intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK.

Chia sẻ: Bui Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

277
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak trong thời gian tới Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK.

  1. LU N VĂN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK
  2. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SMỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... 3 Danh mục bảng biểu, biểu đồ ........................................................................................... 4 Lời mở đầu ....................................................................................................................... 5 Lời cảm ơn ....................................................................................................................... 6 Chương I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAK LAK ............. 7 1.1.Khái quát về công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak ............................................... 7 1.1.1.Khái quát về công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak ................................................. 7 1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................... 9 1.1.3.Ngành nghề kinh doanh ......................................................................................... 12 1.1.4.Tầm nhìn, sứ mệnh ................................................................................................ 13 1.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức ............................................................................................. 14 1.2.1.Khái quát về tình hình nhân sự .............................................................................. 15 1.2.2.Định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak trong thời gian tới ............................................................................................. 16 Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK ............................................................. 19 2.1.Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................................... 19 2.1.1/Môi trường thế giới. .............................................................................................. 19 2.1.2.Môi trường Việt Nam ............................................................................................ 21 2.1.3/Môi trường Tỉnh ĐakLak ...................................................................................... 23 2.1.4. Môi trường ngành ................................................................................................ 25 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak. ......................................................................................................................... 29 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK ...................................................................................................... 35 SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 2
  3. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn 3.1.Thành tựu và hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak ...................................................................................... 35 3.1.1.Thành tựu. ............................................................................................................. 35 3.1.2. Hạn chế ............................................................................................................... 36 3.2.Mục tiêu phát triển của công ty. ............................................................................ 38 3.3.Phương hướng và biện pháp phát triển cụ thể giai đoạn 2010-2020 ................... 38 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 41 Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 42 SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 3
  4. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn Danh mục chữ viết tắt DAKRUCO Công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên cao su ĐakLak TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên Liên hiệp CXN Liên hiệp các xí nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên LĐ Lao động ANRPC Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên USD Đô la Mỹ ANCT An ninh chính trị SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 4
  5. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn Danh mục bảng biểu, biểu đồ stt Tên Trang 1 Bảng 1 : Bảng thống kê về nhân sự của công ty 15 Bảng 2: Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ 2 15 tin học của từng vị trí lãnh đạo chủ chốt của DN Bảng 3: Tình hình sản xuất của công ty TNHH MTV Cao Su 3 ĐakLak trong những năm gần đây 30 Bảng 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong những 4 năm gần đây 31 Bảng 5: Doanh thu , lợi nhuận và chi phí của công ty trong những năm gần đây 5 33 6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 14 7 Biểu đồ Doanh thu lợi nhuận, chi phí của công ty 34 SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 5
  6. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi quốc gia mình mà trên toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập còn thiếu nhiều thứ như vốn, kinh nghiệm,… rất khó cạnh tranh với các tập đoàn có tiềm lực lớn trên thế giới. Tuy vậy, với một môi trường kinh doanh năng động, có tiềm năng phát triển trong tương lai không xa, hơn nữa với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc sản xuất và kinh doanh cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su, người dân Việt Nam sáng tạo, cần cù,… tin tưởng trong thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa ngành sản xuất và kinh doanh cao su. Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak là một doanh nghiệp kinh tế lớn của tỉnh ĐakLak ra đời nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo các chỉ tiêu an sinh xã hội, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Em rất vinh dự khi được thực tập tại Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak, trải qua giai đoạn đầu của đợt thưc tập tốt nghiệp, em đã hiểu thêm về lịch sử hình thành, phát triển của công ty, biết thêm một số kiến thức bổ ích trong cách làm việc tại công ty, bổ sung thêm vào những kiến thức mà em đã được học tập tại trường. Trải qua giai đoạn đầu của đợt thực tập em đã tổng hợp và thực hiện xong báo cáo thưc tập này. Nội dung bản báo cáo bao gồm: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak Chương II : Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chương III : Phương hướng phát triển của công ty trong tình hình mới. SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 6
  7. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn LỜI CẢM ƠN Sau khi trải qua giai đoạn đầu của đợt thực tập tốt nghiệp em đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản than, đồng thời cũng hiểu biết thêm những kiến thức bổ ích, giúp ích cho em trong cuộc sống sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô thuộc Viện thương mại và Kinh tế Quốc tế - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế - Đại Học Tây Nguyên đã giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích để cho em có những kiến thức để hoàn thành chương trình học, bài báo cáo thực tập tổng hợp này, và đặc biệt là em có những kiến thức hữu ích giúp em có thể tự tin hơn trong cuộc sống và công việc sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ bảo tận tình, trang bị cho em những kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành bài cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak, và đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã hướng dẫn, cung cấp cho em một số tài liệu, kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành bài báo cáo này. Trong quá trình viết bài báo cáo này em đã cố gắng hết mình, tuy nhiên do kiến thức có hạn nên không tránh được những sai sót, mong thầy đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành bài cáo cáo này một cách tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Vị SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 7
  8. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn Chương I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAK LAK 1.1/ Khái quát về công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak 1.1.1. Khái quát chung về công ty - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU ĐẮK LẮK - Tên giao dịch nước ngoài: DAK LAK RUBBER LIMITED COMPANY - Tên viết tắt: DAKRUCO - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc: Ông Văn Đức Lư - Địa chỉ trụ sở chính: - 30 Nguyễn Chí Thanh-TP.Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk Lắk. - Điện thoại: (84-500) 3 865015; Fax: (84-500) 3 865041 - Email: caosu@dng.vnn.vn ; caosu@dakruco.com - Website: http://www.dakruco.com; http://www.dakruco.com.vn - Các đơn vị thành viên:  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su CưKpô – Xã CưKPô – Huyện KrôngPuk – ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su CưBao – Địa chỉ: Thôn 8 – Xã Cư Bao – Thị xã Buôn Hồ - KrôngBuk – ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su Phú Xuân – Địa chỉ: Km20 , Quốc lộ 14, Xã EaDrơng, Huyện CưMgar – ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su CuôrĐăng – Địa chỉ: Xã EaDrơng – Huyện CưMgar – ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su CưMgar - Địa chỉ: Km 20 – Tỉnh lộ 8, Xã EaPam, Huyện Cư Mgar, ĐakLak SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 8
  9. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su 30/4 – Địa chỉ: 278 Nguyễn Chí Thanh, P.Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Nông trường cao su 19/8 – Địa chỉ: Km 13+500, quốc lộ 27, xã EaBHốk, Huyện Cưkuin, ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Trung tâm đầu tư và phát triển cao su EaHding – Địa chỉ: Thôn 1, xã Eatar, Huyện Cư Mgar, ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak tại Kon Tum – Địa chỉ: 76 Bà Triệu, P.Thắng Lợi, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Xí nghiệp chế biến và dịch vụ cao su – Địa chỉ: Xã EaDrơng , Huyện CưMgar, ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak tại TP.Hồ Chí Minh – Địa chỉ: R4-42, đường Hưng Gia Hai, P.Tân Phong, Q.7, TP.Hồ Chí Minh  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak tại Móng Cái – Địa chỉ: 89/124 đường Âu Cơ , Quận Tây Hồ, Hà Nội  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Du lịch sinh thái Bản Đôn – DAKRUCO – Địa chỉ: Km 46, xã KrôngAna ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Cụm dịch vụ khách sạn DAKRUCO – Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Trung tâm đầu tư và phát triển cao su ĐakLak – Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP.Buôn Ma Thuột, ĐakLak  Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak – Trung tâm tư vấn và đào tạo DAKRUCO – Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak. SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 9
  10. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn 1.1.2/ Quá trình hình thành và phát triển Từ những năm 1930 cây cao su đã có mặt ở DakLak, do các công ty của Pháp trồng và khai thác; đến năm 1965 diện tích cao su đã trồng được 7.300 ha, do chiến tranh tàn phá và một số bị chặt bỏ để trồng cây khác nên đến năm 1977 cả tỉnh chỉ còn lại 2.500 ha. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng những vùng chuyên canh và phát triển trên quy mô lớn cây công nghiệp; Công ty Quốc Doanh Nông nghiệp được hình thành tiếp quản và quản lý diện tích cà phê, cao su của các đồn điền cũ. Đến ngày 21/07/1984 Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Cao su DakLak được thành lập trên cơ sở tách phần sản xuất cao su từ Công ty Quốc Doanh Nông nghiệp. Ban đầu Liên Hiệp chỉ có 7 đơn vị thành viên, đầu năm 1986 thực hiện chủ trương của tỉnh về việc đưa đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm việc các Nông , Lâm trường; Liên Hiệp các Xí Nghiệp Cao Su đã bổ sung thêm 2 thành viên mới. Tháng 3 năm 1993 Liên Hiệp các Xí Nghiệp Cao Su DakLak thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo nghị định 388 thành Công ty Cao su DakLak. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty: trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và xuất khẩu cao su thiên nhiên; Sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ, mộc gia dụng; Kinh doanh khách sạn và du lịch. Tháng 7/1984, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, Liên hiệp các Xí nghiệp cao su Dak Lak được thành lập để tiếp tục quản lý, khai thác 3.500 ha cao su, trong đó có gần 2.500 ha cao su già và phát triển nhanh diện tích cao su theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thời kỳ 1984-1993: Khi mới thành lập diện tích cao su còn ít, tổng số CBCNV 4.129 người, trong những năm 1984-1985, lao động chủ yếu duy trì nguyên trạng Công ty quốc doanh nông nghiệp Dak Lak chuyển giao sang; trong lao động trực tiếp, chiếm khoảng 2/3 là người từ quê hương Nghệ An, Hà Tĩnh, SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 10
  11. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn Quảng Bình, Thái Bình. Đội ngũ cán bộ chủ chốt hầu hết còn giữ nguyên Bộ khung các Nông trường Miền Băc - Bộ Nông nghiệp điều vào và được bổ sung một số cán bộ được tuyển dụng, cán bộ là người dân tộc. Từ năm 1986, Liên hiệp CXN cao su Dak Lak được trực tiếp vay vốn thực hiện hiệp định trồng mới 10.000 ha cao su thiên nhiên với Nước Cộng hoà dân chủ Đức. Thực hiện Nghị quyết 03, 05 của tỉnh uỷ Dak Lak về việc đưa đồng bào dân tộc trên địa bàn phát triển cây công nghiệp vào Nông, Lâm trường, Công ty đã thành lập thêm 2 Nông trường Cuốr Đăng và Cư Bao ở vùng đồng bào dân tộc Ê Đê. Đồng thời Liên hiệp đã thành lập thêm 2 Trung tâm phát triển cao su và một số đơn vị hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và chăm lo đời sống CBCNV toàn Công ty. Thời kỳ 1984 - 1993 là thời kỳ vô cùng khó khăn gian khổ, thời kỳ quyết định sự hình thành và tồn tại, phát triển của Công ty cao su Dak Lak ngày nay. Thành công lớn của thời kỳ này là tiếp tục tạo lập và duy trì các đơn vị kinh tế trên các địa bàn chiến lược, là việc xác định đúng đắn nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất, kinh doanh gắn với việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hình thành diện tích vườn cây ban đầu và xây dựng cơ sở vật chất làm nền tảng cho sự phát triển sau này. Cũng chính thời kỳ này đã góp phần rèn luyện, đào tạo nên một đội ngũ cán bộ dạn dầy kinh nghiệm, quyết tâm và bản lĩnh, kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp cây cao su. Phần lớn cán bộ chủ chốt của Công ty và các đơn vị trực thuộc hiện nay đều được rèn luyện, trưởng thành qua thời kỳ này. Tuy nhiên các đơn vị trực thuộc Liên hiệp trong thời kỳ này phần lớn là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, định mức kinh tế, kỹ thuật, nhất là định mức lao động nhận khoán vườn cây đang ở trong giai đoạn quản lý bao cấp nên số lượng lao động cao ( thời điểm cao nhất năm 1993 là hơn 6500 CBCNV ) và có tỷ lệ gián tiếp quá lớn. Thời kỳ 1993 - 2004 : Tháng 3/1993, Liên hiệp CXN cao su Dak Lak được chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh thành Công ty cao su Dak Lak; chuyển các đơn vị trực thuộc là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Từ Công ty đến các SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 11
  12. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn đơn vị trực thuộc đều thực hiện tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, phục vụ. Kiểm tra, rà roát lại định mức kinh tế, kỹ thuật, khoán chăm sóc vườn cây, khoán sản phẩm cao su kinh doanh; tăng năng xuất, tăng thu nhập- tiền lương người lao động. Ngoài việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý, Công ty đặc biệt chú trọng việc đào tạo tay nghề và thông qua các hội thi thợ giỏi hàng năm để nâng cao năng lực cho công nhân, nhất là công nhân người đồng bào dân tộc. Từ đó chất lượng đội ngũ công nhân lao động đã có sự chuyển biến tích cực, yên tâm gắn bó với đơn vị, phấn đấu nâng cao trình độ về nhiều mặt nhất là tay nghề đối với công nhân khai thác, người đồng bào dân tộc. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý và cán bộ trẻ đã được quan tâm đào tạo cơ bản nên rất năng động trong sản xuất và công tác. Từ 2004- Nay: Công ty cao su Dak Lak đã và đang tiếp tục phát huy mạnh mẽ những thành tích đã đạt được, với tinh thần tiến công chủ động, sáng tạo khai thác mọi thời cơ thuận lợi nhằm tăng tốc tốc độ phát triển, tiến tới xây dựng Công ty theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con. Trên cơ sở năng lực sản xuất hiện có, Công ty đang và sẽ tiếp tục lấy hiệu quả từ sản xuất cao su để tích tụ và tập trung nguồn lực cho việc phát triển mở rộng đầu tư đa ngành nghề, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở rộng đầu tư phát triển cao su và cây công nghiệp sang nước CHDCND Lào và các dự án phát triển khác theo chủ trương của Nhà nước và Tỉnh; tạo bước đột phá và bảo đảm chất lượng tăng trưởng trong những năm tới; góp phần phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là vùng đồng bào dân tộc. Hiện nay Công ty quản lý trên 25.587 ha nằm trên 7 huyện và ngoại ô T.P Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak, 2 huyện thuộc tỉnh Dak Nông, và Công ty TNHH cao su Dak Lak tại Lào; 18 đơn vị trực thuộc. SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 12
  13. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn 1.1.3/ Ngành nghề kinh doanh - Trồng cây cao su; Chế biến cao su; - Trồng rừng và chăm sóc rừng; - Chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng; - Mua bán: Mủ cao su và một số nông sản trồng xen cao su; - Mua bán: Vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến cao su; - Mua bán: Phân bón, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật; - Mua bán hàng tiêu dùng thiết yếu; - Kinh doanh kho bãi, bất động sản và dịch vụ liên quan đến kho bãi (vận chuyển, nâng hạ hàng hóa, bao bì, container); - Sản xuất dụng cụ chuyên dùng cho cao su: Chén hứng mủ, kiềng, máng, thùng; - Sản xuất gạch, ngói; - Khai thác đá làm vật liệu xây dựng; - Mua bán vật liệu xây dựng; - Dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp; - Chế biến gỗ với các sản phẩm: Mộc dân dụng để sản xuất nội bộ và sản xuất pallets làm bao bì; - Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa; - Vận chuyển khách du lịch và làm đại lý vận chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế; - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch; - Mua bán hàng mỹ nghệ và thổ cẩm; - Hoạt động văn hóa (tổ chức lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa du lịch, giao lưu văn hóa); SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 13
  14. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn - Vận tải khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng, vận tải khách bằng xe buýt, xe du lịch, xe taxi; Vận tải hàng hóa bằng ôtô; hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải; cho thuê phương tiện vận tải; - Sản xuất điện, thủy điện, nhiệt điện; phân phối và truyền tải điện; - Sản xuất nước uống đóng chai tinh khiết; - Sản xuất phân hữu cơ vi sinh; - Dịch vụ đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức kỹ năng; Dịch vụ tư vấn du học; - Dịch vụ tư vấn quản lý kinh doanh (trừ tư vấn tài chính, kế toán). 1.1.4/Tầm nhìn, sứ mệnh  Tầm nhìn: Đến năm 2020, DAKRUCO là Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề hàng đầu của khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2050, DAKRUCO là Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề hàng đầu của Châu Á.  Sứ mạng: DAKRUCO Thân thiện với môi trường đồng hành cùng nông dân hội nhập thế giới. Cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. DAKRUCO Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng, đảm bảo là đối tác tin cậy. Sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi DAKRUCO mang lại giá trị cao nhất. SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 14
  15. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn 1.2/ Cơ cấu bộ máy tổ chức: UBND Tỉnh ĐakLak Kiểm soát viên Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Chú thích Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Phó Tổng Giám Đốc Phòng Kinh Phòng Tài Phòng Kỹ VP. Tổng Phòng Nội Doanh - chính – Kế thuật – Sản Giám Đốc Chính XNK Toán Xuất Công Ty Công Ty Xí Khối Trung tâm Các chi Khối Các chi Xí nghiệp các QLCL& nhánh T.Tâm nhánh Du nghiệp chế Nông DVKHK phát Lịch và chế biến Cao su ĐT&PT biến & trường triển Cao Dịch Vụ & DV Cao su DV Cao su su Cao su Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 15
  16. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn 1.1.Khái quát về tình hình nhân sự Bảng 1 : Bảng thống kê về nhân sự của công ty Tỷ lệ % / Trình độ Số lượng người Tổng số CBCNV Trên đại học 3 0,2 Đại học 327 6,9 Cao đẳng, trung cấp 262 5,6 Lao động phổ phông 4.471 87,3 Tổng số CBCNV 5.063 Nguồn : Phòng nội chính công ty Bảng 2. Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học của từng vị trí lãnh đạo chủ chốt của DN: Vị trí lãnh đạo trong Cty Chuyên ngành Ngoại ngữ Tin học Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tiến sĩ Nông nghiệp C B Phó Tổng giám đốc Đại học B B Giám đốc chức năng Đại học B B Nguồn : Phòng nội chính công ty Tổng số CBCNV: 5.203 người, nữ :2.296; dân tộc: 1.154 người, chiếm 22,1% (không kể LĐ trong vùng liên kết ); Đảng viên 425 ; LĐ gián tiếp và dịch vụ : 676, chiếm 12,9 % ; LĐ trực tiếp: 4.527. Cán bộ là người dân tộc 42 người- trong đó có 8 người là phó giám đốc NT, Trung tâm trở lên; CBCNV có trình độ tiến sĩ: 1, thạc sỹ: 1 ; đại học, cao đẳng: 282 ; trung cấp 225 người ; Cử nhân chính trị 7, Cao cấp lý luận chính trị 10... SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 16
  17. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn 1.2.2.Định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak trong thời gian tới. Theo định hướng phát triển của Công ty, yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất, biết vận dụng sáng tạo các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào cụ thể Công ty - xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững, đủ điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vì vậy trong thời gian tới thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá quan trọng, có tính chiến lược. Dựa vào quy mô hiện nay và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty cũng như dự đoán những biến động có thể xẩy ra trong tương lai về công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội mà dự đoán và tính toán nhu cầu cần có về nhân sự ( số lượng, chất lượng, kết cấu, trình độ chuyên môn ...). Nội dung quyết định nguồn nhân lực phải đạt được các nội dung: hình thành cơ cấu lao động tối ưu ( đủ số lượng, ngành, nghề, chất lượng lao động, một số đơn vị, như các Xí nghiệp chế biến, đơn vị kinh doanh các loại ngành nghề khác..., phải được đào tạo chuyên ngành, bố trí sắp xếp phù hợp và chuyên môn hoá...) . Sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động; bảo đảm những yếu tố vật chất lao động; tổ chức phục vụ nơi làm việc; tăng cường công tác định mức lao động; khuyến khích lợi ích vật chất, là động lực thúc đẩy tăng năng suất, vượt sản lượng, đảm bảo các điều kiện về chất lượng và hiệu quả ; không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, tăng cường kỷ luật lao động; bảo đảm tốt về điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động. Tập trung xây dựng hoàn thiện, phân tích bản mô tả công việc. Từ đó thấy được tác động liên quan của phân tích công việc đến toàn bộ các nhiệm vụ công tác SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 17
  18. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn quản trị nguồn nhân lực. Việc sử dụng các thông tin trong quá trình phân tích công việc có thể xác định được nguồn cung và cầu của nguồn nhân lực, từ đó xác định kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Công ty. Song song với sự phát triển của Công ty, nhất là khi Công ty đã và đang chuyển đổi mô hình như đã trình bày trên, thì công tác quản trị nguồn nhân lực phải có phân cấp rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của Công ty Mẹ - Công ty con theo hướng Công ty Mẹ chỉ tập trung quản lý các chức danh như thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc điều hành, kế toán trưởng các Công ty con. Ngoài ra các đơn vị trực thuộc, Công ty con được chủ động quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với số CBCNV còn lại. Về công tác tuyển dụng: Trước hết phải thiết lập yêu cầu tuyển dụng. Các thông tin từ bản mô tả công việc cho vị trí cần tuyển là cơ sở để xác định các yêu cầu tuyển dụng và lựa chọn ứng viên đáp ứng yêu cầu.. Có nhiều hình thức tuyển dụng như xét tuyển trực tiếp trên hồ sơ, xét tuyển hình thức thi tuyển. Nếu thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đảm bảo về các tiêu chuẩn theo quy định... ngay từ đầu vào, thì thuận lợi hơn cho quá trình bố trí sử dụng CBNV sau này, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển sản xuất-kinh doanh của công ty. Công tác tổ chức cán bộ có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Công ty. Do vậy xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, phẩm chất đạo đức và nhiệt tình cách mạng cao là một yêu cầu cấp thiết. Bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường, đúng năng lực. Đào tạo gắn với phát triển là học những gì cần cho tương lai, có tính chất tự nguyện, áp dụng cho các đối tượng: - Cán bộ đương chức đủ tiêu chuẩn theo chức danh, qua công tác thực tế có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu được đào tạo, SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 18
  19. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn bồi dưỡng thêm có thể đảm nhận cương vị mới hoặc cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Công ty. Hàng năm thực hiện kết hợp đánh giá năng lực vào kỳ đánh giá kết quả công việc hay kỳ đánh giá cuối năm và mục tiêu của đánh giá kết quả công việc là mục đích của đánh giá năng lực, thể hiện: trả công: xếp lương, điều chỉnh lương; từ đánh giá kết quả công việc sẽ thực hiện thiết lập, điều chỉnh các chính sách nhân sự; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, thuyên chuyển ... góp phần tạo nguồn nhân lực ổn định. Từ xác định hiện trạng năng lực sẽ định hướng, quy hoạch nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu, mục tiêu về nguồn nhân lực, lập kế hoạch nguồn nhân lực kế thừa. SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 19
  20. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK 2.1.Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1/Môi trường thế giới. Tình hình thế giới trong những năm qua có những biến động lớn, diễn biến xấu của tình hình kinh tế nói riêng và thế giới nói chung đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công, khủng bố, nguy cơ chiến tranh,… đang diễn biến ngày càng phức tạp với sự tham gia của nhiều bên, trong xu hướng hội nhập hiện nay nó đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng lên không chỉ một vài doanh nghiệp hay vài quốc gia nơi mà nó xảy ra mà nó đã tác động lên tất cả các thành phần trong xã hội trên thế giới, mà tác động rõ nhất là đến đời sống của dân cư và hoạt động của các doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xuất phát từ Mỹ với sự sụp đổ của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng lớn kéo theo hàng loạt tổ chức, công ty có liên quan. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến cả thế giới phải chao đảo kéo theo khủng hoảng của cả thế giới. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp từ cuối năm 2009, dẫn theo những rối loạn trong nền kinh tế châu Âu. Tác động của nó nhanh chóng lan ra toàn cầu và làm cho tình hình kinh tế thế giới thêm phần ảm đạm. Tình trạng thất nghiệp, lạm phát tăng nhanh và kinh tế chậm tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia ảnh hưởng đến mọi tầng lớp dân cư. Đại bộ phận người dân trên thế giới đang có những chính sách tiêu dùng tiết kiệm hơn để đối phó với tình hình hiện nay. SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2