YOMEDIA
ADSENSE
Luận vănThưc trạng thu hút FDI vào Trung Quốc
208
lượt xem 36
download
lượt xem 36
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo luận văn - đề án 'luận vănthưc trạng thu hút fdi vào trung quốc', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận vănThưc trạng thu hút FDI vào Trung Quốc
- Luận văn Thưc trạng thu hút FDI vào Trung Quốc 1
- A_ lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng ở mọi quôc gia. Hiện nay, các nước trên thế giới đều nhìn nhận rằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ) đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế .Việc thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế - xã hội là tận dụng điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi mà thế giới tạo ra thay vì phải bỏ ra hàng trăm năm phát triển để vượt qua thời kì tích luỹ ban đầu dài và gian khổ. FDI là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có nguồn vốn FDI ma nhiều nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng. Trong những năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc( TQ ) đã đạt được những thành tựu khiến thế giới phải chú ý. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó FDI là lĩnh vực được liên tục thay đổi về chính sách và biện pháp thực hiện cho phù hợp với tình hình chung diễn ra trên thế giới và điều kiện thực tế ở TQ. Kết quả đạt được là sự tăng trưởng liên tục về thu hút FDI ở TQ trong thời gian qua. Vấn đề thu hút FDI đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Đối với Việt Nam, FDI được coi là ngoại lực quan trọng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bước vào nền kinh tế thị trường, TQ có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Vì vậy, những kinh nghiệm thu hút FDI cua TQ là nhưng gợi ý hữu ích cho Việt Nam trên con đường phát triển. 2
- 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về FDI, tình hình huy động vốn FDI ở TQ, và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm huy động nguồn vốn FDI cho Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề huy động vốn FDI ở TQ được nghiên cứu trong giai đoạn 1979- 2003 về tình hình huy động, các chính sách và biện pháp thực hiện. Sau đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4. Kêt cấu và nội dung của đề tài: Đề tài kết cấu thành 3 phần chính Chương 1: Một số ly luận chung về đầu tư trưc tiếp nước ngoài ( FDI) Chương 2: Thưc trạng thu hút FDI vào Trung Quốc Chương 3: Một số bài học thu hút FDI cho Việt Nam B_phần nội dung 3
- Chương 1: Một số lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) 1.1. Khái niệm và đặc điểm FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đây là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân do các chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý... Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà nó con bao goòm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Tác động của FDI: 4
- Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nứoc chủ nhà là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. FDI tác động đến những nhân tố thúc đây sự tăng trưởng: bố sung nguồn vốn trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiêp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, ... FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế của nước tiếp nhận đầu tư . Đặc biệt đối với nước đang phát triển đều rơi vào “ vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói ’’: từ thu nhập thấp dẫn đến tích luỹ thấp, nên khả năng thực hiện đầu tư không cao, khó gia tăng năng lực sản xuất ở mức độ căn bản, rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn nay, cần tạo ra được điểm đột phá chianh xác. Trở ngại lớn nhất của các nước đang phát triển chính là thiếu vốn. Tuy nhiên không thể chỉ trông chờ vao nhuồn vốn trong nước vì sẽ không tránh khỏi sự tụt hậu.Do vậy, vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI sẽ khắc phục được tình trạng trên. Ngoài ra, FDI còn giúp nước chủ nhà tiếp nhận những công nghệ sẵn có từ bên ngoài, được lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình. Bên cạnh đó, thông qua FDI, nước chủ nhà có thể nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của họ. Đầu tư nước ngoài phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó nguồn phát triển FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan về chất lượng, chuyên môn người lao động. Thông qua FDI, các nước có thể thúc đẩy xuất nhập khẩu, tiếp cận với thị trường thế giới. Xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, ... 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI: 5
- Chính sách của nước xuất khẩu vốn tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho dòng vốn di chuyển ra khỏi quốc gia. Khi có sự dư từa vốn, chính phủ sẽ có chính sách xuất khẩu vốn để đem lại thu nhập lớn hơn cho quốc gia. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, chính phủ cũng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Chính sách của nước tiếp nhận vốn đầu tư có tác động rất lớn tới việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia mình. Điều kiện tiên quyết đó là chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài thật khoa học, hợp lý, nhiều điều kiện ưu đãi, sự ổn định, nhất quán trong các văn bản luật pháp, sự thuạc hiện có hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước se tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư. Mỗi quốc gia đều có những nét đặc điểm riêng biệt về văn hoá, trình độ phát triển, thể chế chính trị, ... Do đó khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chủ đầu tư cần phải nghiên cứu sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ khi đem đầu tư vào thị trường của nước tiếp nhận sao cho phù hợp và phát huy tốt lợi thế của nước sở tại. Khi tham gia đầu tư kinh doanh, các nhà đầu tưphải xem xet và biết rõ những yếu tố về nguồn lực, khinh nghiệm quản lý và chức năng tác nghiệp của chính công ty mình để tạo hiệu quả cao cho quá trình đầu tư. Khi công ty có khả năng dồi dào về vốn sẽ có thể vươn mạnh ra thị trường nước ngoài, kinh nghiệm quản lý tốt sẽ giúp công ty thích nghi nhanh với những biến động không mong muốn của thị trường, chức năn tác nghiệp tốt se tạo hiệu quả đầu tư cao hơn. Sức hấp dẫn của thị trường nước tiếp nhận đầu tư hay lợi thế so sánh của thị trường nội địa chính là yếu tố cần khai thác của các nhà đầu tư. Quy mô, cấu trúc và giới hạn của thị trường sẽ quyết định chủng loại sản phẩm, cách thức phân phối và từ đó quyết định mức lợi nhận của nhà đầu 6
- tư. Luật pháp của nước chủ nhà tác động trực tiếp tới quá trình đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, muốn thu hút đầu nước ngoài thì nước tiếp nhận đầu tư phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho dự án đầu tư. Khả năng thu hút FDI của một quốc gia còn phụ thuộc vào xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Vốn đầu tư trực tiếp ngoài chủ yếu vận động nội bộ các nước công nghiệp nhưng hiện nay tỷ trọng của dòng vốn này giảm dần do nền kinh tế các nước công nghiệp phát triển có môi rườn đầu tư kém thuận lợi, trong khi đó, các nước đang phát triển có nhiêu chính sách khuyến khích, tăng cường thu hút FDI. Sự vận động FDI trên thé giới chủ yếu là trong nội bộ các nước cùng khu vực do quá trình hình thành các liên minh về kinh tế, chính trị trong khu vực có nhưng chính sách thống nhất và sự tương đồng về điều kiện, môi trường đầu tư. Thêm vào đó, hiện tượng đa biên trong xu hướng vận động FDI ngày cang rõ nét. Và, dòng đầu tư FDI tập trung vào những ngành “ kinh tế mới ’’: công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin, công nghệ tin học,.. 7
- Chương 2: Thưc trạng thu hút FDI vào Trung Quốc 2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc: Bảng: Các dòng vốn vào Trung Quốc Đơn vị: tỷ USD Năm 1985 1990 1995 2000 Tổng 4.6 10,3 100,0 khoản 2,7 Các 6,5 21,5 vay Đầu tư trực 1,7 3,5 77,9 62,8 tiếp Đầu tư khác 0,2 0,3 0,6 8,7 Đầu tư của TQ chủ yếu dựa vào hai nguồn chính là tiết kiệm gia đình cao và dòng tư bản nước ngoài chảy vào.Sau cuộc cải cách năm 1978, lượng tư bản nước ngoài đổ vào TQ ngày càng nhiều, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài sau năm 1985. Đến năm 1995, FDI vào TQ đã chiếm tới gần 78% tổng số dòng tài chính đổ vào TQ. Lượng FDI đổ vào TQ ngày một nhiều vì đây là thị trường tiềm năng khổng lồ. So với nhiều nước khác và hai nền kinh tế liền kề là Hồng Kông và Đài Loan, TQ có lợi thé lao động rẻ và giá đất thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ TQ có những biện pháp khuyến khích mạnh mẽ thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn thế nữa, lực lượng người Hoa và Hoa Kiều ở nước ngoài là một nguồn đầu tư lớn vào TQ. 8
- Bảng : FDI vào Trung Quốc thời kỳ 1979 – 2003 Đơn vị: triệu USD Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực Tỷ lệ thực 1979-82 920 4958 1769 35,68% 1983 638 1917 916 47,78% 1984 2166 2875 1419 49,36% 1985 3073 6333 1956 30,89% 1986 1498 3330 2244 67,39% 1987 2233 3709 2314 62,39% 1988 5945 5297 3194 60,30% 1989 5779 5600 3393 60,59% 1990 7273 6596 3487 52,87% 1991 12978 11977 4366 36,45% 1992 48764 58124 11008 18,94% 1993 83437 111436 27515 24,69% 1994 47549 82680 33767 40,84% 1995 37011 91282 37521 42,10% 1996 24556 73276 41726 56,94% 1997 21001 51003 45257 88,73% 1998 19799 52102 45463 87,26% 1999 16918 41223 40319 97,81% 2000 22347 62380 40715 65,27% 2001 26140 69195 46878 67,75% 2002 21470 62307 34442 55,28% T1-T5/2003 15175 38223 23271 9
- Nguồn: Những vấn dề kinh tế thế giới 2003 FDI vào Trung Quốc trong thời gian qua có thể chia làm 3 thời kỳ.Trong thời kỳ 1979-1991, tuy FDI tăng trưởng đều hàng năm nhưng chủ yếu là qui mô nhỏ, với bình quân một dự án chỉ đạt 1,2 triệu USD, nguồn vốn chủ yếu người Hoa ở nước ngoài, tập trung chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động. Mục tiêu chính của chính phủ TQ trong giai đoạn này là tranh thủ các khoản vay nợ và viện trợ nước ngoài để đầu tư cơ sở hạ tầng tạo ra môi trường thuận lợi nhằm thu hút FDI cho giai đoạn tiếp theo. FDI và TQ thực sự tăng mạnh từ năm 1992-1996, cao điểm nhất là năm 1993, TQ thu hút được 38437 dự án với tổng vốn đăng ký lên đến mức kỷ lục là111,4tỷ USD. Thời kỳ này qui mô dự án tăng đáng kể, thu hút được nhiều công ty và tập đoàn hàng đầu thế giới. Bắt đầu từ năm 1996, do khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á nên FDI vào TQ có chiều hướng giảm sút; nhưng kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO,FDI vào TQ có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Thời kỳ này, bên cạnh những thành công về thu hut FDI, chính phủ TQ đã phải có những cải cách và điều chỉnh lớn trong chính sách thu hút và sử dụng FDI. Cùng với những thành công trong việc thu hút FDI, tình hình vốn thực hiện ở TQ cũng rất khả quan. Tỉ lệ vốn thực hiện nhìn chung đạt mức cao, trên 55%, cao điểm có những năm đạt trên 90%. Từ thực trạng về qui mô, cơ cấu và những đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở TQ thời gian qua, chúng ta có thể đưa ra một số liên hệ và so sánh với VN trên một số khía cạnh chủ yếu sau: Về cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: đây là điểm tương đối giống nhau giữa hai quốc gia về các nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng 10
- chuyển từ việc lựa chọn hình thức kinh doanh là chính trong thời kỳ đầu của quá trình thu hút FDI sang lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài. Tính riêng năm 2001, ở VN hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 61% về số dự án và 23,8% về số vốn; trong khi ở TQ hình thức này chiêm 62,14% tổng số vốn đăng kí. Nguyên nhân của quá trình chuyển đổi này đều như nhau giữa hai quốc gia, gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong thời kỳ đầu thu hút FDI, cả VN và TQ đều muốn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức liên doanh để tạo điều kiện phát triển các đối tác sở tại, đồng thời đưa ra những biện pháp thắt chặt hoặc hạn chế hình thức 100% vốn nước ngoài. Về sau, một mặt do các nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu môi trường đầu tư, mặt khác,cùng với sự thu hút FDI là quá trình sửa đổi và nới lỏng dần đối với hình thức 100% vốn nước ngoài. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TQ trong 20 năm qua đã có những thay đổi cơ bản. Trong nưng năm 80, vốn nước ngoài tập trung chủ yếu trong các ngành có mức chi phí lương công nhân khá cao. Trong thập kỷ qua, địa bàn đầu tư được chuyển dịch sang những khu vực có hàm lượng vốn cao. Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngay càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các ngành công nghệ cao của TQ. Xu hướng mới nhất của vốn đầu tư nước ngoài là đầu tư vào nghiên cứu và triển khai. Hiện nay, tại TQ có khoảng hơn 100 trung tâm khoa học- kỹ thuật có sự tham gia của các công ty xuyên quốc gia nổi tiếng như Microsoft, Motorola, GM, GE, JVC, Lucent- Bell, Samsung, Nortel, IBM, Nokia,... Số nhân sự tham gia nghiên cứu tại các trung tâm này là hơn 650 triệu người. Chi phí cho cán bộ khoa học ở TQ hiện thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, trong khi trình độ đào tạo nói chung đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. TQ đã thông qua các biện pháp nhằm 11
- tăng khả năng tự trang trải của các cơ sở khoa học và đẩy mạnh định hướng thoả mãn nhu cầu của thị trường. Trước những áp lực của những thay đổi trong chính sách của nhà nước, các tổ chức này đã đẩy mạnhcông tác tìm kiếm đối tác có triển vọng trong các công ty xuyên quốc gia. Những xu hướng này đã tác động đến ngoại thương của TQ, tăng xuất khẩu các sản phẩm mới, sản phẩm có hàm lượng khoa học cao của các chi nhánh công ty nước ngoài. Về đối tác đầu tư nước ngoài: Đây là sự khác biệt lớn giữa FDI ở VN và TQ. Trong khi TQ thu hút được các cường quốc lớn về đầu tư nước ngoài ở châu Âu và châu Mỹ như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp; đặc biệt có đến 400 trong số 500 tập đoàn lớn nhất của thế giới đã có mặt ở TQ, nhất là trong lĩnh vực chế tác và chế tạo máy, ô tô, điện tử, viễn thông, hoá dầu,... thì điều này ở VN chưa làm được, vì các đối tác lớn của VN chủ yếu vẫn là các nước châu á. Trong vài năm tới, VN khó có thể đạt được những thành tựu trên như TQ vì TQ là một thị trường lớn, có tốc độ tăng trưởng cao, hơn nữa khi TQ đã trở thành thành viên chính thức của WTO, càng mở ra nhưng cơ hội đầu tư lớn cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Những nhà đầu tư lớn của VN như Sinhgapore, Đài Loan, Hồng Kông hay Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là những đối tác lớn của TQ. Về phân bổ FDI theo lãnh thổ: Cũng giống như VN, cơ cấu FDI có sự mất cân đối đáng kể giữa các vùng và khu vực trong cả nước.Nhìn chung điểm giống nhau mang tính quy luật là FDI thường chảy vào những khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển, các đô thị lớn. Trong khi ở TQ có tới 80% số dự án và 85% số vốn đăng ký tập trung vào miền duyên hải phía Đông TQ; thì ở VN, phần lớn FDI tập trung vào miền Đông Nam Bộ và châu thổ sông Hồng. Điều đó cho thấy muốn đảm bảo sự cân đối giữa các địa phương trong thu hút FDI thì khuyến khích về tài nguyên chính chưa đủ 12
- hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cần có sự đầu tư cơ sử hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ một cách đầy đủ và đồng bộ. Về đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nếu xét về tổng số FDI thì TQ hơn VN rất nhiều, gấp khoảng 17 lần. Nhưng nếu chỉ nhìn vào tổng số FDI thì khó có thể đánh giá một cách chính xác vì quy mô dân số của TQ gấp hơn 15 lần so với VN, vì thế nếu xét bình quân đầu người và tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân thì không có sự khác biệt lớn giữa TQ và VN. Ví dụ, tỷ trọng FDI trong tổng sản lưọng công nghiệp của TQ là 28,05% năm 2001 thì ở VN con số đó là 35% năm 2002. Tỷ trọng nguồn thu ngân sách từ khu vực có vốn FDI ở TQ là 19,01% so với ở VN là 25% năm 2001. Trong 7 tháng đầu năm 2003, tổng số vốn đăng ký của TQ là 58,7 tỷ USD; vốn thực hiện đạt 33,4 tỷ USD, tăng 26,6% so với năm trước. TQ sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng với chi phí thấp, thực hiện ổn định chính trị, phát triển thị trường, thực hiện tự do hoá thương mại để hấp dẫn hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài. Dự kiến trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11( 2006-2010), FDI vào TQ sẽ đạt 100 tỷ USD hàng năm. Những lợi thế mới về thu hút FDI khi TQ gia nhập WTO: TQ gia nhập WTO, về thực chất là thực hiện giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; TQ phải điều chỉnh các chính sách thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cải cách các thể chế điều tiết kinh tế theo các nguyen tắc của WTO. Mức giảm thuế sẽ có ý nghĩa cho việc mở cửa thị trường, lôi cuốn các nhà đầu tư tích cực mở rộng đầu tư tại TQ vì điều đó sẽ giúp họ giảm thiểu được chi phí, tự do đầu tư và khai thácđược các nguồn lực nội tại của thị trường TQ. Cũng tương tự như vậy, các hàng rào và biện pháp phi thuế quan sẽ nhanh chóng được xoá bỏ. Đặc biệt là các trở ngại về duy trì 13
- hạn ngạch, về xác lập quyền kinh doanh và phân phối, về trợ cấp, về quy định tỷ lệ nội địa hoá,... Những cam kết này rất được các nhà đầu tư quan tâm.Một sân chơi bình đẳng đang chờ đón họ và trên cơ sở những hấp dẫn đã có, những quy định này có vai trò củng cố niềm tin và làm yên lòng các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Về cơ cấu ngành kinh tế, việc gia nhập WTO của TQ sẽ có lợi thế lớn trong các ngành dệt may, điện tử, mô tô- xe máy, đồ chơi, .... là những ngành TQ đang có ưu thế; giá nhân công rẻ, tỷ lệ nội địa hoá cao, thị phần trong và ngoài nước rộng lớn và theo đó, giá trị gia tăng sản xuất cao. Lợi thế này càng hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khiến cho họ tích cực đẩy mạnh đầu tư vào những ngành này trên cơ sở lợi thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Ưu thế của TQ: Thị trường nội địa quy mô lớn cuă TQ đã mở rộng lối cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các nhà đầu tư hướng vào sản xuất những mặt hàng thay thế nhập khẩu hướng tới xuất khẩu đều có thể khai thác được các lợi thế trên thị trường TQ. Các dòng FDI trên thế giới hiện nayđã thay đổi theo hướng mở rộng sang các ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ dựa trên công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, viễn thông,... Hơn nữa, các dòng FDI trong dịch vụ tăng không chỉ góp phần ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì công nghiệp chế biến, chế tạo có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với các hoạt động dịch vụ giá trị cao và công nghệ cao. Với việc mở cửa thị trường về cả hàng hoá và dịch vụ, TQ sẽ thu hút đựoc FDI của tất cả các thành viên WTO vì nhờ sự đồng nhất về tiêu chí, nguyên tắc và lợi ích. Những bất cập và trở ngại trước đây, nhất là trong 14
- quan hệ với các nước phát triển sẽ giảm nhanh và tiến tới bị xoá bỏ. TQ sẽ có điều kiện đẻ đến gần hơn với công nghệ nguồn, công nghệ trung gian tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh vốn đã mạnh của họ trên thị trường thế giới. TQ gia nhập WTO cũng sẽ có ảnh hưởng đến đầu tư lẫn nhau giữa ASEAN vào TQ. Cho đến nay, mức đầu tư ASEAN vào TQ là thấp, trong khi đó, phần đầu tư của TQ vào ASEAN còn rất hạn chế, kể cả phần đầu tư vào VN. Do đó, khi TQ gia nhập WTO, có thể cơ hội cho các nhf đầu tư ASẽANâm nhập vào thị trương TQ sẽ được mở rộng hơn. Nhưng đồng thời các nước ASEAn, trong đó có VN cần triệt để khai thác các lợi thé so sánh của mình để thu hút FDI, đối phó nguy cơ suy giảm FDI vào khu vực do việc TQ gia nhập WTO. 2.2. Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc: 2.2.1. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ năm 1979 đến nay: Việc thực hiện các chính sách thu hút FDI của TQ từ 1979 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn như sau: Từ năm 1979 đến năm 1982, các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài chủ yếu dưới 3 hình thức: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và 100% vốn nước ngoài, lần đầu tiên được thành lập tại các đặc khu kinh tế, tiếp đó là ở các thành phố mở cửa ven biển trên cở sở thử nghiệm. Trong thời gian này, các chủ đầu tư nước ngoài vẫn còn băn khoăn, nghi ngại về môi trường đầu tư, hầu hết các chủ đầu tư vào TQ khi đó là những Hoa Kiều từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, với quy mô đầu tư nhỏ. Hoạt đông kinh 15
- doanh ccũng chủ yếu là gia công, lắp ráp các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu. Từ năm 1983 đến 1985: năm 1983, nhiều công ty nước ngoài tăng đầu tư vào TQ. Địa bàn thu hút FDI được mở rộng thêm trong các nam 1984 và 1985 như mở cửa 14 thành phố ven biển và 3 khu phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương các khu vực này đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện cơ sở hạ tầng như phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin, cấp điện, cấp nước,... thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về thuế, lợi nhuận, đơn giản hoá các thủ tục hành chính như lập hố sơ, kiểm tra, phê chuẩn và đăng ký dự án,... Tháng 4/1984, TQ công bố Quy định về các xí nghiệp hợp tác TQ- nước ngoài và các chính quyền địa phương lại đưa ra nhiều các biện pháp ưu đãi với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả là số dự án FDI vào TQ tăng rất nhanh qua các năm. năm 1984 số xí nghiệp dùng vốn nước ngoài mới tăng lên 1957, gấp hơn 2 lần mức năm 1983. Năm 1985, mức tâng số xí nghiệp mới đạt 65%(3073). Từ năm 1986 đến năm 1988: sau khi đạt được những đỉnh cao trong thu hút FDI, trong những năm 1984 và 1985, TQ dường như cần thời gian để ổn định lượng FDI mới và cũng để xem xét, tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Ngày 12/4/1986, Quốc hội TQ thông qua Luật các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đồng thời Chính phủ TQ đã đưa ra Quy định tạm thời của Hội đồng Nhà nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài vào tháng 10 năm 1986. Trong khi đó, các phòng ban của Chính phủ và chính quyền các địa phương đã liên tiếp công bố hàng loạt các biện pháp triển khai thực hiện các quy định này. Nhiều nơi đưa ra các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các dự án sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật mới. Tháng 7/1988, Chính phủ lại công bố Luật và các Quy định khuyến khích 16
- các nhà đầu tư Đài Loan vào Đại lục. Do vậy, một làn sóng FDI mới lại đến với TQ. Từ năm 1989 đến năm 1991: tháng 4/1990, sau khi tổng kết kinh nghiệm 10 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, TQ đã sửa đổi luật Liên doanh TQ- nước ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công bố năm 1979, đồng thời cụ thể Luật thành các điều khoản như: không thực hiện quốc hữu hoá các xí nghiệp có vốn nước ngoài, giới hạn thời gian thực hiện hợp đồng, bổ nhiệmchủ tịch Hội đồng quản trị, miễn giảm thuế,... Tháng 5/1990, chính phủ TQ lại công bố Quy định về khuyến khích đầu tư của người Hoa và Hoa Kiều yêu nước ở Hồng kông, Macao và Đài Loan và đến tháng 9 cùng năm đã phê chuẩn Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài và miễn thuế thu nhập, thuế kinh doanh cho các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài ở khu mới Phố Đông Thượng Hải. Tháng 10, Bộ Ngoại thương và hợp tác quốc tế TQ cho xuất bản cuốn Các Quy định chi tiết về thực hiện Luật Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài. Tất cả cá biện pháp này đã cho thấy lập trường của TQ rất kiên định trong thực hiện các chính sách mở cửa kinh tế và bảo vệ quyền lợi pháp lý cũng như lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với Người Hoa và hoa Kiều. Trong giai đoạn 1992 đến nay: Tháng 3/1992, Quốc vụ viện TQ quyết định mở cửa 4 thành phố mở cửa ven biên giới phía Bắc. Đó là các thành phố: Bắc Hà, Noãn Phần Hà, Huy Xuân và Mãn Châu Lý. Tháng 6 cùng năm, Quốc vụ viện TQ lại quyết định mở cửa thêm các thành phố( huyện, thị) ven biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng, Văn Đĩnh, Thuỵ Lệ, Hà Khẩu. Về sau, TQ còn tiếp tục mở cửa thêm một số thủ phủ, tỉnh lỵ ở cả khu vực ven biển, ven biên giới, ven sông Trường Giang và một số nơi ở sâu trong nội địa. 17
- Cho đến nay, ở TQ đã hình thành thêm 3 vùng mở của lớn với mục tiêu mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và khai thác thị trường các nước xung quanh, đó là: -Vùng Đông Bắc TQ, chủ yếu hướng sang các nước Nga, Đông Âu, Mông Cổ. - Vùng Tây Bắc TQ, chủ yếu hướng sang các nước SNG, Đông Âu, Pakistan và một số nước Trung á. - Vùng Tây Nam TQ chủ yếu hướng về Đông Nam á như các nước ấn Độ, Nê Pan, Myanma, Lào,... Như vậy là sau hơn 20 năm mở cửa, TQ đã dần dần hình thành cục diện mở cửa đối ngoại có trọng điểm, nhiều tầng nấc từ Nam đến Băc, từ Đông sang Tây. Trọng tâm của các yêu cầu về đầu tư nước ngoài được chuyển từ số lượng sang chất lượng. Hiện nay TQ rất coi trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt được điều này, Chính phủ TQ đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các xí nghiệp do người nước ngoài diều phối. Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh thuế quan cho phù hợp vớicác xu hướng mới của quốc tée. Các chính sách này đã được bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 với việc xoá bỏ các điều khoản miễn, giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các đặc khu kinh tế. Ngày 1/1/1998, TQ đã quyết định miễn thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng cho việc nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời còn công bố Chỉ dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực được khuyến khích. Bên cạnh đó, TQ đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Danh mục ưu tiên được áp dụng đối với nhiều loại kỹ thuật và sản phẩm. Nhiều lĩnh vực trước kia 18
- còn hạn chế, nay cũng được mở ra cho các nhà đầu tư nước ngoài vào TQ. Hiện FDI được mở ra cho hầu như mọi lĩnh vực. Từ 1/12/1996, việc TQ thực hiện việc chuyển đổi đồng Nhân dân tệ trong tài khoản vãng lai đã giúp các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được những hạn chế trong thanh toán quốc tế – chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Điều này làm cho TQ có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2.2. Một số đặc điểm trong chính sách thu hút và triển khai các dự án FDI ở TQ thời gian qua: Để đạt được những thành tựu về thu hút FDI, Chính phủ TQđã liên tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài. Về Luật đầu tư nước ngoài: Việc gia nhập WTO đã buộc TQ phải rà soát lại toàn bộ các văn bản về đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các quy định cuả Tổ chức này. Đến nay, 30 Vụ của Uỷ ban nnhà nước đã rà soát hơn 2.300 bộ luật và quy định hiện hành, trong đó bãi bỏ 830 văn bản và sửa đổi 323 văn bản. Hơn 190.000 văn bản luật, quy định của các cấp địa phương và các tiêu chuẩn đã được huỷ bỏ hoặc sửa đổi. Khác với Vn chỉ ban hành một luật duy nhất liên quan đến đầu tư nước ngoài, đó là Luật đầu tư nước ngoài tại VN, Chính phủ TQ đã ban hành và sửa đổi ba luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, đó là Luật liên doanh nước ngoài, Luật doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với nước ngoài và Luật doanh nghiệp sở hữu nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng, trong khi VN chỉ ban hành một đạo luật về đầu tư nước ngoài cho cả 3 hình thức đầu tư chủ yếu, thì ở TQ với mỗi hình thức đầu tư nước ngoài khác nhau lại có một luật quy định riêng. Điều này cho thấy mức độ chi tiết của các quy định luật pháp về các hình 19
- thức đầu tư ở TQ chặt chẽ và cụ thể hơn so vơí VN. Đây chính là thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực thi các chính sách, luật pháp về đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong hai năm 2000 và 2002. TQ đã sửa đổi lại một cách cơ bản các Luật về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có vốn cổ phần của nước ngoài. Điểm nổi bật là đã loại bỏ được những yêu cầu về cân đối ngoại tệ, về tỷ lệ nội địa hoá, bỏ hoặc sửa đổi yêu cầu về công nghệ hiện đại và mức độ xuất khẩu, sửa đổi các quy địn về mua nguyên vật liệu trong nước. TQ đảm bảo không bắt buộc thực hiện những yêu cầu trên, TQ cũng cam kết chỉ áp dụng các văn bản luật và quy định liên quan đến chuyển giao công nghệ. Để tránh sự chồng chéo giữa các đạo luật, TQ quy định rõ ràng, các công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư nước ngoìa hoạt động theo bộ luật công ty, nhưng khi có những quy định khác nhau giữa Luật đầu tư nước ngoài va Luật công ty thì sẽ tuân thủ các luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Về định hướng đầu tư nước ngoài: Nhằm thu hút FDI phục vụ có hiệu quả cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, TQ đã thường xuyên thay đổi danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. 1/4/2002, TQ ban hành danh mục thu hút đầu tư nước ngoài ytên cơ sở các nguyên tắc của WTO, gồm 4 nhóm là: các dự án khuyến khích đầu tư, các dự án được phép đầu tư, các dự án hạn chế đầu tư và các dựu án cấm đầu tư. So với trước danh mục này có một số sửa đổi cơ bản sau: - Danh mục mới đã mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích đầu tư từ 186 lên 262 phân ngành; đồng thời các ngành thuộc diện hạn chế đầu tư đã giảm từ 112 xuống còn 75. Đặc biệt danh mục mới tập trung thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, công nghệ ứng dụng trongtrong lĩnh vực nông nghiệp, vận tải, năng lượng, vật liệu mới, bảo vệ môi trường. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn