LUẬN VĂN: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TW I
lượt xem 49
download
Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường I. lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế và các lĩnh vực sản xuất như: thương mại, dịch vụ…người ta có thể căn cứ vào tính chất sở hữu để phân chia các doanh nghiệp thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…hoặc căn cứ vào mục tiêu kinh doanh để phân chia ra...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TW I
- LUẬN VĂN: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TW I
- Phần I Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường I. lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế và các lĩnh vực sản xuất như: thương mại, dịch vụ…người ta có thể căn cứ vào tính chất sở hữu để phân chia các doanh nghiệp thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…hoặc căn cứ vào mục tiêu kinh doanh để phân chia ra những doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích công ích phục vụ nền kinh tế xã hội. Ngoại trừ các doanh nghiệp kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu được lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Theo David Ricado: lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị hàng hoá do người lao động tạo ra luôn lớn hơn số tiền công họ được trả, phần chênh lệch đó chính là lợi nhuận. Theo Các Mác: Lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được nhiều hơn so với chi phí tư bản bỏ ra. Theo Adam Smith: Lợi nhận là khoản khấu trừ vào gía trị sản phẩm người lao động tạo ra. Đứng dưới góc độ tài chính thì lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó cho một thời kỳ. Với khoản thu nhập này doanh nghiệp tiến hành bù đắp các khoản chi phí mà doanh
- nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý…nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp diễn bình thường. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù đắp các khoản chi phí chính là lợi nhuận. Thực chất lợi nhuận phản ánh phần giá trị thạng dư vượt quá phần giá trị tât yếu mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy ta có thể xác định được công thức tổng quát của lợi nhuận trong các doanh nghiệp. Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí 2. Vai trò của lợi nhuận - Lợi nhuận giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều quyết định vẫn là doanh nghiệp đó phải tạo ra được lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện bằng tiền toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại. - Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng cao thì tình hình tài chính sẽ ổn định và tăng trưởng, tạo sự tín nhiệm cao trên thương trường, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần trong và ngoài nước. - Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt đông sản xuất kinh doanh làm giảm giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng một cách trực tiếp. Ngược lại nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ bị giảm. vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để tái sản xuất mở rộng, bù đắp thiệt hại, rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, có điều kiện trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi…
- - Đối với Nhà nước lợi nhuận là một nguồn thu quan trọng cho NSNN thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo nguồn lực tài chính của nền kinh tế quốc dân, củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ máy quản lý hành chính Nhà nước. Đặc biệt lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở chính sách phân phối lợi nhuận đúng đắn, phù hợp. II. Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 1. Phương pháp xác định lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tông chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Trong nền kinh tế thị trường, muốn tối đa hoá lợi nhuận thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Các doanh nghiệp không chỉ tiến hành sản xuất kinh doanh các loại hàng hoá theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, mà có thể tiến hành các hoạt động khác. Khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tập hợp từ ba nguồn lợi nhuận khác nhau đó là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Ta có công thức xác định lợi nhuận của các doanh nghiệp như sau: LN DN = LNSXKD+ LNHĐTC+LN khác Trong đó: - LN DN : Lợi nhuận của doanh nghiệp - LNSXKD: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - LNHĐTC: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Thông thường để xác định lợi nhuận một doanh nghiệp thường sử dụng theo hai phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp Là số lợi nhuận của doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, thường xuyên của doanh nghiệp như cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế). *Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt Trị giá Doanh Chi phí bán Chi phí quản lý động = - vốn hàng - - thu thuần hàng doanh nghiệp kinhdoanh bán Hoặc: Lợi nhuận hoạt động Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng = Doanh thu thuần - sản xuất kinh doanh hoá, dịch vụ tiêu thu trong kỳ Trong đó: Doanh thu thuần = (Doanh thu tiêu thụ SP) – (Các khoản giảm trừ doanh thu) - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả -Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Trị giá vốn hàng bán: + Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn hàng bán = Giá thành SX của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Giá thành SX Giá thành sản Giá thành SX Giá thành SX của của khối lượng xuất của khối của khối lượng = + - khối lượng sản SP tiêu thụ trong lượng SP tồn SP sản xuất phẩm tồn cuối kỳ kỳ đầu kỳ trong kỳ
- + Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn hàng bán = Trị gía mua vào của hàng hoá bán ra Trị giá mua Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng vào của hàng = hoá tồn kho + hoá mua vào - hoá tồn kho hoá bán ra đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ + Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh lưu chuyển hàng hoá: Trị giá vốn Giá mua sản Các chi phí thu mua, vận = + hàng bán phẩm hàng hoá chuyển, bảo quản sơ chế + Đối với sản phẩm ăn uống tự chế: Là trị giá vốn sản phẩm tự chế trong doanh nghiệp dịch vụ thuần tuý (Trị giá nguyên vật liệu tiêu hao trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm ăn uống, tự chế). - Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, hao phí dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu để dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng của doanh nghiệp, các khoản lệ phí, thuế, bảo hiểm, và các chi phí khác chung cho toàn doanh nghiệp nh ư lãi vay, dự phòng, phí kiểm toán, tiếp tân tiếp khách, công tác phí… * Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí về hoạt động tài chính và thuế gián thu (nếu có) Lợi nhuận từ Doanh thu từ Thuế gián thu Chi phí hoạt hoạt động tàI = hoạt động tài -[ + ] (nếu có) động tài chính chính chính
- Trong đó: - Thu nhập từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu từ hoạt động góp vốn tham gia liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, cho thuê tài sản, hoạt động đầu tư khác, cho vay vốn, bán ngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá - Chi phí về hoạt động tài chính: Là chi phí dùng cho các hoạt động nói trên. * Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và thuế gián thu (nếu có). -Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít khả năng thực hiện được hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên bao gồm các khoản thu từ nhượng bán thanh lý TSCĐ, tiền thu vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ, không xác định được chủ, thu do hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… - Chi phí khác: là khoản chi phí dùng cho các hoạt động nói trên. Theo công thức trên thì: LN DN = LNSXKD+ LNHĐTC+LN khác Đây chính là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và nó là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ta có công thức: Thuế thu nhập DN = (Lợi nhuận trước thuế) x (Thuế suất thuế thu nhập DN) Từ đây ta có thể xác định được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. LN sau thuế = (LN trước thuế) – (Thuế thu nhập DN) Lợi nhuận sau thuế cho ta biết doanh nghiệp kinh doanh lỗ hay lãi ở một thời kỳ. 1.2. Phương pháp gián tiếp (Xác định lợi nhuận qua các bước trung gian). Đây là phương pháp xác định lợi nhuận bằng cách tiến hành tính dần lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó giúp cho người quản lý thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động hoặc của từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh
- nghiệp là lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng. Ph ương pháp xác định lợi nhuận như vậy được gọi là phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, người ta có thể thiết lập các mô hình khác nhau trong việc xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. Dưới đây là mô hình xác định lợi nhuận theo phương pháp này: Doanh thu hoạt động khác Doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ (Doanh thu của các doanh nghiệp dịch vụ) Hoạt động tài Hoạt động chính khác - Giảm giá HB Chi phí Lợi nhuận hoạt - Hàng bị trả lại Doanh thu thuần hoạt động động khác - Thuế gián thu khác Giá vốn Lợi nhuận gộp hoạt Lợi nhuận hoạt động khác hàng bán động kinh doanh Chi phí BH và Lợi Lợi nhuận hoạt CP QLDN nhuận động khác HĐKD Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập Lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để so sánh, đánh giá kết quả hoạt động của một doanh nghiệp qua các năm, ngoài việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ta cần xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó. Việc nhận thức được tính chất, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh là bản chất của vấn đề phân tích kinh tế và chỉ trên cơ sở đó ta mới có căn cứ khoa học để xác định chính xác cụ thể kết quả công tác của doanh nghiệp, đồng thời đề ra các biện pháp cần thiết để hạn
- chế, loại trừ tác động của các nhân tố tiêu cực, phát huy ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, để khai thác khả năng tiềm tàng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế hiện nay, giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế xã hội: tình hình kinh tế xã hội của đất nước, của nghành và doanh nghiệp, thị trường trong nước…Tất cả những nhân tố đó có thể tác động có lợi hoặc bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. a. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Khi các nhân tố khác cấu thành lên giá cả hàng hoá không thay đổi thì lợi nhuận của doanh nghiệp thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng hàng hoá tiêu thụ trong năm. Số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thu trong năm nhiều hay ít lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và chất lượng sản phẩm. Khi cung nhỏ hơn cầu thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn và ngược lại, với điều kiện chất lượng hàng hoá còn đảm bảo. ảnh hưởng của nhân tố này đến lợi nhuận mang tính chủ quan vì sản lượng tiêu thụ tăng hay giảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến như số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả, thời hạn sản xuất sản phẩm, địa điểm bán hàng cũng như các biện pháp yểm trợ hàng bán như quảng cáo, dịch vụ vận chuyển lắp đặt bảo hành, chiết khấu… b. Giá bán đơn vị sản phẩm Hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc định giá sản phẩm của mình. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán một phần quan trọng do quan hệ cung cầu quyết định. Các doanh nghiệp quy định giá sản phẩm thường căn cứ vào chi phí bỏ ra để bù đắp phần chi phí tiêu hao và tạo nên lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên, trong thực tế sự biến động của giá cả sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, vì thế giá bán sản phẩm tăng
- chưa chắc đã tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với đặc trưng nổi bật nhất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thì yếu tố giá càng trở nên phức tạp. Nó vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan. Trong điều kiện cạnh tranh, yếu tố giá được sử dụng linh hoạt nhưng phải luôn bám vào và chịu sự chi phối bởi những mục tiêu chiến lược cũng như những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ. c. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý doanh nghiệp. Đây là nhân tố có quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu các chi phí này tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Những nhân tố này có ảnh hưởng tương đối lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp làm giảm hai loại chi phí này bằng việc giám sát quản lý chặt chẽ, căn cứ tình hình nhu cầu thực tế và mục tiêu lợi nhuận, xây dựng các định mức cho từng khoản mục chi phí cụ thể. d. Giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Đây là một trong những nhân tố quan trọng chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận, có quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu giá vốn hàng bán giảm sẽ làm lợi nhuận tiêu thụ tăng lên và ngược lại. Nhân tố giá vốn hàng bán thực chất phản ánh kết quả quản lý các yếu tố chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Để xem xét nhân tố giá thành sản phẩm một cách đầy đủ hơn, ta xét từng yếu tố trong giá thành sản phẩm, cụ thể là. - Chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong gía thành sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng giảm bớt chi phí này bằng nhiều biện pháp trong đó biện
- pháp quan trọng nhất là bố trí lực lượng lao động đúng người, đúng việc, đúng trình độ tay nghề. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật tư dùng cho sản xuất bao gồm nhiều loại như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…trong đó phần lớn các loại vật tư là đối tượng lao động tham gia cấu thành sản phẩm. Là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, do đó nếu thiếu vật tư sẽ không thể tiến hành được các hoạt động sản xuất và xây dựng. Yếu tố này chiếm vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nếu không sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sẽ gây lãng phí và làm tăng giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp có thể quản lý tốt yếu tố này thông qua việc xây dựng định mức tiêu hao vật tư… Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quyền chủ động khai thác các nguồn vật tư để đảm bảo tái sản xuất. Bên cạnh khối lượng vật tư nhập từ các doanh nghiệp cung ứng vật tư của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể tự nhập khẩu, liên doanh liên kết và nhập từ các nguồn khác. - Chi phí sản xuất chung Đây là những chi phí phát sinh ở các phân xưởng hoặc ở các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng. e. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường mà còn chịu sự chi phối của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách thuế, tín dụng, các văn bản và quy chế quản lý tài chính… Thuế là một công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô của mình. Nó tác động rất lớn đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. - Chính sách thuế: Thuế là hình thức bắt buộc theo luật định và không mang tính hoàn trả trực tiếp đối với mọi tổ chức kinh tế và mọi công dân cho Nhà nước.
- Thuế phải nộp = (Thuế suất ) x (Giá trị tính thuế ) Tuỳ theo tính chất, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải nộp nhiều loại thuế khác nhau: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế tài nguyên… các loại thuế này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn một số loại thuế gián thu doanh nghiệp thu hộ Nhà nước như thuế VAT, thuế TTĐB, thuế này được tính trong giá bán và đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng. - Chính sách lãi suất Thông thường, để thực hiện việc sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp phải vay thêm vốn. Doanh nghiệp có thể vay thêm vốn bằng cách phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng, các doanh nghiệp hoăc tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp phải trả cho người cho vay một khoản tiền là lãi vay theo từng thời kỳ nhất định. Tiền lãi được tính dựa trên cơ sở lãi suất, số tiền gốc và thời gian vay. Lãi suất cho vay bị giới hạn bởi lãi suất trần do Ngân hàng Nhà n ước quy định. Khi NHNN thay đổi lãi suất trần sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp bởi lẽ lãi suất vay Ngân hàng được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. - Kiểm soát giá Trong nền kinh tế thị trường, giá cả không do Nhà nước kiểm soát mà nó được hình thành trên thị trường do sự tác động giữa cung và cầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Nhà nước phải kiểm soát giá một số mặt hàng để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh thị trường. Việc Nhà nước kiểm soát giá đối với một số mặt hàng có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi kinh doanh mặt hàng đó. f. Kết cấu mặt hàng kinh doanh. Kết cấu mặt hàng kinh doanh chính là tỷ trọng của từng mặt hàng chiếm trong tổng số mặt hàng kinh doanh. ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận thông qua tỷ suất lợi nhuận của mỗi sản phẩm khác nhau. Việc tăng hoặc giảm mặt hàng kinh doanh trong điều kiện hiện nay là do đòi hỏi của thị trường, tức là do tác động của nhân tố bên ngoài và được coi là ảnh hưởng của nhân tố khách quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm. g. Khả năng về vốn của doanh nghiệp.
- Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp có lợi thế về vốn sẽ có lợi thế kinh doanh. Lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Nhìn chung, trong tất cả các nhân tố cơ bản đã được trình bày ở trên mỗi nhân tố có vị trí quan trọng khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp cũng khác nhau. Điều chỉnh các nhân tố chủ quan, khắc phục những nhân tố khách quan là việc làm mà các doanh nghiệp luôn làm để làm tăng lợi nhuận. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý đồng thời phải có sự nghiên cứu tìm ra nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp khắc phục. Song song với những giải pháp góp phần làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần có những giải pháp đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới. III.Vai trò của công tác tài chính với việc tăng lợi nhuận ở các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Sản xuất kinh doanh phải có lãi.Đó là điều kiện quyết định để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể sản xuất, tự hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình “Lời ăn, lỗ chịu”. Doanh nghiệp cũng phải tự trang trải cho các nhu cầu vốn của mình cũng như bù đắp các chi phí đã bỏ vào sản xuất…cho nên việc tăng lợi nhuận không những chỉ là mục đích mà còn là động lực trực tiếp đối với mỗi doanh nghiệp. Vai trò của công tác tài chính doanh nghiệp là thông qua hoạt động thu chi tài chính, thông qua việc quản lý và sử dụng vốn giúp ban giám đốc chỉ đạo tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Với vị trí là công cụ quản lý để nhà quản trị điều hành kinh doanh, công tác tài chính doanh nghiệp phát huy vai trò chủ yếu trong các mặt sau:
- - Công tác tài chính trong doanh nghiệp đóng vai trò là một công cụ khai thác thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. - Vai trò của công tác tài chính trong việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả. - Vai trò của công tác tài chính trong quản lý sản xuất kinh doanh như một công cụ nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Vai trò của công tác tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, khi lợi nhuận trở thành mục tiêu theo đuổi các doanh nghiệp, thì vai trò của công tác tài chính càng được thể hiện rõ nét hơn. Công tác tài chính tác động đến tất cả các mặt của doanh nghiệp. Đồng thời khi đã có lợi nhuận, vai trò của lợi nhuận đã tác động ngược lại đối với doanh nghiệp và công tác tài chính doanh nghiệp. Lợi nhuận trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như công tác tài chính. IV. Yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp . Mục tiêu của doanh nghiệp là phải tiêu thụ hết sản phẩm nhất là sản phẩm kiếm được nhiều lời, đó là quy luật hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. Lợi nhuận là hiệu số dương giữa giá trị đầu ra với chi phí đầu vào. Việc tăng đầu ra hay giảm chi phí đầu vào đều là tăng lợi nhuận. Nước ta hiện nay có tình trạng đa số các doanh nghiệp thiên về thị trường đầu ra, chạy theo động lực kiếm lời như nâng giá, quảng cáo, Marketing… làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, về giá bán xét đến cùng, do yếu tố khách quan quyết định là chính. Đối với sản phẩm độc quyền sản xuất thì Nhà nước vẫn can thiệp bằng điều tiết vĩ mô, còn các loại hàng hoá khác do khách hàng quyết định về giá. Muốn đạt được mục tiêu kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp chỉ còn sử dụng yếu tố chủ quan, phải đi bằng đôi chân của mình là tìm mọi cách giảm chi phí làm giảm giá thành sản phẩm, để cạnh tranh giành sự tồn tại và phát triển. Chính giá thành đóng vai trò quyết định lời, lỗ của doanh nghiệp. V. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy vậy, lợi nhuận không
- phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp. Bởi vì, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan đem lại. Do vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, người ta phải kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận như: tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản… Sau đây là một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá lợi nhuận tại doanh nghiệp. a. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận vốn = kinh doanh trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ b. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận = doanh thu Doanh thu thuần trong kỳ c. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn = kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ d. Hệ số khả năng sinh lời của vốn kinh doanh ( Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trước thuế và lãi vay). Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Phương pháp này có thể đánh giá được trình độ sử dụng vốn và trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hoặc của doanh nghiệp giữa các thời kỳ khác nhau.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số khả năng sinh lời = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ e. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận ròng = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
- Phần ii A. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tại Công ty Dược phẩm TW I I.Quá trình hình thành và phát triển. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Dược phẩm TW I. Công ty dược phẩm TW I là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Trong thời kỳ bao cấp, Công ty có chức năng chủ yếu là dự trữ và phân phối thuốc phục vụ nhân dân. Năm 1988,Công ty Dược phẩm cấp I được đổi tên thành Công ty Dược phẩm TW I, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam, Bộ Y tế. Đến năm 1993, theo Quyết định thành lập số 408/BYT ngày 22/04/1993, Công ty Dược phẩm TW I được thành lập lại trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam (trước là liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam) Tên giao dịch quốc tế: Central phamarcentical company No 1 Trụ sở: Km 6 - Đường giải phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội Điện thoại giao dịch: 04.8643327-8643312 Fax: 84-4-8641366 Tài khoản tiền Việt Nam: 710A-00602. Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 108263 cấp ngày 12/05/1993 Giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1191013/GP cấp ngày 05/11/1993 2. Chức năng và nhiệm vụ công ty a. Chức năng của công ty - Trước đây, Công ty chỉ thực hiện chức năng đảm bảo cung cấp các loại thuốc thiết yếu phục vụ bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân - Hiện nay, Công ty không chỉ đảm nhiệm việc cung cấp thuốc theo nhu cầu của khách hàng mà còn phải kinh doanh có lãi.
- - Công ty là một đơn vị kinh doanh độc lập có quan hệ hợp đồng với các đơn vị, tổ chức khác, vừa giúp Bộ Y tế và Tổng Công ty Dược Việt Nam trong việc tổ chức và chỉ đạo các mạng lưới lưu thông, phân phối thuốc men. - Chức năng chủ yếu của Công ty là kinh doanh thuốc, mua thuốc và bán lại thuốc cho khách hàng. b. Nhiệm vụ của công ty - Trích nộp để hình thành các quỹ tập trung của Tổng Công ty theo quyết định của điều lệ và quy chế tài chính của Công ty - Có nghĩa vụ nhận vốn để đảm bảo cho sự phát triển vào việc sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện quyết định của Tổng Công ty về điều chỉnh vốn và nguồn lực phù hợp với các nhiệm vụ của Công ty + Công ty có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh sau: - Đăng ký kinh doanh và đăng ký đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện các quyết định của Nhà nước và chịu trách nhiệm với Tổng Công ty về kết quả hoạt động của Công ty - Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý sử dụng, sử dụng thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ - Thực hiện nghĩa vụ với người lao động, như chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. 3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu Mặt hàng kinh doanh: - Dược phẩm (Tân dược, Đông dược) - Nguyên liệu, hoá chất, phụ liệu để sản xuất thuốc phòng và chữa bệnh. - Tinh dầu, hương liệu, Mỹ phẩm, dụng cụ Y tế thông thường, một số máy móc thiết bị Y tế, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng Y tế. - Bông, băng, gạc, các loại hoá chất xét nghiệp và kiểm nghiệm trong nghành. 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a. Tổ chức bộ máy quản lý
- Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc. Giám đốc Công ty là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban giám đốc có chức năng và nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty, hệ thống các phòng ban và quản lý kinh doanh theo từng mặt hoạt động. Cơ cấu tổ chức của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
- b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Giám đốc: Là người đứng đâù Công ty, chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Do vậy, Giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phải xác định được phương hướng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. - Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và ban Giám đốc về nhiệm vụ được giao. - Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, tuyển nhân viên mới, đào tạo cán bộ nhân viên cũ, lập kế hoạch mua sắm trang bị máy móc thiết bị cho hoạt động của các phòng ban. - Phòng kế toán nghiệp vụ: Lập kế hoạch theo dõi việc thực hiện kế hoạch mua bán hàng hoá các hợp đồng kinh doanh đã ký kết theo kế hoạch hàng tháng, quý, đã được Giám đốc duyệt. - Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Theo dõi kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm nghiệm hàng hóa xuất, nhập, khẩu đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy định của ngành Y tế, tổ chức công tác bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động. - Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá và chịu trách nhiệp toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty, thường xuyên nắm bắt tình hình tồn kho để điều chỉnh kế hoạch mua và bán thuốc xuất nhập khẩu. - Phòng kế toán tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức và thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính năm, giám sát và quản lý việc sử dụng tiền vốn, tài sản của Công ty. Theo dõi thu hồi công nợ, thanh toán tiền hàng, quản lý vật t ư, tài sản hàng hóa, theo dõi quá trình chi tiết và xác định kết quả kế hoạch của Công ty. - Phòng điều vận: Có nhiệm vụ điều động và quản lý phương tiện vận tải chuyển và giao nhận hàng hoá theo kế hoạch vận chuyển của phòng kế hoạch nghiệp vụ. - Phòng bảo vệ: Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm an toàn các kho hàng, cửa hàng, văn phòng làm việc của công ty, tổ chức lực lượng tự vệ phòng cháy chữa cháy. - Phân xưởng: Làm nhiệm vụ ra bán lẻ và sản xuất một số mặt hàng, bổ xung vào một số mặt hàng kinh doanh, tạo thêm công ăn và việc làm cho công nhân viên. - Cửa hàng: Có nhiệm vụ giới thiệu và bán buôn, bán lẻ hàng. 5.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Dược phẩm TW I
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005
81 p | 502 | 155
-
Luận văn: Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
73 p | 234 | 79
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân Mỹ Hòa
58 p | 277 | 69
-
Luận văn: Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
48 p | 191 | 57
-
Luận văn: Tình hình hoạt động và một số biện pháp đầy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thiết bị đo điện
75 p | 196 | 54
-
Luận văn: Tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần điện tử chuyên dụng Hanel
22 p | 224 | 47
-
Luận văn: Tình hình hoạt động bán hàng và một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
46 p | 230 | 44
-
LUẬN VĂN: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình
42 p | 162 | 33
-
Luận văn: Tình hình hoạt động tại Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe)
34 p | 171 | 32
-
Luận văn kế toán doanh nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh An Giang
80 p | 171 | 31
-
Luận văn: Tình hình kinh doanh công ty TNHH gốm Thiện Chí
36 p | 128 | 29
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam
20 p | 164 | 28
-
Luận văn: Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu sản phẩm ở Công ty TNHH Thương mại An Phú
52 p | 121 | 25
-
Luận văn: Tình hình hoạt động của công ty MIDECO
33 p | 127 | 22
-
Luận văn: Tình hình hoạt động của ty liên doanh khách sạn Heritage Hà Nội
34 p | 134 | 15
-
Luận văn: Tình hình công tác tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty XNK Thái Nguyên
43 p | 108 | 15
-
Luận văn: Tình hình hoạt động và phát triển của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình
28 p | 74 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn