sẽ đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của nó cung cấp điện cho động cơ điện làm cho động cơ quay theo chiều hạ. Tương tự như trên cùng lúc đó phanh làm việc và mở phanh. Khi thả nút nhấn (H) thì quá trình hạ kết thúc. Các công tắc cuối sẽ làm việc khi cơ cấu nâng hay hạ vật vượt quá giới hạn cho phép, nó sẽ ngắt điện ngừng cung cấp cho công tắc tơ 1K và 2K, khi đó các tiếp điểm thường mở 1K và 2K sẽ không đóng lại, động cơ không có điện sẽ ngừng hoạt động. 4.2.3.2. Mạch điều khiển cơ cấu di chuyển xe con và cơ cấu di chuyển cầu Mạch điều khiển cho cơ cấu di chuyển xe con và cơ cấu di chuyển cầu tương tự như cơ cấu nâng. Sơ đồ mạch điều khiển như hình 4.3. Mạch điều khiển cũng bao gồm các bộ phận: công tắc tơ 1K, 2K; máy biến áp (MBA); khởi động từ (KĐT); cộng tắc cuối và các rơ le nhệt. Chức năng của các bộ phận này cũng như ở trong cơ cấu nâng.
  3. Đóng cầu dao (CD) cung cấp điện cho mạch, khi nhấn nút thường mở (CK) khởi động từ làm việc, tuy nhiên lúc này toàn bộ cơ cấu di chuyển chưa làm việc. Khi điều khiển cơ cấu sang phải, ta nhấn nút P của KĐT cung cấp điện cho công tắc tơ 1K nó sẽ đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của nó, cung cấp điện cho động cơ và phanh làm việc theo chiều di chuyển sang phải. Khi nhả nút P ra sẽ ngừng cung cấp điện cho động cơ và kết thúc quá trình di chuyển của cơ cấu. Khi điều khiển cơ cấu sang trái, ta nhấn nút T của KĐT cung cấp điện cho công tắc tơ 1K nó sẽ đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của nó, cung cấp điện cho động cơ và phanh làm việc theo chiều di chuyển sang trái. Khi nhả nút P ra sẽ ngừng cung cấp điện cho động cơ và kết thúc quá trình di chuyển của cơ cấu.
  4. CD CTC MBA KĐT CC CK N K2 1K H K1 2K RN1 K1 K2 RN2 RN1 RN2 ĐC Hình 4.2. Sơ đồ mạch điều khiển cơ cấu nâng.
  5. CD CTC MBA KĐT CC CK P K2 1K T K1 2K RN1 K1 K2 RN2 RN1 RN2 ĐC Hình 4.3. Sơ đồ mạch điều khiển cơ cấu di chuyển xe con và cầu trục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0