TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM<br />
KHOA : GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ<br />
<br />
TRẦN THỊ XUÂN ĐÀO<br />
<br />
GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI HIỆN NAY<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐHSP<br />
CHUYÊN NGÀNH : GDCT<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học : Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh 2000<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC............................................................................................................. 2<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 7<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
Chương 1 : GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI .............. 7<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
1.1 Khái niệm về gia đình ...................................................................................... 7<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội .............................................................. 8<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
1.3 Đặc điểm nổi bật của gia đình truyền thống Việt Nam ................................. 12<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI. .................................................................................. 18<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
2.1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.................................. 18<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
2.2. Thực trạng của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới. . 20<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ .............................................. 35<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
3.1 Những yếu tố cần thiết tạo nên độ bền vững của gia đình ............................ 35<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
3.2 Những kiến nghị và giải pháp ........................................................................ 36<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 43<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
T<br />
0<br />
4<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Trong suốt thời gian học ở trường, để đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin<br />
chân thành cảm ơn :<br />
Các thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là thầy<br />
cô khoa Giáo Dục Chính Trị đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt khóa học.<br />
Thạc sĩ : Nguyền Thị Thu Hà đã hết lòng tận tâm hướng dẫn cho em hoàn thành<br />
tốt luận văn tốt nghiệp này.<br />
Cha mẹ đã nuôi dưỡng, bạn bè đã cổ vũ động viên.<br />
<br />
Sinh viên<br />
Trần Thị Xuân Dào<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Cánh cửa của thế kỷ 21 đã mở. Nhân loại đang bước vào một thiên niên kỉ mới<br />
với biết bao tin yêu hy vọng. Đặc biệt là sự thức tỉnh của con Rồng Châu Á. Đó là một<br />
sự chuyển mình của những quốc gia nông nghiệp vốn nghèo nàn lạc hậu trở thành<br />
những đất nước công nghiệp tiên tiến. Trong đó có Việt Nam. Hòa với bước đi chung<br />
của các nước trong khu vực, Tổ quốc thân yêu của chúng ta đang từng ngày từng giờ<br />
thay da đổi thịt. Xúc động trước niềm vui đó, tôi chợt nhớ đến lời dạy của Bác Hồ<br />
kính yêu:<br />
“Còn non, còn nước, còn người<br />
Tháng giặc Mỹ la xây dựng hơn mười ngày nay”<br />
Quả thật, nhờ chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, trong những<br />
năm gần đây đất nước Việt Nam có nhiều biến đổi về mọi mặt: Kinh tế -chính trị - văn<br />
hoá - xã hội . . . Nước ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật<br />
trên thế giới. Chính vì thế, đời sống vật chất của người dân được nâng cao rõ rệt. Tuy<br />
nhiên một số giá trị đạo đức suy giảm dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện như: phá<br />
hoại môi trường tự nhiên, ma túy, mại dâm gắn liền với bệnh AIDS đang đe dọa tính<br />
mạng con người, tình trạng ly hôn ngày càng cao . . . Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí<br />
Minh. Đây là một thành phố trẻ, đã từng được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông".<br />
Ngày nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước. Ai<br />
đã từng đến Sài Gòn trước đây và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay sẽ không khỏi<br />
ngạc nhiên trước tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của nó. Cánh cửa thành phố Hồ<br />
Chí Minh luôn rộng mở để đón nhận những luồng gió mới của thời đại. Trước những<br />
biến đổi dồn dập như thế, chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp cũng như những<br />
hậu quả khó tránh khỏi.<br />
Một thiết chế xã hội lâu đời nhất, bền vững nhất, nhưng cũng nhạy cảm nhất đối<br />
với mọi biến đổi của xã hội đó là gia đình. Sự biến đổi đó lúc đầu diễn ra một cách âm<br />
thầm trong từng gia đình và dần dần lan ra tạo thành những “ý niệm” xã hội.<br />
Gần đây, bên cạnh niềm phấn khởi trước sự đổi mới của bộ mặt thành phố, có<br />
nhiều ý kiến lo ngại cho sự bền vững của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong<br />
thời kì đổi mới. Đây không chỉ là mối quan tâm của một số người mà là cả cộng đồng,<br />
trong đó có bản thân tôi. Tôi quyết tâm chọn đề tài “Gia đình ở thành phố Hồ Chí<br />
Minh trong thời kì đổi mới hiện nay” với mong ước tìm hiểu về một vấn đề có tính<br />
cấp bách của xã hội, hy vọng tìm ra một giải pháp nào đó đóng góp một phần công<br />
sức vào sự phát triển của đất nước.<br />
<br />
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
Không phải ngẫu nhiên mà Liên hiệp quốc đã chọn năm 1994 làm “năm Quốc tế<br />
gia đình”. Điều đó nói lên rằng vấn đề gia đình không chỉ là của riêng ai mà là mối<br />
quan tâm của toàn nhân loại từ ngàn xưa, cho đến hôm nay và mãi mãi đến mai sau.<br />
Trong thập niên cuối của thế kĩ 20, vấn đề gia đình trở thành vấn đề thời sự nóng<br />
bỏng ở các nước khu vực Châu Á, Đông Nam Châu Á - một khu vực vốn có những<br />
truyền thống đề cao gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, sự<br />
tồn tại và phát triển của xã hội. Chưa bao giờ vấn đề này thu hút sự nghiên cứu của<br />
giới chuyên môn cũng như các giới chính trị như thời gian này. Người ta đề cập đến<br />
sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đến sự biến đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội<br />
đã tác động mạnh mẽ đến từng gia đình,<br />
ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng có nhiều bài<br />
viết, nhiều đề tài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí, sách, báo về vấn đề gia đình<br />
Việt Nam nói chung và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời kì đổi<br />
mới.<br />
- Gia đình Việt Nam ngày nay do Lê Thi(chủ biên) - nhà xuất bản khoa học xã<br />
hội, Hà Nội 1996.<br />
Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam của Lê<br />
Thi - Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội 1997.<br />
Gia đình Việl Nam trong sự đổi mới của đất nước của Lê Thi - Tạp chí thông tin<br />
lý luận, số 8/1995.<br />
Vấn đề gia đình và việc thực hiện hóa chức năng gia đình hiện nay - Tạp chí<br />
khoa học Phụ nữ, số 3/1995.<br />
Tiếp cận giá trị trong việc nghiên cứu gia đình và phụ nữ Phạm Minh Hạc -Tạp<br />
chí khoa học Phụ nữ, số4/1995.<br />
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu về gia đình Việt Nam của Nguyền<br />
Khánh - Tạp chí Phụ nữ, số 7/1995.<br />
Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh(nhận diện và dự báo) của<br />
Nguyễn Minh Hòa - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1998.<br />
Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa của Lê Ngọc Văn - Nhà xuất bản<br />
Giáo dục, 1996.<br />
Bốn năm được học dưới mái trường sư phạm, khoa Giáo Dục Chính Trị, các<br />
thầy cô đã “khai tâm” cho tôi nhiều vấn đề mới mẻ. Từ một cô học sinh non nớt với<br />
vốn kiến thức ít ỏi về vấn đề chính trị - xã hội tôi nay sắp trở thành một “kĩ sư tâm<br />
<br />