intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:98

75
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Y Phương là một việc làm cần thiết, nhằm đánh giá những thành tựu của Y Phương, qua đó có thể thấy được những đóng góp của nhà thơ đối với thơ Việt Nam hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương

  1. MỞ ĐẦU 1.      Lí do chọn đề tài  2.      Lịch sử nghiên cứu vấn đề   3.   Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  4.      Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  5.      Phương pháp nghiên cứu  6.      Đóng góp của đề tài  7.      Cấu trúc của đề tài  PHẦN NỘI DUNG  Chương 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA Y PHƯƠNG 1.1             Cuộc đời và văn nghiệp nhà thơ Nhà thơ Y Phương 1.2             Quan niệm nghệ thuật của Y Phương  1.2.1       Sống và viết như tờ giấy không thể để mất lề 1.2.2       Viết văn như một cuộc chơi đầy hứng khởi 1.2.3       Viết văn như là  một cách tri ân cuộc đời 1.3     Từ quan niệm nghệ thuật đến “cái tôi” sáng tạo trong thơ Y Phương  Chương 2. NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ Y PHƯƠNG 2.1   Cảm hứng chung về quê hương đấ nước 2.2   Quê hương trong truyền thống văn hóa 2.3   Cảm hứng về tình yêu 2.3.1  Tình yêu đôi lứa 2.3.2  Tình cảm đối  với người thân  Chương 3.  NÉT ĐẶC SẮC TRONG  NGHỆ THUẬT THƠ Y PHƯƠNG 3.1    Ngôn từ nghệ thuật 3.1.1  So sánh nghệ thuật  3.1.2  Cái mới trong ngôn từ 3.2     Thời gian nghệ thuật   3.3   Không gian nghệ thuật  
  2. KẾT LUẬN  DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐàCÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TƯ LIỆU KHẢO SÁT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO  PHỤ LỤC: Chân dung nhà thơ Y Phương MỞ ĐẦU 1.      LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hơn 30 năm cầm bút, nhà thơ  Y Phương đã để  lại dấu  ấn riêng, với   những đóng góp riêng cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Phong cách thơ ông vừa hiện   đại vừa dân tộc, bởi ông đã kết hợp truyền thống của quê hương Cao Bằng, của   dân tộc Tày với truyền thống của đất nước. Đọc thơ  Y Phương có cảm giác thoải   mái mà lắng đọng do cách viết hồn nhiên và thật nhiều suy ngẫm. Y Phương đã đoạt được nhiều giải thưởng văn học lớn như: Giải A cuộc thi   thơ  tạp chí Văn nghệ  Quân đội, Giải thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam,  Giải A của Hội đồng Văn học Dân tộc ­ Hội nhà văn Việt Nam, và vinh dự  được  nhận Giải thưởng Nhà nước đợt 2 về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Thế giới nghệ thuật của Y Phương có không gian riêng, thời gian riêng và qui  luật tâm lí riêng...Thế giới nghệ thuật ấy ứng với một quan niệm về thế giới, một   cách cắt nghĩa về  thế  giới. Qua thế  giới nghệ  thuật, người đọc có thể  hình dung  tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Để tạo được dấu ấn trong lòng độc   giả, có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam hiện đại, bản thân Y Phương phải trải   qua quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc, trăn trở với từng con chữ.   Mong muốn của nhà thơ  là tạo ra những công trình nghệ  thuật đặc sắc góp phần  làm đẹp cuộc sống và phần nào có thể bảo tồn được vốn văn hóa của dân tộc mình.  Những thành công mà ông đạt được thật đáng khâm phục. Dù cho cuộc sống đôi lúc   khó khăn, nhưng ông vẫn sống hết mình cho thơ, ông tự  khẳng định mình bằng  chính những vần thơ giản dị, thiết thực, gần gũi mà nhiều suy ngẫm. Nghiên cứu “Thế  giới nghệ  thuật thơ Y Phương” sẽ  góp phần khẳng định  tài năng và đóng góp của nhà thơ cho nền văn học Việt Nam mà nói riêng là thơ  ca   Việt Nam hiện đại.
  3. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Quá trình lao động nghệ  thuật miệt mài của Y Phương đã đóng góp một số  lượng tác phẩm không nhỏ  cho nền Văn học Việt Nam hiện đại. Y Phương từng   viết kịch nói, vở kịch “Người núi hoa” được sáng tác năm 1982. Tuy nhiên, lĩnh vực  Y Phương để  lại  ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả  chính là thơ, bao gồm 1   trường ca, 1 tập thơ in chung “ Lửa hồng một góc” và 5 tập thơ in riêng. Bên cạnh  đó, ông còn thử sức ở lĩnh vực tản văn ­ văn xuôi.   Con đường đến với văn chương của Y Phương thật ngẫu nhiên. Khi còn  ở  quân đội, đơn vị  có mở  cuộc thi viết báo tường vào năm 1972, Y Phương tham gia   cùng đồng đội với tinh thần góp vui. Điều bất ngờ  với ông là nhóm cán bộ  Phòng  Văn nghệ quân đội trong chuyến công tác đã chọn bài khá nhất đăng báo. Những tác   phẩm đầu tiên của Y Phương được đăng trên tạp chí Văn nghệ  quân đội là “Bếp   nhà trời”, “Dáng một con sông”(Số  6 năm 1973). Kể  từ  đó “Y Phương nhẩn nha   sống, nhẩn nha thơ” như  nhà thơ  Trần Mạnh Hảo từng nhận xét. Cho dù đôi lúc  con đường thơ của ông cũng gặp nhiều trắc trở “ rượu nấu xong hết vèo, còn thơ thì   cứ xếp từng xấp để  đấy, có bạn tâm giao đến thì đọc, nhâm nhi với nỗi buồn cho   qua ngày” [3,290]. Văn chương như cái nghiệp đeo đuổi nhà thơ. Sự nhẫn nại của   ông với nghề nghiệp đã được đền bù xứng đáng. Tập thơ “Tiếng hát tháng giêng”  được sở Văn hóa thông tin Cao Bằng ra mắt bạn đọc năm 1986 khiến nhiều người   bất ngờ  bởi “những phát hiện và lối diễn đạt rất mới, một tư  duy thơ  của một   người dân tộc, mở mắt ra đã thấy núi án ngữ trước nhà, con đường cũng chảy dọc   núi mà đi … và hình như, tất cả những mảnh miền văn hóa, những gì cội rễ… cũng   từ núi mà thành” [18]. Tập thơ  “Tiếng hát tháng giêng” được trao giải A – Hội Nhà  văn (1987). Thơ  Y Phương thu hút sự  quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê  bình   văn học như: Tế  Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc   Thông, Hồng Diệu, Thái Vĩnh Linh, Tạ  Duy Anh, Đỗ  Trung Lai, Trần Mạnh Hảo,  Phạm Quang Trung… Tất cả các bài viết hầu như đều đánh giá cao tài năng của Y   Phương, thể  hiện sự  đồng cảm với những vần thơ  đầy tình cảm với quê hương,  đất nước và dân tộc Tày…, bài nào cũng  ẩn chứa những ý thơ  hoặc câu thơ  hay.   Hiện   nay,   những   bài   viết   về   thơ   Y   Phương   được   tập   hợp   trong   tập   “Thơ   Y  
  4. Phương”, hoặc được đăng rải rác trên các báo trong toàn quốc. Các bài viết tập  trung phân tích nội dung xã hội của các tác phẩm, đồng thời khẳng định nét riêng  độc đáo trong phong cách thơ  Y Phương. Thơ của Y Phương thường là thơ  tự  do,   sáng tác theo cảm hứng ngẫu nhiên. Hầu hết các bài viết đều nhằm khám phá những nét đẹp riêng của thơ  Y  Phương như: quan niệm nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, và nét đặc sắc trong nghệ  thuật … 2.1 Quan niệm nghệ thuật là yếu tố quan trọng làm nên nét đặc sắc của thơ  Y Phương. Nguyễn Sĩ Đại đưa ra nhận xét: “Y Phương là người có quan niệm sống,   quan niệm nghệ  thuật một cách rõ ràng, một nhà thơ  có tư  tưởng, có quan niệm   nghệ thuật là biểu hiện của một nhà thơ lớn” [6]. Phạm Quang Trung thì thừa nhận:“Y Phương trước sau nhất quán một xác   tín nghề  nghiệp” [44]. Như  nhiều người cầm bút khác, Y Phương đã trăn trở  trên   từng trang viết,  “luôn đòi hỏi cao với bản thân” [87,170] trau chuốt lại những vần  thơ đã ra đời, đó cũng là điều hay gặp ở nhiều người sáng tác có ý thức. Nhận xét chung  khi  đọc  ba  tập  thơ Tiếng hát tháng  giêng, Lời  chúc, Đàn   then của Y Phương, Trần Mạnh Hảo khẳng định: “Thơ  Y Phương bình dị, chân   chất, hồn nhiên, giấu cất mà không he hé lộ  thiên, lặng lẽ  mà bùng nổ, nhẩn nha   như chính cuộc đời ông, con người ông” [3, 301]. Tạ Duy Anh cảm nhận về thơ Y Phương “cũng như rượu ngon, thơ ông càng   để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để ông thanh lọc những tạp chất, trở nên   tinh khiết – cái tĩnh lặng luôn luôn là môi trường của ý tưởng sâu sắc” [3, 290]. Khi giao tiếp với Y Phương, mọi người sẽ có cảm nhận giống như nhà văn  Nguyễn Hữu Tiến: “Y Phương của đời thường và Y Phương trong thơ là một. Bạn   đọc tìm thấy  ở   thơ  anh một tiếng nói chung,  ấy là sự  đồng lòng, đồng cảm” [3,  271]. Chu  Văn Sơn  lại  chỉ   ra  sự   nghiêm  túc  trong lao  động  nghệ   thuật  của  Y   Phương ­ một người vùng cao nhưng đã khắc phục được cái “thô ráp, ngây ngô vốn   là nhược tật của lối cảm đó” [3, 267].
  5. 2.2 Cảm hứng sáng tạo của Y Phương cũng là vấn đề  được nhiều bài viết  đề cập khi tìm hiểu thơ Y Phương. Tế  Hanh cho rằng: “Y Phương bắt đầu tuổi trẻ  mình bằng cuộc đời người   lính và bắt đầu đời thơ mình là những bài thơ đánh giặc” [3, 244]. Theo ông, mảng  thơ của Y Phương viết về non nước Cao Bằng rất thiết tha và linh hoạt, còn những  bài thơ nói về mẹ, về con, về người yêu thì mang đậm bản sắc dân tộc. Nhà thơ  Phạm Hổ  khi tìm hiểu tập “Tiếng hát tháng giêng”  lại khai thác  ở  đề tài và chỉ ra ba đề tài chính của tập thơ là:  “­ Lòng yêu và niềm tự hào quê hương đất nước, về con người nói chung và   về con người quê hương nói riêng. ­ Tâm trạng và ý chí người cầm súng đi chiến đấu và ở xa quê hương. ­ Tình yêu” [3, 249]. Chu Văn Sơn cũng đồng tình “sự  tha thiết với xứ  sở  dân tộc mình chính là   nhịp tim thầm kín bền vững nhất trong từng bài thơ Y Phương, là cốt lõi của giọng   hát Y Phương” [3, 260]. Ngoài ra, “Trong Tiếng hát tháng giêng, Y Phương còn   chứng tỏ sự độc đáo của mình ở một mảng thơ khác – thơ tình” [3, 264]. Đề cập đến nội dung thơ Y Phương, Di Linh khẳng định: “những hình bóng   thiếu nữ  Tày, là một hình tượng văn học khỏe khoắn, chủ  đạo nhất của thơ  Y   Phương”[17]. Theo Nguyễn Hữu Tiến thì “những làn điệu dân ca đa dạng và phong phú ở   Trùng Khánh là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn Y Phương để  rồi sau này thơ  anh có   sức ngân vang và bay xa” [3, 270]. Có thể nói Y Phương là “một nhà thơ chung thủy   với quê hương” [3, 271]. “Y Phương không yêu dân tộc mình  ở  đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc ” [3,  273] –  đó là nhận xét của Trúc Thông về tập thơ “Lời chúc” của Y Phương. Nhận xét về thơ tình Y Phương – Hồng Diệu cho rằng: “Nói chuyện tình yêu   của con người với con người mà kết hợp với thiên nhiên, với tự nhiên như vậy vừa   cổ xưa, vừa hiện đại” [3, 278]. Thái Vĩnh Linh lại tìm thấy “không khí sinh động của cuộc sống miền núi”  [3, 284] trong tập “Đàn then”.
  6. Kết luận về  thơ  tình Y Phương, nhà nghiên cứu Phạm Quang Trung cho   rằng:“Tình yêu đích thực bao giờ cũng vậy, nâng đỡ con người ta, hướng con người   ta tới cõi thiêng liêng” [87, 176] và khẳng định nếu không là Y Phương “ thì chúng ta   đã không thể  có những bài thơ  thắt lòng vì tha thiết yêu mà không thể  sống cùng   nhau, song vết thương lòng thì chừng như không lành theo năm tháng” [87, 170]. Nguyễn Sĩ Đại cũng phát hiện thấy thơ Y Phương “có hai mảng đề tài rõ rệt   tình yêu quê hương và chiến tranh” [6]. 2.3 Ngoài ra, những nét đặc sắc trong nghệ thuật cũng là vấn đề dễ tìm thấy   trong nhiều bài viết về thơ Y Phương. Đỗ Trung Lai trong bài viết “Chín tháng – Khúc ca tôn vinh người mẹ chiến   sĩ”, phát hiện trường ca “lời không dài mà gói buộc được nhiều. Thế  tức là ý tại   ngôn ngoại, là thơ  hay” [3, 295]. Và “Y Phương là một giọng điệu riêng, trộn lẫn   một cách hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc anh” [3, 301]. “Bằng bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc, giữ được sự tinh tế của tình   cảm pha lẫn cái dung dị, mộc mạc đầy chất núi rừng” [3, 287] là nhận xét của tác  giả Thái Vĩnh Linh. Từ  việc tìm hiểu những bài thơ  trong Lời chúc, Hồng Diệu đi đến kết luận  về thơ Y Phương “Có thể nhận ra một đặc điểm của nhà thơ này: diễn đạt ý mình   thật mạch lạc và kín đáo” [3, 280]. Điểm thành công của tập Lời chúc là “cách so   sánh gần với tự  nhiên và nhiều khi hồn nhiên, ngộ  nghĩnh là một đặc điểm của   người dân tộc thiểu số” [3, 282]. Tập thơ“thấp thoáng cái riêng của anh, hoặc là ở   ý tứ, hoặc là ở câu chữ”[ 3, 282]. Trúc Thông lại nhận thấy Y Phương “không ngừng xoay ngang, xoay dọc,   tìm cách bộc lộ thơ ca ở những nhịp điệu, những hình ảnh, những từ ngữ bản chất   nhất, khêu gợi nhất, cô đọng nhất” [3, 275]. Nguyễn Hữu Tiến đưa ra một nhận định có tính khái quát về phong cách thơ  Y Phương “vừa hiện đại vừa dân tộc là bởi vì anh đã biết kết hợp truyền thống   văn hóa của quê hương với mọi miền quê của đất nước” [3,272]. Với Di Linh thì  thơ Y Phương “là một sự lạ lùng quyến rũ đến kì lạ, là một   hương vị mới trong bữa tiệc đã quá nghèo nàn và nhàm chán !” [18].
  7. Không chỉ vậy, Chu Văn Sơn còn phát hiện ra nét bản chất trong tập “ Tiếng   hát tháng giêng” chính là “yếu tố  hiện đại đã tìm thấy một cơ  chế  kết hợp hợp lí   nào đó với yếu tố truyền thống” [3,269]. Hiện thực cuộc sống được Y Phương đưa vào thơ, khiến những vần thơ ông  “vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa cô đúc, vừa khoáng đạt”[ 3, 255], đó là nhận xét  của nhà thơ Phạm Hổ. Ngoài ra cũng có nhiều nhận xét về những điểm hạn chế của thơ Y Phương. Tế Hanh chỉ ra sự non nớt trong sáng tác nghệ thuật của Y Phương là “ nhiều   chỗ vụng về đôi khi ngô nghê” [3, 247]. Chu Văn Sơn chỉ ra nhược điểm của tập thơ  “Tiếng hát tháng giêng” ở  chỗ  “vẫn còn một số  bài loãng, lép như  Một ngày bình yên, Kỉ  niệm đội chiếu bóng,   Hương thơm trái thị” [3, 269]. Theo Trúc Thông, thơ Y Phương “không phải bài nào cũng hay, câu nào cũng   quý, chữ nào cũng đẹp” [3, 275].              Thái Vĩnh Linh chỉ  rõ hạn chế  của tập “Đàn then” là “một số  bài còn lộ  nhiều thô vụng hay giản lược, một số bài có vẻ lời đi qua tứ” [3, 287].              Trần Mạnh Hảo cũng cho rằng, thơ  Y Phương “ có nhiều bài hay và cả   nhiều bài thơ chưa hay” [3, 309]. Có thể thấy, điểm gặp nhau của các nhà nghiên cứu về thơ Y Phương là bên  cạnh việc chỉ ra những thiếu sót cần khắc phục của cây bút Y Phương thì họ  đều   có chung nhận xét là thơ Y Phương có chất giọng điềm tĩnh, suy tư, trong đó những  bài viết về  quê hương Cao Bằng là những sáng tác thành  công nhất. Và điều đặc  biệt là thơ Y Phương vừa có tính hiện đại, vừa có tính dân tộc. Tác giả  Trần Đăng   Suyền trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập I  khẳng định: “Những cây bút làm thơ   sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, đã và đang từng bước khẳng định vị  trí của   mình, tiêu biểu là Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng” [63, 15]. Năm 2005, Bộ giáo dục và Đào tạo tuyển chọn bài thơ “Nói với con” của Y  Phương đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ  văn lớp 9 ­ THCS.  Đó là điều kiện để tác phẩm của ông đến được với đông đảo bạn đọc.
  8. Qua các bài nghiên cứu, phê bình về thơ Y Phương, chúng tôi nhận thấy các  tác giả  đã có đóng góp trong việc chỉ  ra những  đổi mới trong cách viết của Y   Phương so với các nhà thơ  dân tộc đàn anh khác, và phát hiện ra nhiều đặc điểm   thơ  Y Phương. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát   một cách toàn diện và có hệ  thống về  thơ  Y Phương để  từ  đó rút ra những đặc  điểm trong phong cách, nội dung tư  tưởng và nghệ  thuật thơ  Y Phương. Vì lí do   trên, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Y Phương là một việc làm cần thiết, có   ý nghĩa, nhằm đánh giá những thành tựu của một nhà thơ quân đội tiêu biểu, qua đó  có thể thấy được những đóng góp của nhà thơ cho thơ ca Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Y Phương là một việc làm cần thiết,   nhằm đánh giá những thành tựu của Y Phương, qua đó có thể  thấy được những  đóng góp của nhà thơ đối với thơ Việt Nam hiện đại. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Mỗi tác phẩm của Y Phương là một công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, một   chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc, được chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ nhất quán. Đối  tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các sáng tác thơ của Y Phương. Để  thực hiện việc nghiên cứu đề  tài “Thế  giới nghệ  thuật thơ  Y Phương”  phạm vi khảo sát và trích dẫn của luận văn trong các tập thơ sau: ­ Đàn then – Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1996. ­ Chín tháng (Trường ca) –  Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. ­ Thơ Y Phương – Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2002. ­ Thất tàng lồm (Thơ song ngữ) – Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006. Ngoài ra, để có thể làm rõ phong cách thơ Y Phương, chúng tôi khảo sát thêm  một số  bài viết của chính tác giả  đăng rải rác trên các báo. Trong điều kiện và  chừng mực nhất định, chúng tôi so sánh tác phẩm của ông với tác giả người dân tộc   ít người khác như Inrasara để từ đó rút ra những nét riêng biệt ở thơ Y Phương. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thực hiện đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương”, tác giả luận văn vận  dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
  9. ­ Phương pháp nghiên cứu lịch sử ­ xã hội: Bất cứ một tác phẩm văn học nào  cũng đều xuất hiện trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định, và tác phẩm chịu sự  chi phối  ở  mức độ  này hay mức độ  khác bởi hoàn cảnh lịch sử  xã hội đó. Người   viết vận dụng phương pháp này để  tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử  xã hội có những  biến cố gì ảnh hưởng đến quá trình sống và sáng tạo nghệ thuật của Y Phương. Từ  đó, hiểu thêm vì sao nhà thơ  Y Phương lại có những tác phẩm mang nét độc đáo,  riêng biệt để lại ấn tượng trong lòng độc giả. ­ Phương pháp so sánh: Để làm rõ phong cách thơ  Y Phương với quan niệm  độc đáo về văn chương cùng những nguồn cảm hứng lớn trong thơ ông, người viết   có so sánh đối chiếu với một số tác giả, tác phẩm dân tộc ít người khác. ­ Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này người viết coi thế giới  nghệ thuật thơ  Y Phương là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ  thống chặt chẽ, gồm   hai bộ  phận liên kết với nhau là nội dung nghệ  thuật và hình thức nghệ  thuật.Từ  việc vận dụng phương pháp hệ thống nhằm toát lên sự thống nhất giữa quan niệm   nghệ thuật và con người đời thường của tác giả. ­ Phương pháp loại hình: Vận dụng phương pháp loại hình để  tìm hiểu lịch  sử vấn đề, làm rõ những ý kiến khác nhau khi nhận xét, đánh giá về thơ Y Phương.   Từ đó giúp người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn khi nghiên cứu thế  giới   nghệ thuật thơ Y Phương. ­ Phương pháp liên ngành: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cần sử  dụng nhiều loại hình tri thức thì tác phẩm được nghiên cứu mới có chiều sâu. Áp  dụng phương pháp liên ngành để hiểu thêm về phong tục, văn hóa dân tộc Tày tồn   tại trong tác phẩm của Y Phương. Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp khác như  thống kê, phân  tích tác phẩm văn học dựa trên những đặc trưng thể loại và những phạm trù của lí  luận thi pháp làm phương tiện khảo sát. Để hoàn thành tốt được luận văn, người viết còn gặp gỡ và trao đổi trực tiếp  với nhà thơ Y Phương tại trại sáng tác Lâm Đồng vào tháng 12 năm 2008. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
  10. Việc nghiên cứu “Thế  giới nghệ thuật thơ Y Phương ” góp phần khẳng định  những đóng góp của Y Phương trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Luận văn tìm hiểu thơ  Y Phương trên bình diện thế  giới nghệ  thuật, đây là   một cách tiếp cận mới. Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương được hình thành từ quan   niệm nghệ  thuật nhất quán, từ  cách nhìn về  con người và cuộc đời. Quá trình tìm   hiểu thơ  Y Phương người viết nhận thấy những nhận thức về  quê hương Cao   Bằng, con người và tình yêu chính là nguồn cảm hứng dạt dào của nhà thơ. Người   viết cũng cố gắng chỉ ra giọng điệu riêng trong sáng tạo nghệ thuật của Y Phương. Luận văn có thể  là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc tìm hiểu thơ  Việt Nam hiện đại.  7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương”, trước tiên người viết trình  bày các quan niệm nghệ  thuật của Y Phương. Đây là tiền đề  để  đi vào tìm hiểu  những nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ. Từ  đó tác giả  luận văn tìm ra những nét  đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Y Phương. Để  thực hiện những  yêu cầu trên, ngoài phần mở   đầu và kết luận,  luận văn được  tổ  chức  thành 3   chương như sau: ­ Chương 1: Quan niệm nghệ thuật của Y Phương ­ Chương 2: Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Y Phương ­ Chương 3: Nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Y Phương PHẦN NỘI DUNG CHÍNH  Chương 1  QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA Y PHƯƠNG  1.1  Cuộc đời và văn nghiệp              Tên khai sinh của Y Phương là Hứa Vĩnh Sước, các bút danh: Y Phương,   Chu Văn Păn, Hứa Hiếu Lễ. Ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948. Quê  ở  xã Lăng 
  11. Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cuộc đời nhà thơ  Y Phương “ dù không  cay đắng nhưng cũng nhiều nỗi muộn phiền” [17], và chính những nỗi phiền muộn  đã là nỗi ám ảnh trong cuộc đời và thơ ông. Sinh trưởng trong một gia đình dân tộc   Tày, ông cụ  thân sinh là Hứa Văn Cường ­ một thầy tào chữa bệnh cho nhiều   người. Mẹ ông là Nông Thọ Lộc ­ một phụ nữ đảm đang. Thuở nhỏ, Y Phương có   mơ ước học được những phép thuật của cha, những bài thuốc cứu người… để  sau   này nối nghiệp cha làm thầy mo, chữa bệnh. Thế nhưng ông cụ thân sinh biết Sước   không hợp với nghề này nên không mặn mà truyền nghề. Y Phương biết những bài   cúng, bài than, học chữ từ cha. 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu học trường cấp một   thị  trấn Trùng Khánh và tập nói tiếng Kinh. Niềm đam mê văn chương đã có trong  ông từ rất sớm. Bạn bè thời ấu thơ của ông là sách. Mỗi sáng được mẹ cho 5 xu để  ăn quà, ông đã dành dụm số tiền ít ỏi này mua sách đọc. Cải cách ruộng đất diễn ra,   mặc dù sau đó đã được sửa sai nhưng để  lại không ít chuyện đau buồn cho người   dân. Y Phương cũng là một nạn nhân của cuộc cách mạng  ấy, gia đình bị  quy kết  thành phần, tất cả những người có chữ, nhất là chữ  Pháp, đều bị  gọi đi làm cỏ  vê   (làm khổ sai, cải tạo). Dù học chưa hết cấp III, Y Phương đã ý thức “lí lịch” không  đẹp đẽ  của gia đình, ông quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc xung phong đi bộ  đội. Là con một, Hứa Vĩnh Sước đã trải qua cuộc đời người lính đặc công, và đến  với thơ ca thật tình cờ.             Những bài thơ đầu tiên được in  báo năm 1973 là “Bếp nhà trời”, “Dáng một   con sông” khiến Y Phương có cảm giác hạnh phúc và sung sướng. Y Phương nhập  ngũ năm 1968, phục vụ  quân đội đến năm 1981 thì chuyển về  công tác tại Cao  Bằng.   Ông bắt đầu thực hiện giấc mơ  hồi trẻ  là được đi học,    trước hết học  Trường Điện ảnh Việt Nam từ 1976 đến 1979, rồi học khóa II (1982­1986) Trường   Viết văn Nguyễn Du. Năm 1986 về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng và   từ  1991 là Phó giám đốc Sở  Văn hóa Thông tin. Từ  1993, ông là Chủ  tịch Hội văn   học Nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên BCH, Trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt   Nam khóa VI. Hiện nay ông công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam.             Y Phương từng được Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ  Quân đội, Giải  thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng giêng,  Giải   A   của   Hội   đồng   Văn   học   dân   tộc   –   Hội   Nhà   văn   Việt   Nam   với   tập  
  12. thơ Lời chúc, Giải B của UBTQ liên hiệp các Hội Văn học Nghệ  thuật Việt Nam   với   tập   trường   ca Chín   tháng (2001),   Giải   B   của   Bộ   Quốc   phòng   với   trường  ca Chín tháng (2001).  Ông được  vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học  Nghệ thuật năm 2007. 1.2 Quan niệm nghệ thuật của Y Phương             Cao Bằng ­ quê hương Y Phương ­ xưa kia vào thế kỉ XV là kinh thành của   nhà Mạc. Đây là vùng đất kì lạ, các ngọn núi từ thấp đến cao đều lao vút lên, nhọn   hoắt. Theo Tạ Duy Anh nơi đó “giữa bình minh và hoàng hôn là cuộc sống sôi sục.   Nó vừa bí  ẩn, buồn chết đi được, vừa đầy cám dỗ. Có một chất thơ  dịu ngọt cứ   thấm dần vào tâm hồn bạn ­ bất cứ  ai sinh ra  ở   đấy đều ít nhiều là một nhà   thơ” [3, 290]. Có thể khẳng định núi non Cao Bằng góp phần tạo nên chất nghệ sĩ   dồi dào trong con người Y Phương. Nhập ngũ từ năm 1968, Y Phương là một chiến   sĩ đặc công. Con đường đến với thơ ca của ông thật ngẫu nhiên. Từng thể nghiệm  qua nhiều nghề, nhưng cuối cùng: “Tất cả sự thể nghiệm ấy chỉ cho ông câu trả lời   diễu cợt: nếu không trở thành nhà thơ thì ông sẽ chẳng thành gì hết!”  [3, 291]. Và  từ đó, Y Phương  ở hẳn lại với thơ. Y Phương là một nhà thơ  có phong cách riêng  bởi khi sáng tác ông luôn đi tìm cái mới, cái độc đáo. Thực tế, trong văn chương   nghệ thuật không mới, không độc đáo thì khó lòng tạo được ấn tượng, thu hút được  độc giả và không có chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật.             Thế giới nghệ thuật là một “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ   thuật. Thế  giới nghệ  thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ  thuật là một thế  giới   riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật   chất hay thế  giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh các thế  giới  ấy. Thế   giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có qui luật tâm lí riêng, có quan   hệ  xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị  riêng… chỉ  xuất hiện một   cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [56, 302­303]. Với Y Phương điều quan  trọng nhất là phải biết sống và giữ  gìn khuôn phép, kể  cả  trong thơ  và đời sống  thực. Ông từng tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu   nát và rách nhưng không mất lề” [55, 543]. Y Phương trong cuộc sống đời thường  và Y Phương trong thơ là một, người đọc dễ  tìm thấy  ở  ông một tiếng nói chung,  đồng cảm. Với một cách nói thật khiêm tốn, nhà thơ  thổ  lộ: “Những gì mình làm  
  13. được đấy là của ông bà cả  thôi” [3, 270]. Văn chương với Y Phương là một trò  chơi ngôn ngữ phục vụ cho chính bản thân nhà thơ và cho người đọc. Ông cho rằng:  “Cho đến bây giờ  tôi vẫn cho văn chương là một thứ chơi. Chơi cho mình thích và   cho người ta thích” [51, 252]. Tác phẩm của Y Phương gắn với chiều sâu thế  giới   nội tâm của ông. Những vần thơ  của Y Phương được khơi nguồn từ  sự  sống, từ  cuộc đời cụ  thể, những trải nghiệm của ông. Khi cuộc sống đã trải qua biết bao   thăng trầm thì tác phẩm của Y Phương thể  hiện triết lí với nhiều trăn trở  và suy   ngẫm. Quan niệm văn chương của ông hiện rõ điều này: “Văn chương là một việc   làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình” [55, 776].              Trong suốt quá trình sáng tạo nghệ  thuật, Y Phương luôn quan sát, chiêm  nghiệm cuộc sống từ nhiều phương diện khác nhau. Cuộc sống đa dạng, phong phú  nhiều chiều  ấy đã tác động đến tâm trạng Y Phương vì thế  quan niệm về  văn   chương, về  thơ  của ông cũng phong phú, sống động và nhiều ý nghĩa. Và kết tụ  trong quan niệm về ngôn từ của nhà thơ “theo dòng chữ được hình thành trên cơ sở  tự  ý thức rất cao, có hạt nhân khoa học chứ  không phải chỉ  là những ý nghĩ cảm   tính” [65, 373]. 1.2.1 Sống và viết như tờ giấy không thể để mất lề.              Từ  ngàn xưa ông, bà đã răn dạy “Giấy rách phải giữ  lấy lề”, nguyên tắc  sống và nguyên tắc cầm bút của Y Phương cũng thế. Con người nhà thơ mộc mạc,   giản dị trong cả đời thường. Tuổi thơ của Y Phương được bao bọc bởi những câu   chuyện tưởng như huyền thoại, về một người cha đầy bí ẩn của chính mình ­ chính  cái lí lịch ấy trở thành một tì vết tạo trắc trở cho nhà thơ  khi muốn hòa nhập cùng   cộng đồng. Nguyên tắc sống  ấy đã theo suốt người lính đặc công từ  các chiến  trường ở mặt trận phía nam và biên giới phía bắc cho đến khi rời quân ngũ trở thành  nhà thơ  thực sự. Sống giữa thủ đô Hà Nội là một dịp để  nhà thơ  tự  nhận thức về  mình và dân tộc mình. Ông vẫn giao tiếp với vợ con bằng tiếng Tày để giữ gìn bản  sắc văn hóa dân tộc. Nhà thơ  cảm thấy buồn khi con em dân tộc ít người quên đi  nguồn cội, quên đi bản sắc văn hóa. Y Phương tâm sự: “Cứ phải sống thẳng băng   như đường mực. Người làng dạy tôi như vậy ­ Nhất định không bao giờ quỳ gối và   nói lời cong để  lấy lòng mọi người” [29]. Nhiều người từng quan niệm đời chỉ  sống một lần vì thế phải sống sao cho đáng sống, Y Phương cũng vậy: “Ai cũng chỉ 
  14. sống một lần. Nên ta tranh thủ sống. Tích cực sống. Nhiệt tình sống. Hăm hở sống.   Sống như  cháy đến giọt cuối cùng. Sống phải đáng sống. Sống không làm con bù   nhìn” [29]. Ông phần nào bộc bạch quan niệm sống qua thơ:                                     Anh tự biết mình như chén nước                                     Chớ rót đầy                                                 (Chén nước)             Quan niệm về lao động nghệ  thuật của Y Phương thật nghiêm túc nhất là  khi ông đã quyết định ở hẳn lại với thơ. Y Phương có quan niệm sống, quan niệm   nghệ  thuật một cách rõ ràng và có thể  khẳng định “ một nhà thơ  có tư  tưởng, có   quan niệm nghệ  thuật là biểu hiện của một nhà thơ  lớn ” [6]. Y Phương viết đều  đặn kể từ khi bài thơ đầu tiên được đăng báo năm 1973, tuy có những lúc “ thơ xếp   từng xấp, có bạn tâm giao đến thì đọc, nhâm nhi với nỗi buồn cho qua ngày” [3,  290]. Y Phương viết thật lòng với những gì ông trông thấy và cảm nhận được, ông   viết như  đang tâm sự  với bạn đọc. Đôi khi đọc thơ  Y Phương người đọc bắt gặp   những suy nghĩ của chính mình mà nhà thơ đã nói hộ.  Những vần thơ Y Phương là  lời nhắn nhủ, khuyên răn hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày:                                     Sống trên đá không chê đá gập ghềnh                                     Sống trong thung không chê thung nghèo đói                                     Sống như sông như suối                                     Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục                                     ( Nói với con)  Với Y Phương không có văn học thiểu số hay văn học đa số mà: “ chỉ có tác phẩm   văn học hay hoặc dở  mà thôi. Chỉ  có nhà văn thực sự  tài năng và… Tác phẩm văn   học có giá trị  cao tự  nó đã nói lên điều đó” [19]. Lời nói khắc cốt ghi tâm mà nhà  thơ Y Phương học được ở nhà văn bậc đàn anh Vi Hồng: “Mình là người Tày, phải  
  15. hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo và chỉ  viết những gì gắn bó máu thịt với người vùng   mình. Tuyệt đối không vay mượn. Ở đời có vay có trả, chẳng ai cho không ai cái gì   bao giờ. Tự  làm lấy ­ Phận sự  của nhà văn miền núi là làm sao giúp cho dân tộc   mình canh chừng với kẻ  ác, cái ác…Người miền núi thật thà ngây thơ  nên rất dễ   mắc lừa” [30]. Đọc thơ Y Phương, đặc biệt những bài tản văn giới thiệu phong tục   tập quán của người Tày càng thấm thía hơn quan niệm sống và viết của nhà thơ.   Đúng như Y Phương bộc bạch:          “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có   thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề” [55, 543]. 1.2.2 Viết văn như một cuộc chơi đầy hứng khởi              Văn chương là “thuật ngữ  có nhiều nghĩa và sắc thái. Nghĩa rộng là tác   phẩm văn học nói chung, không phân biệt triết học, chính trị, lịch sử, văn hóa, quân   sự. Nghĩa hẹp hơn là tác phẩm văn học, nghệ  thuật ngôn từ, thường chỉ  tác phẩm   thơ.” [56, 401]. Thơ là một hoạt động tinh thần rất phong phú và tinh tế  trong đời  sống con người. Dù thơ là thể loại văn học được sản sinh ra từ sớm thế nhưng tìm   một định nghĩa đúng đắn và hoàn chỉnh cho thơ là điều không đơn giản. “ Thơ trong   quá khứ là sản phẩm sáng tạo phức hợp nhất, tinh tế nhất của những thành tựu văn   hóa cổ  xưa. Đó còn là vì thơ  được các văn nhân, học giả  xưa luôn xem là thể  tài   văn chương quan trọng bậc nhất, đồng thời bộc lộ  rõ nhất đặc thù của văn theo   nghĩa hẹp nhất của từ này” [86, 8­9]. Trong quá trình sáng tác “khi mà vai trò của   ngôn ngữ  trong nghệ  thuật thơ  ca được chú ý nhiều hơn thì tất yếu sẽ  xuất hiện   các quan niệm khác nhau. Có người cho rằng văn chương là một trò chơi, có người   khẳng định thơ là một vũ khí, lại có người cho rằng thơ là sự biểu đạt tâm trạng cá   nhân hay cộng đồng” [65, 387]. Văn chương theo Y Phương là tác phẩm nghệ thuật   ngôn từ bằng thơ. Ông tìm đến thơ để thể hiện những tâm tư, nỗi lòng, những điều  mắt thấy, tai nghe. Với Y Phương, văn chương – thơ là một thứ chơi. Sáng tác văn  chương là một trò chơi ngôn ngữ, bởi mỗi tác phẩm nghệ  thuật là một công trình  bằng ngôn từ, công trình  ấy được xây dựng bằng các con chữ  theo dụng ý nghệ  thuật của nhà thơ. Để có được những công trình nghệ thuật đặc sắc thì người nghệ  sĩ phải thức cùng trang viết, trăn trở, suy ngẫm trên từng con chữ. Trò chơi ngôn  ngữ ấy Y Phương đưa ra yêu cầu bản thân ông phải thích và người khác cũng phải  thích. “Người khác thích” chính là việc Y Phương quan tâm đến độc giả, bởi lẽ 
  16. trong quá trình sáng tác văn chương mối quan hệ  giữa nhà văn và công chúng rất  mật thiết. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả nhà thơ Y Phương  cho rằng: “giữa nhà văn, nhà thơ với độc giả chỉ là những người bạn ­ thông tin với   nhau về tâm hồn, thông qua hình tượng nghệ thuật ­ nhà văn và bạn đọc không hề   có khoảng cách ­ Và coi họ như những người bạn thì mới có thể bộc bạch hết lòng   mình” [13]. Theo lí luận văn chương thì bốn thành tố  tạo nên chu kì một quá trình   sáng tác và thưởng thức văn học bao gồm: thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc,   trong đó nhà văn ­ chủ thể sáng tạo đóng vai trò quan trọng nhất. Khi ví văn chương   với trò chơi “là phải thấy hết sự tự nguyện, đam mê, không vụ lợi; chơi được cho   mình thích và người khác thích thì đã hàm chứa những điều cao cả và tốt đẹp trong   đó rồi” [6].              Y Phương đến với cuộc sống, với công việc sáng tạo bằng tâm hồn giàu   cảm xúc và khả năng quan sát tinh tế. Từ đó, nhà thơ phát hiện ý nghĩa sâu xa trong   từng sự  vật hiện tượng rồi truyền những cảm xúc của mình vào thế  giới nội tâm  của người đọc. Để  trở  thành một nhà thơ  có phong cách riêng, tạo dấu  ấn trong   lòng độc giả  thì bản thân Y Phương đã không ngừng trau dồi tư  tưởng, tình cảm,   vốn sống, nhân cách sống, vốn văn hóa, nghệ thuật viết… Đối tượng mà ông thực   sự quan tâm chính là độc giả ­ mà độc giả đầu tiên lại chính là bản thân tác giả. Chỉ  khi tác giả  cảm thấy yêu thích đứa con tinh thần của mình thì ông mới để  đứa con  ra tiếp xúc với bạn đọc. Theo Y Phương, độc giả trình độ ngày càng cao vì thế bản   thân nhà thơ phải thường xuyên trau dồi kiến thức để theo kịp độc giả, và “nhà văn  nào có ý định răn dạy người đời là một sai lầm lớn ” [13]. Hơn nữa, sáng tác cũng  như  thưởng thức nghệ  thuật đều nhằm thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp. Vì thế  “trong sáng tác, dù ít dù nhiều, tác giả cũng phải đứng về phía người đọc mà viết,   cho nên trong ngôn ngữ của tác giả đã có ngôn ngữ của người đọc” [52, 62].              Quá trình sáng tác của các nhà văn nhà thơ  không ai giống ai. Để  một tác   phẩm nghệ thuật ra đời có thể cần một thời gian dài suy ngẫm, cũng có thể chỉ một   thời gian ngắn do cảm hứng sáng tác bất ngờ. Lao động nghệ  thuật “ trên địa hạt   chữ đâu chỉ thuần túy là trò chơi, đó thực chất là cuộc đấu tranh để khẳng định sự   hiện diện của cái tôi nghệ sĩ trước áp lực của văn học, của thiết chế xã hội, chính   trị kết đọng trong ngôn từ” [65, 373]. Tác phẩm nghệ thuật sống với bạn đọc là do 
  17. tìm được sự  đồng điệu với thị  hiếu thẩm mĩ của độc giả. Bài “ Mùa hoa” là một  minh chứng.   Bài thơ  ra đời khi tác giả  đang học  ở  Trường viết văn Nguyễn Du,   tình cờ nghe được một câu chuyện đùa liên quan đến sự  phồn thực của người Tày  và “câu chuyện ấy trở thành nỗi bức xúc nội tại thôi thúc mình sáng tác… Mình đã   viết những câu thơ theo cách tư duy và xây dựng hình tượng của người Tày… có lẽ   vì thế mà bài thơ đã tìm được lối riêng đến với bạn đọc ” [8]. Bài thơ đã đi vào lòng  độc giả. Tạ Duy Anh trong “Người gảy khúc đàn trời” khi nói về sự tiếp nhận bài  “Mùa hoa” của Y Phương đã khẳng định: “Chính mắt tôi đã thấy nhiều thiếu nữ  nắn nót chép vào sổ tay những câu thơ dễ nhớ kia. Còn ở Thái Nguyên, một lần vào   một đêm trăng suông, mắt tôi nhìn và tai tôi nghe thấy gã con trai vừa đi dặt dẹo   vừa hát những lời trên. Gã có vẻ như bước ra từ bài thơ, giọng ngọt lịm ” [3, 292].  Có thể thấy “câu, chữ của tác phẩm văn học là kí hiệu thể hiện cho thế giới nghệ   thuật được sáng tạo bằng tinh thần  ấy, và thế  giới  ấy cũng chỉ  được bộc lộ  trọn   vẹn hình thức nghệ thuật của nó trong thưởng thức, cảm thụ của người đọc, tức là   trong tồn tại tinh thần đích thực của nó” [82, 26].             Văn chương có nhiều chức năng, nhưng khi nhắc đến văn chương thì ai cũng   biết khía cạnh giải trí là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, “ trong những khoái cảm mà   nghệ  thuật đem lại còn có loại khoái cảm thưởng thức, tiếp nhận một cách vô tư.   Vì vậy có thể khẳng định tác dụng giải trí như một chức năng độc lập của văn học   và nghệ thuật nói chung” [52, 59]. Văn chương là một trò chơi. Theo Phạm Quang   Trung, “văn chương đem lại cho ta nỗi mênh mông, dâng hiến cho ta niềm hân hoan   ­ Ý nghĩa đích thực của văn chương có lẽ là vậy, biến tài sản tinh thần của người   viết gửi gắm qua tác phẩm thành nỗi riêng tây có sức lay động tâm trí mỗi người ”  [44]. Mặc dù văn chương là thứ chơi, nhưng lẽ tồn tại đích thực của văn chương là   vì con người,và qua chất nghệ  thuật để  phục vụ  cho con người. Cũng giống như  những người nghệ  sĩ tài ba khác, trước sau ông vẫn nhất quán một xác tín nghề  nghiệp: Cao hơn cơm là nước Cao hơn nước là khí trời Cao hơn khí trời là em bồ­câu­lơ­mơ­thơ của ta. (Bồ câu)
  18. Y Phương hiểu rõ “không quan tâm tới khía cạnh giải trí là bỏ sót một khả năng tác   động và tự giới hạn tầm ảnh hưởng của văn học trong đời sống thực tiễn " [52, 59].  Thơ Y Phương thường ngắn gọn mà xúc tích, thông qua con chữ, nhà thơ muốn nói   với bạn đọc thật nhiều điều. Bài thơ “Chơi râu” là một minh chứng ­ “Buộc nhiều   người phải giật mình”: Trời bảo: Ứ thèm chơi với ta đâu. Tùy thôi. Trời bảo: Ta là đồ linh tinh, đồ dở hơi. Tùy thôi.   Trời không chơi thì ta ngồi ta chơi râu ta.                                     (Chơi râu) Nói tóm lại, Y Phương cũng như bao nghệ sĩ khác “là người cho đứa con tinh   thần của mình một cuộc đời. Nhưng cuộc đời  ấy ngắn ngủi hay dài lâu, anh ta   không định đoạt được. Quyền năng ấy thuộc về công chúng” [65, 430]. 1.2.3 Viết văn như là một cách tri ân cuộc đời  Trả  ơn là trách nhiệm của tất cả mọi người có ý thức đối với những người  có công sinh thành và nuôi dưỡng. Từ  xa xưa, tục ngữ đã có câu “Uống nước nhớ  nguồn”. Y Phương trả ơn bằng cách góp phần bảo tồn văn hóa và chữ viết. Có thể  xem tập thơ “Thất tàng lồm” là việc làm trả   ơn đó. Y Phương tâm sự: “Riêng tôi,   tôi tự phải có trách nhiệm với việc bảo tồn văn hóa và chữ  viết của dân tộc mình   nên dẫu nhuận bút có thấp, thậm chí không có thù lao, tôi vẫn tiếp tục sáng tác   bằng cả hai thứ tiếng. Trong dòng thơ song ngữ  ấy, Ngược gió ­ Thất tàng lồm là   tập đầu tiên…” [8]. Trả ơn nơi đã sinh ra ông – Trùng Khánh, Y Phương viết về quê hương bằng  tất cả  tấm lòng mình. Trùng Khánh là vùng đất đầy tinh thần thượng võ và giàu   truyền thống văn hóa. Những làn điệu dân ca ở Trùng Khánh đã nuôi dưỡng tâm hồn   nhà thơ Y Phương, nên nhà thơ thường nói: “Những gì mình làm được, đấy là của  
  19. ông bà cả thôi”. Với Nguyễn Hữu Tiến câu nói của Y Phương “thể hiện đức khiêm   tốn, lòng tôn kính của anh đối với di sản văn hóa dân tộc ” [3, 271]. Y Phương viết  rất nhiều về  Trùng Khánh. Những bài thơ  viết về  quê hương là những sáng tác  thành công nhất của Y Phương, như Lên Cao Bằng, Phòng tuyến Khau Liêu, Tên   làng, Nói với con… Có thể  khẳng định “anh là một nhà thơ  chung thủy với quê   hương” [3, 271].  Sự tha thiết với xứ sở dân tộc mình là nhịp tim thầm kín bền vững   nhất trong từng bài thơ  của Y Phương và là cốt lõi trong giọng hát Y Phương. Vì  tâm nguyện “Văn chương là một việc làm trả   ơn những người sinh thành và nuôi   dưỡng mình” nên ý muốn bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của nhà thơ  rất lớn.   Y Phương có thể vẽ chân dung những người con của dân tộc mình, quê mình bằng  những đường nét chắc chắn của nhận thức và tin yêu. Y Phương khái quát hình ảnh  họ, bên trong cái vẻ thô sơ là vẻ đẹp kì vĩ của sử thi: Da thịt người da thịt đất đai Cùng một màu đồng hun lặng lẽ Nặng nhọc cười Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi Nặng nhọc hai bầu vú mọng căng như nước Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất Đất nước Sinh ra từ ngực người đàn bà   Theo Trúc Thông, “Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng   chất dân tộc. Qua tất cả  những cảnh huống sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện   thực, những đam mê và đau khổ  trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và   những sự  thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về  dân tộc mình ” [3, 273].  Vì mong muốn trả  ơn nên ý thức về quê hương, về cội nguồn trong thơ ông không  phải là những cảm xúc mơ hồ bất chợt đến mà có chỗ vịn chắc chắn, có nguồn cơn   sâu   xa.   Khi   sáng   tác   thơ   song   ngữ   “Ngược   gió   ­   Thất   tàng   lồm”,  ông   ý   thức  rõ: “Sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc là rất cần thiết. Đó cũng là một cách tốt nhất   để góp phần bảo tồn văn hóa và chữ viết” [8].
  20. Khi Y Phương rời xa quê hương cũng là một dịp để nhà thơ tự kiểm nghiệm   tình cảm của mình với dân làng. Sống giữa thủ  đô Hà Nội nhà thơ  cảm thấy cô   đơn:              “Người thì  ở  Hà Nội, nhưng hồn lại trở  về  làng ­ Người làng tôi là   thảo dân. Thảo dân nên được bền như  đất, giàu có như  đất, ngọt ngào như  đất,   nhân ái khoan dung như đất. Ôi người làng tôi. Họ đẹp biết chừng nào ” [29]. Nhớ  về họ, Y Phương viết những bài tản văn như: Còn có một cái tết vía trâu, Về Trùng   Khánh đắm trong mưa hạt dẻ, Hội tung còn làng tôi, Tết anh cả, Cầu và cây số   mệnh, Bận rộn như  lửa, Chuyện ma gà và những giấc mơ  đầy trứng, Hỏi người   lòng cũng nông như vậy, Làm sao biết yêu sâu?...  1.3 Từ quan niệm nghệ thuật đến “cái tôi” sáng tạo  trong thơ Y Phương             Trong bất cứ  thể  loại văn học nào, con người bao giờ  cũng là đối tượng  miêu tả và khám phá. Tìm hiểu con người là khát vọng chân chính của các nhà thơ,   nhà văn. “Văn học là nhân học, đối tượng thể hiện chủ yếu của nó là con người.   Không thể  lí giải một hệ  thống văn thơ  mà bỏ  qua con người được. Không thể  lí   giải một hệ  thống văn thơ  mà bỏ  qua con người được thể  hiện  ở  trong đó”  [82,  116]. Con người là một hình tượng nghệ  thuật, mà hình tượng nghệ  thuật có thể  hiểu “là các khách thể đời sống  được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo   trong những tác phẩm nghệ thuật. Nói tới hình tượng nghệ  thuật người ta thường   nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả  hình tượng một tập thể  người với   những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [56, 147]. Hình tượng con người trung  tâm xuyên suốt các tác phẩm của Y Phương chính là hình tượng người lính trong   chiến tranh và hình tượng người phụ nữ. Với người lính, chiến tranh là môi trường  để họ rèn luyện và bộc lộ phẩm chất. Còn hình tượng người phụ nữ là những con  người cụ  thể, gần với miền núi. Nhà thơ  cho rằng người phụ  nữ  đẻ  ra thế  giới,   cần phải trân trọng và tôn vinh người phụ nữ.             Y Phương sớm trải qua cuộc đời người lính. Những trải nghiệm trong chiến   tranh đã tạo cho Y Phương có cái nhìn chân thật, gần gũi về người lính. Trong sáng  tác “quá trình vũ trang kiến thức là công việc thường xuyên, bền bỉ  của mỗi nhà   văn” [52, 102]. Vì thế  những trải nghiệm cuộc sống này là vốn tư  liệu quí giá để  nhà thơ sáng tác các tác phẩm về chiến tranh, đặc biệt là tạo dựng hình ảnh người   lính. Có thể xem Y Phương bắt đầu đời thơ  của mình bằng những bài thơ  viết về 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2